Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline tieudao  
#1 Đã gửi : 03/05/2007 lúc 05:39:05(UTC)
tieudao

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 02-04-2007(UTC)
Bài viết: 64

Được cảm ơn: 6 lần trong 1 bài viết

"Khi truyền thông HIV/AIDS, chúng ta thường tạo ra các tiểu phẩm, áp phích rùng rợn về căn bệnh này. Chúng làm cộng đồng quá ghê sợ HIV và những người mang nó, gây kỳ thị - một rào cản của việc phòng chống HIV/AIDS" - tiến sĩ Khuất Thu Hồng thuộc viện Nghiên cứu phát triển xã hội nói.

"Thật trớ trêu là cách truyền thông trước đây đã vô tình làm suy yếu những cố gắng tốt đẹp của chương trình phòng chống HIV/AIDS nhằm làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV" - bà Hồng bức xúc - "Các loại hình truyền thông như báo chí, sân khấu, ca nhạc, tranh áp phích... thường gắn căn bệnh này với tệ nạn xã hội với những hình ảnh ghê sợ như đầu lâu xương chéo, quả cầu gai, máu me, quan tài, những hình người gầy guộc tiều tụy. Những hình ảnh này tuy giúp người dân cảnh giác với HIV và nhận biết sự nguy hiểm của mại dâm ma túy, nhưng nó lại làm tăng sự kỳ thị với người mắc bệnh".

Từ trước tới nay, các phương tiện truyền thông khi nói về HIV/AIDS đều có xu hướng áp dụng thủ pháp "hù dọa", gây sợ hãi. Giáo sư Chung Á, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS nói: "Người ta chỉ tập trung miêu tả phần đen tối nhất trong cuộc sống của người nhiễm HIV, hầu như chỉ kể về họ ở giai đoạn AIDS khiến người dân hiểu rằng đã nhiễm virus này là hết đời, là đầy mình mụn mủ. Họ sẽ không biết hoặc quên mất rằng trước khi trở thành bệnh nhân AIDS, người nhiễm HIV còn có nhiều năm sống khỏe mạnh và vẫn có thể làm việc, cống hiến rất nhiều cho xã hội".

Trên thực tế, rất nhiều người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh và đóng góp nhiều cho cộng đồng. Đặc biệt, trong lĩnh vực truyền thông phòng chống căn bệnh này, không ai hiệu quả hơn chính những người nhiễm HIV vì họ đã mang đến cho cộng đồng bằng chứng sống động về khả năng làm việc của mình. Họ lập thành các nhóm tự lực để chia sẻ, giúp đỡ nhau và giúp cộng đồng có thêm kiến thức phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, phần lớn người có HIV vẫn co mình lại vì sợ ánh mắt của người xung quanh. Họ giấu bệnh càng lâu càng tốt, từ chối khám và điều trị vì sợ mọi người biết mình nhiễm HIV. Nguy cơ bệnh lan ra cộng đồng do đó cũng tăng lên.

Theo bà Khuất Thu Hồng, việc truyền thông về HIV/AIDS ở Việt Nam thời gian qua còn có một sự chệch hướng nữa, đó là gắn HIV với tệ nạn xã hội. Trong nhiều bức tranh, những chữ ma túy, mại dâm và HIV/AIDS thường đi liền nhau, mang ngụ ý những hiện tượng này là bạn đồng hành và HIV cũng là tệ nạn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân bị miệt thị, xa lánh. Khi được hỏi về thái độ với người nhiễm HIV, chị Phương Hà, một công chức ngành ngân hàng nói: "Đó là cái giá mà họ phải trả cho cuộc sống trụy lạc. Nếu không dính vào ma túy và ăn chơi đàng điếm thì đời nào lây cái bệnh chết người ấy". Rất nhiều người khác cũng nghĩ như chị Hà.

Phải lập tức thay đổi cách thức truyền thông về AIDS, đó là ý kiến của giáo sư Chung Á, bà Thu Hồng và nhiều chuyên gia khác. Các tranh ảnh, tiểu phẩm, ca khúc, phóng sự về HIV sẽ sử dụng những mảng màu tươi sáng hơn. Phó ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Đào Duy Quát cho biết sẽ tập huấn cho các họa sĩ vẽ tranh cổ động và gỡ bỏ các họa phẩm cũ trên đường phố. Những bức tranh mới sẽ nói rằng: phải luôn cảnh giác với HIV/AIDS, nhưng nó cũng là một căn bệnh chứ không phải tệ nạn xã hội; và người nhiễm HIV có thể sống bình thường về mọi mặt mà không gây hại cho cộng đồng nếu biết cách phòng ngừa.

 

 

Sửa bởi quản trị viên 08/12/2011 lúc 01:39:23(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ta là ai mà còn trần gian thế.
Ta là ai, là ai, là ai,
Mà yêu quá đời này?
Quảng cáo
Offline nangoc  
#2 Đã gửi : 09/05/2007 lúc 07:24:11(UTC)
nangoc

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Medals:Công trạng: Vinh danh vì những đóng góp hữu ích của bạn với cộng đồng NCH
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-08-2006(UTC)
Bài viết: 113
Đến từ: HCMC

Được cảm ơn: 42 lần trong 21 bài viết
Cứ lâu lâu lại có những thông tin như thế này thì có khi đến 200 năm nữa vấn đề kỳ thị phân biệt đối xử vẫn tồn tại một cách nghiêm trọng. See below

Lây "ết" qua tăm xỉa răng?
Thứ tư, 9/5/2007, 11:29 GMT+7

Cư dân mạng đang xôn xao trước thông tin rất "ngắn gọn" này: HIV có thể lây truyền qua tăm xỉa răng!? Có hay không việc trả thù đời của một số người nhiễm HIV/AIDS? Có hay không cơ chế lây nhiễm HIV như thông tin kia đã cảnh báo?

Tin đồn lây truyền HIV qua tăm xỉa răng ngày càng lan rộng

Trả thù đời bằng AIDS?

Liên tục trong thời gian gần đây, cư dân mạng nhận được vô số lời cảnh báo về các nguy hiểm mà mỗi người có thể gặp phải trong cuộc sống. Tuy không có các minh chứng cụ thể đi kèm những lời cảnh báo này, nhưng với những giọng điệu chắc nịch và tốc độ truyền thông tin chóng mặt, những tin này đã tạo một hiệu ứng không nhỏ với số đông người.

Gần đây nhất dư luận lại lần nữa hoang mang về tin một số người nhiễm HIV trả thù đời bằng tăm xỉa răng. Những dòng tin này nhanh chóng chảy tràn đến rất nhiều người, bằng nhiều con đường khác nhau: “Theo tin tức mới cập nhật, hiện nay có một số người đã nhiễm AIDS vì muốn trả thù đời, nên đã đến các quán ăn, sử dụng tăm xỉa răng làm công cụ lây bệnh bằng cách xỉa xong rồi, để lại chỗ cũ. Và nếu somebody (ai) vô tình tái sử dụng thì .... hội ngộ Thần Chết là cái chắc. Bà con cần hết sức lưu ý!”.

Sau khi nhận được tin, nhiều người đã có cách phản ứng khác nhau. Có người cho rằng đó lại là một thông tin thất thiệt mà những người vô công rồi nghề hay lướt mạng, tung lên để hù dọa người yếu bóng vía. Nhưng nhiều người khác thì lại khẳng định: “Nếu con virus HIV sống được một thời gian nhất định ngoài không khí thì rất có thể lời cảnh báo kia là hiện thực. Nếu kẻ nào đó nhiễm HIV mà cố tình bỏ tăm đã xỉa vào ống tăm tại quán ăn, nhà hàng, thì cũng là việc quá dễ dàng, chẳng ai phát hiện được”.

Một người có nickname nguoicodon còn dẫn chứng: “Bây giờ trò quái đản nào mà bọn xấu chẳng nghĩ ra. Tôi đã nghe chuyện một cô gái mại dâm muốn truyền HIV cho người khác nên không bao giờ yêu cầu khách làng chơi dùng bao cao su. Một cô khác thì dùng kim bí mật xuyên thủng bao cao su. Các “tay chơi” cứ tưởng dùng bao là an toàn, nào ngờ xét nghiệm máu mới biết mình “ôm” con virus chết người”.

Những người cẩn thận thì có cách hành xử khác. Trên một diễn đàn, khi bàn về việc tổ chức những chuyến đi du lịch cho cả nhóm, thành viên Dungoankhapnoi phát biểu: “Các cậu nhớ mang theo ba lô của mình 2 thứ: Một là tăm xỉa răng. Phải mang từ nhà đi không thì lại dính tăm của mấy tên nhiễm HIV. Hai là bàn chải đánh răng. Tớ cũng nghe nói có kẻ nhiễm HIV đánh răng xong liền để bàn chải lại để “sập bẫy” người khỏe mạnh”.

Tin đồn hay sự thật?

Chính vì những thông tin này mà một số người chăm đọc sách báo tỏ ra lo ngại. Anh Nguyễn Văn Hiển, sinh viên Đại học Bách Khoa năm thứ 4 lo ngại: "Tôi có đọc và biết rằng Tổ chức Y tế thế giới đánh giá Việt Nam là nước có tỉ lệ người mắc bệnh răng miệng cao nhất thế giới. Khảo sát của Viện Răng-Hàm-Mặt vừa qua cho thấy tỷ lệ người dân (trên 45 tuổi) mắc bệnh về răng miệng tới 93%. Ai cũng biết mắc bệnh răng miệng thì dễ chảy máu, chính vì vậy xỉa răng mà dính phải tăm của những người nhiễm HIV thì có thể nguy hiểm. Tôi cũng có đọc rằng, với những người bị bệnh răng miệng thì hôn nhau cũng có thể lây nhiễm HIV. Tất nhiên đấy là tôi tư duy theo cách của tôi”.

Tìm kiếm những tài liệu về các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, phóng viên thấy có những khuyến cáo chính thức: Ðể phòng lây nhiễm HIV khi sống chung với người nhiễm HIV cần tuân thủ một số nguyên tắc đơn giản sau: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh; Giữ giường, chiếu, quần áo luôn sạch sẽ; Khi giặt quần áo hoặc ga giường có dính máu hoặc các dịch tiết khác của cơ thể cần chú ý: Ngâm bằng nước javel trong thời gian 20 phút rồi đi găng để giặt; Giặt riêng rẽ với các quần áo của người khác trong gia đình; Giặt bằng xà phòng, vắt khô, gấp và là như bình thường; Không dùng chung các vật đâm qua da, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm xỉa răng và tất cả các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu.

Khó xác định nguồn lây nhiễm

Bác sỹ Trần Quốc Tuấn - Trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Đống Đa, Hà Nội – khẳng định: Việc lây nhiễm do sử dụng lại tăm của người nhiễm HIV nằm trong diện không xác định được nguy cơ.

Bác sỹ Tuấn cho biết: Trong tất cả các môi trường thì sự tồn tại của virus HIV trong môi trường kiềm bị tiêu diệt nhanh nhất. Nước bọt là môi trường kiềm vì vậy virus HIV sẽ bị tiêu diệt rất nhanh trong miệng của mỗi người.

Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào xác định được virus này sống trong môi trường kiềm là bao nhiêu thời gian. Tuy nhiên có thể căn cứ vào việc để xác định ở trong môi trường dung dịch virus này bị phá huỷ ở 56oC sau 20 phút; ở dạng khô, virus HIV bị tiêu diệt ở 68oC sau 02 giờ; Với các hoá chất như: Glutaraldehyd, Ethanol, Hypoclorid, Phenol paraformadehyd, Hydrogen peroxid, HIV nhanh chóng bị bất hoạt trong vòng 15 - 20 phút; Cồn 70oC diệt HIV trong vòng 3 - 5 phút. (Có thể hiểu môi trường kiềm tiêu diệt virus HIV nhanh nhất trong các môi trường đã nêu trên).

Theo bác sỹ Tuấn thì  rất khó để có thể xác định nguồn lây nhiễm khi sử dụng tăm tại các quán ăn (nếu tăm này là của người nhiễm HIV để lại - PV), vì không thể xác định được nguồn lây có nhiễm HIV hay không? Tạm coi là chiếc tăm đó của người nhiễm HIV để lại thì cũng không thể đánh giá được người nhiễm HIV đó đang ở giai đoạn nào của bệnh để có thể đánh giá được nguy cơ phơi nhiễm ở mức độ nào.

Thông thường, người bệnh ở giai đoạn mới bị lây nhiễm (còn gọi là giai đoạn nhiễm cấp), và giai đoạn AIDS là giai đoạn có mức độ lây nhiễm cao nhất vì lúc này nồng độ virus HIV trong người bệnh rất lớn. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác là chiếc tăm đó được bỏ ra lâu hay nhanh? Mức độ tổn thương ở người sử dụng chiếc tăm đó nông hay sâu? Chảy máu nhiều hay ít?

Theo bác sỹ Tuấn, từ khi công tác tại khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Đống Đa, ông Tuấn chưa gặp một trường hợp nào lây nhiễm HIV có nguyên nhân từ việc xỉa răng. Sở dĩ chưa gặp trường hợp nào lây từ việc xỉa răng vì trong cơ thể mỗi người đều có một hàng rào miễn dịch nên có thể tiêu diệt những virus lạ, nhất là trong trường hợp người sử dụng bị tổn thương ít, không chảy máu nhiều thì cũng không đáng ngại lắm.

Thực tế, bác sỹ Tuấn đã gặp nhiều trường hợp nhiều người bị kim tiêm đâm, hoặc bị dao dính máu của người nhiễm AIDS giai đoạn cuối nhưng vẫn không bị lây nhiễm. Vì vậy, mọi người cũng không nên quá hoang mang trước tin đồn này.     

Theo T.H
 

Tôi là 1 trong 7 triệu người trẻ tuổi đang sống chung với HIV. Đây là những gì tôi cần bạn hiểu!



Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.