Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread

Offline Falling in love  
#1 Đã gửi : 22/11/2007 lúc 11:42:10(UTC)
Falling in love

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC)
Bài viết: 1.200

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết

Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam::

Giáo dục là vắc xin hữu hiệu nhất

-->



Các bạn trẻ Hà Nội tham gia câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS

QĐND Online - Những câu chuyện, những vấn đề xoay quanh đại dịch HIV/AIDS ở nước ta đã được nói đến, được cảnh báo rất nhiều và không còn là mới mẻ với mọi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn tồn tại một số bất cập trong nhận thức về về căn bệnh này và đó chính là lý do khiến cho số người bị lây nhiễm và tử vong vì HIV/AIDS tăng lên từng ngày, từng giờ.

Mỗi ngày, hơn 30 người chết

Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, vào năm 1990, nước ta phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. Nhưng đến 30-8 năm nay, cả nước đã có 132.682 người nhiễm HIV. Trong đó, có 26.828 đã chuyển sang giai đoạn AIDS, đau xót hơn là đã có 14.500 người tử vong do AIDS. Nếu giai đoạn từ 1990 đến 1995 mỗi năm nước ta có khoảng 1000 người nhiễm mới, thì giai đoạn 1996-2000 mỗi năm có 5000 trường hợp nhiễm mới và giai đoạn 2001 đến nay con số này đã tăng lên 15.000 người. Tỷ lệ nhiễm HIV trong dân số ở nước ta khoảng 0,25%, đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao là ở độ tuổi nhiễm nhiều nhất từ 20 đến 29 và mỗi ngày có nơn 30 người chết do nhiễm HIV.

Theo ông Dương Quốc Trọng, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, những con số nghi nhận được chỉ là 1/3 “bề nổi của một tảng băng”, còn con số thực tế có thể gấp 2-3 lần. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2007, toàn quốc đã phát hiện thêm 13.695 trường hợp nhiễm HIV, 4.593 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 2.072 người tử vong do AIDS. So với 7 tháng đầu năm 2006, số người nhiễm HIV tăng gấp 1,95 lần; số người chuyển sang giai đoạn AIDS tăng gấp 2,95 lần; số người tử vong do AIDS tăng gấp 2,4 lần.

Cũng theo Cục phòng chống HIV/AIDS tính đến nay, TP. Hồ Chí Minh là tỉnh có số người nhiễm HIV cao nhất trong cả nước 16.946 người, đứng thứ hai là Bà Rịa –Vũng Tàu với 3.076 người và đứng thứ 3 trong 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân với 343 người/100.000 dân (Quảng Ninh nhiều nhất với 674 người/100.000 dân; thứ nhì là Hải Phòng với 415 người/100.000 dân).

Không nên đánh đồng HIV/AIDS với tệ nạn

Ông Dương Quốc Trọng cho biết, trước đây, tất cả các văn bản hướng dẫn phòng chống HIV/AIDS đã không coi HIV là một bệnh. Nhưng 12-7-2007 Chính phủ đã công bố Luật phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), đã coi HIV/AIDS là một bệnh. Và trong khoản 4 điều 3 có quy định: không được kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Luật cũng quy định các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tim sạch, điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng các thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại khác…

Như vậy ngay trong Luật cũng đã khẳng định cái nhìn về HIV/AIDS như một căn bệnh cần có sự chia sẻ của cả cộng đồng, và cũng đã đưa ra vấn đề nhạy cảm nhất nhằm thay đổi suy nghĩ và nhận thức của nhân dân về HIV/AIDS.

Hiện nay, đối tượng nghiện ma tuý nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao nhất trong số người nhiễm với 51,17%, gái mại dâm chiếm 2,49%. Đây là 2 nguyên nhân chính làm lây lan HIV. Vì nó gắn với 2 tệ nạn xã hội này nên người ta vẫn nhìn nhận HIV như một tệ nạn xã hội và có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Tuy nhiên, vẫn có 0,56% người cho máu bị nhiễm HIV; 5,25% bệnh nhân lao; 6,75% không rõ nguyên nhân và 20,53% đối tượng khác bị nhiễm HIV. Bên cạnh đó, những người nhiễm HIV do tiêm chích ma tuý hoặc có quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm, sau thời gian lỗi lầm họ đã trở về với đời thường và hoà nhập với cộng đồng.

Chúng ta không thể đánh đồng vấn đề HIV/AIDS với tệ nạn xã hội, mà phải coi đây là một căn bệnh, để chúng ta có cái nhìn khác đi về những người nhiễm HIV/AIDS. Đặc biệt, thời gian nhiễm HIV có thể kéo dài 10 hay 20 năm trước khi chuyển sang giai đoạn AIDS. Do đó, những người nhiễm vẫn cần lao động để kiếm sống và ở mức độ nào đó họ vẫn còn khả năng cống hiến cho xã hội. Mọi người trong cộng đồng cần chăm sóc họ để họ phát huy tiềm năng của mình.

Để làm được những đều trên, đi đầu phải là các cấp ủy Đảng từ xã, phường đến Trung ương, cần thay đổi tư duy nhận thức về HIV/AIDS, đưa mục tiêu phòng chống HIV/AIDS trở thành mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nghành và của địa phương các cấp.

Giáo dục là vắc xin hữu hiệu nhất

Hiện nay, tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS không chỉ xảy ra trong đối tượng có nguy cơ cao như những năm trước kia, mà nó đã lan dần sang cả nhiều đối tượng khác trong cộng đồng do nhận thức về HIV/AIDS còn chưa đầy đủ.

Về vấn đề này, theo ông Phạm Mạnh Hùng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, để có một cách phòng chống HIV/AIDS hiệu quả nhất cần phải bắt đầu từ các cấp lãnh đạo xã, phường. Ông Hùng đưa ra giải pháp thành lập các câu lạc bộ tại xã, phường mà thành viên là những người nhiễm HIV/AIDS, những người đã đến tuổi vị thành niên – thanh niên và cả cộng đồng cùng tham gia. Nội dung hoạt động của các câu lạc bộ là tuyên truyền giáo dục về cách phòng chống và những hiểu biết về HIV/AIDS, có những buổi thảo luận, giao lưu, diễn đàn giữa những người nhiễm HIV/AIDS và cộng đồng. Mục đích của các câu lạc bộ này là giúp những người HIV/AIDS hoà nhập với cộng đồng, giúp họ có niềm tin quay trở lại cuộc sống và biết cách phòng chống không để lây lan sang những người khác. Ngoài ra còn là động lực giúp những người nhiễm HIV/AIDS công khai danh tính để nhận được sự quan tâm, các chế độ chăm sóc của người thân, xã hội và cộng đồng. Bên cạnh đó, giúp những người khoẻ mạnh có thể chủ động tránh lây nhiễm.

Tuy nhiên, ông Hùng nhấn mạnh, các câu lạc bộ này sẽ phải hoạt động thường xuyên mạnh mẽ dưới sự giúp đỡ có trách nhiệm, có đầu tư về tài chính của lãnh đạo địa phương thì công tác phòng chống HIV/AIDS mới thực sự hiệu quả, thu hút được đông đảo cộng đồng cùng tham gia. Qua đây các cấp chính quyền cần coi phòng chống HIV/AIDS là một vấn đề lớn của địa phương cũng như của toàn xã hội, lấy giáo dục làm vắc xin hữu hiệu nhất để đẩy lùi HIV/AIDS.

Vương Thúy

Sửa bởi quản trị viên 14/01/2010 lúc 08:37:29(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Quảng cáo
Offline peter  
#2 Đã gửi : 23/11/2007 lúc 12:48:41(UTC)
peter

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồngCông trạng: Vinh danh vì những đóng góp hữu ích của bạn với cộng đồng NCH
Nhóm: Administrators, Thành viên chính thức, BQT, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 06-03-2006(UTC)
Bài viết: 1.459
Đến từ: TPHCM

Cảm ơn: 74 lần
Được cảm ơn: 511 lần trong 232 bài viết
Hoàn toàn đồng ý!
Trong bất kỳ vấn đề nào cũng xã hội - nếu xét về vĩ mô thì Giáo Dục bao giờ cũng là 1 cách tốt nhất!

Đối với các bạn trẻ hiện nay, cần giáo dục họ thêm các kỹ năng sống:
.  kỹ năng từ chối (biết nói KHÔNG với cái xấu)
. Kỹ năng ra quyết định
.  Kỹ năng xác định Thang Giá Trị
.....

Nếu được trang bị đầy đủ kỹ năng sống, Peter  nghĩ rằng các bạn trẻ sẽ tự tin bước vào đời và chắc chắn sẽ thành công!
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.