  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 26-05-2004(UTC) Bài viết: 1.234
Cảm ơn: 3 lần Được cảm ơn: 16 lần trong 11 bài viết
|
Kỷ niệm ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7): |
|
|
Những chiến sĩ quên mình vì hạnh phúc của dân
|
|
(Thứ hai , 23/07/2007, 16:12) |
| -->
 |
CBCS CATP tặng quà động viên con liệt sĩ Nguyễn Thành Dũng |
(CATP) Hình ảnh mất cha, mất mẹ đau đến đong đầy ánh mắt, khóc không thành lời của bé Nguyễn Duy Minh (10 tuổi) trong đám tang đại úy CSHS Nguyễn Thành Dũng (CAQ11) mãi ám ảnh, thôi thúc, nhắc nhở chúng tôi về sự hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ CAND trong trận chiến khốc liệt giành lại sự bình yên cho thành phố. Đúng là, trong cuộc sống tấp nập, xô bồ, mải mưu cầu hạnh phúc, người ta có thể quên đi nhiều thứ nhưng tuyệt nhiên không được quên đi sự hy sinh, mất mát của những người đã nằm xuống để giành lại hạnh phúc, sự bình yên cho mọi người. Phải nhìn nhận rằng TP. Hồ Chí Minh được bình yên, phát triển như hôm nay có sự cống hiến, đóng góp không ít sức lực, trí tuệ và cả máu xương của lực lượng công an. Nhân ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7), chúng tôi xin điểm lại một vài sự hy sinh thầm lặng thay cho nén tâm nhang dâng lên những người đã khuất...
Trong chiến tranh vệ quốc cũng như trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lực lượng CAND đã có bề dày thành tích về tinh thần mưu trí, dũng cảm, xả thân vì nhiệm vụ, vì Tổ quốc thân yêu. Chính tinh thần ấy đã hun đúc làm nên những chiến công lừng lẫy, để đời như vụ án phá các băng nhóm phản động ở phố Ôn Như Hầu (Hà Nội), kế hoạch phản gián CM-12 (Cà Mau)... Tiếp nối truyền thống cha anh đi trước, thế hệ trẻ CAND ngày nay, trong đó có CATPHCM không ngừng phấn đấu, cống hiến trí tuệ, sức lực và cả xương máu để bảo vệ, giữ gìn ANTT, bình yên cho thành phố thân yêu. Cùng với thời gian, bản anh hùng ca CAND vẫn tiếp tục được viết tiếp với những trang sống động và đầy nhiệt huyết của các thế hệ trẻ tiếp theo. Do công tác, chiến đấu trên một “mặt trận không bình yên” nên máu của các chiến sĩ CA vẫn không ngừng đổ. Minh chứng gần nhất là sự hy sinh quên thân mình vì nhiệm vụ của liệt sĩ Nguyễn Thành Dũng. Còn nhớ vào tháng 6-2006, người dân TPHCM từng xôn xao, xúc động trước sự ra đi của Dũng và cuốn nhật ký anh ghi lại cho con trai mình. Cũng như bao chiến sĩ CA khác, khi khoác lên mình bộ quân phục màu xanh cỏ úa, Dũng biết ngành và nhân dân đang kỳ vọng những gì vào mình. Dẫu biết công việc của một cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy là gian nan, nguy hiểm, nhưng Dũng không ngại khó, ngại khổ, hay lo sợ hiểm nguy mà chùn bước. Trong những lần truy bắt bọn tội phạm ma túy, trong lúc giằng co, đuổi bắt tội phạm, Dũng bị các đối tượng cắn hoặc dùng kim chích có nhiễm HIV tấn công. Không ân hận, nuối tiếc cho bản thân, nhưng là một người chồng, người cha, Dũng luôn day dứt đau khổ khi biết mình là thủ phạm lây truyền HIV/AIDS cho vợ. Rồi cái cảm giác sung sướng tột cùng của Dũng khi kết quả xét nghiệm cho biết đứa con trai duy nhất của hai vợ chồng anh không bị dính căn bệnh thế kỷ như cha mẹ nó. Tuy bị căn bệnh HIV/AIDS hành hạ, nhưng Dũng vẫn kiên cường sống cho đến ngày ra đi...
Trong chiến tranh vệ quốc cũng như trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lực lượng CAND đã có bề dày thành tích về tinh thần mưu trí, dũng cảm, xả thân vì nhiệm vụ, vì Tổ quốc thân yêu. Chính tinh thần ấy đã hun đúc làm nên những chiến công lừng lẫy, để đời như vụ án phá các băng nhóm phản động ở phố Ôn Như Hầu (Hà Nội), kế hoạch phản gián CM-12 (Cà Mau)... Tiếp nối truyền thống cha anh đi trước, thế hệ trẻ CAND ngày nay, trong đó có CATPHCM không ngừng phấn đấu, cống hiến trí tuệ, sức lực và cả xương máu để bảo vệ, giữ gìn ANTT, bình yên cho thành phố thân yêu. Cùng với thời gian, bản anh hùng ca CAND vẫn tiếp tục được viết tiếp với những trang sống động và đầy nhiệt huyết của các thế hệ trẻ tiếp theo. Do công tác, chiến đấu trên một “mặt trận không bình yên” nên máu của các chiến sĩ CA vẫn không ngừng đổ. Minh chứng gần nhất là sự hy sinh quên thân mình vì nhiệm vụ của liệt sĩ Nguyễn Thành Dũng. Còn nhớ vào tháng 6-2006, người dân TPHCM từng xôn xao, xúc động trước sự ra đi của Dũng và cuốn nhật ký anh ghi lại cho con trai mình. Cũng như bao chiến sĩ CA khác, khi khoác lên mình bộ quân phục màu xanh cỏ úa, Dũng biết ngành và nhân dân đang kỳ vọng những gì vào mình. Dẫu biết công việc của một cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy là gian nan, nguy hiểm, nhưng Dũng không ngại khó, ngại khổ, hay lo sợ hiểm nguy mà chùn bước. Trong những lần truy bắt bọn tội phạm ma túy, trong lúc giằng co, đuổi bắt tội phạm, Dũng bị các đối tượng cắn hoặc dùng kim chích có nhiễm HIV tấn công. Không ân hận, nuối tiếc cho bản thân, nhưng là một người chồng, người cha, Dũng luôn day dứt đau khổ khi biết mình là thủ phạm lây truyền HIV/AIDS cho vợ. Rồi cái cảm giác sung sướng tột cùng của Dũng khi kết quả xét nghiệm cho biết đứa con trai duy nhất của hai vợ chồng anh không bị dính căn bệnh thế kỷ như cha mẹ nó. Tuy bị căn bệnh HIV/AIDS hành hạ, nhưng Dũng vẫn kiên cường sống cho đến ngày ra đi...
 |
Thăm, tặng quà cho gia đình diện chính sách là công việc thường xuyên của các đoàn thể CATP nhân ngày Thương binh - liệt sĩ |
Có tuổi hai mươi quên thân vì nhiệm vụ, đó là trường hợp hy sinh của liệt sĩ trẻ Đặng Lâm Quỳnh (SN 1977). Tháng 7-2003, trong lúc dẫn giải tội phạm nguy hiểm từ miền Trung vào TPHCM bằng đường sắt, khi đến địa bàn tỉnh Quảng Bình, lợi dụng đêm tối tên tội phạm bất ngờ nhảy khỏi tàu lao vào rừng lẩn trốn. Bất chấp hiểm nguy, Đặng Lâm Quỳnh băng rừng đuổi theo. Tên tội phạm không thoát khỏi sự truy đuổi của đồng nghiệp, nhưng Quỳnh đã hy sinh do té chấn thương sọ não khi băng màn đêm bám theo đối tượng. Cũng như Quỳnh, liệt sĩ Trần Thiện Vinh (CSKV xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè) cũng ra đi giữa tuổi 27, để lại mẹ già cùng người vợ trẻ với đứa con trai chưa tròn một tuổi. Được biết, sau khi được phân công làm CSKV tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Trần Thiện Vinh luôn năng nổ, xông xáo trong công tác, anh đã cùng đồng đội triệt phá nhiều băng trộm cắp, cướp giật tại địa phương nên bị nhiều băng nhóm đầu gấu rắp tâm trả thù. Tháng 9-1987 trong một lần tuần tra, truy xét các đối tượng hình sự, Trần Thiện Vinh đã bị bọn tội phạm đâm trọng thương và tử vong.
 |
Săn bắt cướp trên đường phố - một nhiệm vụ dễ gây thương tích cho các chiến sĩ CSHS |
Mất mát một phần thân thể trong lúc truy bắt tội phạm không phải là chuyện hiếm lạ đối với các chiến sĩ cảnh sát nhân dân. Tính từ năm 1986 đến nay, riêng địa bàn TPHCM đã có 31 cán bộ chiến sĩ mang thương tật vĩnh viễn do bị bọn tội phạm tấn công hoặc trả thù. Vài năm trước, nhắc đến Khương Hải Âu, người dân TPHCM từng ấn tượng với nhiều vụ rượt đuổi bọn cướp giật nguy hiểm trên đường phố của anh. Chiến công oanh liệt thì ai cũng có thể biết, nhưng riêng việc Khương Hải Âu bị bọn tội phạm bắn và đâm nhiều lần gây thương tật 38% thì ít người biết tới. Những năm sau giải phóng, các đối tượng tội phạm hình sự luôn là nỗi ám ảnh của người dân. Để lập lại ANTT, CATP đã thành lập Đội săn bắt cướp. Thời đó các chiến sĩ săn bắt cướp đã để lại rất nhiều hình ảnh đẹp trong lòng người dân khi liên tục triệt phá các băng cướp giật trên đường phố. Để có được những chiến công lẫy lừng và hình ảnh đẹp như khuôn mẫu ấy đã không ít chiến sĩ bị thương tật suốt đời.
Nhưng các anh đều cảm thấy vui vì đã góp phần đem lại bình yên cho thành phố. Nguy hiểm tiếp nối hiểm nguy, nhưng vì nhiệm vụ cao cả, những chiến sĩ CAND vẫn tiếp bước cha anh, vững bước kiên cường đối đầu với tội phạm, bảo vệ bình yên cho thành phố.
|
HUỆ TRINH |
|
Sửa bởi quản trị viên 08/08/2009 lúc 12:35:31(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Những bông hoa Trường sinh đã nở trong một ngày như thế. Và chú ong biết chắc rằng sẽ chẳng có ngày nào đẹp hơn thế trong suốt cuộc đời của chú... |