Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline POLICE  
#1 Đã gửi : 24/10/2008 lúc 08:41:44(UTC)
POLICE

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-10-2008(UTC)
Bài viết: 44

Ngăn chặn tội phạm trên mạng internet



ND - Ngày 16-10, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học "Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, đầu tư tài chính trên mạng internet" với sự tham gia lực lượng CSÐT tội phạm kinh tế ở T.Ư và địa phương, các nhà khoa học, cán bộ quản lý kinh tế, tư pháp.

Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Công an, dự và chỉ đạo hội thảo.

Loại tội phạm trên mạng internet hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt liên quan đến tài chính, ngân hàng, tiền tệ, hoạt động tư vấn, đầu tư tài chính đa cấp, mua bán vàng, ngoại tệ. Lực lượng CSÐT tội phạm kinh tế đã bắt giữ 42 vụ (gây thiệt hại 1.978 tỷ đồng và 11,3 triệu USD), khởi tố điều tra 35 vụ, 75 bị can, thu hồi 120 tỷ đồng.

Thứ trưởng Lê Thế Tiệm phát biểu ý kiến nhấn mạnh: Bộ Công an coi trọng giải pháp phòng ngừa là chính, chủ động phát hiện và ngăn chặn từ đầu các hành vi vi phạm và xử lý nghiêm minh những hành vi cố tình vi phạm, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế thực thi trong phối hợp các bộ, ngành, các lực lượng liên quan để phòng ngừa, đấu tranh đạt hiệu quả cao hơn.

Các tham luận tại hội thảo tập trung phân tích, làm rõ thực trạng tình hình, phương thức, thủ đoạn vi phạm và tội phạm, tìm ra những nguyên nhân và khó khăn, vướng mắc, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phòng, chống đồng bộ và hiệu quả. Các giải pháp đề xuất sẽ được Bộ Công an tập hợp, báo cáo Chính phủ.

PV

Tin thêm
Lừa đảo “chạy” cả vào… trường an ninh 
Bắt giam kẻ hành hạ cháu bé 25 tháng tuổi  
Khởi tố, tạm giam kế toán trưởng bệnh viện quận 8, TP Hồ Chí Minh 

Link : Nhân Dân

Sửa bởi quản trị viên 15/03/2011 lúc 05:26:08(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

USB - Vật bất ly thân
Nhân viên an ninh,cục phòng chống..,V2..,bộ CA
Quảng cáo
Offline POLICE  
#2 Đã gửi : 24/10/2008 lúc 08:51:29(UTC)
POLICE

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-10-2008(UTC)
Bài viết: 44

Chống tội phạm mạng: Hợp tác quốc tế theo thời gian thực!
14:29' 27/08/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hợp tác quốc tế trong hoạt động đấu tranh với tội phạm mạng đã trở thành vấn đề được đề cập thường xuyên, do tính chất hoạt động không biên giới của loại hình tội phạm này. Mặc dù vậy, khái niệm hợp tác điều tra trực tiếp giữa các quốc gia theo thời gian thực hãy còn khá mới mẻ.... 

Nội dung chính của hội nghị APEC lần 2: Tăng cường hợp tác quốc tế chống tội phạm mạng 

Tại Hội nghị APEC lần 2 về xây dựng luật tội phạm mạng và năng lực thực thi pháp luật, do Bộ Bưu chính-Viễn thông Việt Nam phối hợp với Bộ Tư Pháp Mỹ tổ chức từ 25 đến 27/8 tại Hà Nội, vấn đề tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm mạng đã được đặt lên hàng đầu. Tuy vậy, quá trình hợp tác như thế nào, ở mức trao đổi thông tin hay phối hợp truy tìm tội phạm xuyên quốc gia thì vẫn còn tuỳ thuộc vào quan hệ đối ngoại và mức phát triển công nghệ của mỗi nước.

VietNamNet xin giới thiệu một ví dụ về khả năng cộng tác quốc tế trong việc đấu tranh chống tội phạm mạng được giới thiệu tại hội nghị trên, do ông Joel Michael Schowarz, Bộ phận Sở hữu Trí tuệ và Tội phạm Máy tính, Ban Tội phạm, Bộ Tư Pháp Mỹ trình bày. Dưới đây là kịch bản hợp tác điều tra tội phạm mạng quốc tế theo thời gian thực, với phản ứng nhanh tới mức đồng thời giữa các quốc gia trong việc truy tìm và bắt giữ tội phạm:

Tình huống bắt đầu...

• Bạn là một công tố viên của Bộ Tư pháp Mỹ. Bạn đã làm việc từ sáng tới chiều... đưa văn bản tới các nhà điều tra, công tố viên liên bang. Một ngày bận rộn, nhưng hiệu quả.

• Bây giờ là 16g30 (tính theo giờ Washington D.C - GMT-5). Bạn đóng cửa văn phòng, thu dọn cặp tài liệu, chuẩn bị ra về...

• Bỗng nhiên, chuông điện thoại phòng làm việc bạn reo lên, từ nhân viên lễ tân bên ngoài. Một đại diện thuộc Văn phòng Ngoại vụ của Bộ Tư pháp, cùng một đại diện từ Đại sứ quán của quốc gia A đặt tại Washington DC, xin gặp bạn qua điện thoại. Bạn yêu cầu lễ tân nối máy cho họ. Bạn lôi một tập giấy trắng ra, và đợi cuộc gọi. Chuông điện thoại của bạn lại reo...

• Đại diện Jennifer, từ Văn phòng Ngoại vụ, giới thiệu viên chức an ninh từ Đại sứ quán quốc gia A. Viên chức an ninh nước A giải thích rằng cơ quan chấp pháp của họ đang tìm kiếm sự giúp đỡ về trường hợp...

Một vụ bắt cóc

16:34 chiều (GMT-5)

• Một phụ nữ có tuổi đã bị bắt cóc tại quốc gia A gần hai tuần trước. Không có nhân chứng nào nhìn thấy tại thời điểm bà bị bắt cóc. Chồng nạn nhân nhận được hai tấm card từ một người không hề liên quan tới vụ bắt cóc.

• Trên tấm card đầu tiên - tên của một account hòm thư hotmail, [email protected], cùng với một mật khẩu truy cập và các hướng dẫn.

• Trên tấm card thứ hai - một địa chỉ hotmail khác, [email protected], nhưng không có password ghi kèm.

Yêu cầu tiền chuộc là 250.000 USD

16:36 chiều  (GMT-5)

• Cơ quan chấp pháp quốc gia A đã điều tra trong hai tuần qua. Không có dấu vết truy tìm nào.

• Cần sự hỗ trợ của Hotmail - có hệ thống máy chủ đặt tại Mỹ. Quốc gia A đã liên hệ với trụ sở Hotmail tại nước mình, nhưng:

  • Hotmail: Có thoả thuận với chủ account hòm thư về bảo mật thông tin?
     
  • Hotmail: Cần có lệnh phán quyết của Toà án Mỹ, để có thể cung cấp các thông tin cá nhân của chủ account Hotmail.

• Quốc gia A hiện đang tìm kiếm sự trợ giúp từ phía Mỹ.

Thủ tục pháp lý

16:38 chiều (GMT-5)

Quyết định đầu tiên của bạn - Mối nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng và an toàn?

• Một phụ nữ lớn tuổi, nhưng đã mất tích hai tuần.

• Toà án vẫn mở - nhưng sẽ đóng cửa sau vài giờ nữa.

Bạn bắt đầu soạn bản thảo xin lệnh Toà...

18:04 chiều (GMT-5) 

Một cuộc đua nước rút tới Toà án bằng taxi. Bạn trình bản thảo lên thẩm phán và đợi trong văn phòng.

18:18 chiều (GMT-5) • Thẩm phán ký duyệt

18:19 chiều (GMT-5) • Thư ký văn phòng Toà án hoàn tất thủ tục.

18:36 chiều (GMT-5) • Bắt taxi quay trở lại văn phòng của bạn. Bạn gọi Hotmail và fax bản lệnh của Toà tới đó...

Trao đổi thông tin

18:57 chiều (GMT-5) • Chờ cuộc gọi từ Hotmail trả lời.

19:12 chiều (GMT-5) • Hotmail trả lời bạn:

- Tên, địa chỉ, và các thông tin phụ khác của chủ account Hotmail: Toàn thông tin giả mạo!

- Dữ liệu về tài chính: Hoàn toàn không có (dịch vụ Hotmail là miễn phí).

- Lấy được các địa chỉ IP truy cập vào hòm thư Hotmail.

19:14 chiều (GMT-5) • Bạn cung cấp thông tin tới cơ quan chức trách của quốc gia A. 

Internet Cafe, nơi thích hợp nhất để che giấu danh tính!

19:58 chiều (GMT-5) 

Quốc gia A hoàn tất việc liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Tất cả các địa chỉ IP có được đều dẫn tới các quán cà phê Internet.

20:00 tối (GMT-5)

Bạn nhận được một cuộc gọi từ quốc gia A:

• Đường dẫn của các địa chỉ: Không có tung tích!

• Điện thoại: Ngắt (tên đăng ký: giả)!

• Tên: Không có!

Gia đình nạn nhân nhận được một e-mail khác, gửi kèm ảnh chụp nạn nhân đang đi xuống một dốc đồi rất nhanh (dáng vẻ ốm yếu và thiếu thuốc điều trị hàng ngày).

Hy vọng duy nhất còn lại là bắt giữ khi thủ phạm online (để vào hòm thư và đưa ra các mệnh lệnh đòi tiền chuộc mới) - tại quán cà phê Internet.

Triển khai kế hoạch bắt giữ

20:18 tối (GMT-5) • Bạn trao đổi với Văn phòng FBI tại Washington D.C và giải thích yêu cầu cần một nhân viên đặc vụ FBI về an ninh mạng và phân công nhận nhiệm vụ ngay lập tức, cùng những công việc gì mà nhân viên đặc vụ này dự kiến sẽ thực hiện.

20:20 tối (GMT-5) • Bạn liên hệ Hotmail (thiết lập kế hoạch vây bắt, phát hiện thời điểm hòm thư [email protected] được mở và kết nối tới điện thoại di động hoặc máy nhắn tin).

20:24 tối (GMT-5) • Bạn liên hệ tới Văn phòng FBI - nhân viên đã được phân công nhiệm vụ.

20:28 tối (GMT-5) • Hotmail kích hoạt P/T - tự động copy thông tin hòm thư we-have-your-wife vào điện thoại di động (ĐTDĐ) của nhân viên đặc vụ khi hòm thư được mở.

Sa lưới

7:50 sáng hôm sau (GMT-5)

• Máy ĐTDĐ của đặc vụ FBI báo tín hiệu - account hotmail we-have-your-wife đã được truy cập.

• Nhân viên đặc vụ đăng nhập vào hệ thống, chạy chương trình kiểm tra hiển thị địa chỉ IP của kẻ bắt cóc đang truy cập hòm thư.

7:51:35 sáng (GMT-5) • Nhân viên đặc vụ gọi bạn thông báo kết quả, và bạn thảo luận với cơ quan chức trách của quốc gia A.

7:52:42 sáng (GMT-5) • Cơ quan chức trách quốc gia A xác định được địa chỉ quán cà phê Internet trên bản đồ bằng cách sử dụng địa chỉ IP (động) mà nhân viên đặc vụ FBI cung cấp để lần tìm qua ISP (diễn ra theo thời gian thực).

7:53:00 sáng (GMT-5) • Các xe cảnh sát gần quán cà phê Internet mục tiêu nhất đã được điều động tới.

7:54:22 sáng (GMT-5) - Quán cà phê Internet bị bao vây, tên bắt cóc đã bị tóm cổ.

7:58 sáng (GMT-5) • Sử dụng thông tin khai thác được từ kẻ tình nghi bị bắt giữ, cảnh sát quốc gia A đã bất ngờ tấn công vào một ngôi nhà gần đó và giải thoát thành công người phụ nữ.

8:00 sáng (GMT-5) • Toàn bộ những kẻ bắt cóc còn lại bị bắt giữ tại nhà. Nạn nhân phụ nữ lớn tuổi được đưa tới bệnh viện... 

Điều kiện tất yếu để thành công

Sau nhiều năm tại quốc gia A, đây là nạn nhân bị bắt cóc đầu tiên được giải cứu sống sót. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể hoàn thành được nhờ:

• Khả năng tiến hành điều tra và truy bắt tội phạm của các quan chức lực lượng an ninh và hành pháp theo thời gian thực.

• Khả năng của các quan chức an ninh và hành pháp giữa hai nước có thể cộng tác trao đổi thông tin trong vài giờ, chứ không phải vài ngày hoặc vài tháng. Thông thường, khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tháng là tốc độ cộng tác an ninh quốc tế theo cơ chế truyền thống hiện nay.

• Khả năng của người kiểm soát thông tin (trong trường hợp này là ISP với khả năng truy tìm địa chỉ quán cafe Internet từ địa chỉ IP động) có thể cung cấp thông tin và cộng tác với cơ quan chức năng theo phương thức phù hợp.

Tốc độ phối hợp

Phối hợp tấn công tội phạm xuyên quốc gia đòi hỏi tốc độ nhanh chóng và đồng thời

Nhìn vào các con số chỉ thời gian, bạn mới có thể hình dung chính xác hơn về quá trình phối hợp đấu tranh với tội phạm mạng theo thời gian thực giữa các quốc gia. Từ thời điểm kẻ bắt cóc mở hòm thư we-have-your-wife, 4 phút 22 giây sau, hắn đã bị cảnh sát tóm cổ, 6 phút sau nữa, con tin được giải cứu và toàn bộ những kẻ bắt cóc đã bị bắt giữ.

Trên đây có thể chỉ là một kịch bản, nhưng về mặt lý thuyết là hoàn toàn khả thi. Sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan hành pháp và an ninh ở đây là yếu tố tiên quyết, nhưng thành phần quyết định vẫn là khả năng giao tiếp trực tiếp giữa nhân viên an ninh của hai quốc gia.

Bạn có hy vọng một ngày nào đó, Việt Nam sẽ có hệ thống an ninh đấu tranh với tội phạm mạng tương tự như của quốc gia A?

Trong tương lai, điều đó là có thể. Nhưng xin nhắc để bạn biết rằng hiện tại, theo một cán bộ trong lực lượng cảnh sát mạng Việt Nam, thời gian phản hồi thông tin của FBI Mỹ sau khi phía Việt Nam gửi yêu cầu hỗ trợ thông tin là... ba tháng! Đó là trường hợp khi cơ quan an ninh Việt Nam yêu cầu FBI hỗ trợ thông tin về một số trường hợp tội phạm quốc tế sử dụng thẻ tín dụng giả.

Tội phạm mạng Việt Nam chưa xuất hiện nhiều là do ít đối tượng phạm tội trong nước sử dụng công nghệ cao? Hay do hệ thống cơ sở hạ tầng mạng Việt Nam chưa đủ phát triển để có thể trở thành mục tiêu tấn công?

Với tính đặc thù không biên giới, nguy cơ tội phạm mạng không chỉ nằm ở những đối tượng trong nước mà có thể từ khắp mọi nơi trên thế giới. Do đó, phối hợp quốc tế giữa các cơ quan an ninh mạng sẽ là điều kiện sống còn để có thể xây dựng một xã hội số lành mạnh và an toàn.


Bài hơn 4 năm trước trên VietNamNet
USB - Vật bất ly thân
Nhân viên an ninh,cục phòng chống..,V2..,bộ CA
Offline POLICE  
#3 Đã gửi : 24/10/2008 lúc 09:01:13(UTC)
POLICE

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-10-2008(UTC)
Bài viết: 44

VietCERT sẽ ra mắt đầu năm 2006

Theo Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Lê Nam Thắng, dự án Trung tâm phản ứng nhanh sự cố máy tính quốc gia (VietCERT) đã được trình Chính phủ. Đây là một phần trong kế hoạch đẩy mạnh vấn đề bảo mật, chống tội phạm mạng mà Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vừa thống nhất thực hiện.

VietCERT winkingVietnam Computer Emergency Response Team) có chức năng nghiên cứu, cảnh báo các nguy cơ, lỗ hổng bảo mật, virus mới xuất hiện. Đây sẽ là đầu mối trao đổi thông tin trực tuyến 24/24 với các đơn vị xử lý máy tính quốc gia, quốc tế, cùng phối hợp đưa ra những biện pháp đề phòng an ninh và tổ chức khắc phục sự cố xảy ra trên diện rộng. "VietCERT sẽ giữ vai trò điều phối chung trong khi các trung tâm ở cấp thấp hơn như BKIS thuộc Đại học Bách khoa hay các nhà quản trị cung cấp dịch vụ Internet vẫn có chức năng hoạt động độc lập", ông Lê Nam Thắng cho biết.

VietCERT cũng kiêm thêm việc đào tạo về an toàn, an ninh máy tính, tập hợp đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này nhằm trợ giúp, tư vấn cho điều tra tội phạm mạng, đồng thời hợp tác với các tổ chức phản ứng nhanh sự cố máy tính quốc tế.

Trước đó, để tăng cường hệ thống các Trung tâm xử lý nhanh sự cố máy tính trong nước, Bộ Bưu chính Viễn thông đã giao Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Vụ Viễn thông (đều trực thuộc Bộ) xây dựng mô hình CERT tầm quốc gia. Trung tâm này có quyền ra các văn bản để đề phòng, ngăn ngừa các vụ tấn công qua mạng.

...3 năm trước trên VnExpress

USB - Vật bất ly thân
Nhân viên an ninh,cục phòng chống..,V2..,bộ CA
Offline POLICE  
#4 Đã gửi : 24/10/2008 lúc 09:07:23(UTC)
POLICE

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-10-2008(UTC)
Bài viết: 44

Lừa đảo trên mạng còn “hời” hơn cả buôn lậu

Thứ ba, 24 Tháng mười 2006, 14:48 GMT+7 showarticletop("http://vietbao.vn","30148642")
  Lua dao tren mang con hoi hon ca buon lau

 

Không “làm ăn” ổn định nhưng bọn tội phạm mạng có tổ chức thực tế lại “kiếm chác” được nhiều chiến lợi phẩm hơn cả những băng nhóm buôn bán ma túy, các chuyên gia an ninh mạng nhận định.

Guillaume Lovet, chuyên gia của công ty an ninh Fortinet, cho biết khảo sát của ông về những hoạt động của nạn lừa đảo trực tuyến nhận thấy, những băng nhóm này cũng có 4 cấp bậc giống như nhóm vận chuyển ma túy, gồm coder, kids, puppet masters và mules.

Ông Lovet giải thích, “coders” là kẻ cầm đầu có vai trò giống như một lập trình viên trong tổ chức hợp pháp, “kids” là kẻ sử dụng các công cụ do coders tạo ra để ăn cắp thông tin tài khoản và các thông tin nhạy cảm của mục tiêu; trong khi đó, “puppet masters” - người nắm rõ tình hình và thu lại những “chiến lợi phẩm” của kid. Sau đó, puppet masters thuê “mules” chuyển từ tiền điện tử thành tiền thật mà không bị phát hiện.

Có thể, “kid” ăn cắp được một tài khoản ngân hàng trị giá 170.000 USD nhưng cuối cùng sẽ chỉ nhận được 400 USD. Mặc dù vậy, số tiền này còn lớn hơn so với thu nhập của một người làm nghề hợp pháp ở các nước đang phát triển.

Phần lớn chiến lợi phẩm của phi vụ thành công sẽ được chia cho những thủ lĩnh của băng nhóm và những “mules” rửa tiền.

Những kẻ chuyên lừa đảo trực tuyến thường móc ngoặc với nhau từ trên các chatroom. Tại đây, danh tính, quốc gia, và nghề nghiệp không bao giờ được tiết lộ, theo ông Lovet.

Chuyên gia phân tích của Fortinet dự đoán, mục tiêu tấn công tiếp theo của những băng nhóm này sẽ là mạng lưới điện thoại thông minh. Hơn 5.000 điện thoại di động sẽ bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để “kiếm chác”.

2004 là năm bọn lừa đảo trực tuyến kiếm lợi được nhiều nhất. Theo Valerie McNiven, cố vấn của Bộ tài chính Mỹ về tội phạm mạng, năm 2004, những kẻ này đã thu về được 105 tỷ USD. Con số này chắc chắn sẽ tăng theo từng năm.

N.H.

Theo ITPro


....>>>Hai năm trước,  Việt báo 

USB - Vật bất ly thân
Nhân viên an ninh,cục phòng chống..,V2..,bộ CA
Offline POLICE  
#5 Đã gửi : 24/10/2008 lúc 09:18:08(UTC)
POLICE

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-10-2008(UTC)
Bài viết: 44

Bốn loại lừa đảo trực tuyến có mặt tại Việt Nam
15/11/2007 9h40 (GMT+7)

Có thể thấy hai thái cực trong các vụ lừa: hoặc là bán hàng giá trị thấp để người mua không quan tâm lắm đến sự an toàn trong giao dịch vì lỡ có mất tiền cũng không đáng kể; hoặc là dùng một món tiền khổng lồ để làm mồi nhử khiến ai thấy cũng động lòng tham

Có người rất tỉnh táo với những quả lừa vài ngàn, thậm chí vài chục ngàn USD nhưng khi “mồi câu” lên đến vài trăm ngàn hay vài triệu USD thì... dính chỉ vì cái chậc lưỡi “cứ thử xem sao, mình có mất gì đâu, biết đâu là thật thì sao” và cuối cùng là... mất tiền thật. Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn đọc một số kiểu lừa đảo trên mạng phổ biến nhất thường thấy trên thế giới và có gặp ở Việt Nam trong vài năm gần đây.

Bán hàng gian lận, treo đầu dê bán thịt chó

Kẻ lừa đảo rao bán một món hàng nào đó với giá hời, ví dụ như một túi xách thời trang Gucci trị giá vài ngàn USD với giá hời 1.000 USD. Sau khi nhận tiền thì người mua sẽ nhận được món hàng đúng như trong ảnh chụp giới thiệu trên trang web nhưng là hàng... nhái trị giá vài chục USD sản xuất ở Hong Kong. Tệ hơn nữa thì người mua mất trắng tiền vì kẻ lừa đảo sẽ kiếm đủ lý do để không gởi hàng.

Chiêu lừa này cũng không hiếm gặp ở Việt Nam, thỉnh thoảng trên các diễn đàn, website mua bán rao vặt vẫn có thành viên tố cáo một vài nhân vật dùng chiêu lừa này để bán “hàng xách tay”, thường là hàng kỹ thuật số hay mỹ phẩm, quần áo.

Thường bọn lừa đảo bán những món hàng trị giá thấp, chừng vài chục đến vài trăm USD, thậm chí trước đó rất uy tín khi bán vài món hàng giá trị nhỏ để tạo lòng tin trước khi cất vó với món hàng giá trị lớn. Người mua khi bị lừa thường bỏ luôn không theo đuổi khiếu nại vì quá mất thời gian. Theo ghi nhận của IC3 (Internet Crime Complaint Center – trung tâm tiếp nhận các khiếu nại tội phạm internet của Mỹ), trong năm 2006, gần 70% trường hợp lừa đảo trên internet thuộc loại này.

Nigeria scam

Có thể nói đây là “ông tổ” của làng lừa đảo trên mạng. Xuất xứ từ Nigeria, chiêu lừa là gởi email đề nghị bạn cho mượn tài khoản ngân hàng để chuyển một khoản tiền kếch xù vài trăm triệu USD. Sau khi chuyển vào đó, bạn sẽ được chia 30%, một đề nghị quá hấp dẫn. Kẻ lừa đảo thường giả danh là con cái của một quan chức tham nhũng nào đấy mà chỉ có dùng tài khoản trung gian của bạn họ mới rút tiền ra được. Khi cá cắn câu, kẻ lừa đảo sẽ dẫn dụ khéo léo với hàng lô lý do hợp lý để nạn nhân chuyển tiền làm thủ tục, thường là vài ngàn USD. Sau khi nhận được tiền, chúng biến mất.

Năm 2005, tác giả bài viết này đã từng tiếp xúc với một kẻ lừa đảo như thế. Trong vai con gái một viên tướng bị quân đảo chính giết hại phải sống trong trại tị nạn Liên hiệp quốc, “nàng” nhờ tôi giúp giải thoát số tiền 150 triệu USD còn bị kẹt trong một tài khoản bí mật của cha. Để chứng minh, cô ta email toàn bộ giấy tờ liên quan (trông y như thật) và cả hình ảnh cô ta (đẹp cỡ người mẫu Naomi Campbell khiến ai thấy cũng nao lòng) và cả hình chụp với người quá cố. “Nàng” dùng tiếng Anh chuẩn, nói là đã du học ở Anh, đúng như gia thế của nàng.

Trong vai một thương gia giàu có, tốt bụng tôi được “nàng” săn lùng ráo riết. Dù than là ở trại tị nạn nhưng hễ tôi online trên Yahoo! Messenger là “nàng” xuất hiện tỉ tê: “Anh là hiệp sĩ cứu đời em và em trai em, ơn này em chẳng bao giờ quên!

Sau nửa tháng tung hứng, tôi bèn chấm dứt bằng cách hỏi thủ tục “cứu đời em”. “Em” liền thủ thỉ là phải chuyển vài chục ngàn USD làm thủ tục. Thấy tôi cứ ngâm cứu đề nghị này, “em” giảm giá dần dần xuống vài ngàn rồi cuối cùng chỉ còn vài trăm USD cũng chấp nhận. Khi tôi “biến mất” trên Yahoo! Messenger, khoảng nửa năm sau “nàng” vẫn cố bắt liên lạc và còn xuất hiện thêm một lô nick khác cố add nick tôi vào.

Các tổ chức Nigeria scam đã lừa đảo đến con số triệu USD tại các nước khác. Ở Việt Nam, khó biết chính xác thiệt hại vì những người bị lừa, thường là doanh nghiệp, chọn giải pháp im lặng, ngậm bồ hòn làm ngọt vì sĩ diện.

Trúng số, trúng thưởng

Chiêu này tương tự như Nigeria scam, thường gởi email thông báo nạn nhân đã trúng xổ số hay trúng thưởng một món hàng giá trị lớn. Cập nhật nhất là xổ số nhân World Cup... 2010 tại Nam Phi. Khi bạn bấm vào link trong mail sẽ thấy trang web của công ty xổ số rất nghiêm chỉnh. Trên web còn có hình ảnh và địa chỉ của những người trúng giải khác để bạn gởi email, gọi điện thoại liên lạc để họ xác nhận chuyện trúng thưởng là có thật. Hình ảnh những người trúng giải chụp cạnh đống tiền thưởng quả là hấp lực mê người. Và, để lãnh giải, bạn phải nộp tiền làm thủ tục, có khi lên tới vài chục ngàn USD.

Chiêu này ở Việt Nam cũng có khá nhiều người bị dính. Tác giả bài viết này từng giải thích cho một sinh viên nhận được email trúng số, khẳng định rằng đó chỉ là trò lừa. Thế nhưng, sau một tiếng nói khô cả cổ, chàng trai trẻ vẫn chưa thông: “Em thấy trên website của họ thông tin rất nghiêm chỉnh mà?”.

Đầu tư


Chiêu lừa này đơn giản là dùng lãi suất cao đến mức phi lý để dẫn dụ nạn nhân gởi tiền như kiểu colonyinvest làm vừa qua ở Việt Nam. Ở nước ngoài, số vụ lừa loại này đang giảm dần vì luật pháp chặt chẽ hơn, người dân cũng được thông tin đầy đủ nên tỉnh táo hơn.

(Theo SGTT)

> 1 năm trên VTC News  và  Thông tin công nghệ

var cFontSize= readCookie("fontSize"); if (cFontSize==3){ makeBigerFont('pageContent'); }else{ makeSmallerFont('pageContent'); }
USB - Vật bất ly thân
Nhân viên an ninh,cục phòng chống..,V2..,bộ CA
Offline POLICE  
#6 Đã gửi : 24/10/2008 lúc 09:29:12(UTC)
POLICE

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-10-2008(UTC)
Bài viết: 44

POLICE là thành viên cũ forum H,từ thời sinh viên,cách đây hơn 3 năm,quên pass cũ,đã lâu quá lâu.
Nay POLICE là tu nghiệp sinh tại Seattle,USA
Khách quan,POLICE xin đóng góp bài vở với forum.
Mong friends ủng hộ.
USB - Vật bất ly thân
Nhân viên an ninh,cục phòng chống..,V2..,bộ CA
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.