Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline DeltaForce  
#1 Đã gửi : 08/12/2004 lúc 09:12:36(UTC)
DeltaForce

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC)
Bài viết: 1.110

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết
17 năm sống chung với HIV cũng là thời gian TS David Stephens nghiên cứu và  làm việc trong lĩnh vực phòng chống  HIV/AIDS. Với vai trò Cố vấn kỹ thuật Dự án Policy, ngay cả lúc này, khi mà con người ông vẫn luôn phải đối chọi với virus HIV, ông vẫn theo đuổi thử thách đặt ra khi bắt đầu làm việc ở VN từ năm 2002: Tích cực đóng góp hoàn thịên chính sách cho người nhiễm HIV/AIDS ở VN, một trong những vấn đề mà ông đã để nhiều tâm huyết là chính sách cho người nhiễm HIV ở nơi làm việc. Ông nói:



Tiến sĩ David Stephens. 

- Với người có HIV, lao động là một trong những quyền quan trọng nhất.  Khi tôi bị nhiễm HIV năm 1987, ở Australia người ta nói rằng tôi chỉ còn sống được 2 - 3 năm nữa. Những người nhiễm khác trong khoảng thời gian đó cũng được được tuyên truyền như  vậy. Do đó, có rất nhiều người đã  bỏ việc làm, cố gắng sống gấp, thậm chí đem những thẻ tín dụng tiêu cho hết tiền. Kết quả là tiền hết, nhưng người vẫn sống, và không ít người đã rơi vào cảnh  khủng hoảng nặng nề... Vì vậy, điều đặt ra ở đây là người nhiễm HIV cần được tư vấn, cung cấp đầy đủ thông tin để họ xác định được hướng đi sau khi nhiễm bệnh. Bởi thật sự họ có thể còn sống nhiều năm, tiếp tục đóng góp cho xã hội.

´ Ông đã làm việc ở Australia, một số quốc gia Đông Nam Á, và bây giờ là VN. Theo ông, chính sách về việc làm cho người nhiễm HIV  ở VN đã thực sự đáp ứng yêu cầu?

- VN đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến HIV/AIDS, trong đó có nhiều điều khoản cấm không được phân biệt đối xử , sa thải người lao động. Tuy nhiên, vấn đề còn là chuyển tải những thông điệp đó đến người dân và áp dụng chính sách ở từng hoàn cảnh cụ thể như thế nào. Theo tôi, để những chính sách việc làm đối với người có HIV thực sự đi vào cuộc sống, rất cần người sử dụng lao động khởi xướng, nhập cuộc phòng chống HIV/AIDS ngay trong  DN, cơ quan, tổ chức.  Hơn nữa, cần có những tổ chức pháp lý hỗ trợ cho người sa thải hoặc bị gây sức éo buộc thôi việc do nhiễm HIV. Người nhiễm ở VN cũng cần những tổ chức như vâỵ.

´ Tại Australia, người lao động trong hoàn cảnh này được giúp đỡ như thế nào?

- Tại Australia, có những văn phòng hỗ trợ pháp lý  cho người nhiễm HIV trong hệ thống của Hội đồng AIDS.  Những tổ chức này có 300 luật sư và khi cần có thể đề nghị sự tham gia của các luật sư khác, chuyên sâu trong từng lĩnh vực. ở Australia cũng có Luật Chống phân biệt đối xử và việc bảo vệ quyền của người lao động có HIV ở Australia căn cứ vào đó. Năm 1994, có 1 đầu bếp tại Sydney (bang New South Wales) bị nhiễm HIV. Khi xin nghỉ phép với lý do đi khám bệnh, do rất tin tưởng, anh ta đã nói thật nguyên nhân. Nhưng trái với suy nghĩ của anh ta, chủ lao động đã yêu cầu anh ta phải nghỉ việc, vì không muốn anh ta tiếp tục nấu ăn.  Anh ta đã cầu viện sự trợ giúp văn phòng hỗ trợ pháp lý của Hội đồng AIDS. VP này đã chỉ rõ việc vi phạm luật, tuyên bố sẽ đưa tiếng nói báo chí  nhập cuộc. Cuối cùng, chủ sử dụng lao động đã buộc phải bồi thường cho người đầu bếp này 1 năm lương. 

´ Việc sa thải người lao động nhiễm HIV có thể bị kiện ra toà án?

- Theo luật pháp, trong trường hợp người lao động và chủ lao động không hoà giải được, có thể đưa ra toà án Cơ hội bình đẳng, xét xử các vụ liên quan đến phân biệt đối xử. Đây là một nhánh của hệ thống toà án ở Australia.

- Xin cảm ơn TS!



Ông David Stephens đã làm các luận văn Thạc sĩ "ứng phó và thích nghi trong môi trường HIV/AIDS" và Tiến sĩ "Các chuyên gia và các nhà vận động xã hội: AIDS và quyền con người ở đông nam á". Ông tự hào và cảm thấy mình vô cùng may mắn vì có được cha mẹ, người vợ, những người bạn luôn đồng cảm, cùng ông đấu tranh chiến thắng bệnh tật. Theo ông, mọi trở ngại trong việc làm của người nhiễm HIV đều bắt nguồn từ kỳ thị. Và chỉ có xóa bỏ sự phân biệt đối xử  mới là chìa khoá để giải quyết chính sách việc làm cho số nhân lực này,  khi mà số người nhiễm bệnh và hậu quả kinh tế - xã hội vẫn còn tiếp tục gia tăng ở VN. Nguồn: Dự án Policy tại VN 




Sửa bởi quản trị viên 07/04/2012 lúc 03:19:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Tránh bệnh - Không lánh người.
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.