Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline one_connectionss  
#1 Đã gửi : 16/07/2008 lúc 05:52:34(UTC)
one_connectionss

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 22-10-2007(UTC)
Bài viết: 350

Được cảm ơn: 4 lần trong 2 bài viết
<p style="font-weight: bold;" class="pTitle">Giật mình khi người Hàn nói người Việt "vung tay quá trán"</p> <p class="pHead">TTO - Ý kiến của một giáo sư Hàn Quốc: <strong><a onclick="return onLinkClick(this)" href="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=268689&amp;ChannelID=118" height="800" resizable="yes" toolbar="yes" titlebar="yes" scrollbars="yes" menubar="yes" statusbar="yes" width="1200" location="yes">Người Việt Nam hơi vung tay quá trán</a></strong> đã lại một lần nữa làm nóng lên diễn đàn "tiết kiệm". Cần kiệm vốn&nbsp;đã là một&nbsp;đức tính của người Việt từ bao&nbsp;đời, ấy vậy mà trong tình hình lạm phát, trước những cái nhìn và kinh nghiệm của người nước ngoài,&nbsp;mới giật mình thấy chúng ta vẫn còn lãng phí...&nbsp;</p> <p class="pInterTitle">Tiết kiệm để đất nước phát triển</p> <p class="pBody">* Là một người Việt Nam, tôi cảm thấy rất hổ thẹn khi có một người nước ngoài đã nhận xét về vấn đề mà cả xã hội chúng ta hiện nay đang rất quan tâm "Tiết kiệm"! Khi&nbsp;đọc từng lời nhận xét ấy, tim tôi như nhói lên! </p> <p class="pBody">Tôi thấy đi đâu trên các đường phố của chúng ta, không kể ngày hay đêm,&nbsp;các quán nhậu, các quán cà phê... rất đông người, phần lớn là thanh thiếu niên! Chúng ta phải tự hỏi tại sao họ lại có thời gian nhiều đến thế. Hoàn cảnh xã hội hiện nay, giá cả mọi thứ&nbsp;tăng đến chóng mặt, thậm chí nhiều người còn thốt lên "cứ như thế này thì chết mất", thế nhưng&nbsp;nhiều người vẫn tiêu xài một cách quá lãng phí, cả thời gian lẫn tiền bạc! </p> <p class="pBody">Trước kia, hoàn cảnh đất nước chúng ta còn khó khăn hơn gấp trăm lần,&nbsp;chính sách tiết kiệm do Bác Hồ&nbsp;khởi xướng đã giúp chúng ta vượt qua khiến cả thế giới đều phải kinh ngạc! Thế thì tại sao bây giờ chúng ta lại không phát huy được điều đó?</p> <p class="pBody">Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, những điều giản dị nhất, từ gia đình của chúng ta, hãy giáo dục cho trẻ con những đức tính tiết kiệm ngay từ nhỏ, chia sẻ với các thành viên trong gia đình cũng như bạn bè về vấn đề "tiết kiệm".&nbsp;Bác&nbsp;đã từng nói: "Tiết kiệm&nbsp;không phải là bủn xỉn! Cái gì chúng ta nên tiêu thì tiêu, cái gì không cần tiêu thì một đồng cũng không nên tiêu". Tin chắc rằng với lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam, mọi người sẽ cùng thực hiện được điều đó. Tiết kiệm để phát triển đất nước. </p> <p class="pAuthor">Bùi Thanh Giang</p> <p class="pBody">* Tôi còn nhớ ngày xưa&nbsp;đi học,&nbsp;vào nhà ăn có khẩu hiệu "Lấy cho đủ&nbsp;- Ăn cho hết",&nbsp;mọi người đều tuân thủ,&nbsp;khi&nbsp;đem khay đi rửa thì khay ăn hoàn toàn sạch sẽ.&nbsp;Ngoài đường hay quán sá rất ít người trong giờ làm việc.&nbsp;Ngày nay báo đài nói nhiều về lạm dụng xe công làm tôi nhớ lại ngày đó xe công chỉ sử dụng cho công tác và trên từng chiếc xe công đều có sơn dòng chữ "CÔNG XA CHỈ SỬ DỤNG CHO CÔNG VỤ".&nbsp;Bây giờ nên chăng chính phủ cũng áp dụng như thế vì lợi ích quốc gia.</p> <p class="pAuthor">Nguyễn Văn Thành</p> <p class="pBody">* Khá lâu rồi tôi có dịp đi công tác đến Dilenburgh (Đức),&nbsp;ở&nbsp;một khách sạn khá đẹp tuy không hiện đại như ở Munich hay Franfurt. Điều tôi nhớ mãi là một mảnh giấy nhỏ được đặt trong phòng tắm của khách sạn. Tờ giấy được ghi bằng bằng hai thứ tiếng Anh- Đức với nội dung: "Nếu sau khi sử dụng mà khăn tắm còn sạch, xin quí khách vui lòng sử dụng lần nữa vì việc giặt tẩy nhiều gây ảnh hưởng đến nguồn nước môi trường". </p> <p class="pBody">Tôi nghĩ điều đó nếu ngẫm ra thật dễ dàng cho các khách sạn Việt Nam hoc tập từ mảnh giấy nhỏ như vậy. Với rất rất nhiều khách sạn lớn nhỏ trên cả nước, thiết nghĩ hành động nhỏ như việc sử dụng lần nữa chiếc khăn sạch giúp chúng ta sẽ tiết kiệm được bao nhiêu là nước và hóa chất để giặt tẩy. Vừa tiết kiệm vừa bảo vệ được nguồn nước. </p> <p class="pAuthor">Nguyễn Thị Hồng </p> <p class="pInterTitle">Tiết kiệm cũng là nhân đạo</p> <p class="pBody">* Tôi từng tiếp xúc với người nước ngoài thấy họ ăn uống rất khác chúng ta. Khi vào quán ăn họ gọi món nào là họ ăn hết món đó, không chừa một chút. Còn người VN chúng ta tuy nghèo nhưng mỗi khi có chút tiền thì lại "chơi xả láng", rủ bạn bè vào nhà hàng, quán ăn gọi món, rồi ăn không hết bỏ thừa mứa cả nửa bàn. Còn bia rượu khi đã tê tê rồi miệng thì hô "vô vô" nhưng uống thì vô miệng một nửa ra ngoài một nửa, thật phí phạm. Họ đâu nghĩ rằng còn có nhiều người dân lao động nghèo&nbsp;bữa ăn&nbsp;toàn rau mắm, nhiều đứa trẻ ở thôn quê suy dinh dưỡng, cả tháng không ăn được một miếng thịt. Nghĩ mà xót!</p> <p class="pAuthor">Ma Văn Son</p> <p class="pBody">* Có đồng tiền trong tay ,mỗi người đều có quyền sử dụng theo cách riêng của mình. Điều này không có gì là sai. Tuy nhiên...</p> <p class="pBody">Hình ảnh những thức ăn thừa mứa trên bàn tiệc sang trọng sẽ cho ta suy nghĩ gì khi có vô số những bữa ăn của đại đa số người lao động, gia đình neo đơn chỉ vỏn vẹn vài cọng rau, miếng đậu hũ bên chén nước chấm pha loãng tạo cảm giác mặn mòi cho bữa cơm "nhà nghèo"? </p> <p class="pBody">Hình ảnh những chiếc xe bóng loáng hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng mang biển số "độc" sẽ cho ta suy nghĩ gì khi trong dòng xe cộ vẫn còn không ít những chiếc xe đạp cọc cạch rướn tới bằng lực kéo của những đôi chân gầy nhom? Hình ảnh những kẻ thừa tiền lắm của, thoải mái vung tay hàng triệu triệu đồng vào chốn ăn chơi&nbsp;bên cạnh những người mẹ&nbsp;phải bán máu để có được ít tiền đóng học phí cho con. Hình ảnh những cậu ấm cô chiêu, áo quần lòe loẹt, gầm rú trên những chiếc xe sang trọng, "hiên ngang" bước vào quán bar vui vẻ bên những chai rượu ngoại bên cạnh hàng triệu sinh viên nghèo xa nhà, phải dè xẻn từng đồng trợ cấp từ cha mẹ, mơ ước có được một khoản học bổng vài trăm ngàn, phải đi làm thêm để trang trải&nbsp; việc học hành.... </p> <p class="pBody">Cho là bất công thì không hẳn nhưng những ai có cuộc sống sung túc đủ đầy hãy nhìn lại quanh ta còn có&nbsp;quá nhiều cuộc đời cơ cực, những thân phận cơ nhỡ bần hàn. Suy nghỉ thấu đáo hai từ tiết kiệm sẽ thấy đó là một việc làm nhân đạo. </p> <p class="pAuthor">Trần Thanh Nhã </p> <p class="pInterTitle">Hãy bắt đầu từ Chính phủ</p> <p class="pBody">* Nói về tiết kiệm, ngay lập tức tôi nghĩ đến sự lãng phí bắt nguồn từ chính sách của nhà nước. Có&nbsp;hai ví dụ sau đây.</p> <p class="pBody">Thứ nhất, ở ngã tư đường Giải phóng và Đại Cồ Việt (Hà Nội), việc làm đường hầm ngầm dành cho người đi bộ, việc tiến độ thi công chậm không những lãng phí cho các đơn vị thi công, tiền của dự án mà ngày ngày các phương tiện giao thông đều bị tắc đường ở đó gây lãng phí hết sức. Thử tính xem hàng nghìn lượt phương tiện qua ngã tư này phải chịu tắc tối thiểu là 10 phút mỗi ngày thì tiền xăng dầu và thời gian là bao nhiêu trong cả gần chục năm qua? </p> <p class="pBody">Chuyện thứ hai là chiếc cầu Tó trên đường từ Văn Điển về Hà Đông chỉ có vài mét, để làm mới&nbsp;cây cầu này chỉ tốn vài tỷ và chỉ cần 2 tháng đã có thể hoàn thành. Vậy mà hàng chục nghìn phương tiện phải đi đường vòng qua khu vực Linh Đàm thêm ít nhất là 4 km đường, vừa tốn xăng dầu, mất thời gian, phá hoại đoạn đường đi vòng. Thử nhẩm tính mỗi ngày sẽ thiệt hại bao nhiêu tiền trong cả mấy năm trời qua. </p> <p class="pAuthor">Trần Hoàng </p> <p class="pBody">* Trong thời kỳ đất nước khó khăn, các bậc học sinh đàn anh đã làm được một việc đáng để chúng ta suy nghĩ. Đó là nhặt giấy vụn mua được đoàn tàu thống nhất Bắc Nam. Ngày nay, đất nước ta đã khá hơn nhiều về kinh tế so với thời đó, nhưng vẫn còn rất nghèo. Thế&nbsp;nhưng mỗi năm vẫn bỏ biết bao nhiêu là sách cũ trong lúc đó, học sinh vùng quê nghèo lại không có tiền mua sách để đi học. Khi cơ quan truyền thông lên tiếng phát động gom sách cũ, những người có trách nhiệm mới rục rịch làm theo.</p> <p class="pBody">Về vấn đề người Việt xài hàng Việt tôi nghĩ vận dụng người dân là không khó nếu hàng Việt giá cả và chất lượng được đảm bảo. Như trước đây, mỗi chiếc tivi hoặc xe máy đều có giá trên trời, nhưng khi có hàng ngoại tấn công vào các công ty trong nước mới chịu giảm giá. Vậy số tiền chênh lệch trước đây mà người dân bỏ ra ai chịu trách nhiệm? Thiệt thòi của người dân ai giải quyết?&nbsp;</p> <p class="pBody">Cũng nhờ xe máy Trung Quốc tràn qua người lao động nghèo như tôi mới có cơ hội vi vu trên con ngựa sắt mặc dù chất lượng không bằng ai nhưng cũng phù hợp với túi tiền người lao động. Chờ hàng trong nước ư, lấy&nbsp;đâu ra mấy chục triệu mà mua? Là công dân người Việt, tôi cũng muốn xài hàng Việt lắm chứ! Tôi đề nghị nhà nước nên quản lý chặt chẽ chất lượng và giá cả sao cho phù hợp với đại đa số người dân, lúc đó khỏi cần kêu gọi người dân vẫn xài hàng Việt, vì đó là lợi ích của họ và niềm tự hào của đất nước! </p> <p class="pAuthor"><a href="mailto:Ketbannhe001@n">Ketbannhe001@</a></p> <p class="pBody">* Nhân các ngày lễ lớn của đất nước, nhiều bandrol, khẩu hiệu chào mừng được dựng lên, tạo cho phố phường vẻ rực rỡ, "hào nhoáng". Cái sự rực rỡ ấy là cần nhưng nên điều tiết vừa phải vẫn tốt hơn. Điều đáng nói là hiện nay, các Hội, Đoàn thể vào "mùa" Đại hội, hàng trăm cờ phướn với các dòng chữ:"Đại hội của tinh thần..."; "Ra sức thi đua lập thành tích chào mừng..." được treo trên khắp các ngả đường, với kinh phí hàng chục triệu đồng cho&nbsp;một đại hội cấp tỉnh (tất nhiên là tiền của dân). </p> <p class="pBody">Chỉ sau vài ngày, số bandrol, khẩu hiệu nói trên trở thành vô dụng. Thử hỏi, cả 64 tỉnh thành trong cả nước, số tiền là bao nhiêu? Nếu như chúng ta dùng số tiền bị lãng phí đó hỗ trợ cho thành viên của đoàn thể mình đang gặp khó khăn, có phải "thiết thực" hơn không? Thế mới biết, học tập tấm gương tiết kiệm của Bác Hồ có nhiều người học, nhưng làm theo thì...hãy đợi đấy!</p> <p class="pAuthor">Nguyễn Hoàng</p> <p class="pBody">* Tôi có&nbsp;một cháu gái học trường Tiểu học Lương Thế Vinh - Q1. Suốt 3 năm học ở đây, đầu năm nào tôi đều phải mang sách vở của cháu đi ép plastic vì theo các cô giáo thì làm như vậy có thể bảo quản sách vở tốt hơn, vì vậy cô giáo không cho phép bao sách vở bằng loại giấy nylon mua sẵn ở hiệu sách. Tôi không rõ đó là quy định của từng giáo viên hay của trường nhưng việc này gây tốn kém rất nhiều trong khi thực sự tôi thấy cũng chẳng làm tăng thời gian sử dụng của một bìa bọc nylon hơn bao nhiêu so với loại bọc sách vở bán sẵn, lại vừa làm sách vở nặng nề thêm. </p> <p class="pBody">Việc sử dụng vở ở&nbsp;trường này&nbsp;cũng vậy. Các cháu không thể sử dụng bất kỳ loại vở nào mà phải mua vở bìa in sẵn của trường bán. Nhiều năm để thưởng cháu được học sinh giỏi, phần thưởng của ông bà cô chú là vở giấy tốt và đúng quy cách (loại giấy hệt như loại tập bán ở trường) nhưng cháu không được dùng vì không có bìa in theo quy định của trường, tôi phải mang cho người khác trong&nbsp;lúc vẫn phải bỏ tiền mua vở mới của trường cho cháu đi học. Tôi nghĩ việc đồng phục học sinh thì nên theo vì nó tạo vẻ đẹp cho trường nhưng việc "đồng vở", "đồng dụng cụ học tập" thì có nên không. Tôi đề nghị BGH trường nên xem xét lại những quy định này nếu thật sự nó là quy định bắt buộc của trường ...</p> <p class="pAuthor">Nguyễn Thị Thanh Huyền</p>
- Nguyên nhân chính lây nhiễm HIV tại Việt Nam do quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình, đặc biệt liên quan nhiều đến giới trẻ có độ tuổi trung bình từ 16-26 tuổi. Báo Động Đỏ cho giới trẻ Việt Nam
Quảng cáo
Offline one_connectionss  
#2 Đã gửi : 16/07/2008 lúc 05:53:25(UTC)
one_connectionss

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 22-10-2007(UTC)
Bài viết: 350

Được cảm ơn: 4 lần trong 2 bài viết

Người VN hơi "vung tay quá trán"!

TT - Tiến sĩ Bae Yang Soo - trưởng khoa tiếng Việt Trường ĐH Ngoại ngữ Busan (Hàn Quốc) - đã có nhiều năm sinh sống ở VN. Với tư cách là công dân của Hàn Quốc - đất nước nổi tiếng về vấn đề tiết kiệm, đồng thời là người khá am hiểu VN, ông đã gửi bài viết tham gia diễn đàn "Tiết kiệm, đừng nói suông!"...

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Hiện tại tôi đang ở Mỹ. Nhân dịp đi công tác, tôi đưa cả gia đình sang đây nhằm tạo điều kiện cho các cháu (hai con trai) trau dồi thêm tiếng Anh. Như mọi gia đình khác, mỗi năm vào dịp hè chúng tôi đều có một chuyến du lịch khoảng ba tuần. Năm nay khi đề cập đến chuyện đi du lịch, cả hai cậu con trai của tôi cùng bảo rằng bố mẹ đã tốn nhiều tiền cho chuyến đi Mỹ này rồi, nên việc đi du lịch năm nay không cần thiết, phải tiết kiệm. Vâng, tiết kiệm đã ăn vào máu đa số trẻ con Hàn Quốc.

Giáo dục tiết kiệm trong nhà trường

Tôi sinh ra và lớn lên vào thời điểm Hàn Quốc còn lắm khó khăn. Tiết kiệm ở nước tôi là chủ trương từ chính phủ, và được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường. Thời ấy chúng tôi có rất nhiều hoạt động liên quan đến vấn đề giáo dục ý thức tiết kiệm. Đầu tiên, mỗi học sinh, đi kèm theo học bạ là cuốn sổ tiết kiệm. Tùy mỗi cấp học sẽ ấn định sổ tiết kiệm phải đạt một số tiền là bao nhiêu. Nếu hoàn tất cấp tiểu học, dù học lực có giỏi đến mấy nhưng sổ tiết kiệm không đạt được số tiền qui định thì không được lên lớp.

Hồi ấy, học sinh chúng tôi kiếm tiền bỏ vào sổ tiết kiệm bằng nhiều hình thức, ví dụ như thu gom sách báo cũ, sắt phế liệu, nhịn ăn quà sáng... Cứ gần mỗi cuối khóa học nếu học sinh nào còn thiếu tiền, nhà trường sẽ tổ chức về nông thôn để mót lúa và bán lại lấy tiền bỏ vào sổ tiết kiệm. Cách làm ấy hiện nay vẫn được duy trì dù kinh tế chúng tôi đã khá lên rất nhiều. Hẳn có người sẽ hỏi tôi rằng sổ tiết kiệm ấy do cha mẹ đóng vào thì sao? Dĩ nhiên làm sao không có chuyện ấy. Nhưng thực tế rất hiếm vì trong lớp, những bạn nào xin tiền bố mẹ để bỏ vào sổ tiết kiệm sẽ bị bạn bè nhìn nhận không mấy hay ho nên đa số đều tự lo.

Song song đó, mỗi năm nhà trường đều tổ chức một cuộc thi vẽ theo chủ đề tiết kiệm. Những bức tranh đẹp, có ý nghĩa sẽ được làm apphich treo trong trường, rồi dự thi cấp thành phố, toàn quốc. Phần lớn các cuộc thi đều sử dụng chủ đề "Hãy dùng hàng nội địa".

Về mặt quốc gia, chúng tôi có ngày tiết kiệm toàn quốc. Ngày ấy, tất cả báo chí, truyền hình - phát thanh đều tập trung tuyên truyền tối đa. Cách thức tuyên truyền là tuyên dương, giới thiệu những gương tiết kiệm để nhà nước xem xét cấp giấy khen; đồng thời phê bình những ai chưa ý thức tiết kiệm.

Nhà nước phải cầm trịch

Ở TP.HCM có nhiều cửa hàng rượu ngoại thế này (ảnh chụp chiều 14-7) - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Ưu điểm lớn nhất của người Hàn Quốc là tinh thần sử dụng hàng nội địa. Đối với công chức nhà nước ở Hàn Quốc, việc dùng hàng ngoại là điều cấm kỵ. Trong khi đó, tôi thấy VN các bạn hình như hơi "vung tay quá trán" về chuyện này. Tôi từng dự những bữa tiệc ở VN và thật sự ngạc nhiên khi thấy các bạn toàn sử dụng bia rượu, thuốc lá ngoại.

Việc khuyến khích người dân (và bắt buộc với công chức) sử dụng hàng nội địa không chỉ giáo dục lòng yêu nước mà còn để tiết kiệm ngoại tệ. để làm được điều này, nhà nước phải cầm trịch. Nghĩa là việc kiểm soát chất lượng hàng nội địa phải hết sức nghiêm ngặt, chứ không thể buộc mọi người dùng hàng nội nhưng lại không đạt chất lượng!

Bên cạnh đó, người dân thường có tâm lý nhìn vào công chức nhà nước... Nếu công chức thực hiện tốt, họ sẽ làm theo một cách vui vẻ. Và đương nhiên muốn buộc công chức thực thi tiết kiệm, sử dụng hàng nội, nhà nước phải đưa ra chủ trương, qui định ràng buộc. Hay cũng không ai khác ngoài nhà nước mới có thể đưa ra qui định một ngày tiết kiệm toàn quốc, yêu cầu tất cả phương tiện thông tin đại chúng phải tuyên truyền mạnh về đề tài này.

Tương tự, vấn đề giáo dục cũng thế, muốn đưa vào nhà trường phải có chủ trương từ nhà nước. Theo tôi, đây là vấn đề hết sức quan trọng. Một đứa trẻ được giáo dục tốt trong nhà trường về ý thức tiết kiệm, khi cùng bố mẹ đi ăn nhà hàng nó sẽ có những nhắc nhở về những hành vi gọi thức ăn thừa mứa (tôi thấy điều này rất phổ biến ở VN). Những lời nhắc nhở ấy sẽ hiệu quả vô cùng.

 TS BAE YANG SOO

Đề xuất của chúng tôi

Nhìn từ quán phở...

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Tôi từng phục vụ ở một quán phở có nhiều khách nước ngoài đến ăn. Nếu so sánh cách ăn phở của người nước ngoài với nhiều người Việt có vẻ "sang trọng", sẽ thấy ý thức tiết kiệm của dân ta còn quá kém. Đa số khách nước ngoài đều ăn hết cả bát phở chứ ít khi bỏ thừa như người Việt. Trong lúc khách nước ngoài đang ăn, nếu ai "alô” có việc, họ vẫn nhẫn nại ăn hết bát phở rồi mới đi. Khác với nhiều người Việt khi gọi phở ra, nếu có ai gọi điện, liền bỏ nguyên bát phở để đi.

Cách người nước ngoài ăn rau sống với phở cũng khác xa người Việt. Họ nhặt từng cọng rau, ngắt hết lá lành và những gì ăn được cho vào bát phở. Phần cọng rau, lá sâu họ để riêng và cho vào sọt rác. Họ ăn rau sống khá nhiều, nhưng ăn phần nào dứt điểm phần đó nên rổ rau lúc nào cũng sạch sẽ, có thể dùng cho người khác ăn tiếp. Ngược lại, khách người Việt thường chỉ ngắt phần ngọn hoặc những lá ngon nhất trong rổ rau. Rổ rau sau khi bị khách người Việt tuyển chọn chỉ còn cọng rau, lá hỏng trộn lẫn với lá lành trông rất hỗn tạp.

Tôi từng nghe ai đó nói một câu châm biếm rất chua xót về nạn lãng phí của người Việt: "Người VN chúng ta nếu chưa hơn người nước ngoài về sự giàu có thì cũng đừng nên hơn họ về sự xa hoa và lãng phí”.

LÊ BỀN (Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội)

Và từ máy nước nóng lạnh

Trong tòa nhà nơi công ty tôi thuê địa điểm làm trụ sở, tôi thấy mỗi công ty đều có ít nhất một máy nước nóng lạnh. Trong khi đó nhiều người chỉ thích uống nước vừa vừa, không lạnh quá cũng không nóng quá. Như tôi chẳng hạn, mỗi lần muốn uống nước phải rót một ít nước lạnh pha với một ít nước nóng. Như vậy quá lãng phí. Tôi đề nghị ở mỗi cơ quan, đơn vị nên có một bình lọc nước để phục vụ những người không có nhu cầu uống nước quá nóng và quá lạnh.

TRẦN LINH TUẤN (tuan80a@...)

- Nguyên nhân chính lây nhiễm HIV tại Việt Nam do quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình, đặc biệt liên quan nhiều đến giới trẻ có độ tuổi trung bình từ 16-26 tuổi. Báo Động Đỏ cho giới trẻ Việt Nam
Offline one_connectionss  
#3 Đã gửi : 16/07/2008 lúc 05:53:48(UTC)
one_connectionss

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 22-10-2007(UTC)
Bài viết: 350

Được cảm ơn: 4 lần trong 2 bài viết

Tiết kiệm, đừng nói suông!

Nghèo mà xài sang!

TS tâm lý Đinh Phương Duy: "Xài sang là giá trị ảo, nhưng ngày nay giá trị ảo đã bành trướng trong nhiều tầng lớp xã hội" - Ảnh: THANH ĐẠM
TT - Đến dự bàn tròn "Tiết kiệm, đừng nói suông!" (do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 15-7), các vị khách mời đã có những ý kiến đầy trách nhiệm và tâm huyết. Dưới cái nhìn của các vị, chuyện lãng phí và tiêu dùng thiếu định hướng đang là một hiện tượng tiêu cực đáng lưu tâm trong xã hội ta...

Xài sang điện, lãng phí mỗi năm 8 tỉ USD...

Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho biết ông đến trước khi bàn tròn diễn ra 30 phút vì không lượng định được thời gian từ trường đến báo Tuổi Trẻ (do sợ kẹt xe!). Và để không lãng phí thời gian, ông tranh thủ trong lúc ngồi chờ nhắn tin cho ba vị tổng giám đốc ba ngân hàng "nên tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay". Ông nói: "Giới ngân hàng xài sang rất dữ nhờ giàu lên nhanh chóng từ năm 2006!".

TS Ngân nói lẽ ra vấn đề tiết kiệm nên đưa ra từ năm 2006, khi nền kinh tế đất nước đang phát triển tốt, chứ đợi đến khi lạm phát thì hơi muộn.

GSTS Nguyễn Vân Nam - chuyên gia kinh tế - phân tích: các nước tiên tiến hướng đến công nghiệp sạch với các tiêu chuẩn môi trường, họ đẩy ô nhiễm sang các nước kém phát triển hơn. "Đọc báo thấy VN chuẩn bị làm những nhà máy thép tại các bến cảng, dọc biển, tôi lo ngại quá. Không khéo chẳng khách du lịch nào dám đến nước ta vì môi trường không đảm bảo".

Ông Huỳnh Kim Tước - giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng - đưa ra các con số xài sang: sản lượng điện ở các hộ gia đình chiếm tới 40% sản lượng điện toàn quốc. Ông nói mỗi gia đình và các thành phần khác chỉ cần giảm 10% sản lượng điện dùng thì mỗi năm cả nước tiết kiệm đến 8 tỉ USD!

Ông Tước cho rằng nhận thức của cá nhân cũng như các tổ chức VN về tiết kiệm năng lượng rất thấp. Trong số 2.600 đơn vị hành chính nhà nước và doanh nghiệp cần hỗ trợ, tư vấn về tiết kiệm năng lượng, chỉ có 1.800 đơn vị tham gia, trong đó rất ít cơ quan công quyền và nhà nước! Trong khi đó, việc lãng phí năng lượng ở các đơn vị này rất cao.

Truyền thống bị mai một...

PGS Trần Hữu Tá tâm sự rằng ông rất đau khi người Việt chúng ta phải lấy những câu chuyện ở các nước để làm tấm gương học tập về tiết kiệm. Bởi tiết kiệm từng là truyền thống của người VN. Ví dụ, chúng ta đã có những tấm gương sáng ngời như Cụ Hồ, vua Lý Thái Tổ "mặc áo sô, đi giày gai"...

GS Trần Ngọc Thêm - trưởng bộ môn văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cũng cho rằng truyền thống của người VN ta là tiết kiệm: chọn đồ thì chọn những thứ "nồi đồng cối đá”, đồ hư thì sửa lại dùng chứ không bao giờ vứt đi cả đống, áo rách mạng lại dùng tiếp.

Nhưng phải chăng truyền thống đã bị mai một? Nhiều đại biểu băn khoăn như thế.

TS Đinh Phương Duy - phó hiệu trưởng Trường Cán bộ TP.HCM - cho rằng xài sang là giá trị ảo, nhưng ngày nay giá trị ảo đã bành trướng trong nhiều tầng lớp xã hội.

Xài của người khác

Vấn đề này được ông Huỳnh Bửu Sơn (BV tim Tâm Đức) đặt ra nhưng đẩy nó lên thành cao trào lại là một doanh nhân, ông Cao Tiến Vị (chủ tịch HĐQT Công ty Giấy Sài Gòn). Ông Sơn nói truyền thống người Việt là tiết kiệm, chỉ vì những "lỗi hệ thống" nào đó của xã hội nên hình thành một bộ phận chuyên... xài tiền của người khác. Chính điều này tạo nên hiện tượng vung tay quá trán! Ông Cao Tiến Vị tiếp ngay: "Tôi nghĩ đã đến lúc các nhà xã hội học phải xem lại, phải định danh và chỉ ra căn bệnh này. Vì sao khái niệm đáng xấu hổ "xài của chùa" bây giờ lại được nói, nghe và dùng một cách rất bình thường!".

Nói thêm về chuyện xài của người khác, ông Diệp Văn Sơn "kê bệnh": "Chính một số chính sách, chế độ ưu đãi không hợp lý đã làm hư một bộ phận không nhỏ công chức của chúng ta, đặc biệt là trong thụ hưởng. Lâu dần hình thành thói lãng phí vô tội vạ”. Ông Sơn kể: để "oai", một số quan chức không chịu dùng chung xe với một đoàn đông khi đi công tác mà nằng nặc đòi xe riêng!

Ông Vũ Thành Tự Anh (giám đốc nghiên cứu chương trình Fulbright) cho rằng việc tiêu tiền dễ dàng có lý do từ việc làm ra đồng tiền cũng dễ dàng. Đấy cũng là cách "xài tiền của người khác" khi lợi nhuận có được không minh bạch.

 ĐÌNH THẮNG - ĐẶNG TƯƠI

* Do trang báo có hạn nên Tuổi Trẻ sẽ đăng các ý kiến đặc sắc của các vị khách mời trên những số báo tới.

Đề xuất của chúng tôi

Để dành đồ cũ tặng người nghèo

Tôi có thói quen để dành quần áo, giày dép, vật dụng cũ không dùng nữa để đem về quê cho những người nghèo khó.

Một chị bán vé số sắp đến ngày sinh nở được tôi tặng ít quần áo em bé cũ thì mừng lắm. Nhà gắn truyền hình cáp, ăngten trở nên vô dụng, nhưng khi đem biếu anh bán báo dạo thì nó mang đến niềm vui cho anh. Đôi dép cũ của chồng bị rách quai, tôi định vứt nhưng lại được anh thợ hồ xin về khâu lại mang đi làm...

Những chương trình quyên góp áo trắng, sách giáo khoa cũ tặng bạn nghèo, tặng áo ấm cho đồng bào nghèo trong đợt rét đậm rét hại vừa qua... vừa có ý nghĩa tương thân tương ái, vừa tiết kiệm. Tại sao chúng ta không nhân rộng những hoạt động này bằng việc một tổ chức từ thiện đứng ra quyên góp vật dụng cũ và định kỳ hằng tháng đem đến tặng những người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao (hay những người nghèo có thể đến những địa chỉ nhất định để tìm cho mình một vật dụng cũ nhưng có ích). 

GIANG

Tắt máy tính khi rời cơ quan

Tôi làm việc trong một công ty phần mềm và chứng kiến sự lãng phí xảy ra hầu như hằng ngày. Trong số đồng nghiệp của tôi, rất ít người có ý thức tắt máy tính khi rời cơ quan. Nhiều người để máy tính chạy suốt đêm cho đến ngày hôm sau. Nếu họ rời cơ quan vào ngày thứ sáu thì máy tính sẽ chạy suốt đến thứ hai tuần sau. Thậm chí có người đi du lịch cả tuần lễ nhưng vẫn không hề tắt máy. Máy tính của họ gần như chạy liên tục 24/24g, không cần biết có làm việc hay không. Nếu bạn chỉ làm việc tám giờ mỗi ngày thì việc bật máy tính trong 16 giờ còn lại là hoàn toàn lãng phí!

Với lượng người hiện đang làm việc với máy tính trong cả nước, nếu ai cũng có ý thức tắt máy tính sau giờ làm việc thì lượng điện năng tiết kiệm được sẽ là một con số không nhỏ.

 Honglam23@...

Tin bài liên quan
- Nguyên nhân chính lây nhiễm HIV tại Việt Nam do quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình, đặc biệt liên quan nhiều đến giới trẻ có độ tuổi trung bình từ 16-26 tuổi. Báo Động Đỏ cho giới trẻ Việt Nam
Offline one_connectionss  
#4 Đã gửi : 16/07/2008 lúc 05:54:39(UTC)
one_connectionss

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 22-10-2007(UTC)
Bài viết: 350

Được cảm ơn: 4 lần trong 2 bài viết

Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót"

TT - Làm thế nào để hình thành thói quen tiết kiệm và giảm bớt những hành vi ăn xài phung phí, xa hoa trong xã hội? Xung quanh vấn đề này, tiến sĩ Trần Đình Thiên (ảnh), viện phó Viện Kinh tế học VN, diễn giải:

- Tiết kiệm hiểu theo nghĩa rộng là sử dụng các nguồn lực: thời gian, lao động, các chi phí vật chất... một cách ít nhất để đạt hiệu quả tốt nhất, nhanh nhất. Thông thường, trong xã hội có hai phương thức, thực chất là hai bậc tiết kiệm. Đó là cố gắng chi phí ít nhất và ở bậc cao hơn là chi phí sao cho hiệu quả nhất. Dù ở bậc nào thì hành vi tiết kiệm cũng phải hình thành từ một quá trình tư duy.

* Quá trình đó diễn ra thế nào, thưa ông?

- Muốn tiết kiệm thì người ta phải có động cơ. Thông thường là động cơ bảo vệ tài sản để giảm hao tổn hoặc động cơ phát triển số tài sản đó. Muốn có những động cơ trên thì phải xác định rõ tính sở hữu. Người ta chỉ bảo vệ, phát triển tài sản của mình, gia đình mình, cộng đồng mình mà việc đó trực tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho mình. Đồng thời phải xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng thứ tài sản đó. Nếu của bản thân mình thì trách nhiệm đó chính là nỗi "của đau con xót". Nếu của người khác, của tập thể, của Nhà nước thì trách nhiệm phải công khai, minh bạch và có ràng buộc.

* Theo ông, xã hội ta hiện nay cần có quan điểm tiết kiệm như thế nào?

- Ở nấc thang tư duy sơ đẳng về tiết kiệm, hay trong một xã hội tự cung tự cấp là chính hoặc trong tình thế nhất định thì người ta cho rằng càng giảm chi tiêu càng tốt. Đó là tiết kiệm "tiêu cực". Và chưa có ai làm giàu được bằng cách tiết kiệm này. Nhưng trong một xã hội mở, hướng đến phát triển như chúng ta hiện nay thì đầu tư hiệu quả chính là cách tiết kiệm tốt nhất. Để làm được điều này, chúng ta phải dần hoàn thiện một hệ thống cơ chế bảo vệ, khuyến khích tiết kiệm, đòi hỏi tối đa tính hiệu quả của đầu tư kèm theo hệ thống giám sát chặt chẽ.

Anh nông dân ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang hốt những hạt gạo rơi trên sàn tàu, không để lãng phí - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
* Trên thực tế chúng ta luôn hướng đến những điều ông vừa nói và như vậy là chúng ta đã tiết kiệm?

- Về tổng thể thì như vậy, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn tồn tại kiểu tư duy tiết kiệm "tiêu cực" và vẫn còn khe hở gây lãng phí, thất thoát nguồn lực. Những sơ hở, yếu kém trong quản lý đầu tư công khiến ngân sách bị trục lợi thì đã rõ, Kiểm toán Nhà nước cũng liên tục công bố. Ở cấp vĩ mô, tầm nhìn của nhà điều hành mang đậm hiệu quả tiết kiệm. Ví dụ đầu tư hạ tầng giao thông đủ đáp ứng nhu cầu phát triển thì đòi hỏi khoản kinh phí quá lớn so với nguồn lực hiện tại. Thế nhưng nếu mạnh dạn thực hiện, có thể nó sẽ mang lại lợi ích lớn hơn nhiều và không chỉ là lợi ích trước mắt, lợi ích vật chất. Ngược lại, đầu tư nhỏ giọt tốn kém mà vẫn tắc đường, kiềm chế phát triển mọi mặt, lãng phí cơ hội cả thời đại.

* Ông nghĩ thế nào khi trong hoàn cảnh xã hội khó khăn nhưng vẫn có những người xài phung phí, xa hoa?

* Ông đánh giá gì về tinh thần và hiệu quả tiết kiệm của xã hội hiện nay?

- Xã hội ta chưa phải đã giàu đủ để làm nên một nền văn hóa tiêu dùng sang trọng. Thế nhưng trong đời sống đã có không ít phong cách tiêu xài xa xỉ. Trong chi tiêu công, nhìn về góc độ hiệu quả thì hệ số của đầu tư trên GDP vẫn rất thấp, tức là hiệu quả chưa cao. Xu hướng lãng phí và thất thoát cũng chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Cơ chế của chúng ta chưa đủ khả năng khuyến khích tiết kiệm cả về góc độ bảo toàn tài sản cũng như hiệu quả sinh lời. Trong phân phối nguồn lợi xã hội còn thiếu tính hợp lý. Những yếu tố đó khiến xã hội tồn tại một lực lượng kiếm tiền quá dễ dàng, nhanh chóng. Lực lượng này lại làm tiền đề cho phong cách chi tiêu xa hoa, xu hướng đua đòi tiêu xài.

- Nhận xét về việc này phải xem nhiều mặt. Thứ nhất là động cơ xài sang. Thứ hai là nền tảng và môi trường văn hóa của người đó. Nếu ai đó mua xe đắt tiền vì anh ta đủ điều kiện mua, có nhu cầu sử dụng mà xe càng ngày càng lên giá thì như vậy cũng là tiết kiệm. Mặt khác, tiêu dùng, dù là tiêu dùng bình dân hay tiêu dùng sang trọng cũng đều là động lực lớn nhất để thúc đẩy phát triển.

Tuy nhiên, xài sang chỉ có ý nghĩa là sự sang trọng, là đẳng cấp khi người xài sang có đẳng cấp văn hóa, sống trong môi trường văn minh. Cụ thể là người xài sang phải sử dụng đồng tiền bằng chính khả năng, sức lao động của mình. Khi anh xài sang, anh phải hiểu được văn hóa sử dụng của thứ anh xài. Tiếp theo là người xài sang chỉ thể hiện sự sang trọng đó trong một môi trường tương ứng. Nếu thiếu những yếu tố trên thì xài sang là sự đua đòi kệch cỡm, lố lăng và đôi khi tàn nhẫn.

* Thói quen ăn xài xa xỉ, theo ông nguyên nhân từ đâu?

- Chỉ những đồng tiền kiếm quá dễ dàng và nhanh chóng thì người ta mới tiêu xài bạt mạng. Tiền kiếm dễ phần lớn do chi tiêu công đã để thất thoát vào túi cá nhân. Tiền kiếm dễ còn do cơ chế phân phối lợi ích trong xã hội chưa hợp lý. Ví dụ chính sách bù lỗ giá điện, giá xăng dầu hiện nay. Thực chất người giàu mới dùng nhiều xăng dầu, nhiều điện. Và người càng dùng nhiều thì càng được lợi từ khoản bù lỗ này.

Hoặc một mảnh đất ruộng của nông dân khi chuyển thành đất đô thị chỉ trong nháy mắt nó đã tăng giá hàng ngàn lần nhưng phần tăng thêm đó chưa được phân phối hợp lý. Có thể người nông dân, chủ của mảnh đất đó hưởng 70%. 30% còn lại chia cho các đối tượng liên quan khác... Tuy nhiên, cơ chế phân phối hiện nay thì nguồn lợi đó cơ bản rơi vào túi những người kinh doanh, đầu cơ, biết lợi dụng những kẽ hở của chính sách, pháp luật.

* Toàn xã hội đang kêu gọi tinh thần tiết kiệm. Văn hóa, đạo đức tiêu dùng có thể thay đổi tình hình, thưa ông?

- Tinh thần tiết kiệm để phát triển là một phẩm chất mà bất cứ xã hội nào, dù thịnh vượng đến mấy cũng không thể thiếu. Người VN cũng có truyền thống ấy. Tuy nhiên, những thành quả nhất định trong kinh tế của giai đoạn vừa qua, cơ chế quản lý xã hội đã tạo nên những dòng tiền, khối lượng tài sản lớn. Đồng thời tạo nên một lực lượng giàu có dễ và nhanh. Chúng ta chưa kịp hoàn thiện thể chế, chưa kịp hình thành văn hóa tiêu dùng phù hợp nên đến khi kinh tế gặp khó khăn mới thấy xã hội mình quá hoang phí. Tôi cho rằng kêu gọi văn hóa, đạo đức công chức hay người tiêu dùng hãy tiết kiệm chỉ có hiệu quả khi cơ chế quản lý xã hội hướng dần tới quản lý, giám sát đầu tư công hiệu quả và phân phối lợi ích xã hội công bằng.

QUANG THIỆN thực hiện

- Nguyên nhân chính lây nhiễm HIV tại Việt Nam do quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình, đặc biệt liên quan nhiều đến giới trẻ có độ tuổi trung bình từ 16-26 tuổi. Báo Động Đỏ cho giới trẻ Việt Nam
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.