  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC) Bài viết: 1.200
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
|
Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc: Vẫn cần các bên nêu cao trách nhiệm
Lao Động số 139 Ngày 19/06/2007 Cập nhật: 8:27 AM, 19/06/2007
|
 |
CNLĐ cần được tuyên truyền về tác
hại của ma tuý và cách phòng, chống
HIV/AIDS (ảnh chỉ mang tính minh
hoạ). |
(LĐ) - Mục tiêu của CĐ đề ra cho công tác phòng, chống ma tuý đến năm 2010 là tuyên truyền cho 85-90% số CNLĐ biết tác hại của ma tuý và 90% số DN, cơ quan, đơn vị có kế hoạch thường xuyên triển khai công tác phòng, chống ma tuý. Đây cũng là những bước đi cơ bản để hạn chế tình trạng nhiễm HIV/AIDS tại nơi làm việc.
Đưa vào chương trình giảng dạy
Để ngăn chặn sự gia tăng nhiễm HIV/AIDS trong CNVC - LĐ, giai đoạn 1996 - 2006 Tổng LĐLĐVN đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các LĐLĐ tỉnh, thành phố và CĐ ngành về công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội (TNXH). Đặc biệt, CĐ các cấp quan tâm tổ chức xây dựng khu CNLĐ không có TNXH. Thực tế đã chứng minh hiệu quả thiết thực của mô hình này.
Cuối năm 2001, tại 8 tỉnh: Thanh Hoá, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Đồng Nai, Bình Thuận, Vĩnh Phúc có 69 khu CNLĐ không có TNXH. Đến cuối 2005, theo thống kê chưa đầy đủ của LĐLĐ các tỉnh, thành phố, cả nước đã có 8.203 khu tập thể làng văn hoá CN không có TNXH.
Ngoài công tác tuyên truyền, vận động tại nơi làm việc về tác hại của ma tuý, cách phòng, chống HIV/AIDS, nhiều nơi như LĐLĐ Quảng Trị còn tổ chức các đội truyền thông lưu động phục vụ CNVC - LĐ tại các DN, thông qua các tiết mục văn nghệ để tuyên truyền pháp luật phòng, chống ma tuý.
Hơn thế, CĐ Quốc phòng đã đưa chương trình phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS vào giảng dạy ở các trường đào tạo của quân đội. Về phía TLĐ, riêng năm 2005 đã trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ tổ chức các chương trình tập huấn, phòng, chống ma tuý cho CNLĐ NQD tại Sơn La, Điện Biên, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Khánh Hoà, Tiền Giang... với trên 30.000 lượt người tham dự.
Ngoài ra, LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành đã cùng chính quyền tạo điều kiện cho người nghiện là CNVC - LĐ đi cai và sắp xếp việc làm sau cai, giúp họ tái hoà nhập cộng đồng.
Vẫn còn nhiều khó khăn
Theo đánh giá của CB LĐLĐ các tỉnh, thành, CĐ ngành T.Ư thì chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc là chương trình hiệu quả. Qua đó, từ các DN ở 6 tỉnh, thành ban đầu, đến nay chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc do TLĐ, Bộ LĐTBXH và VCCI thực hiện với nguồn tài trợ của Hoa Kỳ đã mở rộng tới DN của trên 15 tỉnh, thành.
Tuy nhiên, thời gian dành cho công tác tuyên truyền hạn hẹp, vì vấn đề này liên quan tới tiến độ làm việc, thu nhập của NLĐ. Bên cạnh đó lại thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành liên quan. Một số CBCĐ, chủ DN hiểu chưa đầy đủ chủ trương, đường lối, pháp luật về phòng, chống ma tuý, nên không ít nơi đưa vào TƯLĐTT một số quy định trái với luật hiện hành và các thông lệ quốc tế về vấn đề chống phân biệt, kỳ thị đối xử với người nghiện ma tuý, người nhiễm HIV/AIDS.
Kinh nghiệm của CBCĐ cho thấy, để tuyên truyền có hiệu quả trong DN NQD cần áp dụng hình thức tuyên truyền thông qua nhóm nhỏ, từ 10 - 15 người. Các buổi tuyên truyền, tập huấn có sự tham gia tuyên truyền của người nhiễm HIV đều mang lại tác dụng lớn, nên cần phải duy trì cách làm này trong xã hội.
Trao đổi về vấn đề này, Phó Chủ tịch LĐLĐ Lào Cai Nguyễn Xuân Sách cho biết: Chúng ta cần có biện pháp đủ mạnh đối với các đối tượng nghiện ma tuý, mắc vào TNXH, nhưng cũng cần phát huy hình thức tuyên truyền miệng và bằng trực quan cho CNVC - LĐ, đồng thời với việc lựa chọn báo cáo viên có kinh nghiệm.
Linh Nguyên
|
Sửa bởi quản trị viên 13/08/2009 lúc 12:09:59(UTC)
| Lý do: Chưa rõ
|