TÁC DỤNG PHỤ CỦA NEVIRAPINE SAU 02 THÁNG VỚI
CÔNG THỨC ĐIỀU TRỊ (3TC+d4T+NEV)
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HIV/AIDS TẠI VIỆN PASTEUR TP.HCM
Cao Hữu Nghĩa,BS
Phòng khám-theo dõi người có HIV
Viện Pasteur TP.HCM
Tóm tắt:
Nevirapine là một trong những lọai thuốc kháng virút HIV hiệu quả song lại gây ra các tác dụng phụ như sốt, nổi mẫn và rối lọan chức năng gan…… Phát hiện, tư vấn và xử trí sớm là rất cần thiết nhằm giúp bệnh nhân có HIV cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhằm hiểu rõ hơn tác dụng phụ của Nevirapine trên người có HIV tại Việt Nam, đề tài này được tiến hành tại phòng khám và theo dõi cho người có HIV tại Viện Pasteur TP.HCM từ 2004-2005.
Mở đầu:
Nevirapine là một trong những thuốc chính trong công thức điều trị cho người có HIV/AIDS tại Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành vào tháng 03/2005. Song Nevirapine có một số tác dụng phụ không mong muốn và hiện chưa có thống kê nào tại Việt Nam về vấn đề này. Chính vì vậy mà đề tài này ra đời nhằm tìm hiểu lọai hình, tỷ lệ cũng như phương pháp xử trí đối với các tác dụng phụ của Nevirapine trên người có HIV tại phòng khám-theo dõi người có HIV – Viện Pasteur TP.HCM
Phương pháp:
- Thời gian: 11/2004 – 4/2005
- Thống kê mô tả.
- Dữ liệu được thu nhận từ khám trực tiếp và qua điện thọai.
- Cỡ mẫu: 230 bệnh nhân bước đầu tự nguyện sử dụng thuốc kháng virút; bao gồm người có HIV ở các nhóm nguy cơ khác nhau nhưng đều thuộc phân nhóm III theo hướng dẫn phân lọai dựa trên số CD4 của CDC-1993 .
Kết quả:
- Các hình thức và tỷ lệ các tác dụng phụ bao gồm: Sốt (10.4%), nổi mẫn hoặc phát ban (20%), đau nhức cơ xương khớp (11.3%) và rối lọan chức năng gan (72%).
- Xử trí bao gồm: Tư vấn hổ trợ kết hợp kháng dị ứng tòan thân và theo dõi sát trong vòng 02 tháng đầu trị liệu. Có 20% các trường hợp không thể tiếp tục điều trị.
Kết luận:
Nevirapine gây nên một số tác dụng phụ sớm ngay khởi đầu của quá trình trị liệu. Bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc cần được tư vấn và theo dõi sát trong 02 tháng đầu trị liệu nhằm phát hiện sớm, xử trí và lượng giá có nên tiếp tục dùng thuốc hay không (?). Đây là đề tài cần nghiên cứu sâu và rộng hơn nhằm đề ra các công thức kháng virút phù hợp nhất cho người có HIV/AIDS tại Việt Nam.
Tham khảo:
1-Bộ Y Tế- Hướng dẫn chẩn đóan và điều trị HIV-3/2005
2-WHO- Guideline for use antiretroviral Agents in adolescent HIV infection- 03/2005.
3-John G. Barlette,MD and all- Medical Management of HIV Infection- 2003
4-Joseph F. O’Neil, MD, MPH and all- A clinical guide to supportive &palliative Care for HIV/AIDS- 2003
5-http://www.who.org
Báo cáo:
TÁC DỤNG PHỤ CỦA NEVIRAPINE SAU 02 THÁNG VỚI
CÔNG THỨC ĐIỀU TRỊ (3TC+d4T+NEV)
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HIV/AIDS TẠI VIỆN PASTEUR TP.HCM
Cao Hữu Nghĩa,BS
Phòng khám-theo dõi người có HIV
Viện Pasteur TP.HCM
I- Mở đầu:
Trong hướng dẩn sử dụng thuốc kháng virút cho người có HIV mà Bộ Y Tế ban hành vào tháng 03/2005 đã đưa Nevirapine vào công thức hàng đầu (NEV+3TC+d4T) trong khởi trị. Theo y văn: Nevirapine có nhiều tác dụng phụ và thường làm việc điều trị gián đọan. Hiện chưa có tài liệu nào tại Việt Nam ghi nhận về vấn đề này; nên đề tài này thực hiện nhằm góp phần giúp cho việc thực hành kê đơn và xử trí các tác dụng phụ của Nevirapine trên người có HIV tại Việt Nam an tòan và hiệu quả hơn.
II- Phương pháp tiến hành:
-Thời gian: từ 11/2004 – 4/2005
-Cỡ mẫu: 230 bệnh nhân
-Địa điểm: Phòng khám-theo dõi cho người có HIV tại Viện Pasteur TP.HCM.
-Tiến hành:
- Bệnh nhân sau khi được chẩn đóan xác định; và chẩn đóan giai đọan nhiễm HIV thông qua xét nghiệm CD4/CD8 tại Labo HIV- Viện Pasteur TP HCM được chuyển vào theo dõi đối với các trường hợp thuộc giai đọan III theo hướng dẫn phân lọai dựa trên số CD4 của CDC-1993.
- Tiến hành xác định thêm tình trạng họat động của gan của bệnh nhân.
- Bệnh nhân được tư vấn và hướng dẫn theo dõi tác dụng phụ của thuốc kháng virút, đặc biệt là Nevirapine trước khi tiếp cận với công thức thuốc (3TC+d4T+NEV). Trong vòng 04 tuần đầu tiên, bệnh nhân và thầy thuốc liên hệ với nhau chặt chẽ tại phòng khám hoặc qua điện thọai. Các trường hợp có tác dụng phụ xảy ra được ghi nhận và bác sỹ sẽ giúp bệnh nhân xử trí ngay sau đó.
- Tháng thứ hai: có thể giảm số lần theo dõi xuống còn 02 tuần hoặc 04 tuần sau đó. Cuối tháng thư 2: bệnh nhân được đánh giá lại các thông số chức năng gan, tổng trạng và CD4.
- Tổng kết.
III- Kết quả:
Khi vào nghiên cứu:
Bảng1: Đặc điểm giới tính của bệnh nhân:
Chỉ số CD4/mm3 | Số bệnh nhân | Nam | Nữ |
CD4 = 50 | 30 (13,05%) | 26 | 4 |
50 | 102 (44,35%) | 92 | 10 |
100 | 98 (42,6%) | 80 | 18 |
Tổng cộng | 230 | 198 (86,08%) | 32 (13,92%) |
Bảng 2: Đặc điểm về cân nặng và chức năng gan
Chỉ số CD4/mm3 | Số bệnh nhân | Cân nặng trung bình | SGOT | SGPT |
CD4 = 50 | 30 | 48.0 ± 2.2Kg | Bình thường | Bình thường |
50 | 102 | 51.3 ± 3.4 Kg | Bình thường | Bình thường |
100 | 98 | 51.7 ± 2.8Kg | Bình thường | Bình thường |
Tổng cộng | 230 | | | |
Sau tiếp cận thuốc 02 tuần: với liều escalation (liều bậc thang:200mg nevirapine/ngày).
Bảng 3: Đặc điểm của sốt
Chỉ số CD4/mm3 | Số nam | Có Sốt | Số nữ | Có sốt |
CD4 = 50 | 26 | 2(7,7%) | 4 | 0 (0) |
50 | 92 | 2(2,2%) | 10 | 6 (60%) |
100 | 80 | 10(12,5%) | 18 | 4 (22%) |
Tổng cộng | 198 | 14(7,07%) | 32 | 10(31,25%) |
Bảng 4: Đặc điểm phát ban
Chỉ số CD4/mm3 | Số nam | Có Ban | Số nữ | Có Ban |
CD4 = 50 | 26 | 0 (0) | 4 | 4 (100%) |
50 | 92 | 12(13%) | 10 | 6(60%) |
100 | 80 | 14(17,5%) | 18 | 10 (55%) |
Tổng cộng | 198 | 26(13,1%) | 32 | 20(62,5%) |
Bảng 5: Đặc điểm đau cơ xương
Chỉ số CD4/mm3 | Số nam | Đau cơ xương | Số nữ | Đau cơ xương |
CD4 = 50 | 26 | 0 (0) | 4 | 0 |
50 | 92 | 6 (6,5%) | 10 | 6 (60%) |
100 | 80 | 2 (2,5%) | 18 | 12 (66,7%) |
Tổng cộng | 198 | 8 (4,02%) | 32 | 18 (56%) |
Sau 02 tháng dùng thuốc:
Bảng 6: Sử dụng thuốc và CD4 lần II
CD4 | N | Giới tính | Có t.dụng phụ | Dừng thuốc | Tiếp tục | CD4 (2) |
CD4 = 50 | 30 | Nam:26 Nữ:04 | 2 (7,7%) 4 (100%) | 0 (0) 2 (50%) | 2(100%) 2 (50%) | 72 ± 10,05 |
50 | 102 | Nam: 92 Nữ: 10 | 20 (21,7%) 10 (100%) | 4 (20%) 4 (40%) | 16 (80%) 6 (60%) | 160 ± 21,4 |
100 | 98 | Nam: 80 Nữ: 18 | 26 (32,5%) 18 (100%) | 8(30,8%) 5(27,7%) | 18 (69,2%) 13 (72,7%) | 308 ± 27,5 |
T.cộng | 230 | Nam: 198 Nữ: 32 | 48 (24%) 32 (100%) | 12(25%) 11(34,4%) | 36 (75%) 21 (65,6%) | |
Bảng 7: Biến đổi chức năng gan sau 2 tháng.
CD4 | N | Giới tính | Có rối lọan chức năng gan | Phục hồi | Cân nặng |
CD4 = 50 | 30 | Nam:26 Nữ:04 | 13 (50%) 2 (50%) | 100% | 48 ± 3,1 |
50 | 102 | Nam: 92 Nữ: 10 | 32 (34,7%) 3 (30%) | 100% | 52,1 ± 1,7 |
100 | 98 | Nam: 80 Nữ: 18 | 28 (35%) 5 (27%) | 100% | 54,3 ± 2,3 |
T.cộng | 230 | Nam: 198 Nữ: 32 | 73 (36,8%) 10 (31,3%) | 100% | |
IV- Bàn luận:
1/ Nevirapine gây ra những tác dụng phụ như: sốt (10.4%), phát ban da (20%), đau nhức cơ xương (11.3%) và rối lọan chức năng gan (72%) (N=230) trong nhóm bệnh nhân có HIV được tiếp cận thuốc kháng virút và theo dõi tại Viện. Tỷ lệ phát ban và rối lọan chức năng gan khá cao nếu so với các tài liệu trong y văn (2,3).
2/ Phân chia theo giới tính cho thấy: nữ thường buểu hiện nhiều tác dụng phụ hơn nam giới nên khả năng duy trì được công thức điều trị cũng thấp hơn dù khởi điểm đều bắt đầu ở mức dưới 200 CD4 như nhau (bảng 6). Không ghi nhận có trường hợp nào có hội chứng Steven-Johnson như cảnh báo trong các tài liệu (1,4).
3/ Sử dụng thuốc kháng dị ứng tòan thân và thuốc nâng đỡ chức năng gan cho hiệu quả tốt (bảng 7). Phục hồi cân nặng và số CD4 khả quan (bảng 6,7) phù hợp với các nghiên cứu về dược động học đã công bố (4,5).
4/ Có 20% các trường hợp trong nhóm theo dõi phải dừng thuốc và chuyển sang công thức khác(bảng6),
V- Kết luận:
Nevirapine có gây ra một số tác dụng phụ trên người có HIV tiếp cận với công thức (3TC+d4T+NEV) khi khởi đầu trị liệu. Cần theo dõi sát các triệu chứng và có mối liên hệ tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân nhằm có thể đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Khắc phục các tác dụng phụ này không nằm ngoài tầm tay của thầy thuốc điều trị. Nevirapine tỏ ra hữu hiệu trong việc gia tăng số CD4 cũng như cân nặng, phần nào nói lên được tác dụng của thuốc kháng virút trên người có HIV, và mở ra những nghiên cứu sâu hơn về sau này.
Abstract:
THE SIDE-EFFECT OF NEVIRAPINE AFTER 02MONTHS WITH THE REGIMEN (3TC+D4T+NEV) ON PEOPLE LIVING WITH HIV AT PASTEUR INSTITUTE HCMC.
Cao Huu Nghia,MD
HIV out-patient consultation
Pasteur Institute HCMC
Introduction: Nevirapine is one of the efficacy ARV drugs but still has a lot of side-effects: fever, rash and trouble in liver function….. Counselling and management of it that can improve the quality of life of PLWHAs. Research is setting at Hiv out-patient consultation of Pasteur Institute HCMC because there is not information about this problem in Viet Nam now.
Method: Descriptive research from Nov-2004 to Apr-2005 with the simple size is 230 patients.
Results:Side-effect of Nevirapine consists of: fever (10.4%), rash (20%), arthralgia (11.3%) and trouble in liver function (72%). General anti-histamine, counselling pre and post-treatment and follow-up carefully in the first 02 months of management is very important. Ther is 20% of cases that needs to change to another regimen.
Conclusion: Though Nevirapine has a lot of side-effect in starting ARVs on PLWHAs, but it is efficacy. PLWHAs on treatment need to have their counselling and management carefully. This research needs to be studied more.
xin nhấn mạnh là không tìm thấy tài liệu liên quan đến tác dụng phụ của Efavirenz tại hội nghị khoa học HIV/AIDS tại TPHCM