|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Hy vọng những lời tâm huyết của em các bác có thể hiểu được và tự phòng tránh cho bản thân.A2066 Làm quả YM cho máu nhỉ : daigiathichgaidep_thichdichoi nếu mà add các bác viết cho em chữ HIV nhé. Ai phát hiện lỗi sai hoặc muốn em bổ sung gì thì cứ YM nhé để em sửa. Tôi đã không đội BCS vì tôi sợ nó làm hỏng của quý của mình Vì tôi sợ trông chẳng ngầu chút nào Vì tôi nghĩ sẽ chẳng có chuyện gì đâu Vì bố em có bao giờ đội BCS đâu Mỗi ngày có khoảng 11.000 người mắc HIV Mỗi năm có khoảng 3.000.000 người chết Tất cả chỉ là ngụy biện hãy đeo BCS Hãy luôn luôn dùng BCS và hãy tin vào BCS . BCS an toàn trên từng nhịp yêu.
Bất cứ gặp một nguy cơ lây nhiễm cao nào hãy nhớ ngay đến bác sỹ và thuốc PEP.
Cứ 15 phút lại có 1 người bị nhiễm HIV mới-1 ngày có 96 người nhiễm mới-1 năm có 35040 người bị nhiễm HIV mới.===>>> Ai mà có nguy cơ nhưng mà không bị hãy cảm ơn trời đất và tránh xa ra. Khi đã được tư vấn và mọi người đã bảo không sao( nếu mà không tin thì có thể đi xét nghiệm) đừng lập ra quá nhiều topic chỉ để hỏi 1 vấn đề. (Ngày cập nhật lần cuối: 27/6/2008) Chú ý sử dụng: - Tất cả các thiết bị thiết xét nghiệm ở nước ta đều do nước ngoài sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ mình chỉ mất xiền mua. Có thể nói thiết bị xét nghiệm nước ta theo kịp các nước phát triển nên các tiêu chuẩn kỹ thuật đều đáp ứng dc yêu cầu của nó ==>>> đừng có hỏi là nước ngoài khuyến cáo 6 tuần là ok vậy mình có ok ko ??? xin thưa là hòan toàn giống nhau cả. - Bài chỉ có tính chất tham khảo. Hãy liên hệ với pác sỹ điều trị HIV để có thể biết được chính xác nhất.
- Màu đỏ là phần chú ý - Màu xanh là các liên kết. Các bác bấm vào đó nó sẽ liên kết sang các trang khác. - Có một số anh em hình như người nhà giời sao ý ko bít cách đổi từ ngày sang tuần. Em đổi hộ cho nhé: Hơn 6 tuần : 45 ngày trở đi. Hơn 3 tháng : 94 ngày trở đi nhé.     
| Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
1. Phơi nhiễm là gì ???? Phơi nhiễm là những trường hợp mà người bình thường( người không nhiễm HIV) không may tiếp xúc với máu hoặc là chất dịch của người nhiễm HIV ( chỗ tiếp xúc đó là vết thương hoặc lớp niêm mạc- nói chung là chỗ mà có thể có đường vào cho virut ở trong chất dịch). Khi mà ta chưa bít họ có nhiễm hay không chúng ta cảm thấy nghi ngờ thì cũng có thể chúng ta đang bị phơi nhiễm. 1. Tôi thấy bạn nói là diễn đàn này không có pác sỹ đúng nghĩa về HIV( có thể họ ẩn trong dưới 1 nick nào đó mà bạn không biết). Vậy lời nói của các bạn có thực sự đáng tin cậy không      Diễn đàn theo từ điển tiếng việt đó là một danh từ chỉ nơi để cho diễn thuyết phát biểu nơi đông người, nơi cho nhiều người có thể phát biểu ý kiến một cách công khai và rộng rãi. Vì vậy bản chất của một diễn đàn luôn có tính mở, nơi mọi người có thể trao đổi thoải mái, phát biểu rộng rãi ý kiến của mình miễn là tuân thủ quy định chung của diễn đàn là được. Không một ai khám bệnh, trị bệnh trên diễn đàn. Cho dù diễn đàn có pác sỹ, tiến sỹ, chuyên gia đi nữa thì cũng chỉ là nơi để cho những người quan tâm cùng nhau giải đáp giúp nhau thôi. Tôi mong bạn hãy đọc và tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau để tự quyết định lấy cho bản thân mình. Và sau khi tham khảo xong ý kiến của anh em trên diễn đàn bạn phải đi đến nơi tư vấn của phòng chống HIV nơi bạn đang sống.
2.Tôi ở quê( hoặc là không học về y học) có thể giải thích gắn gọn cho tôi biết: HIV ??? AIDS??? SIDA??? Khi đi xét nghiệm họ ghi chữ HIV??? Hoặc HIV ½ ??? HIV theo cách hiểu nôm na là HIV khi mắc virut HIV hiện nay chỉ có con đường chết. AIDS là bước phát triển cao hơn của HIV. Từ HIV chuyển sang AIDS có thể kéo dài từ 2-10 năm.SIDA với AIDS khi chuyển nghĩa sang tiếng việt giống nhau. HIV chia ra làm hai loại chính HIV1 và HIV2 trong hai loại này lại chứa các chủng khác. Khi bạn đi xét nghiệm mà họ ghi chữ HIV1/2 âm tính nghĩa là bạn không dính HIV kể cả ( HIV1 và HIV2). Khi mà họ không nói gì mà chỉ ghi chữ HIV thì bạn phải hiểu là họ đang nói đến HIV1 Loại virut ở VN hiện nay là HIV1( loại lây lan truyền nhiễm rộng rãi trên thế giới).
3. Tôi dính HIV, tôi quan hệ với người nhiễm HIV, tôi không đeo BCS có được không ??? HIV chia ra làm 2 loại chính và mỗi loại lại có nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Bạn nhiễm HIV và bạn quan hệ với người nhiễm HIV nếu mà không dùng BCS thì bạn có thể bị bội nhiễm( ngoài virut HIV có trong bạn, bạn có thể nhiễm virut HIV của người khác nữa). Càng nhiều loại virut trong người thì khả năng kháng thuốc càng cao. Cho nên tôi khuyên bạn dù bạn nhiễm HIV thì bạn vẫn nên cẩn thận với virut HIV giống như người chưa nhiễm HIV.

4.Người nhiễm HIV ai cũng gầy yếu và lở loét, hay có nốt vàng nốt đen trên mặt ??? Liệu có khi nào nhìn mà biết được người ta có nhiễm HIV ???? trong khu vực tôi ở tôi nghe nói có người nhiễm HIV tôi phải làm gì ???? Không phải ai nhiễm HIV cũng có biểu hiện trên có thể bạn nhìn thấy người đó đã phát bệnh AIDS sắp đến lúc chết nên bạn có ấn tượng đó. Không thể nhìn bằng mắt thường mà có thể nói họ có HIV hay không. Người bị nhiễm thường trong khỏe mạnh, vui vẻ, như người bình thường nếu mà không xét nghiệm thì ngay cả bản thân họ cũng không biết là họ nhiễm. Bạn không phải lo. Người nhiễm và người không nhiễm HIV có thể tiếp xúc bình thường chỉ cần bạn và người đó không làm những việc không an toàn. Họ có ôm, bắt tay, ho thì bạn cũng không việc gì.
5. Tại sao khi tôi hỏi bạn và tôi đi hỏi bác sỹ hoặc qua 1080 thỉnh thoảng có chỗ khác nhau. Bất cứ hành động nào của tôi họ cũng nói là tôi có nguy cơ( cao hay thấp) còn bạn thì nói là có nguy cơ hoặc không có nguy cơ. Tôi biết tin ai ??? Tôi có nên tin bác sỹ hay qua tư vấn điện thoại không vì họ được tiền khi trả lời cho tôi ??? Hay là bạn tư vấn cho tôi cũng được cơ quan nào đó cấp tiền cho ???? Đầu tiên tôi phải khẳng định là tôi ngồi nói chuyện với bạn tôi không được một cơ quan hay một tổ chức nào đó trả tiền cho tôi. Cái được của tôi ở đây chính là làm cho bạn vui vẻ và tự tin trong lúc bạn chờ đợi kết quả xét nghiệm. Bác sỹ hay tư vấn qua điện thoại họ khác tôi họ được cơ quan trả tiền và họ cũng giống tôi ở chỗ đó là nói chuyện với bạn họ làm cho bạn vui vẻ và tiwj tin trong lcus đợi xét nghiệm. Họ khác chỗ tôi nói chuyện ở cái : tôi nói chuyện với bạn trên tinh thần( tôi cũng là một người giống bạn tức là cũng có nguy cơ mới bắt đầu vào đây tìm hiểu) nên tôi chỉ chia sẻ kiến thức tôi biết qua internet và qua những người đi trước. Còn họ thì nói chuyện với bạn cũng trên tinh thần giúp đỡ nhau nhưng mà họ phải nói rõ hết các trường hợp kể cả các trường hợp đó chưa bao giờ xảy ra trên thực tế và có một điều đó là có người họ vẫn còn lạc hậu trong một số trường hợp. Nếu mà bạn nghe tôi thì bạn đỡ sợ sệt và an tâm chờ xét nghiệm. Tôi cũng như họ, ý kiến của chúng tôi chỉ là để tham khảo.
6. Mặc dù mọi người nói tôi không có 1 tý nguy cơ nào và đến ngày đi xét nghiệm được roài nhưng mà tôi cóc đi xét nghiệm đó mà tôi cứ thích hỏi mọi người và đến bao giờ tôi thấy chán thì thôi liệu có làm sao không ??? Thế thì tôi cũng chịu bạn roài. Với trường hợp này thì không thể nói được nữa. Bạn không nên chỉ nghĩ đến mình mà phải nghĩ đến mọi người xung quanh. Họ đến với bạn do bạn với họ là người đồng cảnh ngộ thôi.
7. Từ nhỏ tôi đã có một ước muốn vươn tới ngôi sao. Nhưng mà càng lớn lên tôi càng thấy thất vọng vì chưa vươn tới được nó.Liệu bạn nghĩ tôi có thể vươn tới một ngôi sao không( tức là khi bạn nói vấn đề của tôi trình bày không có nguy cơ gì cả- mà tôi vẫn được dính HIV- người đầu tiên trên thế giới sau 25 tồn tại của HIV- mà được lây HIV qua đường đó) bạn biết đó con người ta nổi tiếng không bằng cách này cũng bằng cách khác mà. Liệu đã có ai trong diễn đàn vào trường hợp như tôi mà đã vươn tới ngôi sao chưa??? Nếu mà tôi bị tôi sẽ scan cái mẫu xét nghiệm của tôi và bạn lăng xê giúp tôi nhé ???? Tôi rất hoan nghênh ước muốn của bạn con người ta có ước muốn mới làm được mọi việc đúng ko bạn. Nhưng mà ước muốn của bạn trong trường hợp này tôi nói thật nó quá viển vông và không bao giờ xảy ra được. Ước muốn của bạn cũng không là trường hợp đặc biệt trong diễn đàn có rất nhiều người muốn như vậy nhưng mà kết quả xét nghiệm thì sao, kết quả đó làm cho họ rất thất vọng. Họ không được nhiễm HIV. Bạn có thể tham khảo sobenhtat chú ý muốn làm ngôi sao sáng trên bầu trời kết quả thì sao chỉ là ngôi sao lãng xẹt. Bạn không được nhiễm HIV nên tôi không thể lăng xê giúp bạn được roài.
bạn andy2000 ơi, cho hỏi chút
8. Tôi đã đủ thời gian đi xét nghiệm và tôi xét nghiệm đã âm tính( sau 45 ngày- tôi không dùng các thứ có thể làm thay đổi kết quả) nhưng mà tôi không muốn chấp nhận thực tại này vì cơ thể tôi vẫn còn một số vấn đề và tôi nghĩ tôi vẫn có thể có HIV. Tôi nghĩ có đúng không ?? làm thế nào để tôi chấp nhận cái sự thật là tôi không có HIV và các thứ kia không phải do virut HIV sinh ra ???? Liệu có ai trên diễn đàn giống tôi không và họ cuối cùng có chấp nhận sự thật họ không có HIV không ??? Muốn nói gì thì nói tôi cũng phải chúc mừng bạn cái đã. Tiếp theo tôi muốn nói với bạn là tôi không phải là bác sỹ mà diễn đàn này cũng không có ai là bác sỹ cả. Bạn muốn biết chính xác bạn đang có bệnh gì mời bạn đi xét nghiệm tổng quát họ sẽ nói cho bạn biết bạn đang bị bệnh gì. Cho nên bạn có hỏi nữa cũng không biết mà trả lời cho bạn. Bạn nghĩ bạn có HIV là hoàn toàn sai lầm chính kết quả xét nghiệm đã là một bằng chứng khẳng định bạn không có HIV roài. Trên diễn đàn cũng có một số người giống như bạn : pác tanlangthang , pác sn_tran , chú ngayaycondau . Tất cả bọn họ đều âm tính cả và giờ đã chấp nhận sự thật này roài.
Có thể tôi đã bị và vợ tôi nửa xin tư vấn giúp Gấp Gấp Gấp tại sao? tìm + dưới 6 tháng
Bạn có biết là một bệnh khác cũng không kém phần nguy hiểm mà có khi còn nguy hiểm hơn HIV không ??? Đó chính là bệnh hoang tưởng mà hoang tưởng để lâu không chữa được là dễ chuyển sang tâm thần lắm. Hy vọng bạn không nhận được lời mời này nhé:
Bệnh viện tâm thần trong cả nước xin kính chào quý khách .
9. Thế nào là dương tính giả và âm tính giả. Dương tính giả: đó là trường hợp dương tính do có 1 hoặc hơn 12 loại bệnh có thể gây ra dương tính giả. Hoặc dương tính do chính bản thân của lỗi kit mà họ tiến hành xét nghiệm cho mình. Khi nhận được dương tính chúng ta chưa hết hy vọng mà chúng ta phải đến ngay các cơ sở y tế có đủ thầm quyền quyết định mẫu máu đó có HIV hay không. Dương tính thì không có thời kỳ cửa sổ nhé( bất cứ vào thời điểm nào mà khi xét nghiệm HIV mà có nghi ngờ dương tính chúng ta đều phải xét nghiệm để khẳng định lại và nếu mà khẳng định chắc chắn có HIV roài thì không còn thời kỳ cửa sổ nữa-kể cả bạn mới có nguy cơ mấy ngày mà bạn đi xn dương tính và đã dc khẳng định thì chắc chắn 100% bạn có HIV). Âm tính giả: đó là trường hợp xét nghiệm trong thời kỳ cửa sổ và có kết luận là âm tính nhưng mà âm tính này ko chắc chắn 100% vì nó vẫn còn nằm trong thời kỳ cửa sổ. Và khi ra ngoài thời kỳ cửa sổ thì kết quả xét nghiệm trong thời kỳ cửa sổ có thể âm tính hoặc dương tính. Thời kỳ cửa sổ chia làm 2 loại: Không uống thuốc PEP: là 45 ngày. Uống thuốc PEP: là hơn 4 tháng( kể từ ngày bắt đầu uống thuốc PEP) và khi ai đã âm tính sau 4 tháng này thì tôi khuyên nên đi xét nghiệm lại ở tháng thứ 7. 10. Bảng chữ viết tắt( thuốc ARV và các ắn đề liên quan). 3TC | Lamivudine | HIV | Human immunodeficiency virus - | ABC | Abacavir | | Virus gây suy giảm miễn dịch ở | AIDS | Acquired immunodeficiency | | người | | syndrome - Hội chứng suy | HPV | Human papiloma virus - Virus | | giảm miễn dịch mắc phải | | gây u nhú ở người | and | Acid desoxyribonucleic | HSV | Herpes simplex virus - Virus | ALT (SGPT) | Alanin aminotransferase | | Herpes simplex | anti-HBc | Anti-Hepatitis B core antigen - | LIP | Lymphoid interstitial pneumonia - | | Kháng thể với kháng nguyên | | Viêm phổi kẽ thâm nhiễm lymphô | | nhân của virus viêm gan B | | bào | anti- HBe | Anti-Hepatitis B envelop | LPV | Lopinavir | | antigen – Kháng thể với kháng | LTMC | Lây truyền HIV từ mẹ sang con | | nguyên vỏ nhân của virus viêm | MAC | Mycobacterium avium complex - | | gan B | | Phức hợp Mycobacterium avium | anti- HCV | Anti-Hepatitis C antibody – | NFV | Nelfinavir | | Kháng thể với virus viêm gan | NRTI | Nucleoside reverse transcriptase | | C | | inhibitor - Thuốc ức chế men sao | ARN | Acid ribonucleic | | chép ngược nucleoside | ARV | Antiretroviral – Thuốc kháng | NNRTI | Non-nucleoside reverse | | virus sao chép ngược | | transcriptase inhibitor - Thuốc ức | AST (SGOT) | Aspartat aminotransferase | | chế men sao chép ngược non - | AZT | Zidovudine | | nucleoside | BCG | Bacillus Calmett-Guerrin - | NTCH | Nhiễm trùng cơ hội | | Trực khuẩn Calmett-Guerrin | NVP | Nevirapine | CMV | Cytomegalovirus | PCR | Polymerase chain reaction - Phản | CRP | C-reactive protein - Protein | | ứng nhân chuỗi men polymerase | | phản ứng C | PI | Protease inhibitor - Thuốc ức chế | CTM | Công thức máu | | men protease | d4T | Stavudine | RTV | Ritonavir | ddI | Didanosine | TCD4 | Tế bào lympho T mang thụ cảm | DNT | Dịch não tuỷ | | CD4 | DOT | Directly observed therapy - | TCMT | Tiêm chích ma túy | | Điều trị có giám sát trực tiếp | TDF | Tenofovir | EFV | Efavirenz | TKTƯ | Thần kinh trung ương | ELISA | Enzyme-linked immunosorbent | TMP-SMX | Trimethoprim-sulfamethoxazol | | assay - Xét nghiệm hấp phụ | TPHA | T.pallidum hem-agglutination | | miễn dịch gắn men | | - Phản ứng ngưng kết hồng cầu | HAART | Highly active antiretroviral | | với xoắn khuẩn giang mai | | therapy - Điều trị kháng | VDRL | Venereal disease research | | retrovirus hiệu quả cao | | laboratories - Xét nghiệm phát | HBeAg | Hepatitis B Envelop Antigen | | hiện kháng thể với giang mai | | - kháng nguyên vỏ nhân của | VGB | Viêm gan B | | virus viêm gan B | VGC | Viêm gan C | HBsAg | Hepatitis B surface antigen - | VMN | Viêm màng não | | kháng nguyên bề mặt của virus | | | | viêm gan B | | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
I.Thời kỳ cửa sổ.
1. Thời kỳ cửa sổ hiện nay là bao lâu ??? và trong thời gian này nếu mà tôi bị HIV thì tôi có thể nhiễm sang người khác không ??? Một số người kháng thể có thể phát hiện ở ngày thứ 9 và một số người thì phát hiện kháng thể ở ngày thứ 41 Trong thời gian cửa sổ nếu mà bạn không may bị nhiễm HIV bạn có thể lây lan sang người khác kể cả trong trường hợp bạn chưa xét nghiệm được mình có dính HIV hay không( vì vẫn nằm trong thời gian cửa sổ).
2. Thời kỳ cửa sổ trung bình là bao nhiêu ???? Nếu mà ở ngày thời kỳ cửa sổ trung bình tôi đi xét nghiệm âm tính thì có đảm bảo rằng tôi chắc chắn âm tính không ???? Thời gian trung bình của thời kỳ cửa sổ là 25 ngày( 9-41).Nên ai xét nghiệm quá 25 ngày mà âm tính có thể an tâm tạm thời được roài nhưng mà âm tính ở ngày này không đảm bảo chắc chắn rằng bạn không bị HIV. Giá trị âm tính lúc này chỉ để đảm bảo củng cố tinh thần cho bạn mà thôi.
3. Khi tôi bắt đầu có nguy cơ bị HIV tôi bắt đầu thấy các biểu hiện các biểu hiện này là gì ??? và có thể cho tôi ví dụ người có các biểu hiện mà vẫn xét nghiệm âm tính ??? HIV trong giai đoạn đầu là không có triệu chứng hoặc là triệu chứng giống các bệnh thông thường cho nên người ta không bao giờ xem xét triệu chứng để có thể khẳng định bạn có bị nhiễm HIV hay không. Để khẳng định bạn có bị HIV chỉ có cách là đi xét nghiệm máu. Bạn có thể tham khảo songchiendauvoihiv mặc dù biểu hiện rất nhiều nhưng mà xét nghiệm vẫn âm tính. cuu gap
4. Khi tôi uống thuốc PEP( đầy đủ) thì sau bao lâu tôi có thể đi xét nghiệm được và kết qảu đó cho chính xác ???? Sau khi dùng xong thuốc PEP( thường là một tháng) nếu mà vẫn bị HIV thì nó bắt đầu giống người bình thường bị HIV. Ta có thể xét nghiệm sau khi mình dừng uống thuốc PEP ở tháng thứ 3-6. Tuy nhiên tôi khuyến cáo mọi người dù âm tính nhưng mà nên xét nghiệm ở tháng thứ 6 cho nó chắc chắn vì uống thuốc PEP ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mà.
5. Tại sao tôi đi xét nghiệm vẫn có nơi bảo là xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác sau 3 tháng hoặc 6 tháng mà bạn lại bảo chỉ cần 6 tuần ??? Bạn lấy tài liệu 6 tuần ở đâu ???? Đã có tài liệu ở VN nào khẳng định chuyện 6 tuần chưa ???? Trong diễn đàn từ khi bạn gia nhập hoặc trước đó( bạn biết) đã có ai âm tính ở tuần thứ 6 mà dương tính ở tháng thứ 3 hoặc thứ 6 chưa ???? Trên thế giới bây giờ chỉ có xét nghiệm chính xác ở tuần thứ 6 và tháng thứ 3 không còn khái niệm xét nghiệm ở tháng thứ 6 nữa( ở VN ai mà còn nói chuyện tháng thứ 6 nữa là do họ chưa cập nhập- đã có tài liệu tiếng việt- xuất bản ở VN- khẳng định chuyện xét nghiệm ở tháng thứ 3 roài). Bạn có thể đọc thông tin khẳng định xét nghiệm ở tuần thứ 6 ở :
một vài website về H có thể giúp mọi người đừng "lăn tăn" nhiều như em sau khi âm tính sau 6 tuần..
Thông tin về xét nghiệm sau 6 tuần yên tâm được 100% (Dr. HHH, MD) Hiện nay chưa có tài liệu nào bằng tiếng việt- do VN xuất bản khẳng định xét nghiệm ở tuần thứ 6. Từ khi tôi gia nhập diễn đàn chưa có ai trong diễn đàn mà xét nghiệm sau 45 ngày âm tính mà xét nghiệm lại ở tháng thứ 3 mà dương tính cả.
=>> Thời kỳ cửa sổ HIV không có biểu hiện gì cả. Xét nghiệm ở tuần thứ 6 và tháng thứ 3 khác nhau rất nhỏ(có thể coi là không có sự khác nhau). Ai âm tính ở 45 ngày roài thì không cần xét nghiệm lại cũng được. | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
II.Các biểu hiện của AIDS thường thấy: a.Nhóm triệu chứng chính:
- Sụt cân trên 10% cân nặng.
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng. - Sốt kéo dài trên 1 tháng. b.Nhóm triệu chứng phụ: - Ho dai dẳng trên 1 tháng. - Ban đỏ, ngứa da toàn thân. - Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes). - Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại. - Nhiễm nấm (tưa) ở hầu, họng, kéo dài hay tái phát. - Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể (không kể hạch bẹn) kéo dài trên 3 tháng. * Chẩn đoán AIDS: Khi có ít nhất 2 triệu chứng chính + 1 triệu chứng phụ, mà không do các nguyên nhân ngoài HIV như: ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch,... ==>> Mọi người thường hay nhầm lẫn biểu hiện thời kỳ cửa sổ và biểu hiện của thời kỳ AIDS.Thời kỳ cửa sổ không có biểu hiện gì ra ngoài đâu( hoặc là nếu có thì những biểu hiện đó người bình thường cũng có tể mắc phải).Từ giai đoạn cửa sổ cho đến giai đoạn chuyển sang AIDS nó kéo dài hàng mấy năm.Nên mọi người đừng có quy kết biểu hiện(trong thời kỳ nghi nhiễm) là dính HIV nữa. Cách giải quyết các tác dụng phụ khi dùng thuốc ARV?
Địa chỉ của các nhóm mạng lưới trên toàn quốc. | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
III. Thuốc PEP – Viên thuốc chữa cháy cho người có nguy cơ bị HIV, nhưng mà cái này không giống như viên tránh thai khẩn cấp nhé. Anh em nên dùng 1 lần thôi.
1. Bạn có thể chia sẻ cho tôi về kinh nghiệm sử dụng thuốc PEP của bạn được không ??? Bởi vì tôi hay ra nước ngoài hoặc là tôi hay có quan hệ mà lúc đó tôi không ở 1 nơi nào đó thuận tiện cho việc dùng thuốc PEP chẳng hạn ???
Tôi nói trước đây chỉ là kinh nghiệm cuả bản thân tôi bởi vì tôi cũng như bạn tôi không thể biết được tôi về sau sẽ thế nào có phải dùng thuốc pep hay không đời còn quá dài cho nên tôi không thể nói trứoc được điều gì cả cho nên phòng tránh vẫn là biện pháp tốt nhất.
Tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân tôi về cách thủ thuốc pep. Trong mọi trường hợp bạn đều phải tuân thủ chỉ định của bác sỹ về cách dùng pep. Tôi chỉ bày cách cho bạn thôi.
Tôi chia sẻ cho bạn bởi vì lý do sau đây:
-Thuốc pep thông thường thì hạn sử dụng của nó ít nhất sẽ là 24 tháng tùy từng loại thuốc mà mỗi một viên thuốc nó lại được bảo quản trong các vỉ cho nên ta để một thời gian sẽ không có vấn đề gì lắm bởi vì nó được bao bọc bởi vỉ chứ không phải từng viên rời riêng biệt. Bạn phải phân biệt rõ được thuốc đưng trong vỉ với thuốc trong lọ khác hẳn nhau về cách bảo quản. Khi mở lọ ra thì tất cả thuốc sẽ bị ảnh hưởng còn vỉ thì chỉ có viên bị bóc ra mới bị ảnh hưởng.
- Thời gian tốt nhất dùng thuốc là sau 2 giờ( kể từ lúc tiếp xúc với nguồn dịch). Dùng trong thời gian này là tuyệt vời nhất ngoài thời gian này thì uống thuốc vẫn có tác dụng nhưng mà
tốt nhất là dùng luôn trứoc 2 tiếng kể từ lúc có nguy cơ. Hoặc có thể trong thời gian bạn có nguy cơ và có thể uống thuốc PEP là 72 giờ hoặc hơn tý nhưng mà bạn không thể tìm đâu ra chỗ bán thuốc PEP hoặc là pác sỹ để họ kê đơn cho bạn.
- Chúng ta có thể sử dụng thuốc PEP trứoc rồi sau đó đến gặp pác sỹ để có thể tiếp tục hoặc là ngừng không dùng nữa.
Đầu tiên bạn đến bệnh viện nói lên 1 lý do nào đó để có thể dùng thuốc PEP
1. Tôi có thể mua thuốc PEP ở đâu ??? giá thuốc và công dụng của thuốc ????
Bạn có thể tìm hiểu :
DANH SÁCH NHỮNG NƠI CÓ BÁN THUỐC PEP PHẠM VI CẢ NƯỚC
Giá thuốc và công dụng, liều lượng của thuốc.
2. Trước khi uống thuốc PEP tôi phải làm gì và trong khi uống thuốc PEP tôi phải xét nghiệm gì không ???? và tôi nên mua thuốc cả tháng hay nửa tháng.?????
Trước khi bạn uống thuốc PEP bạn phải xét nghiệm HIV trứoc( để xem trứoc đó bạn có HIV hay không- nếu mà có HIV roài thì sẽ không uống thuốc nữa) tuy nhiên nếu mà thời gian mà ko kịp thì tôi khuyên bạn nên uống trước 1 viên đã roài xét nghiệm HIV sau. Khoảng độ 2 tuần khi uống thuốc PEP bạn nên xét nghịêm men gan và sau khi uống xong thuốc PEP bạn cũng nên xét nghiệm men gan vì uống thuốc PEP men gan tăng rất mạnh. Theo tôi bạn nên mua nửa tháng thôi không nên mua cả tháng vì nếu mà bạn ko chịu được tác dụng của thuốc thì sẽ phải đổi sang dùng thuốc khác.
3. Khi nào thì tôi uống được thuốc PEP và tác dụng của thuốc PEP ????
Khi bạn có nguy cơ lây nhiễm trong vòng 72 tiếng đồng hồ phải uống ngay thuốc PEP càng dùng sớm thì tỷ lệ thoát khỏi HIV càng cao.
Có tài liệu khuyến cáo là nếu mà dùng thuốc PEP trong vòng 10 tiếng đồng hồ từ khi có nguy cơ lây nhiễm thì có thể đạt được tỷ lệ là 100%.
Nếu mà bạn không kịp uống thuốc PEP trong vòng 10 tiếng đồ hồ thì thuốc PEP có khả năng ngăn chặn được 80-90% virut Hiv khởi phát. Càng gần mốc thời gian 72 tiếng thì tác dụng càng bị giảm.
Tuy nhiên thuốc PEP cũng không phải là thần dược nó có thể sẽ bị mất tác dụng khi người có HIV lây nhiễm cho mình mà người đó đã bị lờn thuốc PEP thì mình uống vào cũng vô tác dụng.
Theo Tư liệu của UB Phòng chống HIV/AIDS và ma tuý, mại dâm, Bộ Y tế và Viện Da liễu Việt Nam năm 2003 thì có thể uống thuốc PEP muộn nhất không qúa 7 ngày từ khi có nguy cơ.
Còn nước còn tát nếu mà vẫn chưa quá 7 ngày thì bạn hãy gặp bác sỹ nhé để hỏi họ về cái này.
4. Làm thế nào để tôi mua thuốc PEP, uống trong bao lâu, khi uống thì có tác dụng phụ gì, và khi tôi không chịu đựng được tác dụng phụ của thuốc PEP tôi không uống tiếp thì thuốc có tác dụng không ?? Khi uống xong có cần làm xét nghiệm gì không ???
Để có thể biết được chính xác thuốc mà bạn cần uống hãy liên lạc với bác sỹ hoặc nhân viên y tế( làm trong lĩnh vự chăm sóc bệnh nhân HIV) để họ có thể kê đơn thuốc cho bạn.
Hiện giờ thời gian uống thuốc PEP là 30 ngày.
Bạn phải uống thuốc PEP đúng liều và đúng giờ thì thuốc mới có tác dụng nếu mà bạn không uống đúng và đủ sẽ có hại cho sức khỏe mà không giảm đi sự lây nhiễm HIV.
Tác dụng phụ của thuốc PEP bạn có thể mắc phải:
- Mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.
- Men gan cao.
Khi uống thuốc PEP xong thì tôi khuyên bạn nên đi xét nghiệm men gan vì uống thuốc này men gan tăng lên rất cao.
5. Bạn có thể cho tôi biết phác đồ chuẩn của bộ y tế về dự phòng ARV cho người phơi nhiễm không ???
Hiện nay tôi chỉ biết phác đồ năm 2005 thôi cho nên tôi chỉ nói được phác đồ của năm 2005. Tuy nhiên cái này bạn chỉ tham khảo thôi còn bạn vẫn phải đến bác sỹ để họ kê đơn.
Phác đồ:
|
Phơi nhiễm nguy cơ cao
|
Phơi nhiễm nguy cơ thấp
|
Phác đồ điều trị
|
ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC
cộng với: NFV/LPV/r hoặc EFV
|
ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC
|
Thời gian điều trị
|
4 tuần
|
Theo dõi
|
- Xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng.
- Xét nghiệm theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV: Công thức máu, ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau 2 tuần; đường máu nếu sử dụng NFV hoặc LPV/r
|
- Liều lượng và cách dùng:
+ ZDV: 300mg uống 2 lần/ngày
+ 3TC: 150mg uống 2 lần/ngày
+ d4T: < 60kg - 30mg uống 2 lần/ngày
≥ 60kg - 40mg uống 2 lần/ngày
+ NFV: 1250mg uống 2 lần/ngày
+ LPV/r: 400mg/100mg uống 2 lần/ngày
+ EFV: 600mg uống 1 lần vào tối
6. Bạn có thể cho tôi biết trước là mọi người hay dùng thuốc nào ??? giá bao nhiêu??? Và uống trong thời gian nào để tôi chuẩn bị trước ???
Theo tôi nhận thấy thì bệnh viện đống đa họ cho uống 1 loại thuốc duy nhất thuốc Lamzidivir , còn ở bệnh viện Nhiệt đới HCM thì có hai kiểu : chỉ uống thuốc Lamzidivir hoặc uống thuốc Lamzidivir với Efavirenz). Tôi không khuyên bạn chọn cách uống nào nhé bạn chỉ có thể uống loại thuốc nào thông qua sự kê đơn của bác sỹ.
Thuốc Efavirenz : công dụng, tác dụng phụ, uống quá liều.
Uống 1 ngày 1 viên uống kèm các thuốc khác.
Efavirenz có thể uống trong, trước và sau bữa ăn. Tuy nhiên, nên dùng thuốc lúc bụng đói, trước khi đi ngủ.
Nên uống efavirenz vào ban đêm để giảm các phản ứng phụ trên hệ thần kinh trung ương.
Efavirenz có vị cay nóng, khi dùng nên uống chung với nước trái cây.
Bữa ăn có nhiều chất béo sẽ làm tăng nồng độ efavirenz, do đó, nên tránh dùng thức ăn giàu chất béo.
Không được sử dụng efavirenz đơn độc. Luôn luôn phải uống kèm với các thuốc kháng virus khác (như indinavir, nelfinavir).
Vì efavirenz chuyển hoá chính qua gan và với những thông tin giới hạn trên bệnh
nhân suy gan nên thận trọng khi chỉ định efavirenz trên đối tượng này.
Thuốc Lamzidivir: công dụng, tác dụng phụ.
Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Chỉnh liều khi suy thận, chỉnh liều zidovudin khi bị suy gan nặng.
Cách uống thuốc Lamzidivir: Uống mỗi viên cách nhau 12 tiếng.
Nếu mà bạn uống viên đầu tiên lúc 6h tối thì viên tiếp theo của bạn là 6h sáng hôm sau. Thời gian uống sẽ là 6h sáng và 6h tối.
Bệnh viện bạch mai :
Nevirapine Stada 200mg 15 ngày đầu uống 1v/ngày vào 8h tối, 15 ngày sau 2v/ngày.
Lamivudin Stada 150mg ngày 2 viên chia 2 lần vào 8h sáng và 8h tối.
Zephirit 30mg ngày 2 viên chia 2 lần vào 8h sáng và 8h tối.
FBC ngày 2 viên chia 2 lần vào 8h sáng và 8h tối.
7. Khi uống thuốc PEP thì tôi có phải kiêng gì không ??? Các tác dụng phụ của thuốc PEP ???
Tên
thuốc
|
Viết tắt
|
Liều dùng
|
Viên/ Ngày
|
Tác dụng
của thức ăn
|
Các tác dụng phụ
|
Các thuốc ức chế men sao chép ngược Nucleoside (NRTI)
|
Zidovudine
|
AZT, ZDV
|
300 mg hai lần một ngày
|
2
|
Không ảnh hưởng
|
Hạ bạch cầu, Thiếu máu; Mệt mỏi, Đau đầu
Buồn nôn, nôn, viêm gan; Bệnh lý cơ
Toan lactic với thoái hóa mỡ gan
|
Stavudine
|
d4T
|
<60 kg: 30 mg hai lần một ngày
symbol 179 \f "Symbol" \s 9³ 60 kg: 40 mg hai lần một ngày
|
2
|
Không ảnh hưởng
|
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Buồn nôn, nôn, tăng men gan
Toan lactic với thoái hóa mỡ gan
|
Didanosine
|
ddI
|
<60 kg: 125 mg hai lần một ngày
symbol 179 \f "Symbol" \s 9³ 60 kg: 200 mg hai lần một ngày
|
4
|
Uống 30 đến 60 phút trước bữa ăn
|
Bệnh lý thần kinh ngoại biên, Đau đầu
Viêm tụy, Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng
Phát ban, sốt; Toan lactic với thoái hóa mỡ gan
|
Lamivudine
|
3TC
|
150 mg hai lần một ngày hoặc 300 mg ngày một lần
|
2
|
Không ảnh hưởng
|
Độc tính thấp
Đau đầu,mất ngủ; Phát ban; Toan lactic, thoái hóa mỡ gan
|
Abacavir
|
ABC
|
300 mg hai lần một ngày
|
2
|
Không ảnh hưởng; rượu tăng nồng độ ABC 41%
|
Phản ứng quá mẫn (sốt, phát ban, buồn nôn, nôn, đau bụng -- có thể dẫn tới tử vong khi dùng lại)
Toan lactic với thoái hóa mỡ gan
|
Tenofovir°
|
TDF
|
300 mg ngày một lần
|
1
|
Không ảnh hưởng
|
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
|
Các thuốc ức chế men sao chép ngược Non-Nucleoside (NNRTI)
|
Efavirenz
|
EFV
|
600 mg trước khi đi ngủ
|
1
|
Tránh dùng sau bữa ăn nhiều chất béo
|
Phát ban, hội chứng Stevens-Johnson
Các triệu chứng thần kinh, bao gồm mất ngủ, ác mộng, ảo giác, rối loạn tâm trạng; Tăng men gan
Gây dị dạng thai. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai
|
Nevirapine
|
NVP
|
200 mg/ngày trong 2 tuần, sau đó tăng lên 200 mg 2 lần/ngày
|
2
|
Không ảnh hưởng
|
Phát ban, hội chứng Stevens-Johnson
Tăng men gan
|
Các thuốc ức chế men Protease (PI)
|
Indinavir
|
IDV
|
800 mg 8 giờ một lần
IDV/r: 800mg/100mg hai lần một ngày
|
6
|
Uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăns;
Tránh dùng đồng thời với ddI trong vòng 1 giờ
|
Sỏi thận; Buồn nôn, Đau đầu, chóng mặt, tăng bilirubin gián tiếp , khô da, rụng tóc
Tăng đường huyết, Rối loạn phân bổ mỡ và rối loạn chuyển hóa mỡ
|
Saquinavir
|
SQV
|
1200 mg ba lần mỗi ngày
|
18
|
Uống trong bữa ăn để tăng nồng độ thuốc. Tỏi có thể làm giảm nồng độ saquinavir xuống 50%.
|
Không dung nạp tiêu hóa, Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng; Đau đầu; Viêm gan
Tăng đường huyết, rối loạn phân bổ mỡ và rối loạn chuyển hóa mỡ
|
SQV/r
|
1000mg/100mg hai lần một ngày
|
|
Nelfinavir
|
NFV
|
1250 mg hai lần một ngày
|
10
|
Uống trong bữa ăn để tăng nồng độ thuốc
|
Tiêu chảy; Tăng đường huyết, Rối loạn phân bổ mỡ và rối loạn chuyển hóa mỡ
|
Lopinavir
|
LPV/r
|
LPV/r: 400 mg/100 mg hai lần một ngày
|
6
|
Không ảnh hưởng
|
Không dung nạp tiêu hóa, Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Phát ban; Đau đầu; Tăng đường huyết, Rối loạn phân bổ mỡ và rối loạn chuyển hóa mỡ
|
Ritonavir
|
RTV
|
Chủ yếu dùng để hỗ trợ các thuốc PI khác
|
12
|
Nếu dùng đơn độc, uống trong bữa ăn để tăng nồng độ thuốc và khả năng dung nạp
|
Không dung nạp tiêu hóa, Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Rối loạn vị giác; Viêm gan; Tăng đường huyết, Rối loạn phân bổ mỡ và rối loạn chuyển hóa mỡ
|
8. Tôi cứ thấy bạn nói là uống thuốc PEP rất có hại cho sức khỏe( không có thì ai cũng uống hết ah). Vậy nó có tác hại( hay độc tính) gì ???? Và các xử lí ????
Độc tính
|
Thuốc có liên quan
|
Đặc điểm
|
Xử trí
|
Bệnh lý thần kinh ngoại vi
|
d4T, ddI, các NRTI khác
|
- Thường xuất hiện trong vòng 1 năm đầu.
- Biểu hiện: rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở các đầu chi kiểu đeo găng; đi lại khó khăn do đau.
|
- Điều trị bằng amitriptyline 25mg 1 lần/ngày hoặc vitamin B các loại.
- Nếu nặng - thay d4T hoặc ddI bằng AZT.
|
Viêm tuỵ
|
d4T, ddI
|
- Đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt…
- Tăng amylase máu.
|
- Dừng mọi thuốc ARV
- Khi hết các triệu chứng - bắt đầu lại với AZT
|
Phân bố lại mỡ
|
NRTI (d4T), PI
|
- Tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng và gáy; teo mô mỡ ở cánh tay, cẳng chân, mông, và má.
- Thường tồn tại vĩnh viễn.
|
- Tư vấn cho ngời bệnh về các thay đổi hình dáng cơ thể liên quan đến các thuốc ARV.
|
Độc tính với gan
|
NVP, EFV, ZDV, PI
|
- Nguy cơ cao: ngời có bệnh gan mạn tính.
- Thường xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau khi bắt đầu điều trị.
- Men gan tăng ≥ 3 lần bình thường có/không có biểu hiện lâm sàng.
|
- Dừng mọi thuốc ARV nếu men gan tăng gấp 5 lần bình thường.
- Bắt đầu lại ARV khi men gan về bình thờng. Dừng hẳn NVP. Thay các thuốc gây độc với gan bằng các thuốc khác.
|
Phát ban
|
NVP, EFV, ABC
|
- Thường xuất hiện sớm, trong vòng 1-3 tháng đầu.
- Biểu hiện có thể nhẹ hoặc nặng, đe doạ tính mạng.
- Tái sử dụng ABC có thể dẫn đến shock phản vệ.
|
- Dừng mọi thuốc ARV và điều trị hỗ trợ cho đến khi hết triệu chứng.
- Dừng hẳn ABC nếu có phát ban. Dừng NVP, EFV cho những trờng hợp mẩn da kèm các triệu chứng toàn thân.
|
Toan lactic và thoái hoá mỡ gan
|
NRTI (d4T, ddI; hiếm hơn – ZDV, 3TC, ABC)
|
- Thường xuất hiện muộn (sau vài tháng).
- Biểu hiện: mệt nặng, buồn nôn, nôn, sút cân, đau cơ, gan to; tăng acid lactic, men gan, amylase.
- Theo dõi lactate thờng quy ở người bệnh chưa có triệu chứng không có tác dụng.
|
- Dừng mọi thuốc ARV: các triệu chứng có thể tiếp tục hoặc tiến triển xấu đi ngay cả sau khi dừng thuốc.
- Điều trị hỗ trợ thở oxy, truyền dịch và bổ sung điện giải, điều chỉnh toan máu.
|
Độc tính với thần kinh trung ương
|
EFV
|
- Thường xuất hiện sớm.
- Biểu hiện: lẫn lộn nặng, rối loạn tâm thần, trầm cảm
|
- Tham khảo ý kiến chuyên khoa Tâm thần.
- Nếu nặng, dừng EFV và thay thế bằng NVP.
|
Độc tính với tủy xương
|
ZDV
|
- Thường xuất hiện trong vòng 1 năm sau khi bắt đầu điều trị.
- Biểu hiện: thiếu máu nặng, có thể kèm hạ bạch cầu
|
- Dừng ZDV, thay bằng một thuốc NRTI khác.
|
Độc tính với cơ
|
NRTI: d4T, ddI, ZDV
|
- Thường xuất hiện muộn.
- Biểu hiện: đau cơ, tăng creatinine kinase
|
- Nếu biểu hiện nhẹ - điều trị thuốc giảm đau.
- Nếu nặng - thay thuốc gây độc tính với cơ bằng 3TC hoặc ABC.
|
Tăng đường huyết và rối loạn mỡ máu
|
PI, EFV
|
- Thường xuất hiện muộn.
- Biểu hiện: tăng đờng máu và cholesterol máu
|
- Điều trị hỗ trợ insulin, chế độ ăn ít mỡ, tiếp tục các thuốc ARV.
- Nếu không đáp ứng và biểu hiện nặng - thay thuốc.
|
Sỏi thận
|
IDV
|
- Xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn điều trị nào, gặp nhiều ở trẻ em.
- Biểu hiện của sỏi thận
|
- Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước và tiếp tục IDV.
- Nếu bệnh nhân không uống được nhiều nước, xem xét thay IDV bằng một thuốc ARV khác.
|
=>>Thuốc PEP không phải là thần dựoc và nó cũng không làm cho mình 100% là tránh khỏi đựoc HIV nhưng mà nó sẽ giảm đi tỷ lệ nhiễm xuống một cách đáng kể .Mọi nguy cơ có nguy cơ lây nhiễm cao đều đựoc khuyên dùng uống thuốc PEP.Mặc dù nó có nhiều tác dụng phụ nhưng mà nếu đem so với khả năng không bị HIV thì nó vẫn còn tốt chán. Sửa bởi quản trị viên 11/03/2013 lúc 04:36:59(UTC)
| Lý do: Chưa rõ | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
IV.Các phương pháp xét nghiệm.
1. Bạn có thể cho tôi biết quy trình xét nghiệm HIV và khẳng định kết quả dương tính không ???
2. Khi nghi ngờ bị nhiễm HIV thì tôi có thể đi xét nghiệm ở đâu ??? Tôi nên chọn phương pháp xét nghiệm nào ???? vì sao ??? Bạn có thể đi xét nghiệm ở bất cứ bệnh viện( khoa huyết học truyền máu), viện da liễu( trạm da liễu), trung tâm y tế dự phòng nơi bạn ở. Bạn có thể tham khảo thêm một số nơi xét nghiệm sau:
Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị trong cả nước.
Bạn nên chọn phương pháp xét nghiệm nhanh H1/2( hay determine H1/2) ưu điểm của phương pháp này là nhanh và rẻ tiền nó rất phù hợp với thanh lọc đối tượng. Bạn mà âm tính với phương pháp này thì sẽ âm tính( phương pháp này có độ nhạy rất cao dễ cho kết quả dương tính giả).
3. Sau khi tính từ ngày xảy ra nguy cơ đến nay đã được 45 ngày hoặc 94 ngày thì tôi có thể xét nghiệm bằng phương pháp nào ???? và nếu mà chẳng may dương tính thì tôi phải dùng phương pháp nào để khẳng định cho đúng ???? Sau thời kỳ cửa sổ bạn có thể dùng bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào cũng được( Elisa, xét nghiệm nhanh, PCR, West Blot) nếu mà âm tính thì có thể khẳng định 100% bạn không dính virut HIV. Tuy nhiên nếu mà kết quả của bạn không may dương tính thì bạn phải dùng phương pháp khẳng định West Blot( chỉ phổ biến rộng rãi ở Pastuer- HCM- giá là 500.000 VNĐ) hoặc làm 3 phương pháp xét nghiệm. Khộng ai dám khẳng định mình bị HIV chỉ sau 1 phương pháp xét nghiệm đâu. Nếu mà chẳng may các bác bị dương tính đừng quên đọc cái này nhé.
NGƯỜI NHIỄM HIV NÊN BIẾT
4. Tôi đi xét nghiệm nhưng mà kết quả của tôi không được tốt hẳn: đi xét nghiệm lần 1 nó không hiện rõ âm tính hay dương tính nhưng mà đi xét nghiệm lần 2 bằng phương pháp khác là âm tính. Vậy cuối cùng kết quả của tôi như thế nào ??? và tôi có cần phải đi xét nghiệm lại không ??? Bạn có thể cho tôi ví dụ một vài trường hợp giống tôi không và kết quả cuối cùng của họ ???? Xin chúc mừng bạn kết quả cuối cùng của bạn là âm tính. Bạn không cần phải đi xét nghiệm lại. Bạn có thể tham khảo bài của pác briar. Kết quả xét nghiệm lại( do pác ý không tin) vẫn là âm tính.
5. Nghe nói bạn ở HN vậy có thể cho tôi biết nơi xét nghiệm ?? thời gian xét nghiệm ??? giá tiền ??? và khi đến đó thì nói như thế nào ???? Hiện nay ở HN tôi khuyên các bạn nên đến 2 cơ sở này để xét nghiệm : phòng 408 bệnh viện bạch mai và 50c Hàng bài. Khi đến bệnh viện bạch mai ngay từ cổng vào bạn rẽ bên tay phải- phòng 408 ở tòa nhà 4 tầng màu vàng- ngay cạnh chỗ gửi xe. Xét nghiệm ở đó không mất tiền, bằng phương pháp Elisa, buổi sáng mà bạn đến xét nghiệm nếu mà kết quả của bạn tốt thì buổi chiều lúc 3h30 bạn có thể đến lấy-trước khi đến lấy bạn hãy gọi điện thoại trước nhé- ở đây chỉ trả kết qảu vào lúc 3h30 chiều. Khi đến Bạch Mai tôi khuyên bạn nên nói nguy cơ của bạn quá 3 tháng và nguy cơ cao vào, nếu mà không nói nguy cơ quá 3 tháng họ không làm xét nghiệm cho đâu. Khi đến 50C Hàng Bài xét nghiệm ngay ở tầng 1-ngay chỗ gửi xe. Mỗi lần xét nghiệm ở đây mất 50.000 VNĐ, xét nghiệm bằng phương pháp xét nghiệm nhanh hay determine H 1/2 kết quả xét nghiêm tùy vào số lượng người xét nghiệm lúc đó là nhiều hay ít tuy nhiên dưới 30 phút là có kết quả ngay.
6. Bạn có thể nói rõ cho tôi biết được thời gian các xét nghiệm không ???? Thời gian tối thiểu và thời gian tối đa để có các kết quả đó ???? Tôi sẽ không trả lời thời gian tối đã để lấy các kết quả xét nghiệm vì khi họ đọc kết quả roài mà bạn không có ở đó hoặc lâu ngày bạn mới qua lấy thì kết quả đó vẫn đúng. -Xét nghiệm nhanh HIV 1/2( or Determin HIV 1/2) : 5 phút. - Xét nghiệm Elisa: 4 tiếng. - Xét nghiệm PCR: 5-7 ngày. - Xét nghiệm Western Blot : 7 ngày. - Xét nghiệm P24: ????
7. Tôi đang ở trong giai đoạn cửa sổ tôi muốn đi xét nghiệm nhưng mà không có tiền để đi xét nghiệm( hoặc là nơi tôi đang ở không có phương pháp xét nghiệm đó) tôi phải làm gì ??? lợi ích khi tôi làm việc đó ??? Bạn có thể đi hiến máu nhân đạo ngay sau khi bạn có nguy cơ 5 ngày. Chu trình của hiến máu nhân đạo:
Lần kiểm tra máu thứ nhất: dùng phương pháp xét nghệm nhanh để loại bỏ lần đầu tiên Trong lần kiểm tra này họ sẽ loại bỏ các máu có: HIV, viêm gan B, máu khó đông, các bệnh khác... Lần kiểm tra máu thứ 2: sau khi đã lấy một lượng máu được roài họ sẽ làm kiểm tra xét nghiệm lần thứ 2 bằng phương pháp PCR. Trong thời gian khoảng độ gần 1 tuần( nếu mà bạn đưa địa chỉ chính xác- thường khi đi hiến máu phải nói đúng- nếu mà máu của bạn có vấn đề về HIV họ sẽ gọi điện báo cho bạn) còn họ không nói gì bạn cứ ngồi chơi thoải mái. Bạn đã âm tính, và sau 45 ngày kể từ ngày có nguy cơ bạn đi xét nghiệm lại cho chắc chắn( bạn yên tâm độ chính xác của PCR là hơn 99%).
Lợi ích của việc hiến máu này bạn xét nghiệm không mất tiền và được ghi danh( chẳng may bạn có bị làm sao cần truyền máu đưa cho họ tờ giấy bạn hiến máu họ sẽ trả đủ đúng số lượng máu mà bạn hiến).
Địa chỉ hiến máu trên toàn quốc
8. Trong thời kỳ cửa sổ tôi có thể xét nghiệm ở đâu ?? bằng phương pháp nào để cho kết quả xét nghiệm gần đúng nhất ??? Vì điều kiện có hạn nên tôi chỉ biết nơi xét nghiệm ở HN và HCM nếu mà bạn biết thêm hãy nói cho tôi biết với nhé. a. Phương pháp PCR. (giá xét nghiệm :400.000 VND) có thể cho kết quả gần chính xác từ 9 ngày sau khi xảy ra nguy cơ lây nhiễm.Tuy nhiên từ khi lấy máu xét nghiệm đến khi mà biết đựoc kết quả thường mất từ 5-7 ngày.Phương pháp này cho kết quả nhanh nhưng mà giá chát qúa (từ 400.000 VND).
Ở HCM : Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh - 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh - Tel: (84-8) 8230352, Fax: (84-4) 8231419 http://www.pasteur-hcm.org.vn/dichvu/xetnghiem.htm
Ở Hà Nội : Bệnh viện Xanh pôn- 59 Trần PHú- giá xét nghiệm là 800.000 VND
b.Phương pháp xét nghiệm P24.( hay còn có tên khác HIV DUO, ELisa thế hệ 4, test 28 ngày).
Địa chỉ xét nghiệm bằng phương pháp P24 nó cho kết quả ở tuần thứ 2 trở đi. Thời gian từ tuần thứ 6 trở đi thì số luợng kháng thể sẽ bị giảm đi====>>sau 16 ngaỳ hãy đi xét nghiệm ).
Tại Hà Nội : Viện huyết học truyền máu trung ương : 70.000 VND Bệnh viện 108: 70.000 VND Bệnh viện Đống Đa : 140.000 VND Tại HCM: - Phòng khám đa khoa An Khang : 170.000 VND http://akclinic.com.vn/d...vu/banggia/xetnghiem.htm
- Trung tâm Y khoa Medic (254 Hòa Hảo quận 10, TP.HCM) : 80.000 VND http://www.medic-lab.com.vn/03DMXN/dmxn.aspx?char=H
9. Khi tôi xét nghiệm không may dương tính hoặc là không biết được là dương tính hay âm tính tại sao vậy ???? Nếu mà chúng ta trước khi đi xét nghiệm bị nhiễm một hay nhiều bệnh sau có thể làm cho xuất hiện dương tính giả. 1. Viêm khớp mãn tính 2. Xơ cứng rải rải (Multiple sclerosis) 3. Lupus 4. Đái đường dạng 1 5. Bệnh addison 6. Viêm đốt sống 7. Viêm gan mãn tính 8. Ung thư ác tính 9. Bệnh thận trầm trọng 10. Bị cúm trong vòng 30 ngày trước khi test 11. Tiêm globulin gamma 12. Mới được truyền máu hoặc cấy ghép tạng So với các nguồn tin khác trên Internet, tôi thấy danh sách này chưa nói đến 1 trường hợp dương tính giả hay gặp là phụ nữ có thai. Rất nhiều trường hợp HIV dương tính giả là rơi vào các "bà bầu". Nguyên nhân được các bác sĩ lí giải là: Khi có thai, cơ thể mẹ sinh nhiều kháng thể. Các ELISA thường "nhận lầm" các kháng thể này với kháng thể kháng HIV nên gây phản ứng dương tính giả.
10.Tỷ lệ của các phương pháp xét nghiệm. PCR,xét nghiệm nhanh, Elisa đều cho kết quả chính xác hơn 99 %( nếu mà dương tính) còn là 100% với trường hợp âm tính( tất cả đều ngoài thời kỳ cửa số) West Blot cho kết quả chính xác 100% dù dương tính hay âm tính( ngoài thời kỳ cửa sổ)
11. Tôi béo và tôi gầy có ảnh hưởng đến kết quả không ???? và trứoc khi đi xét nghiệm tôi có được ăn gì không ?????? Bạn béo hay gầy không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn nếu mà đã qua thời kỳ cửa sổ roài. Trứoc khi đi xét nghiệm bạn cứ ăn thoải mái nó không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HIV. ====>>>. Mọi kết quả xét nghiệm trong vòng hơn 6 tuần từ khi xảy ra nguy cơ đều nên xét nghiệm lại sau 3 tháng.Mặc dù kết quả ở tuần thứ 6 và tháng thứ 3 không khác nhau. Khuyến cáo : - Dù đã âm tính roài nhưng mà các bác hằng năm nên đi xét nghiệm 1,2 lần nhé nếu mà xót tiền qaú thì cứ vào mấy trung tâm xét nghiệm miễn phí ý. Để tạo công ăn việc làm cho người khác nữa chứ đồng thời biết sức khỏe của bản thân. - Ai mà có tiền sử đi check GMD thì nên chú ý vấn đề về răng miệng nhé. Đi lấy cao răng 6 tháng/1 lần đảm bao không bao giờ lo chuyện chảy máu răng cả. Chảy máu răng một phần là do cao răng nhiều qaú nó chọc vào lợi nên bị hiện tượng này.
| Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
5.Nguy cơ lây nhiễm từ gái mại dâm. A.Nguy cơ cao:
1.Khi tôi đi check hàng, do say rượu tôi không dùng BCS hoặc có dùng BCS nhưng mà lúc đó BCS bị thủng hoặc bị rách vậy tôi phải làm gì ??? Bạn phải uống ngay thuốc PEP trong thời gian vẫn còn uống được thuốc PEP.
2. Tinh trùng không gặp trứng thì không bị HIV???? Vẫn có thể vị như thường virut HIV không nằm trong trứng và trong tinh trùng mà nó nằm trong tinh dịch( cả nam và nữ đều có tinh dịch hết). Tinh dịch của phụ nữ đó chính là dịch tiết ra từ âm đạo.
3. Lúc đó do tôi say hoặc là do tôi không muốn nên tôi không thể xuất tinh được hoặc trước khi xuất tinh tôi rút DV ra vậy có nguy cơ không??? Có chứ, dù bạn xuất tinh hay không vẫn có thể dính HIV như thường. Nếu mà bạn xuất tinh dĩ nhiên thời gian quan hệ sẽ lâu dẫn đến khả năng bị nhiễm cao hơn người không xuất tinh thôi.
4.Tôi có đi cắt bao quy đầu vậy sác xuất lây nhiễm HIV của tôi so với người không đi cắt là như thế nào ??? Chúc mừng bạn. Bạn đã đi cắt bao quy đầu thì sác xuất lây nhiễm của bạn so với người thường đã giảm được một nửa.
5. Khi quan hệ với GMD thì ngoài HIV ra tôi còn có thể bị nhiễm bệnh nào nữa, và nếu mà tôi bị nhiễm bệnh đó roài thì khả năng dính HIV so với người không bị dính các bệnh đó ???? Ngoài HIV ra bạn có thể bị nhiễm các bệnh liên quan đến quan hệ tình dục sau:
Khi bạn bị các bệnh liên quan đến quan hệ GMD thì khả năng bạn bị HIV cao hơn người bình thường vi khi đó DV của bạn đã bị tổn thương. 6. Khi hôn GMD mà lúc đó cả 2 người cùng chảy máu, hoặc là khi thổi kèn mà GMD bị chảy máu ở miệng tôi có nguy cơ không??? Dĩ nhiên là bạn có nguy cơ roài. Khi 2 người hôn nhau mà cùng chảy máu sẽ co nguy cơ cao vì nó thuộc dạng tiếp xúc máu – máu.
7. Khi quan hệ với GMD không may BCS của tôi bị rách hay tôi không dùng BCS thì tôi có phải uống thuốc PEP không ???? vì sao ???? Chúng ta đã biết sác xuất lây nhiễm( SXLN) qua đường tình dục là rất nhỏ tuy nhiên trong thời gian mà có thể uống thuốc PEP thì ta nên uống thuốc, tuy thuốc có tác dụng phụ nhưng mà so với không bị HIV còn tốt chán. Khi chúng ta bắt đầu uống thuốc PEP nếu mà có tác dụng phụ gì thì hãy hỏi bác sỹ kê đơn thuốc cho mình để ông ý có thể điều chỉnh lại thuốc.
B.Nguy cơ thấp( là trường hợp không bao giờ có thể bị HIV,nếu mà bị HIV thì chỉ có trên lý thuyết còn trên thực tế thì chưa thấy có trường hợp nào bị cả)
1.Tôi chưa bao giờ dùng BCS bây giờ dùng thì ngại, loại BCS nào tốt nhất, tôi có thể mua nó ở đâu,dùng BCS có an toàn không, do kích thước DV của tôi( to, nhỏ, dài, ngắn) mà khi dùng BCS nó không che hết được DV hoặc là nó hơi lỏng. Vậy nguy cơ khi dùng BCS là như thế nào????? Bạn có thể mua mấy BCS về để tập: đầu tiên vuốt BCS cho nó về một góc, cho DV cương lên, sau khi xé BCS bạn hãy vuốt BCS để cho không khí ra ngoài hết roài đeo vào làm mấy lần chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thành chuyên gia trong việc đeo BCS. BCS tốt là BCS mới sản xuất, bền và nhẹ, nhiều chất bôi trơn. Bạn có thể mua BCS ở bất kỳ cửa hàng thuốc tây nào tuy nhiên khi lưu ý bạn là khi mua BCS bạn nhớ xem ngày sản xuất và ngày hết hạn, điều kiện bảo quản BCS nó như thế nào nhé. BCS hiện nay là phương pháp phòng chống tốt nhất HIV và các bệnh liên quan đến tình dục không còn cách nào khác bạn phải dùng BCS. Bạn dùng BCS có thể BCS không che hết được DV của bạn nhưng mà bạn yên tâm dù che hết hay không thì khả năng phòng chống HIV là như nhau.
2. Tôi có đeo BCS và trong lúc quan hệ tôi không thấy nó rách thành mảng to hay là bị tuột khỏi DV vậy tôi có nguy cơ không??? Có cần đi xét nghiệm không??? Nếu mà BCS mới và dùng đúng cách thì sẽ không bao giờ có chuyện thủng, rách BCS cả. Nguyên nhân rách của BCS là: BCS cũ, để BCS dưới ánh nắng mặt trời, tuột bao khi kiểm tra làm xước bao, không bóp núm bao ra ngoài hết nên khi xuất tinh thì áp suất lớn dẫn đến việc BCS rách hoặc thủng. Chúng ta chỉ quan tâm đến BCS rách hay thủng khi chúng ta nhìn thấy rõ chỗ thủng đó không bao giờ có chuyện BCS thủng lỗ nhỏ li ti mà mắt người không nhìn thấy được. Trong trường hợp này bạn không phải đi xét nghiệm làm gì cho tốn tiền và mất thời gian vô ích.
3. Tôi được 1 GMD thổi kèn ( miệng cô gái đó không chảy máu) và sau khi xuất tinh xong cô ta có dùng khăn để lau DV của tôi. Liệu có khi nào tôi có nguy cơ dính HIV không nếu mà người lau trước tôi bị HIV ???? Không. Bạn nên biết rằng virut HIV là một virut yếu nó không tồn tại được ở môi trường không khí ra ngoài không khí là nó chết ngay( hay nói cách khác là không thể lây nhiễm được). Mà bạn biết roài đó bình thường thì để bạn có thể xuất tinh thì thường mất hơn 10 phút. Vậy lấy đâu ra virut HIV mà lây nhiễm cho bạn chứ.
4.Khi tôi đi check hàng, để triệt để tiền của mình tôi có làm vài động tác sau: hôn GMD( miệng tôi không bị sao cả) và dùng tay sờ vào chỗ kín của họ( tay tôi không có vết xước gì cả hay là tay tôi do bị ghẻ nên đang mọc da non) hoặc tôi bắt cô ta dùng tay và miệng làm cho tôi thỏa mãn. Liệu tôi có nguy cơ không ???? Không. Bởi vì bạn đã chặn hết con đường có thể có khả năng lây HIV roài. Và bạn chỉ có hạnh phúc vì đã xài không vung phí đồng tiền của mình.
5. Tôi đi check hàng và để đổi món khác lạ tôi để cho GMD phi ngựa( quan hệ vẫn dùng BCS) hic hic nhưng mà chẳng may em này có nhiều tinh dịch quá, nước đó nó chảy hết xuống mông tôi. Liệu tôi có bị lây qua đường hậu môn ??? Không. Cấu tạo của hậu môn thông thường( tức là không chơi qua đường hậu môn) sẽ khép kín. Pác nào bị bệnh táo bón sẽ biết rất rõ. Nó đóng roài làm sao mà kể cả nó hở thì bạn quên mất rằng HIV ra ngoài không khí nó bị vô tác dụng.
6.Sau khi xuất tinh xong, tôi mệt quá và tôi nằm trên người GMD 1 lúc tôi mới xuống( lúc cương tôi vẫn thấy BCS đeo ở DV) do lâu quá tôi rút ra thì DV bị tụt mất, hoặc tôi mới cho DV vào AD nhưng mà may quá tôi nhớ ra là tôi không đeo BCS và tôi rút ra liền(nhanh đến mức mới cho vào đã rút ra luôn) hoặc tôi đang chơi thì tôi nghe thấy tiếng thủng của BCS tôi vội rút ra ngay, vậy tôi có nguy cơ không ???? Bạn không có nguy cơ vì khi quan hệ bạn đã có BCS bảo vệ. Bạn không có nguy cơ tuy nói hành vi quan hệ không dùng BCS có nguy cơ cao nhưng mà nó phải được thực hiện trong một thời gian nhất định. Trường hợp của bạn có thể nói xảy ra rất nhanh nên không thể nào bị được.
7. Khi đi mát xa để thay đổi không khí( đáng nhẽ họ kích thích DV của tôi bằng miệng hay bằng tay) họ lại dùng bầu ngực hoặc núm vú để kích thích tôi. Vậy tôi có nguy cơ về HIV hay về STD không??? Bạn không có nguy cơ. Cả HIV và STD(bệnh lây qua đường tình dục) đều không lây truyền qua đường này ngay cả khi lúc đó có sữa của người phụ nữ đó tiết ra.
8. Tôi quan hệ với GMD có dùng BCS. Trên tay tôi( đùi tôi) có viết thương trứoc đó mấy phút. Vết thương đó lúc đấy không còn chảy máu nữa. Tôi không biết tinh dịch của GMD chạm vào vết thương đó hay không. Trong trường hợp xấu nhất liệu tôi có nguy cơ không ???? Đầu tiên phải khẳng định là bạn không có nguy cơ kể cả trong trường hợp tinh dịch của GMD có chạm vào chỗ vết thương của bạn.
HIV là một virut dễ gãy. Con đường lây truyền của nó chủ yếu bên trong cơ thể. Vết thương của bạn không còn chảy máu tức là nó đã có một lớp màng bảo vệ bên ngoài rồi dù mắt thường của bạn nếu mà không để ý sẽ không thấy được. Nó màng này nó đã che chắn rồi. Bạn không có nguy cơ.
9. Tôi quan hệ với GMD( có dùng BCS), quan hệ 1 thời gian tôi ko xuất tinh được, tôi dừng lại cuộc chơi. Em ý tháo BCS ra và sóc DV tôi bằng tay của em ý. Liệu tôi có nguy cơ không khi tay em ý chắc chắn có dịch âm đạo và có thể DV của tôi có vết sước nhỏ ????? Bạn không có nguy cơ trong trường hợp này.
| Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
VI.Nguy cơ lây nhiễm cao khác. 1. Tôi đang có thai ( tôi có HIV) SXLN của con tôi khi sinh ra ???? làm thế nào để giảm SXLN ???? Liệu tôi có cho con bú không ??? trong khoảng thời gian bao lâu con tôi có thể xét nghiệm chính xác??? Nếu con tôi chẳng may bị thì có thể tiêm các vắc xin khác không ??? SXLN của trẻ con khi sinh ra dao động từ 15-30 %( 5% bị lây trong bụng mẹ, 15 % lúc sinh và 10% lúc cho con bú). Bạn có thể giảm SXLN này bằng cách hãy liên hệ với bác sỹ để họ có thể cho thuốc hoặc tư vấn SXLN lúc này là 3-4 %. Bạn biết roài đó trẻ con khi bú thì có thể nhiễm HIV. Họ nêu thống kê số % trẻ em bị nhiễm HIV nhưng mà không chia ra số trẻ em bú hòan toàn và sữa mẹ và bú dặm. Nếu mà bạn cho con bạn bú hoàn toàn bằng sữa mẹ( không dc uống nước lọc) sẽ giảm đáng kể so với trẻ bú dặm hoặc trẻ bú sữa mẹ và ăn thức ăn dặm. WHO đã khuyến cáo bà mẹ mang HIV nên cho trẻ uống hòan toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu tiên trừ khi tiếp cận được với chế độ bú dặm hợp vệ sinh. Tất cả các trẻ em sinh mới sinh ra đều có H+. Thời gian xét nghiệm chính xác là từ 12- 18 tháng. Nếu mà không may con bạn dính HIV thì bạn có thể tham khảo ở đây về cách tiêm chủng cho bé.
2. Tôi đang mang thai và -phát hiện mình có HIV. Hiện có thuốc gì để giảm nguy cơ nhiễm HIV cho con tôi.   Đầu tiên bạn phải liên hệ với pác sỹ, tôi chỉ giúp bạn hình dung ra thôi. Hiện trên thị trường có 2 loại thuốc để giảm nguy cơ nhiễm HIV cho trẻ nhỏ: AZT/3TC hoặc Nevirapine. Cả 2 loại thuốc này đều có và đều dc cung cấp miễn phí. Nếu chị đang mang thai chưa có dấu hiệu chuyển dạ và có xét nghệm là dưong tinh hoặc nghi ngờ dưong tính( phụ nữ mang thai rất dễ có dương tính giả) họ sẽ đề nghị bạn nên dùng thuốc AZT/3TC và con của bạn sẽ uống 1 liều thuốc Nevirapine trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Nếu mà bạn có dấu hiệu chuyển dạ và có kết luận khẳng định bạn đã dương tính hoặc nghi ngờ dưong tính thì họ sẽ đề nghị bạn nên dùng thuốc Nevirapine và con của bạn sẽ dùng 1 liều Nevirapine trong vòng 48 giờ sau khi sinh.
3. Đang đi đường không may tôi bị kim tiêm đâm( có người cố ý) vậy tôi có thể làm gì ??? và không được làm gì ??? Nguy cơ của tôi thế nào ??? Nguy cơ của bạn thuộc loại nguy cơ cao. Lúc đó bạn chỉ có thể rửa vết thương bằng nước sạch và dùng cồn( nếu được cồn 96 độ càng tốt). Sát trùng hoặc rửa ít nhất là 5 phút càng lâu càng tốt nhé. Bạn không được nặn máu ở vết thương ra vì điều đó không làm giảm khả năng dính HIV được. Ngay sau khi đã rửa vết thương xong bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được uống thuốc PEP.
4. Tôi chẳng may bị dịch( nghi ngờ có chứa virut HIV) tôi có nguy cơ không ??? Nếu mà bạn bị dịch bắn vào lớp niêm mạc của mắt nó thì đó là một nguy cơ lây nhiễm. Bạn nên dùng thuốc sát trùng mắt hoặc nhỏ mắt, rửa mắt roài đến ngay các cơ sở y tế để được tham vấn và uống thuốc PEP.
-Khi mình bị chảy máu và tiếp xúc với máu tươi của người khác hoặc là máu của họ chưa khô đét lại. Vd cụ thể nhé cho dễ hình dung : + mình bị đứt tay chẳng hạn lúc đó tay sẽ bị chảy máu, có 1 người nào đó cũng bị đứt tay, họ chảy máu mà cái cánh tay của họ đặt trên chỗ chảy máu của mình ==>> đó gọi là tiếp xúc máu tươi. Các trường hợp khác cũng tương tự. + tại bệnh viện giả sử mình là nhân viên lau dọn vệ sinh: có một người bị thương trước đó ==>> chỗ đó sẽ có máu của họ và mình là nhân viên đi dọn vệ sinh đến chỗ họ ngồi trước đó chẳng may tay mình bị quyệt vào vật nhọn gì đó nó sẽ làm cánh tay mình bị thương mà lúc đó vô tình mình quyệt cánh tay chỗ bị thương của mình vào chỗ máu của họ. Chú ý là nếu mà máu của họ đã khô đét roài phải dùng nước rửa mới kỳ ra dc thì cái này ko phải quan tâm đến nhé. =>>Chúng ta nên rửa sạch vùng da bị phơi nhiễm bằng nhiều nước sạch hoặc xà phòng.Chú ý không được nặn bóp máu trong trường hợp bị kim tiêm đâm vì điều đó không loại trừ được virut mà còn làm tổn thương them vùng da bị thương.Và sau khi làm xong cái này roài chúng ta nên dùng thuốc PEP. Kết luận của 5-6. -Không phải GMD nào cũng bị HIV tuy nhiên chúng ta nên phòng tránh thì hơn đừng trông chờ gì vào vận may nhé. -Để bị HIV thì cần phải có hai điều kiện sau: thời gian tiếp xúc (lâu hay nhanh chóng ),vùng tiếp xúc(nông hay sâu,rộng hay hẹp) -Mật độ HIV cao nhất của người bị nhiễm tập trung vào:Thời kỳ cửa sổ và thời kỳ giai đoạn bị AIDS còn các thời kỳ khác thì nồng độ HIV sẽ giảm đi. -Gọi là nguy cơ cao nhưng mà tỷ lệ dính HIV là rất thấp(chúng ta nên lấy cái này làm bùa may mắn cho bản thân) tuy nhiên không vì thế mà lại chủ quan. =>> Tất cả các trường hợp mà mình nghi nhiễm HIV hãy đợi qua thời kỳ cửa sổ roài đi xét nghiệm.Xét nghiệm chính là câu trả lời thực tế nhất.Mọi lời nói không bao giờ bằng kết qủa xét nghiệm. | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
VII.HIV ngoài môi trường tự nhiên. 1. Tôi đi ăn nhà hàng, tôi không bị bệnh về răng miệng, khi người phục vụ bê bát thức ăn của tôi lên- hoặc cốc nước thì tôi nhìn thấy tay của họ bị chảy máu( tôi nhìn rõ) nhưng mà tôi ko nhìn thấy máu trong thức ăn, cốc nước của tôi. Trong trường hợp xấu nhất máu của họ có trong thức ăn, cốc nước vậy tôi có nguy cơ không ????? Bạn không có nguy cơ trong trường hợp xấu nhất của cả 2 trường hợp trên vì khi máu có trong thức ăn hoặc cốc nước thì khi bạn ăn hoặc uống thì nó chuyển xuống dạ dày của bạn nên bạn không thể nào nhiễm HIV được. HIV không lây qua con đường ăn uống. Dĩ nhiên tôi đang nói đến trường hợp bạn là người bình thường( không chảy máu miệng, không bị vấn đề gì ề họng dạ dày).
2. Tôi rất hay bị muỗi hoặc côn trùng cắn. Liệu tôi có nguy cơ nhiễm HIV hay không nếu mà con muỗi hoặc côn trùng kia vừa đốt, cắn NCH ?????? Bạn không có nguy cơ trong trường hợp này. Khi muỗi đốt thì muỗi hút máu người vào dạ dày, muỗi không nhả máu mà là nhả nước bọt. HIV không sống được trong nước bọt của muỗi nên bạn không có nguy cơ. Bạn hãy tưởng tượng xem nếu mà có nguy cơ trong trường hợp muỗi đốt thì có lẽ cả thế giới này tất cả mọi người đều có HIV roài.
-HIV là virut yếu nó có trong tinh dịch ,huyết thanh,huyết tương nên khi mà máu khô thì sẽ ko bao giờ bị lây nhiễm HIV.HIV nó sống trong môi truờng máu ở điều kiện tự nhiên vài tiếng đồng hồ.Khi giọt máu khô đi thì virut sẽ chết. -Máu bị HIV thời gian sống trong ống tiêm tùy thuộc vào lượng máu và bản thân ống kim tiêm đó có to hay không.Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào thì virut HIV sẽ bị chết nhanh hơn ==> tuy nhiên nhìn thấy kim tiêm chúng ta nên luôn luôn cẩn thận đừng dại gì mà sờ vào. - Nếu chẳng may đang đi chơi hoặc đi đá bóng chẳng hạn mình giẫm phải kim tiêm. + Nếu mà ko bị chảy máu do nó chỉ sượt qua hoặc là da mình dày quá =è>> Không phải quan tâm đến nó nữa, không bao giờ bị đâu. + Nếu mà bị chảy máu. Đầu tiên hãy bình tĩnh, nhặt kim tiêm lên, xem đầu mũi kiêm tiêm nó thế nào còn mới cứng hay là đã bị gỉ sét roài( khuyến cáo tốt nhất là hãy đến trung tâm tư vấn để họ có cách nhìn khách quan nhất- người trong cuộc thường nghĩ cái lợi hoa ực cái hại cho mình ). Khi mà bị chảy máu chúng ta không được nặn máu ra vì làm như vậy ko có tác dụng gì trong việc chặn HIV nếu có mà còn làm cho khả năng bị nhiễm trùng cao lên. Hãy rửa vết thương bằng nước sạch và bằng cồn 96 độ càng tốt. -HIV không sống đựoc trong môi trường nước và kiềm. - Khi đi lấy máu xét nghệm nếu mà họ ko dùng găng tay khác thì các bác cũng yên tâm nhé ( găng tay 1 lần chắc chỉ có ở nước ngoài chứ Vịêt Nam mình ko có đâu toàn dùng đi dùng lại ah) sẽ ko bao giờ lây HIV qua kiểu đó đâu. - Khi đi lấy máu xét nghệm nếu mà họ ko dùng găng tay khác, họ vừa làm xét nghiệm cho người khác ( giả sử người đó có HIV) mà họ sờ vào phần kim loại ( của ống kim tiêm- phần chọc vào ven để lấy máu) thì mình cũng ko thể bị HIV được. Hãy tin vào họ, họ sẽ bít cách ko làm HIV lay qau cách này, nếu mà ko tin thì đừng có đi xét nghiệm nữa.
-Khi NCH gãi bằng móng tay và chảy máu nhiều- tức là cố gãi hoặc lặn choe chóet ra , ngay sau đó họ sờ vào vết thương hở( to ) của mình ===>>> Nguy cơ cao vì móng tay dính máu và máu tiếp xúc với máu. | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
8.Xác suất lây nhiễm qua các con đường-nó chỉ là tương đối thôi( dùng để tham khảo để tăng thêm phần tự tin cho bản thân mình nhé) XSLN là khả năng mà một cá thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với một nguồn truyền nhiễm nào đó. Ðối với sự lan truyền HIV thì một cá thể có khả năng bị nhiễm HIV khi cá thể này tiếp xúc với các dịch sinh học có chứa HIV (máu, tinh dịch, dịch âm đạo.). Lấy ví dụ XSLN HIV qua QHTD không an toàn là 1/100, có nghĩa là nếu một người QHTD không an toàn 100 lần thì hầu như ta sẽ bị nhiễm HIV. Ðiều này không có nghĩa là chỉ bị nhiễm HIV khi QHTD không an toàn ở lần thứ 100; mà cũng có khả năng bị nhiễm HIV dù QHTD không an toàn ở ngay lần đầu tiên. Tất nhiên, khả năng bị nhiễm HIV sẽ tăng dần nếu như người này có QHTD không an toàn 2, 3, 4 lần hay nhiều hơn. a. Tình dục. -Xác suất tình dục không an toàn:1% -Xác suất Lây nhiễm khi chích chung kim tiêm là 6,7% -Xác suất Kim đâm do nghề nghiệp: 0.3% -Xác suất Tình dục âm đạo có nhận: 0.08- 0.2% -Xác suấtTình dục âm đạo xâm nhập: 0.03- 0.09% -XSLN theo QHTD qua ngã hậu môn Ðối tượng QHTD hậu môn | XSLN | Người cho | 0,03% | Người nhận | 0,1% - 0,3% | -XSLN HIV cho mỗi lần QHTD và thay đổi tùy theo thể bệnh STD mắc phải Ðồng yếu tố | Xác suất lây nhiễm (KTC 95%) | Tỉ suất chênh KTC 95% | | Không | Có | | Không có yếu tố | 0,031 (0,025-0,040) | | | Từng bị STD | 0,012 (0,006-0,025) | 0,039 (0,030-0,050) | 3,3 (1,5-7,2) | Từng bị loét sinh dục | 0,020 (0,013-0,031) | 0,041 (0,031-0,054) | 2,1 (1,2-3,5) | Từng bị Viêm niệu đạo | 0,019 (0,012-0,029) | 0,044 (0,033-0,058) | 2,3 (1,4-3,8) | Từng bị u hạch bẹn | 0,027 (0,020-0,036) | 0,049 (0,032-0,073) | 1,8 (1,1-3,0) | Từng bị mụn sinh dục | 0,023 (0,017-0,031) | 0,084 (0,055-0,126) | 3,7 (2,2-6,1) | KTC: Khoảng tin cậy; XSLN: Xác suất lây nhiễm, STD: bệnh lây truyền qua đường tình dục Ghi chú: - Có nhận: có nhận tinh trùng - Xâm nhập: có đưa dương vật thật vào b. SXLN khác. -Xác suất mẹ mang thai(không dùng các biện pháp khác):30% -Xác suất mẹ mang thai(có dùng các biện pháp khác để giảm nguy cơ):3-4% -Xác suấtTruyền máu( khi bị thương hay làm gì đó mà cần máu người khác truyền cho) :95% Cái xác suất về tình dục không an toàn có thể thấp hơn nữa nếu chúng ta không bị sây sước đầu DV ( nhưng muh biết thế nào là không sây sứoc đầu DV chả nhẽ lúc nào cũng mang theo quả chanh để vắt vào xem có xót ko ah  ) | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
9.Địa chỉ tư vấn và địa điểm bán thuốc PEP Địa chỉ của các trung tâm Chân trời mới Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị trong cả nước. -Trung tâm tư vấn sức khỏe và xét nghiệm tự nguyện Phòng 408,khoa khám bệnh,bệnh viện bạch mai 78 dg giải phóng,hà nội 04-5762904 - Trung tâm tư vấn sức khỏe và xét nghiệm tự nguyện 208 Tôn Đức Thắng,Lê Chân,Hải Phòng 031-714063 -Trung tâm tư vấn sức khỏe và xét nghiệm tự nguyện 10 Trần Quốc Toản,Hòa Lạc,Móng Cái 033-882792 - Trung tâm tư vấn sức khỏe và xét nghiệm tự nguyện 53 Vũ Tùng,Bình Thạnh,HCM. 08-510 7155 -Trung tâm tư vấn sức khỏe và xét nghiệm tự nguyện 2 Nguyễn Văn Lịch,Thủ Đức,HCM 08-7295502 - Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện,Trung tâm Ánh Dương Tầng 2,Số 71 Võ Thị Sáu,quận 3,HCM 08-8208470 DANH SÁCH NHỮNG NƠI CÓ BÁN THUỐC PEP PHẠM VI CẢ NƯỚC Giá thuốc và công dụng, liều lượng của thuốc. | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Vài nét đặc trưng của sex : Nó có nguy cơ không Quan hệ âm đạo: Khi quan hệ qua đường âm đạo mà không được bảo vệ( dùng BCS) thì có nguy cơ cao. Quan hệ hậu môn: Khi quan hệ mà không dùng BCS thì có nguy cơ cao. Dương vật- Miệng : hay còn gọi là thổi kèn không có năng lực lây nhiễm HIVtuy nhiên điều đó không có nghĩa là không xảy ra( tức là có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV). Vậy chúng ta có thể lây nhiễm HIV qua con đường này ??? Có thể. Đã có ai nhiễm qua con đường này trên thực tế chưa ???? Tuyệt đối không có. Miệng – Âm đạo: Giống như khích thích DV bằng miệng, cái này có nguy cơ trên lý thuyết còn trên thực tế thì chưa có trường hợp nào nhiễm qua đường này. Miệng – Hậu môn: HIV không lây truyền qua đường này. Tuy nhiên nó là đường lây truyền viêm gan A và B. Tay- Hậu Môn hoặc Tay- Âm đạo: Về mặt lý thuyết có thể lây truyền HIV qua con đường này nếu tay hoặc ngón tay có vết thương hở hopặc trầy sước nếu tiếp xúc với máu trong hậu môn hoặc âm đạo hoặc dịch âm đạo. Tuy nhiên không có tài liệu về HIV lây nhiễm qua con đường này. ( Lịch dược : http://www.aidsmeds.com/.../Transmission_9963.shtml) 10.Tài liệu tham khảo. 1.Chương trình hành động số 6. Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con 2.Truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS 3. Hướng dẫn về quản lý, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục 4.Sổ tay hướng dẫn tư vấn phòng chống HIV/AIDS 5.Sổ lịch chăm sóc cho người có HIV 6.Sách hỏi đáp thắc mắc phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên 7.Xét nghiệm HIV/AIDS 8.Xét nghiệm, chẩn đoán HIV 9.Quản lý, chăm sóc, tư vấn HIV tại nhà 10.Những điều cần biết về chăm sóc, tư vấn HIV/AIDS tại nhà 11.Quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virút HIV (ARV) 12. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS 13.Sách giám sát HIV/AIDS 14.Sổ tay rủi ro nghề nghiệp 15. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH 16. Nhật ký Nancy-Em đã ra đi khi mới 2 năm có HIV trong người. 17. HIV Medicine 2007 http://forums.poz.com/index.php http://www.cdc.gov/hiv/az.htm http://hivmedicine.com/hivmedicine2007_vietnamese.pdf
http://haiphongaidscentre.com.vn/ www.ykhoa.net http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1815&ID=2598
| Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Lần cập nhật | Ngày sửa | Lý do sửa | Người phát hiện ra lỗi sai hoặc bổ sung | 1 | 28/11/2007 | Cập nhật 12 bệnh có khả năng cho dương tính giả | A2066 | 2 | 28/11/2007 | Địa chỉ tư vấn và nơi bán thuốc PEP
| A2066 | 3 | 28/11/2007 | Sửa Tỷ lệ mẹ mang thai(có dùng các biện pháp khác) | Pác Na74
| 4 | 29/11/2007 | Tỷ lệ lây nhiễm khi chích chung kim tiêm | Pác tocdovtyeu
| 5 | 02/12/2007 | Thêm đường link của phần âm tính 6 tuần | A2066 | 6 | 02/12/2007
| 5.Nguy cơ lây nhiễm từ gái mại dâm. | A2066 | 7 | 02/12/2007 | Bổ xung bảng giá xét nghiệm
| A2066 | 8 | 02/12/2007 | Thêm thời gian trung bình của thời kỳ cửa sổ
| A2066 | 9 | 04/12./2007 | Thêm các bệnh lây qua đường tình dục
| A2066 | 10 | 05/12/2007 | Thêm triệu chứng của suy nhược cơ thể
| A2066 | 11 | 06/12/2007 | Bệnh hoang tưởng
| A2066 | 12 | 17/12/2007 | Độ chính xác của PP xn nhanh | A2066 | 13 | 18/12/2007 | Địa chỉ PP P24 | A2066 | 14 | 23/12/2007 | HIV Medicine 2007 | A2066 | 15 | 31/12/2007 | Bệnh viện tâm thần Giá thuốc và công dụng của thuốc Tỷ lệ các phương pháp
| A2066 | 16 | 4/1/2008 | Khuyến cáo | A2066 | 17 | 29/2/2008 | XSLN khi có STD | A2066 | 18 | 12/3/2008 | quy trinh xét nghiệm HIV | A2066 | 19 | 09/4/2009 | Bổ sung giá xét nghiệm p24 tại TP.HCM | Admin | | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Cám ơn các bác đã giúp để em hoàn thành cái này.
| Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Địa chỉ thuốc PEP ở HN. Nhà thuốc Long Tâm Địa chỉ: 127 - 199 Đường Giải Phóng - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: (84.4) 6887370 | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Địa chỉ xét nghiệm Miễn phí của Chân Trời Mới. Hà Nội: Cơ sở 1 | Trạm y tế phường Trúc Bạch, số 2 Trúc Bạch, quận Ba Đình, DT: (04) 716.3952 | Cơ sở 2 | Trạm Y tế phường Nhân Chính, 132 phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, DT: (04) 557.6733 | Cơ sở 3 | Ngôi Nhà Tuổi Trẻ, số 5 Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, DT: (04) 554.0155 | Cơ sở 4 | Phòng 408, Tầng 4, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai. DT: (04) 576.2904 | Cơ sở 5 | Số 48 phố Yên Phụ, quận Tây Hồ. DT: (04) 715.1376 |
Cơ sở 6 | Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Đông Anh, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. DT: (04) 883.9345 | Cơ sở 7 | Bệnh viện Da Liễu Hà Nội, số 79B Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa DT: (04) 747.8603 | Cơ sở 8 | Trạm y tế xã Cổ Nhuế, thôn Trù 2, xóm 11, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. DT: (04) 752.1301 |
Hải Phòng: Cơ sở 1 | Số 7 Phạm Minh Đức, quận Ngô Quyền DT: (0313) 686.365 | Cơ sở 2 | Trung tâm Da liễu Hải Phòng, 140 Trần Phú, quận Ngô Quyền. DT: (0313) 592.699 | Cơ sở 3 | Số 190 Cát Bi, quận Hải An DT: (0313) 954.234 | Cơ sở 4 | Số 208 Tôn Đức Thắng, quận Lê Chân. DT: (0313) 714 063 |
Cơ sở 5 | Trung tâm Y tế Dự phòng Quận Đồ Sơn, 229 Lý Thánh Tông, Quận Đồ Sơn. DT: (0313) 865.781 | Cơ sở 6 | Câu lạc bộ Sức khoẻ phụ nữ Hoa Phượng, số 783 đường Thiên Lôi, phường Kênh Dương, quận Lê Chân. DT: (0313) 623.360 | Cơ sở 7 | Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Thuỷ Nguyên, huyện Thuỷ Nguyên. DT: (0313) 509.102 |
Hồ Chí Minh Cơ sở 1 | 48-52 Mã Lộ, phường Tân Định, quận 1. DT: (08) 8.209.321 | Cơ sở 2 | 10/3 Lương Đình Của, phường An Khánh, quận 2. DT: (08) 7.403.146 | Cơ sở 3 | 71 Võ Thị Sáu (lầu 2), quận 3. DT: (08) 8.208.470 | Cơ sở 4 | 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3 DT: (08) 9.305.995 – 9.304.4 | Cơ sở 5 | 396/27 Nguyễn Tất Thành, phường 18, quận 4. DT: (08) 9.412.213 | Cơ sở 6 | 136G Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 5. DT: (08) 8.354.458 | Cơ sở 7 | 958/24K Lò Gốm, phường 8, quận 6. DT: (08) 9.673.161 | Cơ sở 8 | 101 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phú, quận 7. DT: (08) 4.335.383 | Cơ sở 9 | 314 Âu Dương Lân, phường 3, quận 8 DT: (08) 8.518.038 |
Cơ sở 10 | 475A Cách Mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10. DT: (08) 8.641.405 | Cơ sở 11 | 2/3 Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp DT: (08) 5.897.420 | Cơ sở 12 | E9/5 Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh. DT: (08) 7.602.993 | Cơ sở 13 | 254/86 Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình. DT: (08) 8.851134 | Cơ sở 14 | 2 Nguyễn Văn Lịch, phường Linh Tây, quận Thủ Đức. DT: (08) 2.822.470 | Cơ sở 15 | 8/104 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Tân. DT: (08) 5.107.155 – 5.107.156 | Cơ sở 16 | 72/6 Huỳnh Văn Bánh, phường 15, quận Phú Nhuận. DT: (08) 8.443.779 | Cơ sở 17 | 635 KP2, đường Tỉnh Lộ 10, Bình Trị Đông B, quận Bình Tân. DT: (08) 7.624.322 |
Quảng Ninh Cơ sở 1 | Số 809 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long. DT: (033) 837.734 | Cơ sở 2 | Thôn 12, xã Hạ Long, Vân Đồn DT: (033) 874.255 (máy lẻ: 235) | Cơ sở 3 | Trung tâm YTDP thị xã Cẩm Phả. DT: (033) 727.053 |
Cơ sở 4 | Trung tâm phòng chống bệnh xã hội Quảng Ninh, 643 Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hà, TP. Hạ Long DT: (033) 501.803 | Cơ sở 5 | 88 Lý Tự Trọng, phường Hoà Lạc, Thị xã Móng Cái. DT: (033) 772.145 |
Nghệ An Cơ sở 1 | Trung tâm YTDP tỉnh Nghệ An, số 140 Lê Hồng Phong, TP. Vinh. DT: (038) 359.0650 | Cơ sở 2 | 149B Hà Huy Tập, TP. Vinh. DT: (038) 358.5003 |
Cơ sở 3 | Trung tâm chống Phong – Da liễu Nghệ An, 142 Lê Hồng Phong, TP. Vinh. DT: (038) 359.1015 | Cơ sở 4 | Bệnh viện Đa Khoa huyện Diễn Châu, Xóm 7, xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, Nghệ An. DT: (038) 350.3492 |
Nha Trang Cơ sở 1 | 31 Lê Thành Phương, TP Nha Trang. DT: 058-562741 |
Cơ sở 2 | Trạm Y tế xã Ninh Đa, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. DT: 058-845167 |
Đà Nẵng Cơ sở 1 | 315 Phan Chu Trinh, Quận Haỉ Châu, TP. Đà Nẵng. DT: 0511.3826213 |
Cơ sở 2 | Trung tâm Y tế Quận Thanh Khê, 62/32 Hà Huy Tập, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. DT: 0511.3245608 |
An Giang Cơ sở 1 | 39 Chu Văn An, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên. DT: (076) 849.256 | Cơ sở 2 | Bệnh viện Đa khoa huyện Tịnh Biên. DT: (076) 741.426 |
Cơ sở 3 | 31 Đường Thủ Khoa Huân, Phường B, Thị Xã Châu Đốc DT: | Cơ sở 4 | Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Châu. DT: (076) 286.289 |
Cần Thơ. Cơ sở 1 | 21 Phạm Ngũ Lão, quận Ninh Kiều DT: (0710) 830.676 |
| Cơ sở 2 | 17 Hồ Xuân Hương, quận Ninh Kiều DT: (0710) 833.589 | |
| Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
 1 người cảm ơn A2066 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
| Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC) Bài viết: 2.837
Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
|
| - Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC) Bài viết: 2.837
Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
|
Cho MM Post ké cái này nhé A2066
| - Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC) Bài viết: 2.837
Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
|
DÀNH CHO NHỮNG AI ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH CHỜ XÉT NGHIỆM HOẶC DO LO LẮNG CĂNG THẲNG KHI BIẾT MÌNH CO NGUY CƠ LÂY NHIỄM
ĐÂY LÀ NHỮNG BÀI VIẾT TÔI TỔNG HỢP ĐƯỢC TRÊN MẠNG VỀ BỆNH LO LẮNG HAY RỐI LOẠN LO ÂU =>STRESS (BÀI VIẾT MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO)
111.Rối loạn lo âu (RLLA) là một dạng bệnh tâm thần, thường hay gặp ở tuổi vị thành niên trở lên, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây không phải là bệnh mới, nhưng ở thời đại @ nó tiến triển mạnh mẽ, với số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên. Stress, căng thẳng, lo âu... là tình trạng tâm lý rất bình thường trong cuộc sống hiện đại và hầu hết mọi người đều trải qua những giai đoạn khó khăn về tâm lý đó. Nhưng khi khó khăn qua đi, mọi việc trở lại bình thường, cuộc sống của những người vừa trải qua biến động tâm lý cũng dần ổn định trở lại. Những lo lắng ấy là bình thường. Chỉ bất thường khi những lo lắng ấy luôn thường trực, hoặc lo lắng về một việc không hề xảy ra... đến nỗi chúng ta không thể đảm đương được những công việc hàng ngày của mình nữa. Nhưng những có trạng thái tâm lý bất ổn đó kéo dài trên 6 tháng sẽ bị xếp vào dạng bệnh RLLA. Bệnh RLLA có biểu hiện tương đối đặc biệt: Người bệnh luôn cho rằng có một điều xấu (về sức khỏe, tài chính, công việc...) đang và thậm chí đã xảy ra với mình, dù rằng thực tế không phải vậy. Cùng với những lo lắng mơ hồ hoặc rõ rệt, bệnh nhân RLLA còn dễ bị thêm các chứng bệnh khác như hồi hộp, nghẹt thở, đau ngực, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ. Cũng giống như các chứng bệnh tâm thần khác, cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gay ra bệnh RLLA. Người ta thấy rằng, các bệnh tâm thần thường phát sinh từ các yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố sinh học, nuôi dưỡng cũng như các yếu tố môi trường khác. Do là một dạng bệnh tâm thần, nên bệnh RLLA cũng được điều trị chủ yếu bằng biện pháp tâm lý kết hợp với dùng thuốc, trong đó liệu pháp tâm lý giữ vai trò chủ đạo. Thuốc dùng căn bệnh này không nhằm mục đích điều trị, mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Hai loại thuốc chính được sử dụng là thuốc an thần và chống trầm cảm. Việc dùng thuốc cần hết sức cẩn thận, vì nếu không bệnh nhân sẽ phụ thuộc thuốc. Thường thì các thuốc này được chỉ định dùng trong thời gian ngắn và có kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ điều trị cũng như sự hỗ trợ tích cực từ phía người thân của bệnh nhân. Trong bệnh RLLA, điều trị tâm lý mới là chủ đạo. Có nhiều phương pháp điều trị tâm lý khác nhau nhằm giúp bệnh nhân quen dần với điều làm họ hoảng sợ, rồi dần dần đương đầu với chúng. Có hai dạng trị liệu tâm lý rất hiệu quả là trị liệu hành vi, trong đó chú trọng tới việc thay đổi hành vi và trị liệu về nhận thức, trong đó dạy cho người bệnh cách hiểu và thay đổi lối suy nghĩ để có thể phản ứng với các tình huống khiến họ cảm thấy lo lắng. Ngoài việc dùng thuốc và điều trị tâm lý, những người mắc RLLA sẽ nhanh khỏi bệnh hơn nếu họ được người thân giúp đỡ, an ủi, động viên, khích lệ. Khi người bệnh tâm sự với bạn về nỗi lo lắng nào đó, bạn đừng vội phủ nhận. Hãy tìm cách giải thích thật cụ thể và dễ hiểu với tất cả sự cảm thông, người bênh sẽ bớt lo lắng hơn. Người bị RLLA cũng nên tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là học thở để điều hòa khí huyết, thư giãn tinh thần, từ đó dễ trút bỏ được căng thẳng và kiểm soát được lo âu. Trong các mối quan hệ xã hội, người bị RLLA chỉ nên tập trung vào những mối quan tâm mang tính sáng tạo, sẽ tốt hơn là những mối quan tâm mang tính cạnh tranh; gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời củng cố những cảm giác tích cực. Nếu có điều kiện, người bệnh nên theo học những lớp học mang tính quyết đoán để làm tăng thêm lòng tự tin và sức mạnh. Theo Phụ Nữ & Thể Thao
222.Rối loạn lo âu có thể tác động đến mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu từ tuổi vị thành niên trở lên và thường thấy ở nữ hơn là nam. Người mắc bệnh thường sống với tâm lý cho rằng có điều gì xấu sắp xảy ra...
Khi luôn có sự lo âu hay đột nhiên lo âu vì một lý do mơ hồ là không bình thường vì nó có thể là biểu hiện của Rối loạn lo âu (RLLA).
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này. Triệu chứng gồm đau ngực, hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, căng cơ, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ. Cơn lo âu có thể khởi phát bởi caffein, rượu, đường, thiếu hụt vitamine nhóm B, thiếu Mg hay Ca, dị ứng thức ăn, một vài thuốc khác và sự truyền lactate vào máu. Những dạng bệnh RLLA toàn thể (GAD): GAD là dạng nhẹ nhất. Người mắc bệnh RLLA toàn thể có cảm giác khó chịu kéo dài và sự lo lắng không thực tế, đặc biệt xung quanh người khác và có xu hướng dễ dàng bị giật mình. Rối loạn này nhìn chung bắt đầu khi còn nhỏ hay mới trưởng thành và thường gặp ở nữ hơn nam. Nó cũng thường có tính gia đình. Khó ngủ và mệt mỏi kéo dài, đau đầu, những cơn hoảng loạn thỉnh thoảng, run hay co giật, cảm giác quay cuồng, trầm cảm, đau nhức cơ bắp, bồn chồn không yên, vã mồ hôi, đau bụng, hoa mắt, khó tập trung, hồi hộp, dễ cáu gắt là tất cả những triệu chứng của GAD. Bệnh được chẩn đoán khi một người trải qua ít nhất sáu tháng lo lắng quá độ về một số vấn đề cuộc sống hàng ngày. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): OCD xuất hiện khi một người thấy lo lắng một hay nhiều lần tái diễn và không có thực (sự cưỡng chế) và sử dụng một vài hành vi mang tính nghi thức để cố gắng xua đi những lo lắng đó. Cứ 50 người thì có một người bị và tỉ lệ như nhau ở cả hai giới. Rối loạn này có thể bắt đầu ở bất kì lứa tuổi nào nhưng thường là vị thành niên hay giai đoạn đầu của trưởng thành. Đi kèm với OCD thường là trầm cảm, những RLLA khác, rối loạn ăn uống và vấn đề lạm dụng rượu và chất gây nghiện. Người bị OCD biết rằng nỗi sợ của họ và những hành vi hệ quả không có ý nghĩa, nhưng họ vẫn làm điều đó vì chính họ không bỏ được và vì họ hi vọng tìm thấy sự xoa dịu thông qua hành động của mình. Những bệnh nhân này sợ sự không chắc chắn và thường tìm kiếm sự an tâm từ người khác về hành vi của họ. Những sự cưỡng chế thường gặp bao gồm lau chùi kĩ lưỡng, kiểm tra đi kiểm tra lại để chắc rằng chúng an toàn, sự lặp lại, sự chậm chạp và tích trữ quá đáng. Ám ảnh sợ: Ám ảnh sợ là nỗi sợ phi lý và không cố ý về một vài điều hay tình huống nào đó. Cứ 10 người thì có hơn một người mắc 1 loại nào đó của ám ảnh sợ, chúng có xu hướng mang tính gia đình và thường bắt đầu tuổi thanh niên hay trưởng thành và nữ dễ mắc hơn nam. Trong trường hợp bị ám ảnh sợ, những cách thông thường để đối đầu với nỗi sợ không có tác dụng, và người đó có thể trở nên tiều tụy, bởi nhu cầu quá mức để tránh bất cứ cái gì gây ra cho họ nỗi sợ hãi mãnh liệt như thế. Có 3 nhóm : + ám ảnh sợ chuyên biệt (nỗi sợ vô lý về một vài đối tượng nào đó như nhện, đi máy bay, độ cao...) + ám ảnh sợ xã hội (nỗi sợ lúng túng khó khăn trong một tình thế xã hội) + ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ tình huống nào có thể tạo ra cơn hoảng loạn). Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD): PTSD xuất hiện khi một người đã từng chứng kiến hay trải qua một sang chấn (chiến tranh, cưỡng dâm, thiên tai...) không thể hồi phục hay trở về một đời sống bình thường. Rối loạn này có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào và đi kèm trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hay lo âu. PTSD thường bắt đầu trong vòng sáu tháng sau sang chấn (thỉnh thoảng là nhiều năm sau) và thời gian bệnh có thể thay đổi. Những người bị PTSD có thể hồi tưởng về sang chấn, bị tê dại cảm xúc và không thể tập trung vào những công việc thường ngày. Triệu chứng có thể chia thành 3 loại chính: + Những cơn ác mộng và hồi tưởng về sang chấn + cô lập với gia đình và bạn bè + giận dữ bất chợt. Rối loạn này được chẩn đoán khi triệu chứng kéo dài hơn một tháng. Thường triệu chứng biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên trong những trường hợp trầm trọng cần phải được điều trị. Cơn hoảng loạn: Cơn hoảng loạn xuất hiện khi, do một nguyên nhân mơ hồ, cơ thể sẵn sàng đối phó với một tình huống khẩn cấp tưởng tượng. Cơ thể sản xuất adrenaline dư thừa và nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh. Những cơn này trung bình kéo dài vài mươi phút và hiếm khi quá một giờ. Ở Hoa Kỳ, có từ 3 đến 6 triệu người mắc bệnh này, ở nữ gấp 2 lần nam và có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào nhưng thường là người trưởng thành còn trẻ. Theo hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, những người bị cơn hoảng loạn có ít nhất 4 trong các triệu chứng sau: hồi hộp, tim đập thình thịch, vã mồ hôi, run rẩy, cảm giác hụt hơi, ngộp thở, đau ngực, buồn nôn hay đau bụng, hoa mắt, cảm giác quay cuồng, mất nhận thức, giải thể nhân cách, cảm giác sợ mất tự chủ hay sợ mất trí hay sợ chết... Được xác định là cơn hoảng loạn khi xảy ra đột ngột và xuất hiện mỗi hai tuần hoặc nếu chỉ là cơn duy nhất thì sau đó phải là sự lo âu mơ hồ và sự căng thẳng về cơn đó kéo dài ít nhất một tháng. Cơn hoảng loạn có thể kèm hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ khi tiếp xúc đám đông và không có khả năng thoát ra được khi cơn xuất hiện). Người bị cơn hoảng loạn thường cố gắng tránh những cơn sắp tới bằng cách né tránh những nơi hay vật có thể làm khởi phát cơn bằng các trò giải trí hay tìm đến các chất gây nghiện hay rượu bia để trốn tránh nó. Điều trị Theo kinh điển, điều trị RLLA bao gồm sự phối hợp hóa dược và tâm lý liệu pháp. Hóa liệu pháp: thuốc kê toa đối với những bệnh này không là sự điều trị mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ riêng Tâm lý liệu pháp: có rất nhiều loại tâm lý liệu pháp khác nhau. Hành vi liệu pháp nhằm vào sự thay đổi những hành động chuyên biệt và cách sử dụng những kỹ thuật này, như là thở bằng cơ hoành (chống lại sự tăng thông khí, điều thường thấy khi bị hoảng loạn). Trong tiếp xúc liệu pháp, bệnh nhân sẽ được quen dần với điều làm họ hoảng sợ để giúp họ đương đầu với chúng. Nhận thức hành vi liệu pháp, hướng dẫn bệnh nhân phản ứng theo nhiều cách khác nhau, tùy tình huống gây ra cơn lo âu và hướng đến giúp đỡ họ thay đổi lối suy nghĩ. Liệu pháp nhóm và nhóm tự giúp nhau cũng tỏ ra có ích.
| - Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
|
 1 người cảm ơn muonmang36 cho bài viết.
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|