Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline congtu_dangyeu259  
#1 Đã gửi : 04/02/2007 lúc 02:14:08(UTC)
congtu_dangyeu259

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-04-2005(UTC)
Bài viết: 2.261
Man
Đến từ: Thanh hóa

Thanks: 101 times
Được cảm ơn: 100 lần trong 83 bài viết
<p class="pTitle">Nghi án El Fath&nbspwinkingKỳ 1):&nbsp;Vụ án nhiều uẩn khúc </p> <p class="pBody"><em>Hơn 400 trẻ em Libya bị nhiễm HIV, năm y tá Bulgaria và một bác sĩ Palestine bị kết án tử hình. Vụ xét xử dài hơi và lớn nhất trong lịch sử ngành y liên quan đến HIV tại Libya đã bước sang năm thứ chín. Số phận các y bác sĩ sẽ ra sao?</em></p> <p class="pHead"> <table class="tLegend" style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellspacing="0" cellpadding="0" width="40" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td><img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="150" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=178400" width="200" border="1" hyperlink="" /></td></tr> <tr> <td>Các y bác sĩ tại phiên tòa - Ảnh: AFP</td></tr></tbody></table>TT - “Làm ơn đừng bỏ rơi chúng tôi, chúng tôi sẽ chết ở đây!”, Nasya Nenova - người trẻ nhất trong số năm y tá Bulgaria - thét lên sau chấn song căn buồng giam khóa chặt tại phòng xử án ở thành phố Benghazi, Libya ngày 19-12-2006. Cô đã mất hi vọng được cứu sống, dù người đồng nghiệp cùng bị xét xử là Christiana Vulcheva hết lời động viên. </p> <p class="pInterTitle">Hai lần án tử hình</p> <p class="pBody">Thẩm phán Mahmud Huesa bước vào phòng xử và tuyên án. Năm y tá không hiểu tiếng Ả Rập, họ chỉ biết lặng im dõi theo nhất cử nhất động của vị quan tòa. Ashraf al-Khadjidj, bác sĩ người Palestine, rướn về phía Nasya và Christiana thì thầm câu nói tiếng Anh: “Án tử hình cho tất cả”.</p> <p class="pBody">Ba nữ y tá còn lại nhận ra ngay nỗi lo sợ lớn nhất của họ đã trở thành hiện thực. Gian phòng bỗng òa lên tiếng reo hò vui sướng của bố mẹ 400 trẻ em bị nhiễm HIV: “Allah-u Akbar! Thượng đế vĩ đại!”. Tất cả mọi người đồng loạt đứng dậy. Lính gác phiên tòa thúc sáu phạm nhân đi quá nhanh đến nỗi không ai kịp thốt một lời. Nasya cố đưa mắt nhìn lại lần cuối phòng xử án, nơi luật sư người Bulgaria, các nhà ngoại giao và phóng viên đang đứng. Ánh mắt thay cho lời kêu cứu hoảng loạn không thành tiếng. </p> <p class="pBody">Đây là lần thứ hai họ bị kết án tử hình vì cố ý gây ra đại dịch AIDS tại Bệnh viện nhi đồng El Fath. Tất cả sáu bị can đều kêu oan. Các tổ chức nhân quyền nói họ đang bị biến thành những “con tốt thí mạng” cho tình trạng mất vệ sinh y tế ở Libya, nguyên nhân khiến bệnh AIDS lây nhiễm tràn lan ở đất nước này.</p> <p class="pBody">Tám năm trước, Nasya Nenova lên đường đến Libya trong tâm trạng hồ hởi. Cô là một trong số nhiều y tá Bulgaria được Công ty quốc doanh Expomed tuyển dụng để làm việc tại Bệnh viện nhi đồng El Fath ở thành phố Benghazi, Libya. Lương ở Libya lúc bấy giờ được cho là cao hơn ở quê nhà của họ. </p> <p class="pBody">Nhưng chưa đầy một năm sau, bi kịch bắt đầu. Tháng 11-1998, tạp chí La của Libya đăng một bài phóng sự về tình trạng AIDS ở bệnh viện này. Trả lời phỏng vấn La, bộ trưởng y tế Libya nói rằng phần lớn những ca nhiễm AIDS là trẻ em. Bố mẹ các em này cho rằng con mình bị nhiễm bệnh qua đường truyền máu tại bệnh viện nhi ở Benghazi. Tạp chí La tiết lộ có hơn 400 trẻ em đã bị nhiễm căn bệnh thế kỷ. </p> <p class="pBody">Một nhóm chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đến Libya trong hai tháng để điều tra. Tháng 2-1999, đại sứ quán Bulgaria tuyên bố có 23 chuyên gia Bulgaria bị “bắt cóc”. Một tuần sau, họ được chính quyền Libya thông báo đã áp dụng “biện pháp canh phòng” đối với các y bác sĩ Bulgaria làm việc tại Bệnh viện nhi El Fath ở Benghazi. Ngày 7-3-1999, sáu người trong số những người thuộc diện “canh phòng” chính thức bị bắt vì liên quan đến vụ làm lây nhiễm HIV cho trẻ em. Nhóm này gồm một bác sĩ tập sự người Palestine và năm y tá Bulgaria. </p> <p class="pBody">Ngày 7-2-2000, phiên xét xử đầu tiên được tiến hành. Cáo trạng ghi rõ các bị can phạm các tội: cố tình “giết người bằng chất độc”, ngộ sát với mục đích chống người thi hành công vụ, và gây ra đại dịch bằng cách phát tán virus độc hại, dẫn đến cái chết của nhiều người. Tên của bệnh viện nơi xảy ra sự cố đã trở thành tên gọi cho vụ kiện: nghi án El Fath. Với chín năm tố tụng và xét xử, nghi án El Fath trở thành vụ xét xử dài hơi và lớn nhất trong lịch sử ngành y liên quan đến virus HIV tại Libya. </p> <p class="pInterTitle"> <table style="BORDER-COLLAPSE: separate" bordercolor="#ecf2fe" height="100" cellspacing="5" bordercolordark="#456ae1" cellpadding="4" width="200" align="right" bordercolorlight="#4792d9" border="0"> <tbody> <tr> <td valign="center" bgcolor="#cfe6f9"> <p class="pInterTitle"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303"><font color="#000000"> <table class="tLegend" style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellspacing="0" cellpadding="0" width="40" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td><img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="150" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=178403" width="200" border="1" hyperlink="" /></td></tr> <tr> <td>Các nữ y tá đều một mực kêu oan - Ảnh: AFP </td></tr></tbody></table>Diễn biến các phiên xét xử</font></font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303"><font color="#000000">- Phiên xử đầu tiên (7-2-2000 đến 17-2-2002): Tòa án nhân dân Libya quyết định bác bỏ vụ án, trả lại hồ sơ cho viện công tố vì cho rằng hồ sơ khởi tố thiếu minh bạch, bịa đặt và gây tranh cãi.</font></font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303"><font color="#000000">- Phiên xử thứ hai (8-7-2003 đến 6-5-2004): Tòa hình sự Benghazi tuyên án năm y tá&nbsp;</font></font></font></font><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303"><font color="#000000">Bulgaria và bác sĩ Palestine có tội trong việc cố ý làm lây nhiễm HIV cho 426 trẻ em Libya, phạt họ tử hình trên trường bắn.</font></font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303"><font color="#000000">- Phiên xử thứ ba (29-3-2005 đến 25-12-2005): Tòa án tối cao Libya hủy bỏ bản án tử hình, yêu cầu xét xử lại.</font></font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303"><font color="#000000">- Phiên xử thứ tư (11-5-2006 đến 19-12-2006): Tòa án tối cao tuyên án các bị can có tội và phải chịu hình phạt tử hình.</font></font></font></font></p></td></tr></tbody></table>Các phạm nhân có bị ép cung?</p> <p class="pBody">Trong phiên xử phúc thẩm diễn ra tại Tòa hình sự Benghazi, giáo sư vi khuẩn học người Pháp Luc Montagnier (làm chứng cho bên bị) nói loại virus có trong các trẻ em bị nhiễm thuộc chủng hiếm gặp, thường tìm thấy chủ yếu ở khu vực Tây Phi. </p> <p class="pBody">Ông khẳng định đại dịch đã xảy ra tại Libya một năm trước khi các y tá đến đây. Còn hai chuyên gia Libya làm chứng cho bên nguyên là Awad Abudjadja (Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS của Libya) và Busha Allo (trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Al Jamahiriya ở Tripoli) nhấn mạnh rằng hàm lượng virus cao trong máu của những trẻ bị nhiễm bệnh cho thấy đó là hành động mang tính chủ ý. </p> <p class="pBody">Tại các phiên tòa, năm nữ y tá đều một mực kêu oan, khai rằng đã bị tra tấn, ép cung bằng nhiều hình thức tàn bạo. Phóng viên Georgi Milkov thuộc Hãng tin IPS, người từng tiếp xúc với các nữ y tá trong thời gian họ bị tạm giam, đã thuật lại lời kể của họ trong bài viết “Các y tá Bulgaria đến đây để chữa bệnh”. </p> <p class="pBody">Bài viết cho biết Nasya Nenova từng có ý định tự tử do không chịu nổi tra tấn bằng điện giật và đã ký tên nhận tội để chấm dứt khổ sở. Những gì mà cô đã trải qua tưởng chừng như xảy ra ở thời nào khác: “Tôi chỉ muốn chết cho xong vì không thể chịu nổi những lần bị điện giật nữa. </p> <p class="pBody">Mỗi khi thấy tướng Djuma Mishri bước vào, tôi biết ngay họ sẽ kẹp dây điện vào ngón tay mình. Tôi nói với ông ta muốn làm gì cũng được nhưng làm ơn đừng dùng đến điện giật. Họ đưa cho tôi những tờ giấy in chữ Ả Rập rồi bảo tôi ký tên vào. Tôi không thể chịu đựng nổi nữa!”.</p> <p class="pBody">Theo lời kể của các bị can, những màn tra tấn không chỉ khuất phục Nasya, mà lần lượt Christiana và Ashraf đều đã đặt bút vào tờ khai. Mỗi người trong số họ đều có những câu chuyện kinh hoàng về những kiểu tra tấn rùng rợn trong trại giam, từ kẹp điện đến khủng bố tinh thần bằng chó nghiệp vụ và côn trùng... Những câu chuyện hãi hùng được các phạm nhân thuật lại với báo chí và các tổ chức nhân quyền quốc tế khiến toàn Bulgaria choáng váng. Nhiều người ở quê nhà đã đứng về phía họ.</p> <p class="pBody">Năm 2005, năm nữ y tá này đã nộp đơn kiện mười cảnh sát Libya tội “tra tấn” lên tòa án Libya, nhưng những cảnh sát này sau đó đã được trắng án. Đến tháng 12-2006, khi bản án tử hình được tuyên tại tòa phúc thẩm, các quan chức Bulgaria đã bắt tay vào điều tra và tìm hiểu khả năng khởi tố những cảnh sát này. </p> <p class="pBody">Ngày 30-1 vừa qua, công tố viên Nikolay Kokinov ở thủ đô Sofia (Bulgaria) cho biết đã thu thập đủ chứng cứ điều tra để khởi tố mười cảnh sát Libya tội dùng cực hình tra khảo phạm nhân. Trong khi đó, luật sư bào chữa của các bị can Bulgaria hiện đang chuẩn bị hồ sơ kháng án gửi lên tòa thượng thẩm với hi vọng có thể thay đổi phán quyết của tòa phúc thẩm.</p>
Trên đời này không có tình yêu nào gọi là bất tử, sự "bất tử" nằm ở chính những gì mà người yêu nhau mang đến cho nhau.0945648158
Quảng cáo
Offline congtu_dangyeu259  
#2 Đã gửi : 04/02/2007 lúc 02:14:37(UTC)
congtu_dangyeu259

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-04-2005(UTC)
Bài viết: 2.261
Man
Đến từ: Thanh hóa

Thanks: 101 times
Được cảm ơn: 100 lần trong 83 bài viết

Nghi án El Fath (kỳ cuối)

Chính trị hóa nghi án

Gia đình các nạn nhân bị nhiễm HIV - Ảnh: AFP
TT - Trong tổng số 426 em bé bị nhiễm HIV trong nghi án El Fath, cho đến nay đã có 52 em qua đời. Có quá nhiều tranh cãi xung quanh vụ án, đã xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy sự việc không như những gì tòa án Libya buộc tội các nữ y tá và bác sĩ nước ngoài này.

>> Kỳ 1: Vụ án nhiều uẩn khúc

Một số giả thuyết cho rằng việc Libya cứng rắn trong vụ này là nhằm gây sức ép để buộc Bulgaria phải xóa khoản nợ 300 triệu USD đối với nước này. Khi bị ép cung, nữ y tá Kritiyana Vulcheva khai rằng mình đã được một người Anh trao cho các virus trên và cô cùng các đồng sự khác đã gây ra tội ác (sau đó Vulcheva đã phản cung tại tòa và tố cáo tình trạng mình bị tra tấn, ngược đãi và quấy rối tình dục để phải ký vào bản khai bằng tiếng Ả Rập được đưa sẵn). Đó chính là lý do khiến nhà lãnh đạo Libya, đại tá Muammar Qaddafi, cho rằng những người này làm việc theo lệnh của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan Tình báo Israel (Mossad). Sau này, phía Libya đã rút lại lời cáo buộc này của đại tá Qaddafi. Một số cơ quan nghiên cứu khác cho rằng đại tá Qaddafi cứng rắn để lấy thêm sự ủng hộ của người dân đối với chế độ của mình.

Hiện Libya đang yêu cầu Bulgaria trả 10 triệu euro cho mỗi gia đình các nạn nhân, coi đó là cách đền bù để án tử hình được bãi bỏ. Tuy nhiên, Chính phủ Bulgaria đã bác bỏ yêu cầu này vì xem hành động trả tiền là sự thừa nhận các bác sĩ đã thực hiện hành vi phạm tội. Một đề xuất về trao đổi khác là Libya sẽ thả sáu người này, còn các nước sẽ thả Megrahi - kẻ hiện bị giam cầm vì có liên quan trong vụ đánh bom chiếc máy bay của Hãng hàng không Mỹ Pan Am 103 nổ trên bầu trời Lockerbie (Scotland) năm 1988. Đồng thời, Libya sẽ được nhận 2,7 tỉ USD (bằng đúng số tiền Libya phải trả cho 270 nạn nhân thiệt mạng trong vụ Lockerbie) để chăm sóc các nạn nhân nhiễm virus HIV.

Điều tra của các chuyên gia y tế

Cho đến nay, rất nhiều phòng thí nghiệm và các tạp chí y khoa uy tín đều lên tiếng bảo vệ các bác sĩ Bulgaria và Palestine trong vụ việc này và yêu cầu một phiên tòa công bằng hơn đối với họ. Sau khi các bác sĩ bị tuyên án tử hình tháng 12-2006, có 114 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel cùng ký vào một bức thư gửi tới nhà lãnh đạo Libya kêu gọi một phiên tòa công bằng. Hiệp hội Dược thế giới (World Medical Associations) và Hội đồng y tá quốc tế (International Council of Nurses) đều cho rằng phán quyết này đi ngược lại các bằng chứng khoa học.

Giáo sư người Pháp Luc Montagnier, người đã phát hiện virus HIV vào năm 1983 và hiện là chủ tịch quĩ nghiên cứu và phòng chống AIDS thế giới, cùng với giáo sư Vittorio Colizzi - một nhà nghiên cứu tại trường đại học ở Roma (Ý) - được mời điều tra vụ việc này vào năm 2003. Bản báo cáo của hai ông sau đó đều kết luận rằng thảm họa lây nhiễm ở El Fath là do tình trạng vệ sinh kém ở bệnh viện và khả năng nhiều nhất là do việc sử dụng lại các ống tiêm và các kim truyền tĩnh mạch. Quan trọng hơn, họ phát hiện những đứa trẻ này bị nhiễm trước khi những y sĩ này đến Libya.

Bản báo cáo của giáo sư Luc Montagnier và giáo sư Vittorio Colizzi cho thấy trường hợp bị nhiễm HIV đầu tiên đã có mặt tại Bệnh viện El Fath ở Benghazi từ tháng 4-1997 (nhóm y bác sĩ bị buộc tội đến Libya tháng 3-1998). Ngoài ra, căn cứ theo nhật trình của Bệnh viện El Fath thì trong năm 1997 cũng có ít nhất bảy trường hợp trẻ em đã bị phát hiện nhiễm virus HIV và ít nhất có 14 trẻ từng vào viện trong năm 1998 (trước khi các bác sĩ Bulgaria đến) cũng bị phát hiện nhiễm HIV.

Đặc biệt trường hợp bệnh nhân số 356 đã ra vào viện tổng cộng 28 lần từ năm 1994-1997 ở cả khu A và khu B của bệnh viện. Và hai ông cho rằng đây có thể là nguồn gây ra đợt lây nhiễm này. Phát biểu trên kênh truyền hình của Bulgaria, ông Luc Montagnier cho biết “điều này không chỉ xảy ra ở Bệnh viện El Fath mà còn ở rất nhiều bệnh viện nhi khác, vì trẻ em dễ bị nhiễm bệnh hơn dù chỉ bởi một lượng máu rất nhỏ”.

Tuy vậy, tòa án Libya đã không đếm xỉa đến kết luận này với lập luận rằng điều tra của các bác sĩ Libya cho ra kết quả khác và đánh giá kết luận của các giáo sư quốc tế là thiếu chính xác (các bác sĩ của Libya cho rằng tình trạng lây nhiễm cao như vậy trong một khu vực chuyên về chống lây nhiễm chỉ có thể là do hành động cố ý của các y tá Bulgaria). Tòa án bác kết quả của họ và nói nhật trình của bệnh viện không ghi lại việc tái sử dụng các ống tiêm hay kim truyền tĩnh mạch.

Luc Perrin - một bác sĩ về virus lâm sàng tại bệnh viện của đại học Geneva (Thụy Sĩ), người đã chữa trị rất nhiều trẻ em nhiễm HIV trong vụ này - chỉ ra báo cáo của bác sĩ Libya là không đầy đủ. Sau khi phân tích mẫu nhiễm của gần 200 đứa trẻ trong vụ này, ông cũng kết luận rằng “các em bé đã bị nhiễm HIV từ trước tháng 9-1997, và trường hợp bị nhiễm đầu tiên có thể diễn ra từ năm 1996”. Ông Perrin phát hiện một nửa số em bị nhiễm HIV đồng thời bị nhiễm virus viêm gan B và C. Tình trạng lây nhiễm cao như vậy là cơ sở để ông cho rằng các em bị lây nhiễm khi truyền máu và dùng chung các thiết bị y tế khác.

Trong khi đó, báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1999 cho rằng: “Tình trạng lây nhiễm HIV tại Bệnh viện El Fath là do từ nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau”. Chuyên gia của WHO lưu ý việc thiếu các trang thiết bị như tủ lưu giữ tiêm, máy khử trùng, lò đốt rác, găng bảo vệ..., đặc biệt là việc sử dụng kim truyền tĩnh mạch hay sử dụng ống tiêm chung mà không có biện pháp khử trùng thích hợp có thể chính là nguyên nhân gây ra tình trạng lây nhiễm ở Benghazi.

Tổng thống Bulgaria Georgi Parvanov (phải) gặp đại tá Muammar Qaddafi năm 2005 tại Libya trong nỗ lực cứu các nữ y tá - Ảnh: AFP

Chiến dịch người kế nhiệm

Saif al-Islam, con trai thứ ba (trong tám người con) của nhà lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi, trong buổi phỏng vấn với tờ 24 Chasa của Bulgaria hôm 29-1 vừa rồi ra tín hiệu cho biết cha mình có thể sẽ nhượng bộ trong trả lời cuộc tranh cãi này và các nữ y tá sẽ không bị xử tử. Hơn thế, Saif al-Islam còn thừa nhận phiên tòa và các cuộc điều tra trước đó là “thiếu sót” và “không công bằng”.

Saif al-Islam cho biết một giải pháp có thể nhanh chóng đạt được để cứu sáu y tá và làm hài lòng các gia đình bệnh nhân, tuy vậy chi tiết về giải pháp này cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Hãng nghiên cứu Stratfor đánh giá rằng với những động thái này, các y tá có thể sẽ được thả tự do trong một vài tuần tới, kết thúc một nghi án vẫn còn mập mờ suốt bấy lâu nay.

Stratfor cho rằng “bài phỏng vấn này đã phá vỡ thế bế tắc về ngoại giao của Libya trong suốt hơn tám năm qua”. Trong nhiều năm qua, Saif al-Islam thường là người phát ngôn cho cha mình với dư luận thế giới và ông cũng được coi là ứng viên sáng giá nhất để kế tục cha mình lãnh đạo đất nước. Saif al-Islam hiện là một trong những nhân vật chủ chốt của công cuộc cải cách mà nước này đang tiến hành, và đã nhiều lần tham gia trong các vụ đàm phán giải cứu con tin bị các tay súng Hồi giáo, đặc biệt là ở Philippines, bắt cóc.

Stratfor cũng cho rằng đại tá Qaddafi đã luôn cứng rắn trong vụ việc này để tăng thêm sự ủng hộ của người dân đối với chế độ. Giờ đây, việc đại tá Qaddafi bày tỏ thái độ phản đối việc tử hình các nữ y tá này có lý do khá đơn giản vì từ ngày 1-1 vừa rồi Bulgaria đã trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU), và một chính sách căng thẳng với Bulgaria cũng đồng nghĩa căng thẳng với EU, điều Libya không hề mong muốn. Theo qui định của EU, các thành viên của khối có quyền phủ quyết các chính sách ngoại giao của khối và Bulgaria có thể phủ quyết các quyết định đầu tư, thương mại hay viện trợ của EU cho Libya.

Trên đời này không có tình yêu nào gọi là bất tử, sự "bất tử" nằm ở chính những gì mà người yêu nhau mang đến cho nhau.0945648158
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.