<p align="justify"><strong><font face="Verdana" size="2">Các bệnh nhân HIV tại châu Á có nguy cơ kháng các loại thuốc chống retrovirus do lúc uống lúc không, thiếu sự tư vấn và giám sát. Điều đáng thất vọng nữa là có quá ít bệnh nhân nhận được thuốc chống AIDS.</font></strong></p> <p align="justify"><font face="Verdana"><font size="2"><b><font color="#990033">Sự lựa chọn eo hẹp</font></b><br /><br /></font></font></p> <div align="right"> <table cellspacing="0" cellpadding="3" width="1" align="right" border="0"> <tbody> <tr> <td><a onclick="return openImageNews(this,175,250)" href="http://www.vnn.vn/dataimages/original/images288325_thuoc140704.jpg"><font face="Verdana" size="2"><img src="http://www.vnn.vn/dataimages/normal/images288325_thuoc140704.jpg" width="150" border="0" /></font></a><font face="Verdana" size="2"> </font></td></tr> <tr> <td class="Image"><font face="Verdana" color="#0000ff" size="2">Thuốc chống HIV/AIDS.</font></td></tr></tbody></table></div> <p align="justify"><font face="Verdana" size="2">Theo Shao Yiming thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh tại Trung Quốc, nơi thuốc Nevirapine là một trong ba thành phần tiêu chuẩn của liệu pháp chống retrovirus, 50% trong tổng số 500 bệnh nhân ở vùng nông thôn đã kháng loại thuốc này sau 11 tháng sử dụng. Vấn đề là Trung Quốc cung cấp các loại thuốc này miễn phí từ tháng 7 năm ngoái mà không có sự chuẩn bị kỹ càng. Nhân viên y tế không chỉ dẫn tường tận cho bệnh nhân rằng họ phải uống thuốc liên tục.</font></p> <p align="justify"><font face="Verdana" size="2">Nhiều người ngừng uống thuốc trong một thời gian, tiếp tục uống rồi lại dừng. Đây là phương pháp hoàn hảo để... HIV kháng thuốc. Những người khác bỏ uống thuốc do tác dụng phụ như buồn nôn và đau đầu. Shao thừa nhận: ''Lẽ ra chúng tôi không nên chú trọng vào lợi ích trước mắt mà nên hướng tới vào lợi ích lâu dài. Mục đích chính của chương trình thuốc miễn phí là cứu sống bệnh nhân song lẽ ra chúng tôi nên xem xét liệu nó có bền vững hay không''.</font></p> <p align="justify"><font face="Verdana" size="2">Bệnh nhân kháng Nevirapine hiện cần uống các loại thuốc khác nhau. Những loại đó đắt tiền hơn và đã được cấp bằng sáng chế. Nevirapine là một loại thuốc chống AIDS cổ hơn và bằng sáng chế nó đã hết hạn. Vì thế, ngành dược phẩm Trung Quốc có thể sao chép. Việc chuyển sang các loại thuốc thế hệ hai, có bằng sáng chế chưa hết hạn, có thể làm chi phí điều trị tăng gấp đôi. </font></p> <p align="justify"><font face="Verdana" size="2">Kevin Frost, giám đốc TREAT Asia, một nhóm phi lợi nhuận thúc đẩy điều trị AIDS an toàn, cho biết: ''Hiện tượng kháng thuốc Nevirapine trên diện rộng bắt đầu xảy ra tại phần lớn các nước đang phát triển. Đáng lo ngại hơn, Nevirapine là một thành phần quan trọng của mọi phương pháp điều trị bằng thuốc thế hệ đầu tiên trong khu vực''. Tại các quốc gia nơi thuốc không được cung cấp miễn phí, vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn. Chẳng hạn tại Việt Nam, <em><strong>bệnh nhân HIV/AIDS mua thuốc trên thị trường chợ đen hoặc chỉ uống khi họ có đủ khả năng chi trả, ngừng uống khi hết tiền và uống lại!</strong></em> </font></p> <p align="justify"><font face="Verdana" size="2">Nhiều quốc gia hiện mới chỉ bắt đầu nhận ra nhu cầu giám sát tình trạng kháng thuốc. Theo Addeba Kamarulzaman thuộc ĐH Malaysia, nước này đã trợ cấp cho thuốc HIV từ giữa những năm 1990 song cũng mới đang bắt đầu xây dựng một phòng thí nghiệm kháng thuốc. Một chuyên gia quốc tế giấu tên tại Trung Quốc cho rằng có thể ngăn chặn vấn đề kháng thuốc nếu các quốc gia áp dụng cơ chế đơn giản: <strong><em>Khuyến khích bệnh nhân tuân thủ chế độ uống thuốc</em></strong>.<br /><br />Kháng thuốc xảy ra bởi bệnh nhân uống một loại thuốc nào đó không đủ liều hoặc không thường xuyên. Các dạng HIV kháng thuốc bắt đầu chi phối cộng đồng virus này. Điều đó có nghĩa: Cần một phương pháp điều trị khác (thuốc khác) để tấn công virus kháng thuốc. Điều tồi tệ hơn là những bệnh nhân kháng một loại thuốc chắc chắn sẽ kháng toàn bộ dòng thuốc. Hiện chỉ có ba dòng thuốc AIDS. Chính vì vậy, các chương trình cung cấp thuốc không được hoạch định cẩn thận có thể làm cho bệnh nhân có ít cơ hội điều trị hơn và buộc họ uống những loại thuốc mới hơn và đắt tiền hơn.<br /><br />Mối lo ngại dài hạn là thế hệ thuốc hiện nay có thể bị vô hiệu hoá nếu các dạng virus kháng thuốc xuất hiện và lây lan nhanh. Chuyên gia Don Sutherland thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói: ''Tốt hơn là bắt đầu cải thiện chứ không nên chờ đợi bởi bệnh nhân không thể làm điều đó. Nếu bạn không cấp thuốc cho họ, thất bại sẽ là 100%''.</font></p> <p align="justify"><b><font face="Verdana" color="#990033" size="2">Bệnh nhân không có thuốc, vì đâu?</font></b></p> <div align="left"> <table cellspacing="0" cellpadding="3" width="1" align="left" border="0"> <tbody> <tr> <td><font face="Verdana" size="2"><img height="130" src="http://www.vnn.vn/dataimages/normal/images288329_btinh140704.jpg" border="0" /> </font></td></tr> <tr> <td class="Image"><font face="Verdana" color="#0000ff" size="2">Người biểu tình tại Hội nghị AIDS đòi quyền tiếp cận với thuốc.</font></td></tr></tbody></table></div> <p align="justify"><font face="Verdana" size="2">Thuốc chống HIV/AIDS có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân từ 15-20 năm và tới lúc đó sẽ có thuốc chữa trị. Tuy nhiên, theo WHO, kể từ hội nghị AIDS được tổ chức tại Barcelona trong năm 2002, số người đang được điều trị HIV/AIDS đã tăng gấp đôi tại các nước đang phát triển, lên 440.000 người. Cùng lúc đó, 6 triệu người đã chết do virus này và 10 triệu người khác mới bị nhiễm. Chỉ có khoảng 7% trong tổng số 6 triệu người cần thuốc chống retrovirus tại các nước nghèo nhận được nó. Jim Kim, giám đốc AIDS của WHO, nói: ''Những con số này cho thấy chúng ta đã thất bại trong việc cung cấp thuốc cho hàng triệu người nhiễm HIV. Chúng ta chưa làm đủ trong khoảng thời gian quý giá trên''.<br /><br />Chi phí là một vấn đề quan trọng. Các tập đoàn dược phẩm của Mỹ và châu Âu sản xuất phần lớn thuốc chống HIV/AIDS. Những loại thuốc đó được bảo vệ bởi bằng sáng chế và chi phí điều trị cho mỗi người lên tới 5.000 USD/năm. Các nước đang phát triển như Thái Lan, Brazil và Ấn Độ đang sản xuất một số thuốc rẻ tiền, có nhãn hiệu mà WHO phê chuẩn năm ngoái song không đủ để cung cấp cho mọi bệnh nhân. Ước tính có 38 triệu người trên thế giới nhiễm HIV, chủ yếu tại các nước nghèo: 25 triệu tại miền Nam châu Phi và 7,2 triệu ở châu Á.</font></p> <p align="justify"><font face="Verdana" size="2">Quy định của WTO cho phép các nước đang phát triển phớt lờ bằng bản quy định của nước ngoài để sản xuất các phiên bản thuốc đắt tiền trong thời điểm có khủng hoảng về y tế. Mọi thành viên WTO, trong đó có Mỹ, đã ký một thoả thuận tôn trọng điều khoản này của WTO. Tuy nhiên, chẳng có điều gì ngăn cản một quốc gia áp đặt hạn chế về bằng sáng chế cho một nước khác thông qua hiệp định thương mại song phương, như hiệp định mà Mỹ đang đàm phán với Thái Lan.</font></p> <p align="justify"><font face="Verdana" size="2">Tại Hội nghị AIDS quốc tế tại Bangkok, <strong><em>Pháp đã buộc tội Mỹ chèn ép các nước nghèo nhượng quyền sản xuất những loại thuốc có giá cả phải chăng</em></strong>. Mỹ đã lách thoả thuận được ký kết trên bằng cách đàm phán những hiệp định thương mại song phương để bảo vệ các bằng sáng chế. Trong tuyên bố ngày hôm qua (13/7), Tổng thống Pháp Jacques Chirac nói rằng buộc các quốc gia <strong><em>''từ bỏ các phương pháp của WTO như vậy thông qua đàm phán thương mại song phương sẽ đồng nghĩa với hành động... tống tiền''</em></strong>. Một quan chức Mỹ giấu tên quả quyết hiệp định thương mại sẽ cho phép Thái Lan tiếp tục sản xuất các phiên bản thuốc chống HIV/AIDS.</font></p>