Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline DeltaForce  
#1 Đã gửi : 25/11/2004 lúc 07:37:21(UTC)
DeltaForce

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC)
Bài viết: 1.110

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết
<table cellspacing="0" cellpadding="0" width="100%" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td><span class="sapeau_box"><strong><font color="#000080"> </font></strong> <p align="justify"> <p><strong><font color="#000080">Hai em Trần Quang Châu và Nguyễn Văn Bình, những đứa trẻ không cha, không mẹ, bơ vơ trên đường phố giờ đã trở thành tân sinh viên Trường đại học Văn hoá, Đại học Giao thông vận tải. Kết quả đó đã kéo dài thêm thành tích học tập của những đứa trẻ bị bỏ rơi, lang thang đang được nuôi dưỡng, học tập dưới chân núi Ba Vì.</font></strong></p></span> <p></p> <p align="justify"><span class="time_zone" id="lbContinue"></span><span class="text_box" id="lbBody"> <p>Ngoài Châu và Bình, trung tâm Bảo trợ xã hội 4, thuộc Sở Lao động - Thương binh &amp; Xã hội Hà Nội còn có nhiều học sinh thi đỗ đại học và đã trưởng thành như Phạm Hồng Minh, Nguyễn Trung Tình, Đặng Đình Canh, Nguyễn Hồng Quân... </p> <p>Sau khi tốt nghiệp khoa Du lịch Đại học Mở, Minh trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Công việc giúp Minh thỏa nguyện ước mơ được đi đến khắp mọi miền Tổ quốc, được biết đến các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Xa hơn nữa, em còn giúp bạn bè quốc tế biết đến mảnh đất đã sinh ra mình.</p> <p> <table cellspacing="2" cellpadding="0" rules="none" align="center" border="0" frame="void"> <tbody> <tr> <td><img src="http://www.cand.com.vn/Uploaded_CAND/hoabt/30_tunhung_anhto.jpg" border="0" /></td></tr> <tr> <td> <p align="center">Các cháu ở Trung tâm bảo trợ xã hội 4.</p></td></tr></tbody></table></p> <p>Minh là một đứa trẻ ăn xin, quê ở Bắc Giang. Sau khi tiếp nhận, em được trung tâm làm thủ tục xin vào học lớp 1. Cứ thế, mỗi năm một lớp, năm nào em cũng đạt kết quả học tập tốt. Đến lúc Minh đậu đại học, bên cạnh niềm vui, các cán bộ trung tâm lại thêm nỗi lo “các em chỉ được Nhà nước nuôi đến năm 18 tuổi, vậy sau đó thì sao?". Không chịu đầu hàng, trung tâm đã kêu gọi các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân giúp đỡ. Không ai nỡ từ chối một đứa trẻ mồ côi có nghị lực sống như vậy. Minh đã đến trường đại học trong sự cưu mang của nhiều người và em đã không phụ công họ.</p> <p>Với Nguyễn Trung Tình cũng vậy, là một đứa trẻ lang thang, vào đây em mới bắt đầu học vỡ lòng. Tình không chỉ là học sinh giỏi các cấp tiểu học, THCS, lên THPT em thi đỗ vào Trường chuyên thị xã Sơn Tây (Hà Tây). Phải đi học xa hơn 20 km, thương Tình vất vả, anh Thắng đã nhờ người quen ở thị xã cho ở trọ. Tiêu chuẩn ăn của Tình được cắt chuyển thành tiền mặt và trung tâm hỗ trợ thêm để em theo học suốt 3 năm ở trường chuyên của tỉnh. </p> <p>Thế rồi ngày vui đã đến, Tình đỗ cùng lúc 2 trường đại học: Đại học Ngoại ngữ và Công đoàn. Tình đã chọn trường Đại học Ngoại ngữ, khoa tiếng Nhật. Tốt nghiệp, em được làm việc cho Công ty Honda. Sau này, vượt qua 30 ứng cử viên, em đã lọt vào vòng tuyển chọn cuối cùng của Yamaha và hiện đang có công việc rất tốt ở đây. </p> <p><b>Những tấm lòng nhân ái</b></p> <p>Khi được chuyển vào trung tâm Bảo trợ xã hội 4, trong hồ sơ những đứa trẻ lang thang, Cơ quan Công an chỉ ghi tên. Phần ghi họ bỏ trống hoặc mở ngoặc đơn không rõ họ. Thế là anh Thắng – Giám đốc Trung tâm - phải làm thêm công việc là tìm họ cho chúng. Những cháu bé mang họ Nguyễn cứ ngày một dài thêm. Từ đứa bé sơ sinh đến những đứa trẻ lên 10 cũng mang họ anh.</p> <p>Một trong những đứa bé ấy đã trở thành con gái nuôi của anh. Cháu bé bị bỏ rơi khi còn đỏ hỏn. Trạm y tế của một xã nọ đã đưa em đến đây. Lúc đầu, người ta nuôi em với hy vọng người mẹ sẽ quay lại tìm. Nhưng 3 năm trôi qua, một quãng thời gian đủ dài để biết người mẹ đã đi không trở lại. Cái tình quyến luyến với bé đã khiến anh bàn với vợ nhận&nbsp;bé làm con nuôi mặc dù họ đã có hai cậu con trai. Lúc này, cháu bé không chỉ mang họ anh mà còn có thêm cái tên lót của mẹ nuôi - Nguyễn Thị Hồng Gấm. </p> <p>Có những người vì lý do "đặc biệt" mà vào trung tâm nhưng họ đã đem đến cho những đứa trẻ bị ruồng rẫy tình yêu thương như đối với người ruột thịt. Bà Sen là một ví dụ. Bà hiện có một cô con gái đã có gia đình. Bà đang còn khỏe, cũng muốn về giúp con trông cháu, chứ cứ trông con người ngoài mãi về già lại khổ con mình. Nghĩ vậy nhưng bà không thể dứt áo ra đi được. </p> <p>Nghe bà nói đến chuyện về quê, cháu Nguyễn Thị Phượng, 7 tuổi đã nước mắt ngắn dài. Nó ôm chặt lấy cổ bà không cho về. Bà cũng đã từng vì những vòng tay ấy mà nhiều lần không thể ra đi. Cách đây 7 năm, một người lái xe ôm đã đưa một đứa trẻ sơ sinh đến trung tâm. Anh cho biết thấy nó được đựng trong một cái làn vứt ở bên đường. Đứa bé ấy chính là cháu Phượng.</p> <p>Không chỉ có Phượng lớn lên bằng hơi ấm của mẹ Sen mà các cháu Ninh, Dũng, Hà... cũng gọi bà bằng mẹ. Những đứa trẻ này cũng bị bỏ rơi từ khi còn nhỏ. Đến nay, cháu Dũng đang học lớp 1, Ninh học lớp 5. Cháu Hà thì được vợ chồng một anh bộ đội không có con, xin làm con nuôi. Mỗi cháu bé có một số phận, một hoàn cảnh nghiệt ngã nhưng các cháu đều được bù đắp bằng tình thương của những tấm lòng nhân ái, bao dung<img src="http://www.cand.com.vn/Images/reddot.gif" /></p></span><br /> <p></p></td></tr> <tr> <td align="right">&nbsp; <span class="source" id="lbAuthor2"><strong>Cao Hồng</strong></span></td></tr></tbody></table>
Tránh bệnh - Không lánh người.
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.