Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline BonghoaTruongsinh  
#1 Đã gửi : 21/10/2004 lúc 09:38:07(UTC)
BonghoaTruongsinh

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 26-05-2004(UTC)
Bài viết: 1.234

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 16 lần trong 11 bài viết


Bệnh nhân đang nhận thuốc điều trị tại trung tâm.

Viện Sức khỏe tâm thần Bạch Mai (Hà Nội) đang thực hiện một phương pháp cai nghiện mới bằng thuốc Naltrexon, bước đầu đem lại hiệu quả khả quan. Người cai được uống thuốc 3 lần/tuần trong khi vẫn sinh hoạt bình thường tại cộng đồng.

Vào các ngày thứ 2, 4, 6, khu phòng phát thuốc của Viện lại nhộn nhịp người ra vào, lấy thuốc, xét nghiệm, không mấy ai nghĩ đây là một trung tâm cai nghiện. "Tôi mắc nghiện lâu rồi, cai mấy lần không được. Nghe có phương pháp cai nghiện mới nên vợ con động viên cai nghiện và đưa tôi đến", một người cai nghiện nói. Anh cho biết thêm, chi phí cai nghiện cũng không đắt, mỗi tháng mỗi người chữa tái nghiện nộp 900.000 đồng tiền thuốc, 100.000 đồng tiền trợ phí và 120.000 đồng tiền xét nghiệm tìm chất ma túy 2 lần/tháng.

Sau 7 ngày không dùng ma túy, đối tượng cai nghiện sẽ bắt đầu được điều trị bằng thuốc Naltrexon dưới sự giám sát trực tiếp của các nhân viên y tế trung tâm (các bệnh nhân phải uống thuốc tại bệnh viện, không được mang về nhà).

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, chủ nhiệm đề tài cai nghiện bằng phương pháp sử dụng thuốc Naltrexon, gốc của vấn đề cai nghiện là phải loại bỏ hoàn toàn trạng thái lệ thuộc ma túy về mặt tâm thần, làm người nghiện quên đi cảm giác nhớ thuốc. "Người nghiện khi thiếu chất ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai như buồn nôn, chảy nước mắt, nước mũi, mất ngủ, giãn đồng tử... Sau thời gian 1-2 tuần, hội chứng này sẽ tự mất do cơ thể tự điều chỉnh", bác sĩ Tuấn nói.

Hơn 10 năm nghiên cứu các phương pháp cai nghiện ma túy, bác sĩ Tuấn nhận thấy nhiều phương pháp đã thất bại, tỷ lệ tái nghiện lên tới 90%. Ông quyết định chọn Naltrexon vì khi uống vào, người nghiện không còn cảm giác thèm các chất dạng thuốc phiện. Ưu điểm nổi bật của thuốc này chính là khả năng hồi phục chức năng lao động tích cực. Theo ý kiến tổng hợp từ các gia đình, sau 6 tháng điều trị, 35% bệnh nhân có thể tham gia một số hoạt động xã hội, tự phục vụ cá nhân và chỉ 9,3% bệnh nhân có sai phạm (bán đồ gia đình, lấy trộm tiền...).

Tuy nhiên Naltrexon là loại thuốc rất khó chịu với người cai nghiện, gây một số tác dụng phụ (đau đầu, đau cơ khớp, dễ bị kích thích) nên cần kết hợp với liệu pháp tâm lý. Người thầy thuốc giúp đối tượng loại trừ các tác nhân gây tái nghiện do ảnh hưởng của tâm lý, căng thẳng thần kinh gây ra. Gia đình giám sát, giúp đỡ đối tượng quay trở lại cuộc sống cộng đồng.

Đến nay, Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai đã và đang điều trị cho hơn 300 bệnh nhân. Nhu cầu rất lớn của các gia đình có người nghiện đang gây tình trạng quá tải. "Viện chỉ là đơn vị nghiên cứu thực nghiệm chứ không phải là cơ sở kinh doanh. Viện mong muốn hợp tác với các cơ sở cai nghiện để nhân rộng phương pháp chống tái nghiện mới này", bác sĩ Tuấn nói.

Phương Vũ

Sửa bởi quản trị viên 27/03/2012 lúc 12:52:34(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Những bông hoa Trường sinh đã nở trong một ngày như thế. Và chú ong biết chắc rằng sẽ chẳng có ngày nào đẹp hơn thế trong suốt cuộc đời của chú...
Quảng cáo
Offline heo1980  
#2 Đã gửi : 21/10/2004 lúc 10:02:44(UTC)
heo1980

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC)
Bài viết: 1.458

Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
Hình thức cai nghiện tại nhà có nhiều ưu điềm mà, người nghiện vẫn có thể tiếp tục cong việc của mình, để có thể lo cho cuộc sống. Mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa địa điểm như thế này, để có thể đẩy lùi nàng tiên nâu vào dĩ vãng.
Offline BonghoaTruongsinh  
#3 Đã gửi : 21/10/2004 lúc 10:07:35(UTC)
BonghoaTruongsinh

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 26-05-2004(UTC)
Bài viết: 1.234

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 16 lần trong 11 bài viết
Dễ quá, Heo1980 liên hệ với các bác sĩ ở TP. HCM, giới thiệu với họ về công trình này của bác sĩ Tuấn rồi giúp họ liên hệ với bác sĩ Tuấn, ngã giá chuyển giao công nghệ là xong. Hoặc cử một đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm ra Hà Nội cũng được.
Những bông hoa Trường sinh đã nở trong một ngày như thế. Và chú ong biết chắc rằng sẽ chẳng có ngày nào đẹp hơn thế trong suốt cuộc đời của chú...
Offline dien180  
#4 Đã gửi : 15/11/2004 lúc 04:13:54(UTC)
dien180

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-06-2004(UTC)
Bài viết: 673

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết
(hanoimoi.com.vn)

Những mảnh đời nghiện ngập…
Thoạt nhìn người thanh niên có vóc dáng to cao, khoẻ mạnh, rụt rè khi trò chuyện với khách, ít ai nghĩ rằng anh đã có tới gần chục năm nghiện ngập, ra tù vào tội. L.V. Tùng (SN 1979, ở quận Thanh Xuân) nhớ lại: do được gia đình nuông chiều từ nhỏ, lại bị bạn bè rủ rê lôi kéo, Tùng "bập" vào ma tuý lúc nào không hay biết. Sức quyến rũ của "nàng tiên nâu" đã kéo Tùng trượt dài trên con đường tội lỗi. Bòn rút tài sản của gia đình, trộm cắp vặt bên ngoài, thậm chí cả trấn lột, cướp bóc… không thủ đoạn nào Tùng không làm để có tiền mua thuốc. Chìm sâu trong những cơn nghiện liên miên khiến, Tùng kiệt quệ cả về sức khoẻ và tinh thần. Gia đình đã nhiều lần đưa Tùng đi cai nghiện song do thiếu sự quyết tâm của bản thân, thêm vào đó là sự "xuống nước" của gia đình mỗi lần thấy Tùng lên cơn vật vã, thèm thuốc nên rút cục, Tùng "nghiện vẫn hoàn nghiện". Mãi tới khi đến sinh hoạt tại câu lạc bộ (CLB) Hương Sen (đầu năm 2004), Tùng mới dần dần cắt được cơn nghiện và đến nay, sau 9 tháng "ở chùa", Tùng đã không còn sử dụng ma tuý nữa. Sức khoẻ cải thiện trông thấy, Tùng đã tăng lên gần 10 kg, anh thậm chí còn không tin nổi vào sự thay đổi của chính bản thân mình. Tùng tâm sự: "Nhớ lại hồi mới vào chùa, những cơn vật vã, thèm thuốc khiến tôi như phát điên lên, thầy Huân và các sư trong chùa phải rất vất vả với tôi. Dần dần công việc cai nghiện đã không còn khó khăn như trước. Chúng tôi sống ở đây phải tự giác, yêu thương nhau và không ai được ra khỏi chùa một cách tuỳ tiện. Chúng tôi cũng không phải đóng góp gì, mọi chi phí sinh hoạt nhà chùa lo tất, thầy Huân nói, chỉ cần chúng tôi chịu khó cai nghiện để sớm được trở về".

Dẫu sao, Tùng vẫn còn may mắn là chưa nhiễm phải căn bệnh thế kỷ sau cả quãng thời gian nghiện ngập khá dài. Nếu thực sự quyết tâm cai nghiện, Tùng sẽ còn cơ hội trở về với cuộc sống- điều mà nhiều thành viên khác đã nhiễm HIV/AIDS của CLB Hương Sen- không thể có được. Trường hợp N.T. Lợi (SN 1975, ở huyện Thanh Trì) là một điển hình. Do nghiện hút kéo dài, Lợi đã bị nhiễm HỤV. §ánh mất mình, đánh mất cả hạnh phúc gia đình, Lợi trở thành kẻ bị xã hội và cả những người thân xa lánh, kỳ thị. Giờ đây, sinh hoạt ở CLB Hương Sen, Lợi mới được sống trong sự đùm bọc, yêu thương, chia sẻ của sư thầy và những con người cùng cảnh ngộ. Lợi cũng đã đã từ bỏ được ma tuý và cố gắng sống có ích trong phần đời còn lại.

Mỗi thành viên trong CLB có một hoàn cảnh, một mảnh đời khác nhau, nhưng họ đều có điểm chung là quyết tâm cai nghiện và tìm lại ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

Cai nghiện từ tâm

Hoà Thượng Thích Thanh Huân bộc bạch: trong nhiều lần đi công tác ở Thái Lan, tôi nhận thấy ở đất nước họ, giới Phật giáo góp phần vào việc ngăn chặn HIV/AIDS rất tích cực và hiệu quả, bởi thế mới nghĩ đến mô hình cai nghiện trong chùa, áp dụng trên đất nước mình. Đa số người nhiễm HIV là do nghiện ma tuý, họ thường bị suy sụp tinh thần, bi quan chán đời. Họ còn bị người đời khinh miệt, rẻ rúng. Khi đến với nhà chùa, họ được quan tâm hỏi han, gần gũi và bộc lộ nỗi lòng, từ đó dần phục thiện. Đầu năm 2004, CLB Hương Sen với 41 thành viên chính thức sinh hoạt tại chùa Pháp Vân. Thời gian đầu đưa nhóm người bệnh này về sinh hoạt, nhà chùa đã gặp không ít khó khăn vì đây là trường hợp "xưa nay ít thấy". Nhiều người quan niệm chùa chiền là chốn thanh tịnh, không thể đưa những người bệnh này vào sinh hoạt được. Hơn nữa, để tiếp xúc với những đối tượng nghiện, nhiễm HIV đã là một thách thức, nói gì đến việc tổ chức cho họ ăn, ở, sinh hoạt ngay tại chùa. Nhưng rồi, nhờ sự kiên trì, quyết tâm và tấm lòng "từ bi bác ái" của sư Huân, những khó khăn bước đầu cũng qua đi. Đến nay CLB đã duy trì được hoạt động và thu hút ngày càng nhiều người nghiện và nhiễm HIV/AIDS không chỉ trên địa bàn Hà Nội, mà từ cả các tỉnh lân cận: Hà Tây, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình… xin đến sinh hoạt. Nhiều trường hợp sau 3 tháng, 5 tháng, 7 tháng… thấy sức khoẻ ổn định đã xin rời chùa trở về với gia đình. Hiện nay ở chùa có 7 người đang cai nghiện, họ ăn ở luôn tại chùa, tất cả phải chấp hành nội quy: không ra ngoài khi chưa được phép, mặc dù chùa không khoá cổng, tuyệt đối không sử dụng ma tuý dù chỉ một lần, không cãi nhau, không chửi bới, không hút thuốc lá. Nếu ai vi phạm một trong những quy định đó sẽ phải ra về, không được ở chùa nữa. Vì vậy tất cả những ai đến đây là phải có tinh thần tự giác và quyết tâm cao.

Tất cả mọi sinh hoạt của CLB Hương Sen đều do nhà chùa tự lo. Những người cai nghiện được ăn ba bữa, sinh hoạt như những người bình thường, chi phí trung bình khoảng 400-500 ngàn đồng/người/tháng. Khó khăn này ai cũng biết song trong câu chuyện với chúng tôi, Hoà thượng Thích Thanh Huân không hề đề cập tới. Dường như mong muốn cai nghiện thành công cho mỗi thành viên là điều trăn trở lớn nhất của Hoà thượng, bởi vì để cai nghiện thành công không đơn giản và không phải là việc làm trong "một sớm một chiều". Hoà thượng cho biết: trong tương lai CLB Hương Sen sẽ có thêm nhiều hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khoẻ, tuyên truyền để những ai có nhu cầu biết đến. Quan trọng hơn, nhà chùa sẽ cố gắng tạo việc làm phù hợp cho từng đối tượng trong khuôn viên nhà chùa để có điều kiện tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn, phục hồi sức khoẻ, tạo tâm lý sống có ích cho mỗi thành viên.

Sự ra đời của một CLB như trên là đáng quý. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở phạm vi nhà chùa mà không có sự ủng hộ, vào cuộc của các đoàn thể, ban ngành địa phương e rằng hoạt động cai nghiện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn./.

ND (VOV)

Chúng ta nói dối khi chúng ta nói rằng chúng ta sợ… sợ cái điều mà chúng ta không hề biết, sợ những người chúng ta nghĩ đến, sợ những gì sẽ khám phá ra chính chúng ta.

Offline doisongmoi01  
#5 Đã gửi : 15/01/2007 lúc 07:23:10(UTC)
doisongmoi01

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-12-2006(UTC)
Bài viết: 7

tui đâu có thấy ai thành công đâu bạn bè tui toàn thấy  thất bại có thằng thì teo mà  tỉ lệ   vì nói thật nhé nghiện là  thói quen rùi chứ đâu phải do chất hoá học nào nữa ở đây
Hãy cẩn thận giữ tấm lòng mình hơn hết
Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra
*****************************
[email protected]
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.