Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline ngoclan  
#1 Đã gửi : 16/12/2005 lúc 08:45:22(UTC)
ngoclan

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-07-2004(UTC)
Bài viết: 10

<p>Hoạt chất từ cây Bintangor (một loại cây sống ở Malaysia) có thể dùng để điều chế thuốc trị bệnh AIDS. </p> <p>Theo thử nghiệm do Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI-National Cancer Institute) tiến hành, cây Bintangor (một loại cây sống ở vùng đầm lầy bang Sarawak thuộc miền đông Malaysia) có thể dùng để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. <p>Thử nghiệm lâm sàng vào năm 1991 cho thấy, một chất gọi là Calanolide A, chiết từ nhựa cây Bintagor làm giảm mật độ vi-rút HIV trong máu. <p>Các thử nghiệm sau này còn phát hiện thấy cây Bintangor có hợp chất khác là Costatolide, cũng có thể có phản ứng tích cực chống lại HIV. <p>Với tiềm năng này, hiện nay, cây Bintangor, có tên khoa học Calophyllum lanigerum đã trở thành một loại thực vật được bảo tồn theo sắc lệnh Lâm nghiệp bang Sarawak về cấm chặt cây và hạn chế xuất khẩu. <p>Thực ra, hàng thế kỷ nay, người dân địa phương đã biết tính năng chữa bệnh của cây Bintangor. <p>Thuốc đắp làm từ vỏ cây này dùng để dịu cơn đau đầu, chữa mụn trên da, bệnh thấp khớp, tiêu chảy và chăm sóc trẻ sơ sinh. Còn chất nhựa độc hại tiết ra từ cây Bintangor có thể dùng để đánh cá. <p> <p>Song người ta chưa biết loại cây này lại có giá trị như việc điều chế thuốc trị HIV. <p>Sự việc bắt đầu từ năm 1986, khi Viện Nghiên cứu và Giáo dục Arnold Arboretum thuộc trường Đại học Harvard (Massachusetts, Mỹ) xin phép chính quyền bang Sarawak được hợp tác với Ban Nghiên cứu Sarawak của Bộ Lâm nghiệp Malaysia. <p>Theo đó, hai bên thu thập những loại cây ở bang Sarawak để phân tích hoá thực vật nhằm tìm ra những thuốc mới chữa bệnh ung thư và AIDS. <p> <p>Vào tháng 5 năm 1987, Viện Arnold Arboretum đã được cho phép và đến cuối năm này, công việc thu thập mẫu cây Bintangor bắt đầu. Thử nghiệm trên mẫu cây Bintangor thu thập ở vùng rừng đầm lầy gần Batang Kayan, (cách thành phố duyên hải Lundu 5 km) đã thấy hoạt chất chống HIV. <p> <p>Vào ngày 21-06-1994, chính quyền bang Sarawak và NCI đã ký một bản ghi nhớ hợp tác tìm kiếm phương thức chữa trị AIDS. <p>Phải mất vài năm nữa, loại thuốc chữa HIV làm từ cây Bintangor sẽ được tung ra thị trường, dự kiến khi được bán rộng rãi, loại thuốc này có thể đạt doanh thu 1,7 tỷ ringgit (RM - tiền Malaysia)/năm. <p>Đối với người dân địa phương, loài cây diệu kỳ này được gọi là Chenaga. Một số thổ dân khác như người Bidayuh gọi là cây Bituah hoặc Entuah, người Kayan gọi là cây Mata-oh, người Berawan gọi là cây Churau. <p>Còn những người Malaysia khác gọi cây này với cái tên đơn giản là Bintangor (Barringtonia Asiatica) - “Cây của sụ sống”. <p>Nhìn bề ngoài, cây Bintangor trông giống như cây cao su. Chiều cao của cây có thể quá 9 m, đường kính gần 13 cm và lá cây dài có kết cấu như sáp.</p>
Quảng cáo
Offline ngoclan  
#2 Đã gửi : 16/12/2005 lúc 08:46:14(UTC)
ngoclan

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-07-2004(UTC)
Bài viết: 10

Thuốc chữa HIV làm hại thần kinh

Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha cho rằng nồng độ thuốc chữa HIV efavirenz trong máu cao có thể khiến thần kinh bệnh nhân có vấn đề.

TS Felix Gutierrez ở Bệnh viện đa khoa Universitario de Elche tại Alicante và các cộng sự ghi nhận: Bệnh nhân trong máu có nồng độ thuốc hơn 2,74 mgr/ml có nguy cơ gặp phản ứng phụ về thần kinh trung ương cao gấp 5 lần các bệnh nhân khác.

Gutierrez và nhóm nghiên cứu lưu ý rằng khoảng 1/2 số bệnh nhân dùng efavirenz lâu dài có thể bị rối loạn thần kinh, và có rất ít thông tin cho biết bệnh nhân nào có thể gặp nguy cơ đó.

Để xem xét liệu việc giám sát nồng độ thuốc trong máu bệnh nhân có thể dự đoán được nguy cơ mắc phản ứng phụ về hệ thần kinh trung ương hay không, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 17 bệnh nhân dùng thuốc tổng hợp có chứa efavirenz. Các bệnh nhân này không có tiền sử bệnh về thần kinh.

Các đối tượng tham gia nghiên cứu được đánh giá ngay giai đoạn đầu nghiên cứu. Sau đó đánh giá định kỳ 3 tháng/ lần trong tổng thời gian 18 tháng. Cuối giai đoạn này nồng độ thuốc trong máu bệnh nhân tăng gấp 5 lần.

Kết quả cho thấy 10 bệnh nhân trong quá trình nghiên cứu gặp vấn đề liên quan đến thần kinh, phổ biến nhất là ảnh hưởng đến giấc ngủ. 4 bệnh nhân có vấn đề về thần kinh nghiêm trọng và tương đối nghiêm trọng, trong đó 2 bị suy nhược, 1 thay đổi tính khí, khả năng tập trung chú ý và 1 bị rối loạn ám ảnh. Cả 4 bệnh nhân sau đó đều dừng sử dụng thuốc.

Nhìn chung nồng độ thuốc trong máu của các bệnh nhân ở mức từ 0,62 - 12,59 mgr/ml. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng ngưỡng 2.74mgr/ml là khá chính xác trong dự đoán vấn đề thần kinh của bệnh nhân.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra nồng độ efavirenz trong máu lớn hơn 1mgr/ml là có thể đã đủ để triệt HIV. Tuy nhiên theo nhóm Gutierrez, những bệnh nhân đã thất bại trong điều trị với loại thuốc khác nên dùng efavirenz với nồng độ >3mgr/ml.

Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.