Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


7 Trang«<4567>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Thẁng_Mắc_dịch  
#101 Đã gửi : 10/03/2009 lúc 08:03:26(UTC)
Thằng_mắc_dịch

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 12-07-2008(UTC)
Bài viết: 1.387
Đến từ: Hài hước giúp bạn tiến gần đến thành công hơn.

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 216 lần trong 156 bài viết
không ai tự nhận mình là thằng điên
chỉ có người khác mới biết mình điên
 siêu quậy bạn bị lâu năm mà dấu diễn đàn nha
Bạn đang lo lắng về HIV, thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp
Offline Thẁng_Mắc_dịch  
#102 Đã gửi : 10/03/2009 lúc 08:06:42(UTC)
Thằng_mắc_dịch

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 12-07-2008(UTC)
Bài viết: 1.387
Đến từ: Hài hước giúp bạn tiến gần đến thành công hơn.

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 216 lần trong 156 bài viết
Những triệu trứng của chứng tâm thần phân liệt

Những triệu trứng của chứng tâm thần phân liệt có thể xuất hiện một cách bất thình lình hoặc chúng có thể phát triển một cách dần dần. Chứng bệnh này có hai cách biểu hiện: triệu chứng biểu hiện rõ ràng và triệu chứng biểu hiện không rõ ràng.

* Những triệu trứng biểu hiện không rõ ràng:

- Đó là những vấn đề có liên quan đến lời nói như trả lời câu hỏi của người khác một cách bất bình thường hoặc trả lời câu hỏi một cách qua loa, không đủ thông tin.
- Luôn cảm thấy không có hứng thú với mọi thứ-đây là một triệu chứng rất thông thường. Người này có thể không còn thích thú với các hoạt động như chơi các trò chơi yêu thích trước đây hoặc thăm viếng bạn bè. Đây là triệu chứng của sự tuyệt vọng.
- Mất sự quan tâm đến bạn bè hoặc các quan hệ xã hội khác. Gương mặt không biểu lộ cảm xúc, mắt nhìn bị dại, nói chuyện một cách chậm chạp.
- Có những vấn đề trục trặc trong nghề nghiệp hoặc việc học tập vì không có khả năng hoàn thành công việc được giao hay mục đích đề ra.

* Những triệu trứng rõ ràng:

- Ảo giác - thường liên quan đến âm thanh và các giác quan như thị giác, vị giác, thính giác, xúc giác.
- Ảo tượng - thường là về niềm tin tín ngưỡng như thần tượng một người nào đó hoặc ghét bỏ một ai đó
- Lười suy nghĩ, và thường suy nghĩ về những điều không tưởng, khó thực hiện.
- Có những cư xử lạ lùng như là kích động, giận dữ, hoặc lãnh đạm với người khác.
- Thường sống cô lập với mọi người.
- Cách ăn mặc thay đổi như ăn mặc luộm thuộm, dơ
- Có những cảm xúc bất thường như cười khi nói về những chuyện buồn hoặc cười không có lý do.

Đ.TÂM (theo MSN)

Bạn đang lo lắng về HIV, thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp
Offline Thẁng_Mắc_dịch  
#103 Đã gửi : 10/03/2009 lúc 08:08:33(UTC)
Thằng_mắc_dịch

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 12-07-2008(UTC)
Bài viết: 1.387
Đến từ: Hài hước giúp bạn tiến gần đến thành công hơn.

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 216 lần trong 156 bài viết

Tìm hiểu bệnh tâm thần: Những chứng bệnh tâm thần phân liệt
09/03/2009

Với mục đích giúp mọi người tìm hiểu về các chứng bệnh tâm thần, chúng tôi sẽ đem đến quí vị loạt bài nói về những chứng bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm và hưng trầm cảm, những thể bệnh tâm thần thường gặp. Người đem đến cho quí vị những thông tin trong loạt bài này là Bác sĩ Lê Phương Thúy, chuyên khoa về bệnh tâm thần, được đào tạo tại St. Mary Hospital and Medical Center, San Francisco, hiện đang hành nghề ở San Jose, bang California. Hôm nay, chúng tôi sẽ đi vào câu chuyện với bệnh tâm thần phân liệt, một chứng bệnh mà chúng ta được nghe nói tới rất nhiều, cũng như một câu hỏi thường đi kèm là chứng bệnh này có chữa khỏi được hay không? Mời quí vị theo dõi câu chuyện với bác sĩ Lê Phương Thúy sau đây.

Trong gần như tất cả mọi trường hợp, bệnh nhân bệnh tâm thần không bao giờ tự ý xin chữa trịChứng tâm thần phân liệt thường bắt đầu phát tác trong lứa tuổi 16,17 đến 25, tức là lứa tuổi đầy sức sống nhất trong đời người, với những biểu hiện được bác sĩ Phương Thúy mô tả như sau.

Bác sĩ Thúy: Mặc dù là cái nhân tố, cái gene di truyền nó đã nằm trong người từ lúc chào đời, nhưng tới cái khoảng tuổi đó nó mới bắt đầu xuất hiện. Xuất hiện như thế nào? Như một cái cây héo dần đi, có nghĩa là nếu em ấy khoảng 15 tuổi, đang học lớp 9, lớp 10, khoảng đó, đang sinh hoạt bình thường, ăn ngủ bình thường thì các phụ huynh than phiền rằng con tôi càng ngày càng sống thu hẹp lại, đi học về chỉ ở trong phòng thôi, không có nói chuyện với ai, nhiều khi còn ngồi nói chuyện một mình nữa, điểm hạng bất đầu sút giảm, không còn tha thiết gì đến việc học, không tập trung được nữa. Đó là về phương diện trí thức. Còn về phương diện cư xử giao thiệp thì càng ngày càng xa cách bạn bè không muốn giao thiệp với ai, đầu tiên là cha m và những người trong gia đình, rồi sau đó ngay cả những sinh hoạt của một em trong lứa tuổi từ 15 cho tới 25, lứa tuổi mà bình thường đầy nhựa sống, tức là xông xáo ra ngoài đời, đi sinh hoạt, nhiều khi còn đòi cha mẹ cho đi party, đi khuya, đi chơi với bạn bè mua sắm, yêu thích âm nhạc, chơi một môn thể thao nào đó, nhưng người bắt đầu bị bệnh tâm thần phân liệt phát tác không còn quan tâm đến những điều đó nữa và cuối cùng một trong những triệu chứng mà các em có thể có là bắt đầu đa nghi, có những dấu hiệu hoang tưởng, nghĩ rằng có người đầu độc mình, có người theo dõi ám hại mình, có em nghĩ rằng mình nói chuyện được với thế giới siêu hình, rồi có thể nghe những tiếng nói, tức là ảo thanh, ảo giác, ảo tưởng. Những tiếng nói không có thật, như là bị xúi giục tự tử hay làm một điều gì đó hại cho chính mình hoặc cho người khác, cuối cùng khi bệnh trở nặng, bệnh nhân không còn ngủ được nữa, không ăn uống, không giữ vệ sinh thân thể nữa, rồi có thể trở thành một hình ảnh mà người Việt Nam chúng ta thường thấy và thường nghĩ đến một khi nói đến bệnh tâm trí là: dơ bẩn, đầu óc bù xù, đi lang thang ngoài đường,nói chuyện lảm nhảm một mình. Nói chung đó là những dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nhẹ hơn và có những trường hợp rất nặng, điều này thay đổi tùy theo gia đình, khung cảnh xã hội và văn hóa.

Trong gần như tất cả mọi trường hợp, bệnh nhân bệnh tâm thần không bao giờ tự ý xin chữa trị, chính vì vậy mà vai trò của cha mẹ và những trong gia đình vô cùng quan trọng. Thứ nhất thân nhân của bệnh nhân phải đủ tinh tế để nhận biết sớm, thứ nhì, cần phải dỗ dành và có khi cần phải dùng áp lực để đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ. Cho dù bệnh nhân có chịu đến bác sĩ đi chăng nữa, việc chữa trị cho bệnh nhân tâm thần khó khăn ngay từ khởi đầu.

Bác sĩ Phương Thúy giải thích: Buổi gặp đầu tiên là buổi quan trọng nhất. Như tôi vừa thưa, một trong những triệu chứng có thể có của bệnh tâm thần phân liệt là không tin ai hết, nhiều khi còn nghĩ rằng người ngoài tìm cách ám hại mình, chẳng hạn như ăn cơm cũng nghĩ rằng cơm có thuốc độc. Đến gặp bác sĩ tâm trí được bác sĩ cho thuốc uống thì nghĩ rằng đó là thuốc độc. Cho nên rất là khó, buổi gặp đầu tiên với bác sĩ tâm trí rất quan trọng. Nếu bác sĩ được gia đình thông báo từ trước về những triệu chứng thì sẽ biết cách làm cho người bệnh chịu uống thuốc. Cái khó ở đây là làm sao cho người bệnh uống những viên thuốc đầu tiên. Sau khi uống vài ngày thì những triệu chứng như đa nghi thuyên giảm thì một trong những phương pháp trị liệu là làm sao cho bệnh nhân hợp tác với mình mà chịu uống thuốc thì coi như đã đi được từ 50% đến 80% con đường trị bệnh rồi.

Chữa trị bệnh tâm thần, nói chung, và bệnh tâm thần phân liệt nói riêng, bao gồm 3 lãnh vực. Thứ nhất là thuốc men. Trong 5, 10 năm trở lại đây, đã có những khám phá khoa học cho thấy nguyên nhân của bệnh tâm thần là do sự xáo trộn của các chất dẫn truyền thần kinh, thiếu quân bình của các hóa chất trong não bộ. Thuốc men giúp tái lập mức quân bình đó.

Bác sĩ Thúy: Bác sĩ phải cho thuốc uống, tức là cung cấp cho não bộ những chất trong não bộ thiếu, và như vậy những ảo giác, những hoang tưởng, những ảo thanh có thể giảm đi và biến mất thì người bệnh trở lại bình thường, tập trung tư tưởng được, và lúc đó có thể suy nghĩ và lý luận một cách hợp lý, đó là điều đầu tiên. Những triệu chứng này có thể thuyên giảm từ 50% đến 80% và có thể 100% tùy theo từng bệnh nhân và tùy theo từng trường hợp. Cho nên vai trò của thuốc rất là quan trọng.

Ngoài thuốc men, bệnh nhân còn cần phải được trị liệu về tâm lý để thuyết phục bệnh nhân uống thuốc và giúp bệnh nhân phân biệt thực tế với ảo giác, ảo thanh.

Bác sĩ Thúy: Cách trị thuốc tương đối là dễ dàng vì nó rất rõ ràng và đơn giản, một viên thuốc uống vô là xong, nhưng mà cái khó, cái thử thách ở đây là làm sao cho người bệnh chịu uống thuốc. Chính vì vậy mà vấn đề tâm lý rất là quan trọng. Phải có những chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm trí cũng vậy, cần phải hiểu được tâm trạng của bệnh nhân. Muốn hiểu được là phải hiểu từ cái lối suy nghĩ, từ khung cảnh gia đình, bệnh nhân được nuôi dưỡng, lớn lên như thế nào, và hợp tác với gia dình để thiết lập niềm tin, không cần nhiều lắm, chỉ cần tin đủ để bệnh nhân uống thuốc thôi., ít nhất là trong giai đoạn đầu. Dùng những thông cảm về tâm lý để an ủi bệnh nhân. Chẳng hạn như bệnh nhân có những ảo thanh, tiếng nói đe dọa trong óc nói rằng 'em hãy nhảy cầu đi, em hãy tự tử đi, em hãy đánh người đó đi'. Một mặt thuốc sẽ giảm những triệu chứng đó, một mặt tâm lý trị liệu giúp cho người bệnh hiểu được rằng đó là những tiếng nói không có thật, những ý ghĩ không có thật, để giúp cho người bệnh tự chống lại. Nếu nghe tiếng nói bảo rằng hãy tự tử, hãy đánh một người nào đó đi, thì chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho bệnh nhân hiểu rằng 'không phải đâu, đây chỉ là một tiếng nói không có thật, nên mình đừng có làm, đừng thèm nghe những tiếng nói đó'. Đó là phương điện tâm lý trị liệu.

Lãnh vực thứ ba trong việc chữa trị là, trong điều kiện lý tưỏng nhất, tạo môi trường xã hội để nâng đỡ cho bệnh nhân tiếp tục việc học hay công ăn việc làm.

Bác sĩ Thúy: Phần thứ ba nữa là xã hội, hoàn cảnh môi trường rất là quan trọng. Nếu bệnh nhân trong lứa tuổi thanh thiếu niên bị bệnh này thì không thể đi học được. Về phương diện môi trường sẽ có những chuyên gia tâm lý xã hội làm sao để giúp cho em vừa có thể uống thuốc vừa có thể tiếp tục việc học. Điều này rất quan trọng. Cho nên trong trường cũng như là xã hội, chính quyền có những phương cách để, thay đổi cách giáo dục cho các em mắc bệnh vẫn có thể đi học, dù là khi đi học thì ngihĩ rằng ngừi bạn ngồi gần mình sẽ hại mình, hoặc những tiếng động bình thường trong lớp, tiếng nói chuyện hoặc đám đông làm cho các em sợ thì nhà trường có thể uyển chuyển, cho các em ngồi trong phòng có thể chỉ có 2-3 người thôi, ít tiếng động. Chương trình học cũng phải thay đổi. Thay vì người ta học 1 lần 5, 10 lớp thì em ấy có thể học 2,3 lớp thôi tùy theo khả năng chịu đựng của em. Đó là về phương diện học hành. Còn về phương diện làm việc, nếu bệnh nhân lớn tuổi đang đi làm mà vì bệnh này mà không đi làm bình thường được, thì ở sở có thể có những chuyên gia có thể làm việc với sở để tạo một môi trường làm việc như thế nào để cho những người này có thể làm việc được, tuy không bằng những người khác, nhưng với những phương cách giúp đỡ để đi làm, hoặc nếu bệnh nhân đã mất việc thì cũng có những phương cách mà xã hội có thể giúp đỡ để cho người này có thể tự lo lắng cho chính mình được.

Theo bác sĩ Phương Thúy, thuốc chữa bệnh tâm thần có nhiều phản ứng phụ, hầu hết những phản ứng này thường gây khó chịu cho người bệnh như khô miệng, ăn nhiều, ngủ nhiều, lên cân, có khi lại mất ngủ, cứng tay chân, nhưng những triệu chứng này, theo bác sĩ Phương Thúy, sẽ qua đi sau một thời gian cơ thể làm quen với thuốc. Thuốc trị bệnh tâm thần không hề gây nghiện, tuy nhiên, cũng giống như nhiều chứng bệnh thể chất như máu cao, tiểu đường, bệnh nhân phải dùng thuốc trong một thời gian nhiều năm, có khi suốt đời, với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Vậy có hy vọng là bệnh nhân được trị liệu sẽ dứt bệnh hay chăng?

Bác sĩ Thúy: Có thể tôi là một người lạc quan, tôi cho rằng 70%, 80% bệnh tâm trí có thể trị dứt hẳn. Dứt là dứt như thế nào? Theo tôi định nghĩa, hết bệnh và khỏi bệnh có nghĩa là mình trở lại với đời sống bình thường. Lấy thí dụ, một năm turóc mình là một sinh viên y khoa, một bác sĩ hay một kỹ sư mà vì bệnh tâm trí mà trong năm đó không tập trung tư tưởng được, không đi làm được, thì với sự điều trị ngừơi này có thể khỏi hẳn bệnh. Khỏi hẳn có nghĩa là trở lại với sinh hoạt bình thường, ngày xưa làm gì thì bây giờ làm như thế, lo chu toàn bổn phận của một người chồng, một người vợ, một người con trong gia đình thì đó là định nghĩa về hết bệnh của tôi. Và tôi cho rằng nhiều người đồng ý như vậy. Tuy nhiên, người này có thể vẫn phải tiếp tục uống thuốc, tiếp tục những chương trình trị liệu. Nếu qúi vị so sánh với bệnh cao máu hạy bệnh tiểu đường chẳng hạn thì chúng ta vẫn phải uống thuốc dài dài thôi, miễn rằng thuốc đó giúp cho chúng ta kiểm sóat được những triệu chứng và vẫn sinh hoạt bình thường thì tôi quan niệm rằng không phải cứ phải ngừng thuốc mới gọi là dứt bệnh, tôi cho rằng ăn thua là cái chức năng của mình trở lại với nếp sống bình thường thì đó là dứt bệnh.

Quí vị vừa theo dõi bác sĩ Lê Phương Thúy trình bày về chứng tâm thần phân liệt, trong kỳ tới chúng tôi sẽ gửi đến quí thính giả bài nói chuyện của bác sĩ Phương Thúy về chứng Trầm cảm.

Bạn đang lo lắng về HIV, thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp
Offline Thẁng_Mắc_dịch  
#104 Đã gửi : 10/03/2009 lúc 08:10:00(UTC)
Thằng_mắc_dịch

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 12-07-2008(UTC)
Bài viết: 1.387
Đến từ: Hài hước giúp bạn tiến gần đến thành công hơn.

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 216 lần trong 156 bài viết

BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT:  biết nhiều hoà thuận nhiều

Khái quát bệnh từ tên gọi.

Tiếng Anh: Schizophrenia, tiếng Pháp: Schizophrénie. Được ghép từ  gốc tiếng Hylạp: schizein với nghĩa chẻ tách, phân rã và phrèn, phren mang nghĩa tâm trí, tâm thần. Nhà tâm thần học Eugen Bleuler ( 1857 – 1939 ) bắt đầu sử dụng tên gọi này từ  1908  thay cho “Démence précoce” với nghĩa sa sút sớm ( sớm: ở người trẻ)  trước đó của Benedict Morel (1809 – 1873).

Đặc điểm lâm sàng là:

Các rối lọan tư duy ( cách diễn đạt và nội dung các hoang tưởng như bị hại, bị theo dõi, tự cao,… đặc biệt các hoang tưởng kỳ quái),

Rối lọan tri giác (các ảo thanh: bàn tán, ra lệnh,…)

Và biến đổi về cảm xúc không phù hợp hay cùn mòn, giảm biểu lộ, các rối lọan hành vi như cơn xung động đánh người, tự sát, tự gây hại.

Khả năng nhận thức có giảm nhưng  ý thức và trí tuệ ở một số thể bệnh có thể vẫn được duy trì.

Biểu hiện thiếu hoà hợp: giữa tư duy, cảm xúc và hành vi, người bệnh tự tách biệt với cuộc sống thực tại và giảm sút thế năng tâm thần trong hoạt động đời sống, nhất là ở giai đoạn thể di chứng.

Quốc gia nào, nền văn hoá nào cũng có căn bệnh này. Tỷ lệ chung khoảng 0,5 – 1% dân số.

Năm 2002 Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 25 triệu người mắc bệnh tâm thần phân liệt.

Một số biểu hiện sớm thường gặp:

Người bệnh lúc đầu còn chịu làm việc, học hành nhưng “chểnh mảng”,“lảng lảng”, ngủ ăn uống sinh hoạt thất thường. Nói lầm bầm nghiền ngẫm hoặc nói luyên thuyên, ý tưởng sai lệch, cử chỉ tác phong khác trước.

Thể hiện tình cảm với mọi người khác lạ so với lúc bình thường: nói nhiều, gây gổ, khó chịu, đôi khi thờ ơ, tự  xa lánh, nếu kéo dài có thể làm thay đổi cách cư xử và tính nết.

Nhìn nhận so với thời gian trước thấy “không phải là nó nữa”. Có người nghĩ xấu là “khùng điên”.
 
Lúc này đi khám đúng chuyên khoa, uống thuốc đều, quan tâm theo dõi đúng hướng dẫn sẽ khắc phục được các biểu hiện kể trên, có thể sinh hoạt và làm việc trở lại được.

Thực tế thường thấy:

1/ Đang làm việc, đi học, ăn ngủ sinh hoạt bình thường thấy “ miễn cưỡng”, thấy nói nhiều lần hay tỏ ra suy tư  quá nhiều về một việc hay vấn đề nào đó. Người nhà hỏi tới khuyên bảo thì gắng gượng, lảng  tránh hoặc gây lại, không chịu nghe.

2/ Không có người nói cũng nghe thấy tiếng nói trong đầu hay từ ngoài khen chê, doạ nạt rồi nói đáp lặp đi lặp lại kèm với cử chỉ giận dỗi hay trốn chạy, như sắp bị hại, tự nhốt mình trong nhà.

3/ Ngủ ít, đi tới lui, có khi lục lọi nói lầm bầm lộn xộn đủ thứ chuyện, đang nói thì ngừng, câu chữ lạ khó hiểu.

4/ Nghĩ, nói mình tài giỏi, bị thần thánh hay người khác chi phối sai biểu, xúi làm việc sai, lang thang đến chỗ này chỗ kia.

5/ Dễ bất bình gây gổ, đôi khi đánh người.

6/ Tránh né, không chịu nói chuyện, vẻ mặt thờ ơ không biết vui buồn, lười, không sạch sẽ như trước.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán thế nào?

1/ Xác nhận, tập hợp, sắp xếp  các triệu chứng theo nhóm, nhóm nhiều rõ nổi bật và nhóm ít rõ rệt hơn.

2/ Nhận định thời gian của các nhóm triệu chứng .

3/ Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn phân loại bệnh của Tổ chức Y tế thế giới (ICD – 10) hoặc của Hoa kỳ (DSM- IV), có phân biệt các thể bệnh.

4/ Phân biệt các triệu chứng ảo giác hoang tưởng, rối lọan hành vi ở các bệnh tâm thần khác; tìm kiếm bệnh  liên quan thần kinh như  u não, động kinh, sử dụng ma túy, nhiễm chất độc , suy gan,...

Bệnh tâm thần phân liệt tiến triển thế nào?

1/ Loại bệnh này có từ cổ xưa, ngày nay tỷ lệ không nhiều như bệnh trầm cảm nhưng gây xáo trộn sinh hoạt và hao tổn trong  gia đình.

2/ Tuổi bắt đầu bị bệnh khi còn trẻ (đa số) hay đã lớn, các triệu chứng rầm rộ hay từ từ  có tiên lượng khác nhau.

3/ Càng tái phát nhiều đợt càng giảm sút họat động động tâm thần, ảnh hưởng đến sinh họat, khả năng làm việc và phải tăng liều lượng thuốc.

4/ Nếu không khám chữa trị sớm và đúng
+ Bệnh nhân dễ thay đổi cách cư xử, tính nết, dễ bị kích động hành hung người khác, đôi khi tự gây tổn hại bản thân.
+ Bệnh nhân trở nên lười biếng, làm việc kém, không biết tự lo bản thân.
+ Dễ là nạn nhân của kẻ xấu và kỳ thị.
+ Một số  ít trường hợp nguy hại khi hành động theo tiếng nói trong tai.

5/ Nếu khám sớm, uống đúng thuốc và sinh hoạt làm việc theo hướng dẫn:
+ Các triệu chứng trên sẽ giảm nhanh chóng, khả năng hiểu biết giảm ít, có thể  tiếp tục học, làm việc và sinh hoạt hàng ngày ở một mức độ nhất định.
+ Uống thuốc đều, được thông cảm giúp đỡ càng nhiều theo hướng dẫn càng  ít tốn  tiền bạc và thời gian hơn, khả năng hòa nhập đời sống hàng ngày với mọi người nhiều hơn.

Đối xử thế nào với người bệnh?

+ Gần gũi, nên sẵn sàng trả lời, nói chuyện, nhưng không tranh cãi ý nghĩ “cố chấp” của người bệnh.
+ Không chữa bệnh bằng bùa ngải, đuổi ma ám bằng đánh đập.
+ Một số trường hợp nên làm “dịu, thuận ý” tạm thời rồi chuyển sang nói về các “ý nghĩ, việc làm ưu điểm của người bệnh có từ trước” để tránh bị gây gổ, hành hung.
+ Chỉ bảo hướng dẫn bệnh nhân theo “thời khóa biểu”: vệ sinh cá nhân, phụ hay làm một công việc đơn giản phù hợp, nên có lời động viên, thưởng khi uống thuốc và làm tốt công việc.
+ Dành thời gian sinh hoạt ăn uống chung, tránh bỏ mặc bệnh nhân ngay trong gia đình.
+ Không cô lập, trói nhốt người bệnh. Đừng bao giờ nghĩ bệnh tâm thần phân liệt là “quả báo”, xấu số, là hổ thẹn.

Quan tâm theo dõi phòng ngừa những gì ?

+ Đang uống thuốc điều trị mà sốt cao lạnh run , đầu óc lơ mơ phải đến bệnh viện tái khám ngay.
+ Phát hiện một bệnh nhiễm trùng khác: báo bác sĩ điều trị xử trí.
+ Bệnh nhân  gây gổ kích động,  dễ là nạn nhân của các hành vi xấu tấn công xua đuổi, lạm dụng, đặc biệt đối với bệnh nhân nữ.
+ Hút thuốc lá nhiều, uống rượu và cả nghiện ma túy vì làm tăng tình trạng bệnh, giảm tác dụng của thuốc.
+ Nguy cơ tự sát, tự làm hại bản thân khi có triệu chứng buồn trầm, ảo thanh ra lệnh hay gặp ở những bệnh nhân phải sống một mình và học vấn cao.

Các loại thuốc điều trị:

+ Thuốc chữa triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt được phát minh, nghiên cứu sản xuất từ lâu và rất nhiều loại, hiệu quả đã được chứng minh rõ: bệnh trạng ổn định, người bệnh  có thể vừa đi làm vừa uống thuốc duy trì thường xuyên; bệnh tâm thần phân liệt không còn là tứ chứng nan y như trước.
+ Có nguyên tắc điều trị rõ ràng ngay từ lúc bắt đầu dùng thuốc và khi không đáp ứng điều trị ( do uống thuốc không đều, không đủ thời gian, có bệnh thực thể, …) có phương án dùng thuốc tăng cường.

+ Các thuốc dùng nhiều, phổ biến:

- Nhóm thuốc “cổ điển”: haloperidol, chlorpromazine, levomepromazine: giá thành rẻ, hiệu quả nhanh nhưng dùng lâu thấy chậm chạp và một số biểu hiện không mong muốn khác. Các loại như  loxapine, fluphenazine, perphenazine,… ít phổ biến hơn.
- Nhóm thuốc “thế hệ mới”: amisulpride, risperidone, olanzapine, clozapine,…được dùng nhiều, hiệu quả, ít gây tác dụng phụ hơn. Ngoài ra các lọai quetiapine, ziprasidone, aripiprazone:  hiệu quả, hiện tại giá thành cao.
- Có loại thuốc chích 2 tuần / lần hoặc 4 tuần / lần ít gây phiền hà, dùng  khi tình trạng bệnh ổn định.
- Lưu ý liều lượng thuốc khác nhau ở người lớn tuổi và thanh thiếu niên và khi có các bệnh khác kèm theo.
+ Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định nên phải sử dụng đúng chỉ định chuyên khoa.
+ Ngòai ra còn các phương pháp trị liệu hướng gia đình, trị liệu nhóm, … nên tiến hành đồng thời với thuốc uống.
+ Trường hợp bệnh nhân kích động, mưu toan tự sát mãnh liệt hay tự sát, bỏ ăn uống, từ chối uống thuốc phải nhập viện điều trị nội trú.
+ Hiện nay phương pháp chóang điện có gây mê không gây hậu quả xấu nhưng cũng ít được sử dụng. 

Khám, theo dõi chữa trị ở đâu?

Liên hệ tham vấn: điện thoại 08.9242671 ( thuộc Bệnh Viện Tâm Thần TP Hồ Chí Minh).
Khoa Khám bệnh I, Bệnh Viện Tâm Thần Thành phố.
Phòng khám chuyên khoa tâm thần các quận huyện.
Không uống thuốc theo sự mách bảo của người bệnh  hay thân nhân bệnh nhân khác.
Không tự ý mua thuốc uống.
Đi khám bệnh với người thân gần nhất, khai đúng triệu chứng, kể cả triệu chứng bệnh khác đang có, các thuốc và cách chữa trị trước,…
Lưu ý nghe bác sĩ dặn, tái khám đúng hẹn và luôn mang theo Sổ Theo Dõi Điều Trị.

                      Bs Phạm Văn Trụ,  BV Tâm Thần TP HỒ CHÍ MINH.

Bạn đang lo lắng về HIV, thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp
Offline Thẁng_Mắc_dịch  
#105 Đã gửi : 10/03/2009 lúc 08:11:08(UTC)
Thằng_mắc_dịch

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 12-07-2008(UTC)
Bài viết: 1.387
Đến từ: Hài hước giúp bạn tiến gần đến thành công hơn.

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 216 lần trong 156 bài viết
siêu quậy gặp Thằng Mắc Dịch
Bạn đang lo lắng về HIV, thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp
Offline boyh  
#106 Đã gửi : 10/03/2009 lúc 10:43:27(UTC)
boyh

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-03-2007(UTC)
Bài viết: 1.659
Man
Đến từ: HIV/AIDS

Được cảm ơn: 7 lần trong 7 bài viết
mình cũng đang gặp phải tình trạng này ko biết khi nào dứt ^^ ! chắc là RÔI LOẠN TÂM THẦN TRONG HIV/AIDS đây mà
CD4 2/3/09 = 544
CD4 16/6/09 = 488
CD4 5/12/10 = 800 +

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP HIV/AIDS
Offline haychoconcohoi  
#107 Đã gửi : 10/03/2009 lúc 10:52:55(UTC)
haychoconcohoi

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 02-03-2009(UTC)
Bài viết: 4

Không biết các admin xử lý như thế nào với topic này nhỉ ?
Offline sieuquay704  
#108 Đã gửi : 10/03/2009 lúc 11:01:46(UTC)
sieuquay704

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-12-2007(UTC)
Bài viết: 54

Tuanmesedec tư vấn giúp đi!Bạn đâu rồi?Thằng mắc dịch phá topic của tui tùm lum kìa!Tư vấn giúp tui đi Tuấn tui đang lo lắng nè!
Offline Người_Rừng  
#109 Đã gửi : 11/03/2009 lúc 02:43:55(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
Trích dẫn bài viết của haychoconcohoi đã viết:
Không biết các admin xử lý như thế nào với topic này nhỉ ?


 ông tào lao này vẫn chứng nào tật nấy, chả giúp ích vì cho diễn đàn

      thành viên Tào lao siêu quậy như thế này mời khỏi diễn đàn thì hợp lý hơn
             ông Tào lao này còn ở diễn đàn này thì Ta sẽ theo sát , Tà sát
Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Tu-an  
#110 Đã gửi : 11/03/2009 lúc 02:47:43(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Tuanmesedec cho hỏi với!
vấn đề bạn hỏi đã chia sẽ xong, khoá topic này lại.
 sieuquay704 7 133 Hôm nay 12:02 PM
bởi
Offline sieuquay704  
#111 Đã gửi : 11/03/2009 lúc 05:24:36(UTC)
sieuquay704

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-12-2007(UTC)
Bài viết: 54

Tui hỏi nếu thằng bạn tui bị và làm như vậy thì có nguy cơ ko?tui đặt trường hợp là nó bị nhiễm đó nếu nó làm zậy thì có nguy cơ ko?
Offline sieuquay704  
#112 Đã gửi : 05/04/2009 lúc 07:53:29(UTC)
sieuquay704

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-12-2007(UTC)
Bài viết: 54

Tuấn ơi!Sao sdt của bạn tuj dt ko được?Tuj muốn nój chjện vớj pạn về trường hợp lần trước của tuj là lúc thằng bạn tuj giỡn=kim tây đó!Sao mấy bữa nay tuj ớn lạnh hoàj!Tuj lo wá!Ko bít có sao ko nữa vì giờ thằng đó nghĩ học lun rồi vì đi bụj!Hix

Offline boyh  
#113 Đã gửi : 05/04/2009 lúc 09:33:10(UTC)
boyh

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-03-2007(UTC)
Bài viết: 1.659
Man
Đến từ: HIV/AIDS

Được cảm ơn: 7 lần trong 7 bài viết
Nếu kim đó nó vừa tiếp cho tiếp xúc máu có H thì bạn có nguy cơ còn kim thông thường chẳng may chạm phải chảy máu ko sao bạn à giống như kim chỉ á ! Chúc bạn măy mắn nhé
CD4 2/3/09 = 544
CD4 16/6/09 = 488
CD4 5/12/10 = 800 +

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP HIV/AIDS
Offline Người_Rừng  
#114 Đã gửi : 06/04/2009 lúc 12:20:06(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
cho ông tào lao này đi du lịch 3 tháng nữa đi các ông bà BQT ơi
          tào lao mía lao quá.

thành viên đăng nhập 07/12/2007 hơn 1 năm trời tham gia mà chẳng thu nhập tí tẹo gì kiến thức
      tối ngày chỉ biết siêu Quậy tào lao mía lao
             thì chứa ông  này làm chi ở đây cho hết chổ , để chừa chổ cho các ông khác cần giúp hơn.

 đi du lịch nước này chơi  3 tháng  nha ông siêu Quậy tào lao, miễn phí hoàn toàn , chỉ nằm ăn ngủ có người phục vụ , BQT  thấy nếu cần thì cho ông này tái định cư  vỉnh viễn chổ này luôn.

Danh sách các thành viên bị khóa nick trên Diễn đàn
 BonghoaTruongsinh 1 1,958 15/11/2008 09:08 PM
bởi
BonghoaTruongsinh
Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Offline sieuquay704  
#115 Đã gửi : 06/04/2009 lúc 07:35:06(UTC)
sieuquay704

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-12-2007(UTC)
Bài viết: 54

Tuấn ơi!Bạn cho tuj sdt để nój chjện với bạn được ko Tuấn?Tuj muốn nój chjện rõ hơn!Trường hợp của tuj lúc đó tuj thấy bông tai thằng bạn tuj đang đeo nên ko bít có dính máu ko nữa và ko bít giờ nó có bị nhiễm HIV do đj bấm lỗ tai ko nữa!Nếu nó nhiễm H mà lỡ lúc đó nó đeo bông tay vô tình bị chảy chút máu rồi đeo 1 lúc sau mới lấy ra giỡn chích chích vô đùi tuj rồi lúc về nhà tuj kéo quần lên thì thấy ở đùi hình như có 1,2 chấm đỏ ko thấy có máu nhưng hơi đỏ đỏ và ko có rát zậy thì có nguy cơ ko?Vì mấy ngày nay sao tuj thấy ớn lạnh hoàj à!Tuj lo lắm Tuấn ơi!Ko bít đây có fảj triệu chứng ko nữa!Tuj rất cần bạn chia sẻ lúc này với tuj nên mong bạn đừng khóa topic này và hãy nój chjện tâm sự vớj tuj nha!
Tu-an  
#116 Đã gửi : 06/04/2009 lúc 07:56:05(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
vì bây giờ đang có công việc nên  15HOO hôm nay , bạn gọi số này .
          
Offline sieuquay704  
#117 Đã gửi : 06/04/2009 lúc 08:17:02(UTC)
sieuquay704

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-12-2007(UTC)
Bài viết: 54

Tuấn ơi 15h chắc ko được wá!khoảng 18h hoặc 21h-&gt;23h dc ko?<img src="/images/emotions/sad.gif" />
Offline thathuchotoi  
#118 Đã gửi : 08/04/2009 lúc 06:01:48(UTC)
thathuchotoi

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-02-2009(UTC)
Bài viết: 318

Mong cho niềm vui và may mắn sẽ đến với tất cả mọi người!!!
Offline sieuquay704  
#119 Đã gửi : 07/05/2009 lúc 02:08:37(UTC)
sieuquay704

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-12-2007(UTC)
Bài viết: 54

Lần trước e có kể trường hợp của e cho a rồi đó nhưng a cũng nói ko sao!Nhưng hôm trước e bị trúng thực  mới bớt thì hôm wa tối trán e hơi nóng giống như muốn sốt rồi e uống Panadol vô ngủ tới sáng thấy nó bớt rồi tối nay sao e thấy trong mình nóng lại giống như muốn sốt nhưng trán thì hơi ấm thôi!còn trong mình thì nóng và 2 mắt nóng như lửa zị!E bị như zị có đáng lo ko a Tuấn?Nếu a thấy nój chjện ko tiện thj a cho e thờj jan e dt nój chjện vớj a nha!Ko thj tư vấn thêm cho e nha a!E có bị sao ko?

Offline Người_Rừng  
#120 Đã gửi : 07/05/2009 lúc 02:18:14(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
Trích dẫn bài viết của sieuquay704 đã viết:

Lần trước e có kể trường hợp của e cho a rồi đó nhưng a cũng nói ko sao!Nhưng hôm trước e bị trúng thực  mới bớt thì hôm wa tối trán e hơi nóng giống như muốn sốt rồi e uống Panadol vô ngủ tới sáng thấy nó bớt rồi tối nay sao e thấy trong mình nóng lại giống như muốn sốt nhưng trán thì hơi ấm thôi!còn trong mình thì nóng và 2 mắt nóng như lửa zị!E bị như zị có đáng lo ko a Tuấn?Nếu a thấy nój chjện ko tiện thj a cho e thờj jan e dt nój chjện vớj a nha!Ko thj tư vấn thêm cho e nha a!E có bị sao ko?



Quá đáng lo , máu khùng ông nổi lên rồi
     không hiểu sao ông vẫn quậy như ngày nào.
         nếu cần cho ông này về trồng chuối đi các ông Bà Mod ơi

Trích dẫn bài viết của scar
Ủa mà cho hỏi đồng chí Honda sao rồi, hồi trước ảnh than vãn quá trời làm mọi người oải quá


Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
7 Trang«<4567>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.