Anh Cầm Nam tìm hiểu và biết được tính năng của một số cây thuốc nam để tự chữa bệnh. Sau khi cai được, với bài thuốc dễ kiếm, dễ dùng của mình, anh Cầm Nam đã phổ biến và giúp đỡ nhiều người cai nghiện thành công.
Cho đến nay, mặc dù đã qua cơn "bĩ cực" được gần 10 năm, nhưng anh Cầm Nam (dân tộc Thái) ở tổ 3, phường Tô Hiệu, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La vẫn còn bàng hoàng mỗi khi nhớ lại. Năm 1984, anh đi làm thợ thường xuyên phải xa nhà rồi mắc nghiện. Đến năm 1991, biết con nghiện, bố mẹ anh không cho đi làm nữa và bắt anh cai nghiện.
Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn, anh tái nghiện. Rồi anh yêu và cưới một cô giáo dạy ở trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh. Thời gian đầu, anh vẫn giấu vợ đi hút. Đến khi mọi thứ đã khánh kiệt, sức khỏe đã thực sự giảm sút, anh đành khai thật với vợ về tình trạng nghiện ngập của mình và quyết tâm cai. Đó là năm 1994, khi anh đã nghiện được 10 năm.
"Cai nghiện thành công hay không, ngoài yếu tố do bản thân người nghiện thì gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp người nghiện có nghị lực vượt lên được chính mình" - Đó là nhận xét của đồng chí Đàm Hữu Đắc, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc cai nghiện ma túy tại gia đình.
|
Ngày đầu tiên bỏ thuốc, ngoài những cơn vật vã, anh còn bị đau bụng dữ dội. Anh đã lấy rễ rau má, rễ cây chó đẻ và củ sâm hành mỗi thứ 100g, rửa sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ cho vào ấm sắc uống thay nước. Rồi lúc nhạt miệng, buồn nôn, anh thường ngậm quế chi; dùng nhân sâm để uống.
Hiện anh Cầm Nam là hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Sơn La, Hội viên CLB thơ Hương Đào và đang làm bảo vệ cho trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật Sơn La. Anh còn được các ban, ngành, đoàn thể khen thưởng về công tác phòng chống tội phạm, nêu gương người tốt việc tốt…
Từ lần cãi nhau với vợ...
Đó là trường hợp anh Nguyễn Khắc Thắng (37 tuổi) ở thôn Kiều Đông, xã Hồng Thái, huyện An Dương (Hải Phòng). Do mải chơi, anh Thắng theo đám bạn bè lêu lổng, trộm cắp. Năm 1992, anh bị xử phạt 24 tháng tù giam. Ra tù, vẫn "ngựa quen đường cũ" nên Thắng lại bị bắt và bị tù 2 năm nữa. Đầu năm 1997, anh được về nhưng cuối năm đó lại vào tù với mức án 5 năm. Ra tù, anh gần như buông xuôi và lâm vào tình trạng nghiện ngập.
"Bước ngoặt" để anh thực sự vươn lên đó là sự giúp đỡ nhiệt thành của lực lượng Công an và Hội Phụ nữ. Có lần, Hội Phụ nữ xã cho vợ chồng anh vay tiền để mua lợn giống nhưng lúc đói thuốc, anh lại giấu vợ đem mua ma túy. Chị Lê Thị Phượng (vợ anh) không chịu đựng được nữa và cuộc chiến đã xảy ra.
Có mặt trong buổi hòa giải đó, chị Trần Thị Bể, Chủ tịch Hội Phụ nữ đã cho tiền để anh mua lợn giống và động viên vợ anh tham gia sinh hoạt Hội Phụ nữ. Một thời gian sau, vợ anh phải phẫu thuật cắt bỏ khối u, Công an xã và Hội Phụ nữ đã quyên góp tiền giúp anh trang trải viện phí, đồng thời đề xuất với chính quyền xã và nhà trường miễn tiền đóng góp cho các con của anh chị.
Những việc làm đó đã đánh thức "phần người" trong anh. Và anh quyết tâm bỏ ma túy, bỏ cờ bạc, rượu chè, trộm cắp. Ngôi nhà nhỏ của gia đình anh giờ đây tuy chưa có nhiều tài sản nhưng rất ấm cúng