<table border="0" bordercolor="#111111" cellpadding="3" cellspacing="0" id="AutoNumber35" style="BORDER-COLLAPSE: collapse" width="100%"> <tbody> <tr> <td width="100%"></td></tr> <tr> <td width="100%"> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><font face="Arial"><strong> <table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td><font size="2"><img align="left" alt="" border="1" hspace="5" src="http://www.hanoimoi.com.vn/images/news051204/Hoasy-Kien.jpg" vspace="5" /> </font></td></tr> <tr> <td class="Image"> <p style="MARGIN: 0px 5px"><font color="#0000ff" size="1">Hoạ sỹ Nguyễn Trọng Kiên với người xem triển lãm "Màu tình yêu" của anh</font></p></td></tr></tbody></table>Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Việt Nam hiện có 86.018 trường hợp có HIV, 13.612 ca chuyển sang AIDS, trong đó 7.834 ca đã tử vong. Ước tính, số người có HIV gần với thực tế phải cao gấp 3 lần, khoảng 245.000 người. Tuy luật pháp đã quy<span style="mso-spacerun: yes"> </span>định không được kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV nhưng trên thực tế, những người có HIV ở Việt Nam rất khó tìm một công việc để nuôi sống bản thân chứ chưa nói tới gia đình. Được thể hiện tài năng, cống hiến sức lao động để thấy mình vẫn có ích cho gia đình, cho xã hội trong những năm còn lại của cuộc đời là khát khao của không ít người có HIV/AIDS.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o

></o

></strong></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><o

><font face="Arial"> </font></o

></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><font face="Arial">“Tôi rất xúc động khi lần đầu tiên sau 10 năm có HIV/AIDS tôi đã có thể xuất hiện trước công chúng. Cám ơn sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội và các bạn đã đến với tôi trong triển lãm này. Những tác phẩm này thể hiện diễn biến tâm lý của tôi về gia đình, về cuộc sống, về bạn bè trong suốt 10 năm qua. Cho dù các bạn có cảm nhận như thế nào về phòng tranh này thì tôi chỉ muốn gửi một thông điệp. Tôi đã lao động<span style="mso-spacerun: yes"> </span>hết mình và mọi người hãy quan tâm, có cái nhìn khách quan hơn về những<span style="mso-spacerun: yes"> </span>người có HIV. Họ vẫn sống và có ích cho xã hội”. Đó là phát biểu của Nguyễn Trọng Kiên, một trong hai họa sĩ có HIV/AIDS trong buổi khai mạc phòng tranh mang tên “Màu tình yêu” của hai anh tại Hà Nội.<o

></o

></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><o

><font face="Arial"> </font></o

></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><font face="Arial">48 bức tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Trọng Kiên và 23 bức tranh sơn mài của họa sĩ Lưu Quang Thắng tại phòng tranh đã làm rất nhiều người kinh ngạc. “Màu tình yêu” diễn tả cuộc sống nội tâm mà hai họa sĩ trẻ, có tài năng nhưng mang trong mình vi-rút “đại dịch thế kỷ” đã trải qua.<o

></o

></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><o

><font face="Arial"> </font></o

></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><font face="Arial">Nguyễn Trọng Kiên còn rất trẻ (anh sinh năm 1977) là “con nhà nòi” trong một gia đình cả nhà là họa sĩ. Anh đến với hội họa từ rất sớm, khi mới 14 tuổi. Năm 1995, biết mình có HIV, cũng như bao người khác: anh suy sụp. 4 năm liền anh không dám và cũng không thể giao tiếp với ai ngoài gia đình, sống lay lắt như một cái bóng trên gác xép. Những tháng ngày u ám tưởng như bất tận, nỗi sợ hãi tột cùng trước “cái án tử hình” của người mang căn bệnh nan y, nỗi đau vì sự kỳ thị của những người xung quanh... được anh trút hết lên các bức tranh. Xem các tác phẩm “Tiếng thét” (1996), “Chân dung 1” (1996), “Chân dung 2” (1997), “Người đàn bà giận dữ” 1997), “Những con thiêu thân” (1997) thấy rõ cuộc sống bế tắc của Nguyễn Trọng Kiên trong giai đoạn này.<o

></o

></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><o

><font face="Arial"> </font></o

></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><font face="Arial">Được sự động viên của gia đình, bạn bè, những thành viên trong Nhóm đồng đẳng “Hoa Sữa”, Kiên đã dũng cảm đối mặt với thực tại, chủ động sống chung với HIV/AIDS. Sự tự tin trong cuộc sống đã được thể hiện ngay trên những bức tranh anh vẽ thời gian sau này, đó là những “Thành phố trong mơ” (2000), “Nỗi đau của mẹ” (2001), “Bình minh trên bãi biển” (2002), “Bình minh” (2004). Giấc mơ về một mái ấm gia đình, khát vọng làm vợ, làm mẹ của những người phụ nữ có HIV cũng được anh thể hiện vô cùng trong sáng, bay bổng với những hòa sắc dịu, nhẹ với “Tạ từ” (2004), “Mùa xuân đã về” (2004), “Hội hoa đăng” (2004), “Tâm sự lúc hoàng hôn” (2004) v.v... Niềm khát khao lao động sáng tạo đã đưa Kiên trở lại với cuộc sống.<o

></o

></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><o

><font face="Arial"> </font></o

></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><font face="Arial">Lưu Quang Thắng, họa sĩ cùng bày triển lãm với Kiên lần này không muốn xuất hiện nhiều, anh chưa chuẩn bị để đối diện với tất cả... “Những người có HIV vẫn sống và làm việc một cách tích cực. Mọi người hãy nhìn chúng tôi một cách tích cực hơn nữa để chúng tôi tự tin sống và tự tin sáng tạo” là tiếng nói từ đáy lòng của người họa sĩ trẻ. Anh mong ước sẽ<span style="mso-spacerun: yes"> </span>thường xuyên được triển lãm và bán được tranh để nuôi sống bản thân cũng như gia đình. Một mong ước thật giản dị.<o

></o

></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><o

><font face="Arial"> </font></o

></span></p> <p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><b style="mso-bidi-font-weight: normal"><span style="FONT-SIZE: 10pt; mso-bidi-font-size: 14.0pt"><font face="Arial">HNM <o

></o

></font></span></b></p></td></tr></tbody></table>

hanoimoi.com.vn)