<p style="font-weight: bold; color: rgb(165, 42, 42); text-align: center;" class="title"><font size="4">Patrick Burke - Người chia sẻ những nỗi đau</font></p><p style="color: rgb(169, 169, 169);" class="ngay">27-01-2008 01:42:06 GMT +7</p><span class="subcontent"><div align="right"><table style="background-color: rgb(255, 255, 255);" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="170"><tbody><tr><td><img src="http://www.nld.com.vn/img/4221/5-chot.jpg" border="1" /></td></tr></tbody></table></div></span><div style="text-align: justify; font-weight: bold; color: rgb(0, 0, 128);"><span class="subcontent">Patrick Burke sinh ra và lớn lên ở Melbourne (Úc) và đang điều hành ba dự án lớn của tổ chức phi chính phủ SmartWork thuộc Viện Giáo dục của Mỹ: kiểm soát HIV/AIDS tại nơi làm việc, giáo dục, xây dựng hiểu biết của người lao động trong việc phòng ngừa, chăm sóc và điều trị người sống chung với HIV và giảm kỳ thị với người có HIV</span></div><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p style="text-align: justify;">Nói tiếng Việt thành thạo, có pha đôi chút thổ âm, Patrick Burke trông giống một trí thức làm việc trong phòng thí nghiệm hơn là một điều phối viên của môt tổ chức phi chính phủ lớn suốt ngày bận rộn với công việc. Nụ cười hiền, ánh mắt hiền, những câu chuyện anh kể cho tôi nghe trong buổi chiều đông Hà Nội lạnh dưới 100c thấm đượm tình người ấm áp. </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"><strong>Có duyên với Việt Nam</strong> </p><p style="text-align: justify;">Con đường đưa anh đến với VN cũng bắt đầu bằng tình yêu đối với lịch sử của đất nước tuy nhỏ bé nhưng chịu nhiều thiệt thòi do chiến tranh. Năm 1992, lần đầu tiên Patrick du lịch tới VN. Anh đã có dịp đi tàu hỏa từ Hà Nội vào TPHCM để tận mắt chiêm ngưỡng VN. Anh kể: “Khi đó tôi đã ao ước được quay lại mảnh đất này. Về Úc, tôi theo học tiếng Việt và cố gắng xin học bổng nghiên cứu lịch sử VN”. Đề tài anh chọn cũng là một thử thách lớn “Cuộc di cư của cộng đồng người Việt - Lào - Thái Lan trong vòng 300 năm”. Suốt mấy năm ròng, anh còng lưng trong Thư viện Quốc gia ở Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia để tìm những tài liệu cần thiết phục vụ cho đề tài. “Có khi tôi đã tìm ra được những đầu sách cần thiết nhưng cô quản thư không đưa tôi hết những số sách cần thiết, chắc thấy tôi khả nghi” - anh cười hiền. </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p style="text-align: justify;">Năm 1995, sau khi tốt nghiệp, Patrick làm việc cho đài phát thanh trong chương trình quản lý về sức khỏe và lâm nghiệp cho VN và Lào, như một chuyên gia tình nguyện viên. Đến cuối năm 1999, anh chuyển sang làm việc cho tổ chức Care VN gần 2 năm. Công việc không gây cho anh hứng thú, anh chuyển sang làm cho Smartwork. Số phận anh từ đó gắn bó với những người mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;">Smartwork là chương trình quốc tế làm giảm thiểu tác động của người nhiễm HIV/AIDS trong lực lượng lao động bằng cách giảm số người nhiễm mới, cũng như bảo đảm phòng ngừa và tránh phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV. Patrick đi đến từng vùng có nhiều người lao động ở khắp nước dạy họ cách phòng ngừa căn bệnh thế kỷ này. Giọng anh buồn: “ Nhiều người nhiễm bệnh bị cả xã hội ruồng bỏ. Chỗ tôi làm việc có một anh người Thái Bình mở tiệm bán thuốc tây bị nhiễm HIV. Từ đó, cửa hàng của anh không có ai đến mua thuốc, anh đau buồn đóng cửa hàng rồi ra Hà Nội tìm đến làm việc cho chúng tôi”. </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;">Từ tháng 1-2003, Smartwork VN bắt đầu hoạt động và làm được 370 chương trình tập huấn trong cả nước. Patrick nhớ lại cách đây khoảng 3 tháng, tại một chương trình tập huấn dành riêng cho lãnh đạo các công ty ở Hà Nội, có một cô gái nhiễm HIV tâm sự, một ngày có 3 người phụ nữ gọi điện cho cô than thở về hoàn cảnh của mình vì họ mới bị nhiễm. Điều khiến mọi người sửng sốt là ba người đều là cô giáo, bác sĩ, những trí thức vốn vẫn được coi là “ bất khả xâm phạm” đối với căn bệnh thế kỷ này và họ đều bị lây nhiễm vì có chồng nghiện ma túy. </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p><strong>Tại sao như vậy?</strong> </p><p style="text-align: justify;">Có vợ là người Thái gốc Việt và hai đứa con xinh xắn “nếp tẻ đủ cả”, Patrick luôn cảm thấy có lỗi vì công việc bận rộn đến mức anh không có thời gian chăm sóc các con, đưa vợ đi chợ. Mọi việc nhà anh phó mặc cho vợ chỉ để chuyên tâm vào công việc “làm giảm nỗi đau con người, dù ít ỏi”. Anh đã từng đến nhiều trường học, nhà máy, dạy học sinh, công nhân những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống để phòng chống lây nhiễm. “Nguy cơ nhiễm HIV có ở tất cả mọi người, AIDS là một căn bệnh chứ không phải là tệ nạn xã hội”, trong các cuốn sách hướng dẫn phòng chống HIV, Patrick viết lên những lời tâm huyết từ trái tim, giúp những người đã nhiễm hay có nguy cơ cao có thái độ cầu thị và cảnh giác. Những cuốn sách dạy tỉ mỉ và đúng cách ăn uống, sinh hoạt và quan hệ tình dục với người đã lây nhiễm. Anh hào hứng kể cho tôi nghe về những việc mà tổ chức của anh đã làm ở công ty Chang Hyung Seng của Đài Loan - nơi có đến 10.000 công nhân làm việc. Anh đã chọn 30 nữ công nhân bị nhiễm làm tình nguyện viên tuyên truyền chống HIV, giúp họ xây dựng chính sách giảm kỳ thị với người nhiễm. Thành công ngoài dự kiến, công nhân bắt đầu chú ý đến và lắng nghe cũng như tìm đọc sách để có thêm hiểu biết. </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;">Smartwork còn làm thêm nhiều chương trình hợp tác bền vững với Bộ Y tế, Bộ Lao động. </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;"> </p><p style="text-align: justify;">Là người trầm tĩnh và kín đáo, Patrick không khỏi đau xót khi thấy tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, do trình độ thấp, công nhân, đặc biệt là công nhân nữ không biết cách tự bảo vệ mình nên bị lây nhiễm ngoài ý muốn. Có những cô công nhân trẻ tâm sự với anh, người yêu bị nhiễm HIV nhưng lại nói dối cô là chữa được khỏi rồi khiến cô cũng bị lây nhiễm. </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><div align="center"> <table style="border-collapse: collapse;" bgcolor="#f5f5f5" border="1" bordercolor="#4169e1" cellpadding="3" cellspacing="0" width="90%"> <tbody> <tr> <td> <p align="center"><strong>10 năm ở Việt Nam </strong> </p><p align="justify">Anh trăn trở, vì sao ở VN con số người nhiễm HIV/AIDS vẫn tăng lên hằng ngày: “Một đất nước nghèo, trình độ thấp như Campuchia mà số người nhiễm giảm đáng kể mỗi năm, còn ở VN thì lại tiếp tục tăng. Theo tôi, đó chính là do họ có những chương trình điều trị tốt hơn và được xã hội quan tâm nhiều hơn”. </p><p align="justify">Gần 10 năm sống ở VN, Patrick Burke đã thấm chất văn hóa của người Việt. Có thời gian rỗi là anh đưa các con đi chơi, dạy chúng nói tiếng Việt. Tết đến nhà anh cũng có đủ “thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh” như những nhà người VN bình thường khác. </p><p align="justify">Con người anh tràn đầy những đam mê và nhiệt huyết. “Đa mang lắm” anh cười. Anh tiết lộ, nếu có thời gian anh sẽ làm tiếp luận án tiến sĩ về lịch sử di dân của người Việt. Chắc chắn đó sẽ là một luận văn hay và có chiều sâu của con người đã dành một phần đời của mình làm nhẹ bớt những cơn đau của những con người bất hạnh trên mảnh đất này. </p></td></tr></tbody></table></div><p style="text-align: right;" class="author">Bích Diệp</p><p style="text-align: right;" class="author">Nguồn : <a href="http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/213836.asp">Người Lao động Online</a><br /></p>