Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline dien180  
#1 Đã gửi : 16/02/2005 lúc 04:42:44(UTC)
dien180

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 20-06-2004(UTC)
Bài viết: 673

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết
<p class="content" align="justify"><b>Chị nhẹ nhàng kéo duỗi đôi chân co quắp của người đàn ông ngoài 50 tuổi, bị AIDS, đang hấp hối. Trong căn phòng rộng chừng 60m2, 7 giường bệnh, chị đi lại suốt ngày, chăm sóc họ. Mỗi năm, khoảng 50 người nhiễm HIV/AIDS tìm đến chị. 7 năm trời, đã có không dưới 300 bệnh nhân được chăm sóc, chia sẻ và cảm thông...</b> <br /><br />7 năm chung sống với người nhiễm HIV/AIDS, chị Lý chăm sóc họ từ viên thuốc, cái ăn đến vệ sinh cơ thể hằng ngày. Tôi đã nhiều lần nghe kể về chị nhưng không dám tin, còn bây giờ thì không dám nhìn việc chị làm. Chị đến bên giường bệnh của một người đàn ông trung niên, nhẹ nhàng lau rửa vết thương lở loét, đặt ống nghe lên ngực theo dõi nhịp tim. Chị buồn rầu nói nhỏ với tôi: “Anh ta sắp phải ra đi, thật tội nghiệp!”. Cạnh người đàn ông xấu số ấy là hai thanh niên đang lên cơn ho, đau đớn, vật vã. Chị Lý vội lấy khăn vừa lau mặt vừa vuốt ngực cho họ. Bệnh nhân duy nhất còn sức đi lại trong phòng là cô L, 36 tuổi, quê ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Nghe tôi hỏi thăm, cô trả lời trong nước mắt: “Lúc biết bị nhiễm HIV/AIDS, tôi hoàn toàn suy sụp, nhiều lần định tự tử nhưng vì hai đứa con nhỏ. Lúc bệnh nặng, chỉ biết vào đây, nương nhờ sơ Lý”. <br /><br />Cách đây một năm, cháu Nguyễn Thị Vân Anh lên 10 tuổi, quê ở xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế mất vì bị nhiễm HIV. Đám tang cháu chỉ có tiếng khóc của người phụ nữ không phải là ruột rà máu mủ - chị Huỳnh Thị Lý. Ông Nguyễn Duy Thăng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế kể với tôi: “Cháu Vân Anh ra đi lúc nửa đêm. Trước lúc cháu mất đằng đẵng 7 năm trời chị Lý đã tận tay chăm sóc cháu tại khoa truyền nhiễm của bệnh viện. Cũng chính ở đây, chị đã chăm sóc cho hàng chục đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh như thế”. <br /><br />Sau khi tốt nghiệp Trung cấp y Thừa Thiên Huế năm 1972, chị Huỳnh Thị Lý tiếp tục tu hành ở nhà thờ Phú Cam, thành phố Huế. Năm 1996, Bệnh viện Trung ương Huế đã phải một phen lao đao vì không tìm được y, bác sĩ chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Chị Lý xin cha xứ tình nguyện đến đây làm việc. Ngày qua ngày, chị chăm lo cho bệnh nhân từ viên thuốc, mũi tiêm đến cái ăn và vệ sinh cơ thể. Ngoài công việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân, sơ Lý còn thường xuyên học hỏi, phổ biến cho họ những thông tin mới nhất về HIV/AIDS. Hằng tháng, sơ phát động phong trào thi đua học tập giữa các bệnh nhân với nhau, khuyến khích họ có thêm niềm tin và nghị lực vươn lên. <br /><br />Sơ kể: “Do thiếu hiểu biết nên không ít người thậm chí là cả người thân đã xa lánh, xua đuổi người bệnh làm cho sự mặc cảm trong lòng họ ngày càng nặng nề. Đó là cái nhìn lệch lạc từ mỗi cá nhân đến cả cộng đồng khiến công tác tuyên truyền phòng chống HIV gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả đối với bệnh nhân AIDS, có người đã gạt nước mắt từ chối gặp vợ con vì sợ lây nhiễm cho người thân của mình, thậm chí anh còn khuyên vợ về đổi tên họ cho con và xin ra khỏi dòng tộc”. Sơ nói: “Từ niềm tin tôn giáo tôi đã tin vào con người, làm bất kể điều gì cũng bắt đầu từ tình yêu thương con người. Dẫu bệnh tật, họ cũng là con người, trong bước đường cùng như vậy mà họ bị bỏ rơi, không người chăm sóc, tội lắm”. <br /><br />Đến với các bệnh nhân AIDS hoàn toàn tự nguyện, bằng cái tâm và lòng cảm thông trước nỗi đau đồng loại, y tá-nữ tu Huỳnh Thị Lý đã lặng lẽ góp phần thắp sáng ngọn lửa nhân ái giữa cuộc đời. <br /><br /> <p align="right">BTS<br />Theo báo Sức khoẻ&amp;Đời sống<br />winking.cpv.org.vn)</p>
Chúng ta nói dối khi chúng ta nói rằng chúng ta sợ… sợ cái điều mà chúng ta không hề biết, sợ những người chúng ta nghĩ đến, sợ những gì sẽ khám phá ra chính chúng ta.

Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.