Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline If_I_Was_Born_Again  
#1 Đã gửi : 24/08/2004 lúc 03:08:59(UTC)
If_I_Was_Born_Again

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-06-2004(UTC)
Bài viết: 494

Được cảm ơn: 5 lần trong 4 bài viết




Những công nhân - học viên ở xưởng gỗ VYFACO.

Gặp Hồ Đắc Ph. trong màu áo xanh công nhân, tôi thực sự bất ngờ bởi nhìn anh khác hẳn. Ph. đang anh cai nghiện tại Trung tâm Nhị Xuân và tham gia làm học viên tình nguyện ở tuyến đường Rừng Sác - Cần Giờ. Gia đình vốn khá giả, chàng trai từng không tiếc tiền mua những khoái cảm chết người nay lại có nhiều thắc mắc về những khoản tiền lương cũng như quyền lợi và trách nhiệm của một người công nhân...


Gian nan khởi đầu

Để các học viên có thể khoác lên người màu áo xanh công nhân như hôm nay, các trung tâm, trường cai nghiện đã tốn rất nhiều công sức. E ngại về đạo đức, sức khỏe của các học viên, không ít doanh nghiệp tỏ ra chần chừ khi quyết định đầu tư vào đây. Anh Phạm Chí Bình - Đội trưởng Đội lao động tình nguyện Trung tâm Nhị Xuân, hiện đang quản lý hơn 170 công nhân trong xưởng may Thịnh Phát - cho biết: "Những ngày đầu, học viên chấp nhận lao động nhưng lại không thèm quan tâm đến... tiền lương. Đây là trở lực lớn nhất. Càng về sau, các em càng biết quý trọng công sức lao động của mình và bắt đầu "xét nét" từng khoản tiền mình được lãnh".

Vấn đề sức khỏe của học viên cũng là một khó khăn. Tại Tổng đội 1 Thanh niên xung phong, 30% tổng số học viên chuyển sang giai đoạn 2 không đủ sức khỏe tham gia lao động. Tâm lý học viên cũng là một trở ngại. Để chuẩn bị cho điều này, các trường, trung tâm cai nghiện đã tạo nên những "thời kỳ quá độ" để học viên dần thích nghi, như thành lập những đội học viên tình nguyện. Những học viên có biểu hiện tiến bộ sẽ chuyển sang đội lao động tình nguyện nhằm phấn đấu trở thành công nhân trong tương lai.

Dưới hai màu áo

Nguyễn Hồ Tr. - công nhân Công ty May Thịnh Phát, từng là học sinh Trường M.C (Q.3, TP Hồ Chí Minh). Quá trẻ để thấy hậu quả thảm khốc của ma túy, Tr. chỉ ý thức được rằng mình đã mất quá nhiều thời gian vào thứ cám dỗ chết người này. Quyết tâm làm lại từ đầu và tham gia vào đội học viên tình nguyện, lao động đã khiến Tr. trưởng thành lên rất nhiều. Khi xưởng may Thịnh Phát thành lập tại Trung tâm Nhị Xuân, chính Tr. là một trong những người công nhân đầu tiên của xưởng. Tr. tâm sự: "Lần đầu tiên cầm số tiền do mình kiếm được bằng sức lao động chân chính, tôi rất xúc động và thực sự hiểu giá trị của nó". Xuân 2004, anh dùng tiền lương của mình "lì xì" cho bố, bố vui mừng nhận tiền từ đứa con trai rồi trao lại nguyên vẹn số tiền ấy cho Tr. Ông xúc động: "Bố cảm ơn tấm lòng của con nhưng đây là công sức lao động của con, con hãy giữ lấy".

Thật xúc động khi những học viên cởi bỏ chiếc áo học viên để khoác lên người màu áo xanh công nhân. Điều này mang một ý nghĩa tượng trưng, nó như một bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến về nhân cách của các học viên, đem lại cho họ niềm tự hào về bản thân.

Trả lại những đứa con...

Ngoài việc được khoác lên người màu áo xanh công nhân, người sau cai nghiện còn được hưởng một số ưu tiên nhất định như: làm theo lao động, hưởng theo sản phẩm, tăng cường hoạt động giao lưu giải trí, tự quản... nhưng vấn đề mà họ quan tâm nhất vẫn là chế độ về phép. Ngay chính những giáo dục viên cũng phải thay đổi cách ứng xử, quản lý đối với những công nhân này. Anh Nguyễn Chiến Thắng- Phó phòng Tổ chức hành chính thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong TP Hồ Chí Minh cho biết: "Những lớp tập huấn nhằm giúp cho những giáo dục viên thích nghi với vai trò, nhiệm vụ mới của mình đang được tiến hành. Doanh nghiệp chỉ quản lý công nhân trong giờ lao động, thời gian còn lại thì các giáo dục viên (sẽ trở thành những cán bộ) vẫn phải đảm nhận".

Khi đã trở thành công nhân - ngoài vấn đề được lao động và hưởng thành quả - những người trẻ tuổi này còn khao khát được mọi người nhìn mình với ánh mắt "không như ngày xưa". Bà Hà Ngọc - chủ doanh nghiệp may Thịnh Phát từng nói vui với các công nhân làm trong xưởng may của mình: "Mai mốt có "về đời" thì các em có thể tự hào nói: "thời gian qua tôi đi làm công nhân may" thay vì nói: "tôi đi tập trung cai nghiện". Bà Trần Thị Lạt - mẹ một học viên đã xúc động phát biểu trong buổi lễ khánh thành cụm công nghiệp Nhị Xuân - nơi sẽ tiếp nhận người hậu cai nghiện làm công nhân: "Thành phố đã trả lại cho tôi đứa con từ ma túy"...

Đoàn Ngọc Phụng

Sửa bởi quản trị viên 27/03/2012 lúc 12:58:48(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Công dụng vĩ đại của cuộc đời là dùng nó vào những việc sống lâu hơn nó
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.