  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Bên trong trang bìa
Một trong những nghiên cứu tâm lí học nổi tiếng nhất cuối thế kỉ 20, Về cái chết và sự chờ chết khởi phát từ trường Đại học Chicago với các buổi hội thảo đa ngành về cái chết, do Bác sĩ Elisabeth Kubbler-Ross đề xuất và dẫn đạo. Các buổi hội thảo- phần lớn gồm các sinh viên y khoa, xã hội học và thần học- mời các bệnh nhân tuyệt chứng đến để chia sẻ sự mong muốn, lo âu và sợ hãi của họ với các chuyên gia. Những cuộc phỏng vấn này giúp các bệnh nhân, thường là họ rất tuyệt vọng, thảo luận cởi mở về đề tài nói chung bị xem là kì khôi (taboo).
Với gia đình, nhân viên bịnh viện, và sinh viên, tác phẩm này tiếp tục soi thấu những đòi hỏi của những bệnh nhân tuyệt chứng, chỉ ra phương cách tiếp cận những chủ đề quan trọng nhưng thường bị tránh né như ung thư, chăm sóc bệnh nhân hấp hối, và chờ chết.
Quyển sách được viết bằng ngôn ngữ cho người không chuyên chỉ ra cách tiếp cận nhân bản để trút bỏ những đau đớn tâm lí của bệnh nhân tuyệt chứng, vốn bị khoa học và kĩ thuật tối tân chữa trị theo kiểu phi nhân.
Tác giả Elisabeth Kubler-Ross sinh ra ở Zurich, Thụy Sĩ, và học ở trường Đại học Y khoa Zurich. Là một bác sĩ tâm thần và tác giả nổi tiếng thế giới về Cái chết và sự chờ chết, bà đã đi và thuyết giảng các tác phẩm của mình ở rất nhiều nơi. Bà cũng là tác giả của các quyển sách Hỏi và đáp về cái chết và sự chờ chết (Questions and Answers on Death and Dying),Cái chết: Bước phát triển cuối cùng (Death: The final Stage of Growth), Về trẻ con và cái chết (On Children and Death), Sống đến khi vĩnh biệt (To Live Until We Say Good Bye), và AIDS: thử thách tối thượng (AIDS: The Ultimate Challenge). Bà đang sống ở Healing Waters Farm,Head Waters, bang Virgina. Sửa bởi quản trị viên 28/02/2010 lúc 09:08:33(UTC)
| Lý do: Chưa rõ
|
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Mục lục
I Về nỗi sợ cái chết II Thái độ với cái chết và sự chờ chết III Giai đoạn 1: Phủ nhận và Cô lập IV Giai đoạn 2: Giận dữ V Giai đoạn 3: Cầu khẩn VI Giai đoạn 4: Tuyệt vọng VII Giai đoạn 5: Chấp nhận VIII Hi vọng IX Gia đình bệnh nhân X Vài cuộc phỏng vấn với các bệnh nhân tuyệt chứng XI Phản ứng với các buổi hội thảo về cái chết và sự chờ chết XII Chữa trị tuyệt chứng
Tài liệu tham khảo
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Lời nói đầu Khi tôi được hỏi là liệu tôi có muốn viết 1 quyển sách về cái chết hay không, tôi đã nhiệt thành chấp nhận thử thách này. Nhưng đến khi tôi ngồi vô bàn viết và tự hỏi nên viết gì thì nó lại là 1 chuyện khác. Tôi nên bắt đầu từ đâu? Tôi nên bao gồm những gì? Tôi có thể nói được bao nhiêu điều với những người xa lạ, những vị sẽ là độc giả của quyển sách này? Rất nhiều điều chỉ có thể truyền tải, cảm nhận, kinh nghiệm và nhận thấy qua cử chỉ, làm sao có thể diễn đạt chúng thành lời đây? Tôi đã làm việc với các bệnh nhân tuyệt chứng trong suốt 25 năm và quyển sách này sẽ kể về lúc khởi sự của thí nghiệm này, thí nghiệm có thể nói là ý nghĩa và đầy tính hướng dẫn. Quyển sách này không có tham vọng trở thành 1 quyển sách giáo khoa về chăm sóc bệnh nhân tuyệt chứng hay 1 nghiên cứu hoàn chỉnh về tâm lí của bệnh nhân tuyệt chứng. Nó chỉ đơn giản khơi mở 1 cơ hội mới và đầy thử thách, làm người ta lưu ý lại là bệnh nhân cũng là con người, đừng cướp mất quyền đối thoại của họ, hãy tìm hiểu từ người bệnh để biết thêm về điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống quản lí bệnh nhân của chúng ta. Chúng ta phải tôn họ làm thầy để được học thêm về giai đoạn cuối cùng của cuộc đời với tất cả sự lo âu, sợ hãi và hi vọng của nó. Tôi chỉ đơn giản kể lại những câu chuyện của những bệnh nhân của tôi , những người đã chia sẻ về những đau đớn, mong đợi và bất bình của họ với chúng tôi. Hi vọng qua đó khuyến khích những người khác không lãng tránh, xấu hổ về những căn bệnh hết thuốc cứu mà can đảm đối diện với nó, vì điều đó giúp ích cho họ rất nhiều trong những giờ phút cuối đời mình. Vài người đã kinh nghiệm và khám phá ra đấy là 1 kinh nghiệm tương hổ; họ càng am hiểu nhiều về hoạt động của lí trí con người, khía cạnh chỉ có ở loài người, thì họ càng có nhiều kinh nghiệm bổ ích và có lẽ giảm thiểu được nỗi lo âu khi đối diện với sự kết thúc của đời mình.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Chương 1 Về nỗi sợ cái chết
Tôi không cầu nguyện được chở che trước hiểm nguy mà cầu không sợ hãi khi đối mặt với chúng Tôi không van xin chặn đứng được nỗi đau của mình mà xin có trái tim để khuất phục nó Tôi không tìm kiếm đồng minh trong chiến trường cuộc đời mà chỉ mong tìm được sức mạnh của chính mình Tôi không cầu khẩn trong sự hồi hộp để được cứu vớt mà hi vọng có đủ kiên nhẫn để chiến đấu vì tự do Đừng để tôi thành kẻ hèn nhát, được thành công chỉ nhờ sự bao dung của Người; thà thất bại mà hiểu được sự ra tay của người
Tagore, Thu hoạch trái chín (đoạn 73)
Bệnh dịch từng cướp đi nhiều sinh mạng của những thế hệ trước. Cái chết đến với trẻ sơ sinh và thiếu nhi rất thường xuyên và số gia đình không phải chịu mất đi 1 thành viên nào lúc niên thiếu là rất hiếm.Y học đã thay đổi rất nhiều trong vài thập niên qua. Thực tế, nhiều loại kháng sinh phổ biến đã thủ tiêu nhiều chứng bịnh, ít nhất là ở Tây Âu và Hoa Kì. Việc sử dụng liệu pháp hóa học, đặc biệt là chất kháng sinh, đã góp phần làm giảm con số tử vong do mắc bệnh truyền nhiễm. Sự giáo dục và chăm sóc tốt hơn đã làm giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ. Nhiều căn bịnh từng cướp đi sinh mạng nhiều thiếu niên và trung niên nay đã bị thủ tiêu. Số người già tăng lên, và số người già mắc những chứng bịnh ác tính và kinh niên cũng tăng theo.
Số các ca nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng giảm đi cho các bác sĩ nhi khoa nhưng họ có nhiều hơn các bịnh nhân có vần đề về cư xử , kém thích nghi, và rồi loạn về thần kinh. Số người chờ trong các phòng khám tăng lên, và các bác sĩ cũng có nhiều hơn các bịnh nhân cao niên, những người phải chống chọi không chỉ với sự suy giảm về giới hạn và khả năng vật lí mà còn phải đối diện với tất cả nỗi đau và thống khổ của sự cô đơn và cô lập. Phần lớn những người này chưa từng được 1 bác sĩ tâm thần nào khám qua. Những nhu cầu của họ thường chỉ do những người làm nghề khác, như các vị cha tuyên úy hay những người làm công tác xã hội, chú ý và phát hiện ra. Vì họ mà tôi cố khái quát những sự thay đổi diễn ra trong vài thập niên qua, những sự thay đổi phải gánh trách nhiệm chủ yếu cho sự gia tăng sợ hãi trước cái chết, số lượng các vấn đề về cảm xúc, và nhu cầu về sự am hiểu và đương đầu với chết chóc và sự chờ chết. Khi chúng ta nhìn lại quá khứ và nghiên cứu con người và văn hóa cổ xưa, chúng ta có ấn tượng rằng cái chết thật đáng sợ với con người và có lẽ nó sẽ luôn như thế.Từ góc nhìn của một bác sĩ tâm thần, điều này thật dễ hiễu và có thể được giải thích đơn giản bằng kiến thức cơ bản như sau: trong tiềm thức chúng ta không nghĩ đến cái chết của chính mình. Tiềm thức của chúng ta không thể quan niệm và tưởng tượng được sự kết thúc thật sự của cuộc đời chúng ta trên quả đất này, và nếu cuộc đời này của chúng ta kết thúc thì sự kết thúc đó luôn được ngầm hiểu là do sự can thiệp ác ý của ngoại nhân. Nói đơn giản, với tiềm thức chúng ta chỉ có thể bị giết chết , không hề có khái niệm cái chết tự nhiên hay bởi tuổi già. Bởi thế, cái chết tự nó bị gắn với 1 hành động ác độc, 1 sự xảy ra đáng sợ, 1 điều tự nó là sự quả báo và trừng phạt. Ghi nhớ điều cơ bản này là khôn ngoan vì chúng là cốt lõi để am hiểu những hành vi giao tiếp kì khôi mà quan trọng nhất của bệnh nhân. Điều thứ 2 mà chúng ta phải nên nhận thức là trong tiềm thức chúng ta không thể phân biệt được 1 ước muốn và 1 hành động đã xảy ra. Chúng ta kiểm soát được hết trong vài giấc mơ kì khôi mà ở đó có 2 loại phát biểu hoàn toàn trái ngược nhau cùng tồn tại song song- được chấp nhận khi mơ nhưng không thể lí giải và phi lí khi tỉnh.Tiềm thức không thể phân biệt được giữa ước muốn giết người khi giận dữ và hành vi giết người thật sự, thể hiện rõ nhất ở trẻ con. Đứa trẻ giận dữ muốn mẹ nó té chết vì không đáp ứng đòi hỏi của nó sẽ cực kì đau đớn nếu mẹ nó chết thật- ngay cả khi điều này không hề liên quan gì với ước muốn chết người của nó. Nó cho là nó có trách nhiệm 1 phần hay toàn bộ với cái chết của mẹ nó. Nó sẽ luôn tự nhủ- mà hiếm khi nói với người khác- ' Mình đã làm điều đó, mình phải chịu trách nhiệm, mình tồi tệ nên Mẹ bỏ mình đi.' Cũng nên nhớ rằng đứa trẻ sẽ hành động y như vậy nếu nó mất cha hay mẹ do li dị, li thân hay chia cách. Đứa trẻ thường xem cái chết chỉ là tạm thời nên cũng chẳng khác gì mấy với chuyện li dị, trường hợp mà nó vẫn còn có thể gặp lại cha hay mẹ.
Nhiều phụ huynh vẫn nhớ những nhận xét của con trẻ như là ' Con sẽ chôn con chó ở đây và mùa xuân tới khi hoa nở, nó sẽ sống lai.' Có lẽ cũng cùng loại ước muốn như vậy đã thôi thúc những người Ai Cập cổ đại cúng thức ăn và đồ đạc cho người chết để làm người chết hạnh phúc và người Da đỏ chôn đồ đạc theo thân nhân của họ.
Khi chúng ta lớn dần và bắt đầu nhận ra quyền lực vô hạn của chúng ta không thật sự là vô hạn, ước muốn mạnh mẽ nhất của chúng ta cũng không đủ mạnh để biến điều không thể thành có thể, nỗi sợ có thể gây ra cái chết cho người thân và cảm giác tội lỗi giảm dần. Nỗi sợ vẫn cứ giảm miễn là nó không bị thách thức quá mạnh. Những chứng tích của nó có thể thấy hàng ngày ở các hành lang bệnh viện và ở những người mất người thân.
Một cặp vợ chồng có thể cãi nhau liên miên nhưng khi một người chết thì người ở lại sẽ bức tóc, khóc la, đấm ngực ăn năn, sợ hãi và thống khổ, và sợ chết hơn bao giờ hết vì họ vẫn tin vào qui luật quả báo- máu phải trả bằng máu- ' Mình phải chịu trách nhiệm về cái chết của bà ấy, mình sẽ chết đau đớn vì quả báo.' Có lẽ kiến thức này giúp chúng ta hiểu được nhiều tập quán và nghi lễ cổ xưa đã tồn tại hàng thế kỉ mà mục đích của nó không ngoài làm giảm sự giận dữ của thần linh và người đã khuất, vì thế hi vọng giảm được sự trừng phạt tương ứng. Tôi nghĩ đến tro tàn, vải sô,và khăn tang thuở xưa- chúng là tất cả những phương tiện để biểu lộ sự tiếc thương của người đưa tang, và tương trưng cho niềm đau khổ, nỗi đau buồn và tủi hổ. Nếu ai đó đau buồn, vò đầu bức tóc, hay bỏ ăn thì đó là sự cố gắng tự trừng phạt nhằm tránh hay giảm đi sự trừng phạt do tội lỗi mà họ tự cho là đã làm người thân ra đi. Nỗi buồn, tủi nhục và tội lỗi gần như không tách rời với sự giận dữ và thịnh nộ. Nỗi buồn luôn pha giận dữ. Vì không ai trong chúng ta thích nổi giận với người bệnh nên những cảm giác này thường được ngụy trang và dồn nén lại nên càng kéo dài thời kì buồn bã hoặc bộc phát ra theo nhiều kiểu khác nhau. Nên nhớ rằng phán xét những cảm giác như thế là xấu hay đáng xấu hổ không quan yếu bằng hiểu được ý nghĩa thật sự của chúng và cội rễ của những điều rất thường tình của con người này. Để minh họa điều này, tôi sử dụng lại ví dụ về đứa trẻ, đứa trẻ trong mỗi chúng ta. Đứa trẻ 5 tuổi mất mẹ sẽ vừa đổ thừa vì nó mà mẹ nó biến mất, vừa giận mẹ nó đã lìa bỏ và không đáp ứng những đòi hỏi của nó. Đối với người chết, đứa trẻ vừa rất yêu thương và mong đợi vừa rất căm ghét vì đã lìa bỏ nó. Người Do Thái cổ xem thân thể người chết là thứ không trong sạch và không nên đụng vào. Người da đỏ nói về những linh hồn tà ác và họ bắn tên vào không trung để xua đuổi chúng đi.Nhiều nền văn hóa khác có những nghi lễ để thể hiện sự chăm sóc đặc biệt với những người chết oan, và tất cả xuất phát từ sự giận dữ tồn tại trong chúng ta dù rằng chúng ta không hề thích thừa nhận. Truyền thống sử dụng quan tài có lẽ xuất phát từ ước muốn nhốt những linh hồn xấu xa sâu dưới lòng đất , và cũng do ước muốn đó những người đưa tang đặt những viên đá cuội lên nấm mồ của người chết. Dù chúng ta có gọi sự nã súng ở đám tang quân đội là lời vĩnh biệt nhưng thật sự nó cũng là 1 nghi thức y hệt như người da đỏ bắn tên hay phóng lao vào không khí.
Tôi đưa những ví dụ này để nhấn mạnh con người không hề thay đổi về cơ bản. Cái chết vẫn là 1 sự kiện đáng sợ và sự sợ chết là nỗi sợ phổ quát ngay cả khi chúng ta cho là chúng ta am hiểu về nó rất nhiều. Cái thay đổi là cách mà chúng ta chống chọi, xử lí đối với cái chết, sự chờ chết và những bịnh nhân đang chờ chết. Lớn lên ở 1 nước Âu Châu, nơi khoa học chưa quá tân tiến, những kĩ thuật hiện đại chỉ mới được áp dụng trong y khoa, và người ta vẫn sống như hồi nữa thế kỉ trước, tôi có cơ hội nghiên cứu 1 phần của sự tiến hóa của loài người dù là chỉ trong một thời kì ngắn ngủi. Như hồi nhỏ tôi nhớ cái chết của 1 bác nông dân. Bác té từ trên cây xuống và không mong gì sống sót. Bác chỉ yêu cầu đơn giản là được chết ở nhà, 1 ước muốn được đáp ứng ngay không cần thắc mắc. Bác gọi những cô con gái đến và nói với từng người trong vài phút. Dù đang rất đau đớn, bác vẫn lặng lẽ sắp xếp mọi chuyện, phân chia tài sản và đất đai với điều kiện không được bán đi cho tới khi bác gái qua đời. Bác cũng kêu những đứa con chia sẻ công việc, trách nhiệm, tác vụ mà bác từng làm tới khi gặp tai nạn. Bác gọi bạn bè đến và nói lời vĩnh biệt. Dù lúc đó tôi chỉ là một đứa con nít, bác cũng không quên gọi anh em tôi đến. Anh em tôi được bác cho phép được cùng người ta chuẩn bị đám tang và chia buồn. Khi bác mất, quanh bác được phủ đầy hoa, bác yên nghĩ trong căn nhà chính tay bác dựng nên và giữa láng giềng và thân hữu tiễn đưa. Bây giờ ở đất nước này không còn có những căn phòng để yên nghĩ, không còn việc ước hương và trang điểm cho người chết như là họ chỉ đang ngủ. Chỉ còn lại sự nguy trang cho người chết bằng băng quấn, chỉ còn lại sự tẩm liệm ngoài nhà cho những trường hợp bị truyền nhiểm trước khi đem chôn. Tại sao tôi mô tả lại những tập quán xưa cũ? Tôi nghĩ chúng chỉ rõ chúng ta từng thừa nhận những kết quả dù là ngụy tạo vì nó giúp người bệnh cũng như gia đình chấp nhận sự mất mát đó.Nơi bệnh nhân ra đi là một nơi càng quen thuộc và thân thiết thì càng cần ít điều chỉnh. Gia đình đã hiểu về ông quá rõ, họ có thể làm ông thấy ngon miệng bằng 1 chung rượu hay vài muỗng xúp mà ông ưa thích thay vì thuốc an thần và thuốc tiêm. Tôi không phải muốn giảm thiểu nhu cầu về thuốc an thần hay thuốc tiêm vì tôi biết rất rõ từ kinh nghiệm của một bác sĩ tâm thần rằng đôi khi những thứ đó là những thứ bùa hộ mạng và thường không thể không dùng. Nhưng tôi cũng biết rằng với bệnh nhân thì thân nhân và thức ăn quen thuộc sẽ còn tốt hơn hàng tá chai thuốc tiêm với 1 lí do đơn giản rằng nó thỏa mãn nhu cầu tâm lí của bệnh nhân, có cần chi đâu quá nhiều người hay y tá chăm sóc. Sự thật là khi trẻ con được phép ở nhà lúc người bệnh hấp hối thì chúng được nghe nói chuyện, thảo luận và chia sẻ nỗi sợ; điều đó làm chúng cảm thấy thoải mái , không cô đơn , buồn bã, và nó cũng giúp chúng thoải mái chia sẻ trách nhiệm và tang thương. Điều đó giúp chúng chuẩn bị từ từ và thấy cái chết như lá 1 phần của cuộc sống , 1 kinh nghiệm giúp chúng lớn lên và trưởng thành.
Điều này rất trái ngược trong thực tế vì cái chết bị xem là ngược ngạo (taboo) trong xã hội ta, thảo luận về nó bị xem là bệnh hoạn, trẻ con bị loại trừ ra với cái cớ và giả định rằng chuyện đó quá sức bọn trẻ. Chúng bị đưa qua nhà bà con, thường kèm theo vài lời nói dối chẳng thuyết phục chút nào ' Mẹ con đang đi xa' hoặc những câu chuyện chẳng có gì đáng tin. Đứa trẻ cảm thấy có cái gì đó bất thường, và nó càng mất tin tưởng gấp bội nếu người bà con thêm thắt những chi tiết tréo ngoe, tránh né câu hỏi và sự nghi ngờ của nó, cho nó nhiều quà coi như bù đắp cái mất mát mà nó vốn không thể chấp nhận.Sớm hay muốn nó cũng sẽ nhận ra tình hình thay đổi trong gia đình và tùy thuộc vào tính cách và tuổi tác, nó sẽ đau khổ không nguôi và xem điều xảy ra thật là kì bí và đáng sợ, là 1 kinh nghiệm đau đớn với những người lớn dối trá mà nó không có cách gì chống lại. Cũng không phải là khôn ngoan khi bảo 1 đứa bé gái mất anh rằng Chúa rất thương anh nó nên đem anh nó về thiên đàng rồi. Khi đứa bé gái lớn lên thành phụ nữ có đứa con bị chết non 3 thập niên sau đó, cô ta sẽ không thôi oán hờn Chúa và có thể dẫn đến sự đè nén tâm lí quá mức. Chúng ta nghĩ rằng sự giải phóng và kiến thức khoa học, nhân học sẽ cho chúng ta những cách thức và phương tiện tốt hơn hơn để chuẩn bị cho chính mình và gia đình trước cái chết không thể tránh khỏi. Còn đâu những tháng ngày khi mà con người được chết an lành và khả kính trong căn nhà của mình. Chúng ta càng tiến bộ trong khoa học, dường như chúng ta càng sợ và phủ nhận sự hiện hữu của cái chết. Tại sao lại như vậy? (còn tiếp)
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Chúng ta dùng uyển ngữ, cứ làm như chết là đang ngủ, chúng ta mang trẻ con ra khỏi nhà để tránh cho chúng đau đớn khi người bịnh may mắn chết ở nhà. Chúng ta không cho trẻ con đến thăm người bệnh hấp hối trong bệnh viện, chúng ta trao đổi và tranh cãi thật lâu coi có nên nói thiệt với bệnh nhân khi mà anh ta đang được vị bác sĩ gia đình chăm sóc, vị bác sĩ biết bịnh nhân quá rõ từ lúc anh ta lọt lòng tới lúc chết và biết hết cả điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong gia đình. Tôi nghĩ có nhiều lí do giải thích cho việc trốn tránh cái chết thay vì đối diện với nó. Một thực tế quan trọng là sự chết chóc bị làm kinh dị hóa bằng nhiều cách như là làm cho người ta cảm thấy cô đơn hơn, đầy tính cơ giới và phi nhân và có nhiều lúc khó mà xác định 1 cách chuyên môn là cái chết xảy ra khi nào nữa. Chờ chết thật cô đơn và phi nhân vì người bệnh thường bị mang ra khỏi nơi quen thuộc và vội vã đưa tới phòng cấp cứu. Ai đã từng bệnh, và thèm được nghỉ ngơi, thư giản có thể nhớ lại cảm giác bị đặt lên xe đẩy, chịu đựng tiếng ồn của kèn cấp cứu và nhốn nháo cho tới khi tới được cửa bệnh viện. Chỉ những người từng trải mới biết cái sự lạnh lẽo và khó chịu trên mấy chiếc xe đó, và đó chỉ là bắt đầu của thử thách nghiệt ngã tới khi bạn hồi phục, khó mà dùng lời lẽ để diễn tả hết hiệu ứng tổng hợp của sự ồn ào, ánh sáng, ống chích, và giọng nói với nhau trong cái hoàn cảnh đó.Chúng ta nên để ý nhiều hơn tới bệnh nhân bên dưới ra mền, nên dừng hưởng thụ tiên nghi và đến cầm tay, mỉm cười và nghe họ hỏi gì. Tôi cũng từng bị đưa vô bịnh viện và tưởng như chờ chết. Tôi có nói quá đáng là để thấy sự đối lập giữa người bịnh được nằm nhà và trong bệnh viện, không phải để kêu gọi không nên cứu lấy những người có thể cứu được nhờ đưa vô bệnh viện mà muốn nhấn mạnh đến cảm giác, nhu cầu và phản ứng của bệnh nhân bị đưa vô bệnh viện. Khi 1 người bị bệnh nặng, ông ta bị đối xử như 1 người không có quyền có ý kiến. Thường tất cả do người khác quyết định là có nên, bao giờ và nên đưa ông ta tới bệnh viện nào. Hình như người ta quên người bệnh cũng có cảm giác, ước muốn, ý kiến, và quan trọng nhất là quyền được người khác lắng nghe. Tưởng tượng bây giờ người bệnh đã tới phòng cấp cứu. Ông ta sẽ bị các y tá, hộ lí, bác sĩ nội trú thực tập, bác sĩ nội trú, kĩ thuật viên thử máu, điện tâm đồ vây quanh. Ông ta có thể được đưa tới phòng chụp X quang, trộm nghe những ý kiến về tình trạng của mình và những trao đổi và câu hỏi của bác sĩ với người nhà. Từ từ nhưng chắc chắn là ông ta sẽ bị đối xử như 1 thứ đồ vật. Ông ta không còn là con người. Người ta quyết định mà không cần hỏi ý ông. Nếu ông có phản kháng thì sẽ bị cho uống thuốc an thần, và sau nhiều giờ chờ đợi và thắc mắc, ông sẽ bị đưa tới phòng phẫu thuật và phòng cấp cứu như thứ đồ vật cần được chăm sóc đặc biệt chỉ vì nhờ trả nhiều tiền. Có thể ông ta sẽ la lối để xin được nghỉ ngơi nhưng bị đáp lại bằng thuốc tiêm, truyền dịch, trợ tim, và trợ thở. Có thể ông chỉ cần 1 người đứng lại thôi để chỉ được hỏi 1 câu, vậy mà có hàng tá người túc trực bận tâm tới chuyện đâu đâu như là đo nhịp tim, điện tâm đồ, hoạt động của phổi, hệ bài tiết. Có thể ông muốn chống lại với tất cả những thứ đó nhưng vô ích vì người ta đang bận cứu ông mà và nếu cứu sống được ông xong rồi người ta mới bận tâm coi ông ra sao sau. Những kẻ muốn coi tới bệnh nhân trước sẽ mất đi thời gian quí báu để cứu mạng ông. Ít nhất là điều này có vẻ rất hợp lí và được chứng minh hẳn hoi, phải không? Có phải cách giải quyết này là cách mà chúng ta chống chọi và dồn nén âu lo của chính mình trước người bệnh trầm trọng hay tuyệt chứng? Có phải sự tập trung của chúng ta vào các thiết bị, vào huyết áp là sự cố gắng tuyệt vọng của chúng ta chối bỏ cái chết sắp xảy ra. Cái chết quá đáng sợ, làm chúng ta không thấy thoải mái nên chúng ta thay kiến thức của mình bằng máy móc vì chúng là những thứ vô hồn tránh phải đối diện với gương mặt đau đớn của bệnh nhân chỉ làm chúng ta cảm thấy bất lực, vô dụng và thất bại, quan trọng nhất là nó đụng chạm tới đạo đức của chính chúng ta. Có lẽ câu hỏi nên đặt ra phải là thế này: chúng ta trở nên có nhiều hay là ít nhân bản hơn? Dù quyển sách này không cố đưa ra phán xét, nhưng rõ ràng là dù câu trả lời có thế nào đi nữa, bệnh nhân vẫn phải chịu đựng nhiều hơn, không phải về thể xác mà về tinh thần. Và nhu cầu của người bệnh không hề thay đổi, cái thay đổi là khả năng nhận thức của chúng ta về chúng.
(hết chương 1)
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Chương 2 Thái độ đối với cái chết và sự chờ chết
Đàn ông thì ghê tởm, loài người thì tử tế
Tagore, Những con chim lạc
Sự góp phần của xã hội vào sự phòng vệ Cho tới lúc này chúng ta chỉ quan sát phản ứng của con người trước cái chết và sự chờ chết ở góc độ cá nhân.Nếu bây giờ chúng ta quan sát ở góc độ xã hội, chúng ta tự hỏi điều gì đang xảy ra mà làm cho con người có xu hướng làm ngơ và trốn tránh cái chết. Nếu có thì những nhân tố gì làm gia tăng nỗi lo sợ trước cái chết? Điều gì đang xảy ra trong lãnh vực y khoa, ngành mà chúng ta băn khoăn không biết nó có còn là 1 ngành nghề khả kính và nhân bản hay là nó đang trở thành 1 ngành khoa học phi nhân chỉ nhằm kéo dài tuổi thọ con người chứ không phải để chấm dứt nỗi đau của họ. Nó cũng là ngành học mà các sinh viên y khoa chọn học hàng tá các bài giảng về RNA và DNA mà lại có ít kinh nghiệm hơn trong các mối quan hệ giản dị bệnh nhân-bác sĩ vốn là bài học vỡ lòng của các bác sĩ gia đình thành đạt. Điều gì xui khiến người ta đặt chuyện chỉ số thông minh IQ và sự nổi trội trong lớp học cao hơn những chuyện đơn giản như là sự tế nhị, nhạy cảm, nhận thức và khả năng xoay trở trước nỗi đau? Trong xã hội coi trọng chuyên môn, người ta khâm phục những nghiên cứu và công việc trong phòng thí nghiệm của các sinh viên y khoa năm nhất trẻ tuổi trong khi anh ta lại câm như hến khi bệnh nhân hỏi 1 câu đơn giản. Nếu chúng ta biết kết hợp việc dạy các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến với khả năng ứng xử trong quan hệ giữa người và người cho sinh viên thì chắc chắn là tình hình sẽ khá hơn, ta nên tránh để xảy ra chuyện nhồi nhét kiến thức chuyện môn mà để họ tệ hại hơn trong ứng xử. Điều gì sẽ xảy ra nếu xã hội chỉ nhấn mạnh tới những con số và số đông thay vì từng cá nhân? Những trường Y hi vọng mở thêm nhiều lớp, đồng thời sự tiếp xúc giữa thầy và trò có xu hướng giảm đi vì bị thay thế bằng hệ thống giảng dạy qua truyền hình, thu âm, phim ảnh; không phải những cái đó đã gây ra hậu quả là chỉ cốt đào tạo ra càng nhiều bác sĩ càng tốt dù cho có áp dụng 1 phương pháp tha hoá nhân cách sao? Sự tập trung thay đổi từ cá nhân sang đám đông xảy ra còn dữ dội hơn ở các lĩnh vực có sự tương tác giữa người với người. Nếu chúng ta quan sát những thay đổi diễn ra trong vài thập niên qua, chúng ta sẽ thấy điều đó diễn ra ở khắp mọi nơi. Ngày xưa, 1 người có thể đối diện với kẻ thù của mình. Khi kẻ thù ở trước mặt, anh ta có 1 cơ hội khả dĩ. Ngày nay, lính cũng như dân thường không có 1 cơ hội khả dĩ nào trước vũ khí hủy diệt hàng loạt, và thường là chẳng có ai biết nó ở đâu mà ra nữa. Sự hủy diệt có thể đến từ không trung và gấp hàng 1000 lần trái bom nguyên tử ở Hirosima; nó có thể ở thể khí hay dạng vũ khí hóa học khác- vô hình, gây thương tật và chết chóc. Nó không còn là chuyện cá nhân đấu tranh vì quyền lợi, niềm tin, an toàn hay danh dự gia đình mà là chuyện quốc gia đại sự, không chừa luôn cả đàn bà và con nít hứng chịu một cách trực tiếp hay gián tiếp mà không hề có 1 cơ hội sống xót nào. Điều này lí giải bằng cách nào khoa học và công nghệ đã gia tăng sự sợ hãi ở con người trước sự hủy diệt và chết chóc tới mức chưa từng có. Con người phải gia tăng tự vệ, đó không phải là chuyện đáng ngạc nhiên sao? Nếu khả năng phòng vệ về vật lí của 1 người giảm đi thì khả năng phòng vệ về tâm lí phải được gia tăng lên nhiều. Anh ta không thể chối bỏ được. Không thể mãi giả vờ liên tục và hiệu quả được rằng anh ta đang an toàn. Nếu như chúng ta không thể chối bỏ được thì chúng ta phải học cách để thấu suốt về cái chết. Có lẽ chúng ta từng tham gia 1 cuộc đua xe và thấy hết hồn khi đọc về số người chết trong các vụ đua xe vào các ngày lễ, và thấy mừng: ' Hên quá, thằng khác chết, không phải mình'. Từng nhóm người, từ băng đảng tới các các quốc gia, có cách biểu lộ nỗi sợ bị tiêu diệt hay được tiêu diệt kẻ khác theo cách rất riêng. Có lẽ trong chiến tranh người ta không cần gì hết ngoài biết cách đối diện với cái chết, chinh phục và làm chủ nó, sống xót thoát ra- có phải đó là 1 dạng thức mà chúng ta dùng để phủ định cái chết của chính chúng ta? Một trong những bệnh nhân mắc tuyệt chứng bệnh bạch cầu đã hoàn toàn không tin thản thốt: ' Tôi không thể chết bây giờ được, đó không phải là ý của Chúa, vì người đã để tôi sống xót khi trúng đạn chỉ cách vài bước hồi thế chiến II cơ mà. ' Một người phụ nữ đã rất sốc và ngờ vực khi mô tả cái chết bất công của 1 thanh niên trên đường rời Việt Nam và chết trong vụ tai nạn xe hơi, cứ như là anh ta đã sống xót trên chiến trường thì anh ta không thể chết được lúc hồi hương.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Người ta sẽ có cơ hội tìm thấy hòa bình nhờ nghiên cứu thái độ đối với cái chết của các vị lãnh đạo quốc gia,những người đưa ra quyết định là nên chiến hay hòa. Nếu tất cả chúng ta cố hết sức chiêm nghiệm về cái chết của chính mình để ứng phó với nỗi sợ xoay quanh khái niệm chết chóc và để giúp những người khác cũng quen dần với những ý nghĩ như vậy thì có thể xung quanh chúng ta sẽ ít đi những hành động hủy mình đáng tiếc. Các thông tấn xã có thể góp phần giúp đỡ con ngừơi đối diện với cái chết của chính mình bằng cách tránh sử dụng các thuật ngữ phi nhân như là ‘ lời giải của câu hỏi về Do Thái’ để nói đến hành động giết chóc hàng triệu đàn ông, đàn bà và con nít; hay như trong 1 số báo gần đây, việc tái chiếm 1 ngọn đồi ở Việt Nam bằng cách tiêu diệt hệ thống súng máy và gây tổn thất nghiêm trọng cho Việt Cộng tốt hơn là nên được mô tả như là 1 bi kịch nhân loại và tổn thất nhân mạng ở cả 2 phía. Còn nhiều ví dụ khác trên báo hay các phương tiện truyền thông nhưng không cần thiết liệt kê thêm. Tóm lại, tôi nghĩ rằng với những tiến bộ khoa học kĩ thuật nhanh chóng và những thành tựu khoa học mới con người không chỉ phát triển những kĩ năng mới mà còn vũ khí hủy diệt hàng loạt nữa, những thứ làm tăng nỗi sợ bạo lực và thảm họa chết chóc. Con người phải tự vệ tâm lí bằng nhiều cách để chống lại sự gia tăng nỗi sợ về cái chết và giảm khả năng dự đoán và tự vệ. Bằng tâm lí, 1 người có thể tạm thời phủ định cái chết của chính mình. Bởi trong tiềm thức chúng ta không thể nhận thức được cái chết của chính mình và tin rằng mình bất tử, nhưng lại có thể nhận thức cái chết của những người bên cạnh; những tin tức về con số tử vong ở chiến trường, trong chiến tranh, trên xa lộ chỉ ủng hộ niềm tin trong tiềm thức của chúng ta là chúng ta bất tử và tự chấp nhận cho mình- dù là trong tiềm thức cá nhân và bí ẩn- chối bỏ rằng đó là ‘thằng kế bên, không phải mình.’ Nếu như không thể tiếp tục phủ định, chúng ta phải cố gắng làm chủ cái chết bằng cách thách thức nó. Nếu như chúng ta có thể lái xe với tốc độ kinh hoàng trên xa lộ, chúng ta có thể từ Việt Nam trở về nhà, quả thật là chúng ta bất khả xâm phạm. Chúng ta đã tàn sát kẻ thù gấp 10 lần- chúng ta nghe những tin tức như thế mỗi ngày. Điều này không phải chính là cái ước mong của trẻ con có sức mạnh vô hạn và bất tử sao? Nếu cả nước, toàn xã hội đều sợ và phủ định cái chết như thế, chúng ta phải phòng vệ bằng cách huỷ diệt. Chiến tranh, bạo lọan và sự gia tăng số vụ giết người và các thứ tội phạm khác là những dấu hiệu cho thấy chúng ta càng giảm khả năng đối diện với cái chết bằng cách chấp nhận và cảm thấy chính đáng. Có lẽ chúng ta phải quay về với từng cá nhân, bắt đầu lại từ đầu, cố gắng suy gẫm về cái chết của chính mình và học đối diện với bi kịch không thể tránh khỏi đó một cách ít sợ hãi và lí trí hơn. Tôn giáo đóng vai trò gì ở thời buổi thay đổi chóng mặt này? Ngày xưa có nhiều người hơn vô tư tin Chúa; họ tin vào kiếp sau con người không phải chịu đựng và đau đớn. Trên thiên đàng có phần thưởng, nếu ở thế gian chúng ta chịu đựng thì chúng ta sẽ được tưởng thưởng sau khi chết tùy vào mức độ dũng cảm và công đức, kiên nhẫn và những giá trị chân chính của chúng ta. Sự chịu đựng trở nên phổ biến hơn, như sinh con là thành chuyện tự nhiên, kéo dài và đau đớn hơn- nhưng bà mẹ cũng tỉnh ngay sau khi sinh. Đó là mục đích và tưởng thưởng tương lai nhờ chịu đựng. Chúng ta an ủi các bà mẹ, cố tránh làm họ đau đớn, ngay cả kích thích sinh sản để tránh ngày sinh nhật của người thân hay những sự kiện quan trọng khác. Nhiều bà mẹ chỉ tỉnh nhiều giờ sau khi đứa bé chào đời , quá say thuốc và say ngủ tới mức khổng thể hoan hỉ khi con mình chao đời. Họ không phải chịu đựng gì nhiều nhờ thuốc giảm đau, giảm ngứa và những thứ khó chịu khác. Niềm tin vào sự chịu đựng trên quả đất này sẽ được đền đáp trên thiên đàng đã chết từ lâu. Chịu đựng đã mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Với sự thay đổi này, càng có ít người tin vào đời sống sau khi chết và tự điều đó phủ định cái chết của họ.Nếu chúng ta không mong đợi vào cuộc sống sau khi chết thì chúng ta phải xem xét cái chết. Nếu như chúng ta không còn được tưởng thưởng trên thiên đàng vì những gì chúng ta chịu đựng thì chính sự chịu đựng không còn 1 mục đích gì cả. Nếu chúng ta tham gia những sinh hoạt của nhà thờ chỉ để giao tế hay đơn giản để nhảy múa thì chúng ta đã đánh mất mục đích ban sơ của nhà thờ, đó là mang lại 1 hi vọng, 1 mục đích trước bi kịch trần thế, 1 sự cố gắng để hiểu và mang lại ý nghĩa cho những thứ quá sức chịu đựng trong cuộc đời.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Nghe thật là nghịch lí, trong khi xã hội góp phần vào sự chối bỏ cái chết tôn giáo mất đi nhiều tín đồ tin vào cuộc sống sau khi chết, tức là tin vào sự bất tử , kéo theo là họ bớt chối bỏ cái chết. Đối với bệnh nhân, đây là điều hoán đổi bất lợi. Trong khi sự chối bỏ theo tôn giáo, điều mang lại cho chúng ta niềm tin và ý nghĩa cho những khổ đau trên trần thế và tưởng thưởng trên thiên đàng, cho chúng ta hi vọng vào mục đích đó thì chối bỏ của xã hội không cho chúng ta hi vọng hay mục đích gì hết mà chỉ làm gia tăng lo âu, biến chúng ta thành hung dữ, tàn ác, giết chóc để tránh né thực tại và đối diện với cái chết. Nhìn vào xã hội tương lai, chúng ta thấy là chắc chắn sẽ có nhiều người được cứu sống nhờ thay thế các cơ quan nội tạng quan trọng bằng máy móc, người ta cũng kiểm tra định kì coi coi có cần phải thay luôn cả những hoạt động tâm lí bằng các thiết bị điện tử hay là không. Nhiều trung tâm sẽ ra đời thu thập các dữ liệu kĩ thuật, và khi 1 bênh nhân qua đời thì chỉ cần chớp đèn 1 cái để dừng lại các thiết bị tự động. Nhiều trung tâm khác sẽ ngày càng trở nên phổ biến nhờ phương cách chữa trị đóng băng đưa bệnh nhân vào các tòa nhà đặc biệt với nhiệt độ cực thấp để chờ tới lúc khoa học và công nghệ đủ tiến bộ rồi đưa họ trở về với xã hội. Trong xã hội lúc đó người ta sẽ rất sợ chết và sẽ có các ủy ban coi coi nên đóng băng bao nhiêu người và sẽ có những cái ủy ban khác quyết định coi ai sẽ nhận các cơ quan đang có và ai sẽ ‘lên đường.’ Có lẽ mấy chuyện này nghe quá kinh dị và không thể tin nổi. Tuy nhiên, sự thật đau buồn này đã diễn ra rồi đấy. Ở đất nước này đâu có luật lệ nào cấm bọn con buôn kiếm tiền từ sự sợ chết, những luật lệ như thế sẽ cướp đi quyền quảng cáo và buôn bán với giá cao khả năng cứu sống con bệnh đang bị đóng băng nhiều năm. Những tổ chức kiểu như vậy đã có mặt rồi, chúng ta có thể sẽ cười khi 1 người đặt ra câu hỏi là 1 bà quả phụ nên chờ xã hội cứu chống hay là tái giá, 1 câu hỏi nghiêm túc không thể phớt lờ. Sự chối bỏ cái chết rõ ràng là ở mức đáng ngạc nhiên, nhiều người tránh đối diện với cái chết thực tế và tới mức này thì dường như là tất cả mọi người trong xã hội bất kể nghề nghiệp và tín ngưỡng phải cùng nhau động não trước khi quá muộn khi xã hội này đi tới diệt vong. Nhìn về quá khứ chúng ta thấy con người đối diện với cái chết thật bình thản, nếu có sợ thì chỉ là thoáng qua, nhìn vào hiện tại chúng ta phải tự hỏi nghiêm túc là chúng ta phải làm gì để được trở lại như vậy? Rõ ràng là chúng ta không thể tránh được xu hướng gia tăng con số tử vong. Chúng ta sống trong xã hội trọng số đông hơn cá nhân. Các lớp trong trường Y sẽ có nhiều sinh viên hơn dù muốn dù không. Số xe trên xa lộ cũng tăng. Số người được cứu sống cũng tăng, chỉ riêng nhờ những tiến bộ trong khoa tim và phẩu thuật tim. Chúng ta cũng không thể quay ngược thời gian trở lại. Chúng ta không có khả năng cho phép từng đứa trẻ học kinh nghiệm cuộc sống giản dị ở nông trại gần gũi với thiên nhiên, kinh nghiệm về sinh tử ở môi trường xung quanh nó. Những người trong nhà thờ cũng không thể kêu người ta lại tin vào cuộc sống sau khi chết, cái làm cho chết chóc nhẹ nhàng hơn.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Chúng ta không thể phủ nhận sự hiện hữu của vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng không thể quay ngược thời gian trở lại. Khoa học và công nghệ sẽ giúp chúng ta có khả năng thay thế các cơ quan quan trọng, những câu hỏi về trách nhiệm liên quan với sống chết, người cho và người nhận sẽ tăng thêm. Các vấn đề về pháp luật, đạo đức, luân lí và tâm lí sẽ được đặt ra cho thế hệ hôm nay và mai sau, thế hệ sẽ trả lời câu hỏi về sinh tử với số lượng ngày càng tăng cho tới lúc nào đó những quyết định này được thực hiện bởi máy tính luôn. Dù là tự mỗi người cố trì hoãn theo cách của mình trước những câu hỏi và vấn đề như thế mãi cho tới lúc anh ta bị bắt buộc phải đối diện, anh ta chỉ có thể thay đổi lúc anh ta bắt đầu nhận thức về cái chết của chính mình. Điều này đám đông không thể làm thay được. Điều này máy tính cũng không làm được. Mỗi người chúng ta cần tránh những vấn đề như thế , vậy mà sớm hay muộn gì chúng ta cũng phải đối diện với nó. Nếu tất cả chúng ta có thể bắt đầu chiêm nghiệm về khả năng xảy ra cái chết của chính mình , chúng ta có thể thay đổi được nhiều thứ , quan trọng hơn hết là chăm sóc bệnh nhân, gia đình và có thể ở tầm quốc gia nữa. Nếu chúng ta có thể giảng dạy cho sinh viên cùng lúc cả giá trị của khoa học và công nghệ với nghệ thuật và khoa học giao tiếp giữa người với người, nhân văn và chăm sóc bệnh nhân toàn diện thì đó là 1 sự cải thiện thật sự. Nếu không phải khoa học và công nghệ bị sử dụng sai chỗ chỉ gây ra tàn phá với kéo dài sự sống thay vì làm cho nó nhân bản hơn thì chúng sẽ giúp người ta có nhiều thời gian hơn trong quan hệ người-người, lúc đó chúng ta họa may nói về 1 xã hội tuyệt diệu. Cuối cùng chúng ta có thể thấy được sư an bình- trong tâm hồn cũng như giữa các quốc gia- bằng cách đối diện và chấp nhận thực tại của cái chết. Ví dụ kết hợp giữa y khoa,thành tựu khoa học, và nhân văn sau đây là trường hợp của ông P. Ông P. là 1 bệnh nhân 51 tuổi nhập viện do bị tai biến mạch máu não. Ông không thể thở nếu không có máy trợ thở, ho nặng có đờm, và bị viêm phổi và nhiễm trùng bên ở chỗ ông phẩu thuật phổi trước kia. Bởi vậy, ông không thể nói chuyện được, chỉ nằm trên giường và nghe những âm thanh đáng sợ từ máy trợ thở, không thể giao tiếp với ai về những nhu cầu, suy nghĩ và cảm xúc của ông. Chúng tôi sẽ không có cơ hội gặp ông nếu không nhờ một vị bác sĩ dũng cảm kêu gọi giúp đỡ. Một bữa tối thứ 6, anh đến thăm chúng tôi và nhờ giúp, không phải cho bệnh nhân mà cho chính anh. Chúng tôi ngồi và lắng nghe anh, nghe anh tả về những cảm giác mà hiếm khi được nói tới. Anh được giao bệnh nhân lúc mới nhập viện và rất ấn tượng vì những gì ông ấy phải chịu đựng. Người bịnh cũng còn tương đối trẻ, bị rối loạn thần kinh nên cần nhiều thuốc men và chăm sóc dù chỉ để kéo dài trong 1 khoảng thời gian ngắn. Vợ ông thì đã bị liệt tứ chi từ 3 năm qua. Ông hi vọng được chết vì chẳng thể nào tưởng tượng nỗi ở nhà có 2 người liệt,mà người này có chăm sóc được cho người kia đâu. Cái bi kịch gấp bội này làm cho anh bác sĩ thấy quá sức hồi hộp và cố gắng để cứu mạng ông với bất cứ giá nào. Anh cũng biết điều này trái với ước vọng của bệnh nhân. Anh đã thành công ngay cả sau khi ông bị thêm nhồi máu cơ tim. Anh đã chống lại được nó cũng như chứng viêm phổi và nhiễm trùng. Khi bệnh nhân hồi phục từ những chứng bệnh phức tạp đó, câu hỏi đưa ra ‘giờ thì sao?’ Ông chỉ sống nhờ máy trợ thở và chăm sóc suốt 24 trên 24, không thể nói hay cử động 1 ngón tay, chỉ còn hoạt động đầu óc và hoàn toàn nhận thức được hoàn cảnh ngang trái của mình mà không thể làm được gì khác. Anh đã tự ý cứu ông. Anh làm cho bệnh nhân giận dữ và căm ghét anh. Anh có thể làm gì khác hơn đây? Bên cạnh đó, mọi thứ đã quá muộn. Anh đã cố gắng hết sức để kéo dài sự sống bệnh nhân và anh đã thành công, nhưng anh nào có thành tựu được gì ngoại trừ sự căm phẫn (thực hay không thực) và giận dữ của người bệnh. Chúng tọi quyết định sẽ cố gắng giải quyết xung đột với sự hiện diện của người bệnh vì ông đóng vai trò quan trọng mà. Người bệnh có vẻ hào hứng khi chúng tôi nói với ông nguyên do viếng thăm. Rõ ràng là ông thấy thỏa mãn khi chúng tôi mời luôn ông, tức là xem và đối xử với ông như 1 con người dù ông không còn khả năng giao tiếp. Khi giới thiệu vấn đề tôi kêu ông gật đầu hay là đưa ra tín hiệu khác nếu như ông không muốn đá động đến vấn đề thảo luận. Ánh mắt của ông nói nhiều hơn mọi lời lẽ. Rõ ràng là ông cố chống chọi để nói được nhiều hơn thế và chúng tôi cố tìm cách để ông tham gia cuộc thảo luận. Anh bác sĩ, như trút bỏ được gánh nặng, sáng kiến làm xì hơi máy trợ thở vài phút giúp ông nói được vài lời khi thở ra. Cơn lũ cảm xúc đã tuôn trào trong cuộc phỏng vấn. Ông nhấn mạnh rằng ông không sợ chết mà chỉ sợ sống. Ông cũng thông cảm với anh bác sĩ nhưng buộc anh phải ‘cố giúp ông sống bây giờ vì anh đã cố vượt mức để cứu ông lúc trước.’ Cả người bệnh và anh bác sĩ đều mỉm cười. Bầu không khí căng thẳng lúc 2 người không thể nói chuyện với nhau như được giải tỏa. Tôi nói lại cho ông về sự xung độ mà anh bác sĩ đã trình bày. Tôi hỏi ông là chúng tôi phải làm sao để có thể giúp ông tốt nhất. Ông mô tả nỗi sợ đang gia tăng khi ông không thể nói, viết hoặc bằng bất cứ phương tiện gì. Chỉ vài phút cố gắng và giao tiếp cũng làm ông thấy vui và ít đau đớn hơn cả mấy tuần sau đó. Từ đó về sau, tôi thấy người bệnh rất vui khi ông nghĩ tới xuất viện và chuyện đến West Coast ‘nếu như có máy trợ thở và có người chăm sóc ở đó.’ Ví dụ này rất tiêu biểu về những hoàn cảnh ngoắc ngéo mà các bác sĩ trẻ thường gặp phải. Họ chỉ học để biết kéo dài sự sống mà rất ít được thụ huấn hay thảo luận về định nghĩa ‘cuộc sống’. Bệnh nhân này được xem là ‘chết tới đầu’ rồi, bi kịch là ở chỗ ông còn hoàn toàn tỉnh táo nhưng không nhúc nhích được cả 1 ngón tay. Khi ống thở ấn vô và làm ông đau, ông không thể nói với y tá về điều đó dù cô ta ở bên ông suốt nhưng không biết học cách giao tiếp. Chúng ta thường cho là ‘chúng ta không thể làm gì hơn được’ và tập trung vào các thiết bị hơn là nét mặt bệnh nhân, nơi có thể cho chúng ta biết nhiều điều quan trọng hơn cả những cái máy hiệu quả nhất. Khi ông bị ngứa ông không thể cử động, gãy hay thổi và sẽ bị mãi như thế cho tới lúc ông quá sợ gần như hóa điên. Nhờ có 5 phút ngắn ngủi đó thôi mà bệnh nhân thấy bình tĩnh và cảm thấy dễ chịu hơn. Điều này đã giải tỏa sự xung đột ở anh bác sĩ và giúp anh có quan hệ tốt hơn với người bệnh mà không cảm thấy tội lỗi hay đáng tiếc. Một khi anh thấy dễ dàng và thoải mái giao tiếp trực tiếp, rõ ràng với bệnh nhân anh có thể tự tiếp tục và chúng tôi ở đó chỉ như đóng vai trò xúc tác thêm mà thôi. Tôi cảm thấy là mọi thứ nên như thế. Tôi cảm thấy nó chẳng có lợi ích gì cả nếu cứ phải gọi 1 bác sĩ tâm thần tới mỗi lần quan hệ bác sĩ-bệnh nhân gặp rắc rối hoặc là bác sĩ không thể hay không muốn thảo luận với bệnh nhân những vấn đề hệ trọng. Tôi cảm thấy điều đó nên được khuyến khích và đó là dấu hiệu cho thấy sự từng trải ở các bác sĩ trẻ nếu họ chịu khó nhận thức được giới hạn và những xung đột ở bản thân và tìm kiếm giúp đỡ hơn là tránh né vấn đề và người bệnh. Chúng ta không phải muốn có thêm nhiều bác sĩ tâm thần rành về bệnh nhân tuyệt chứng mà muốn huấn luyện những nhân viên bệnh viện thấy thoải mái khi đối mặt với những khó khăn như thế và biết cách tìm ra giải pháp. Tôi tin là vị bác sĩ trẻ đó sẽ cảm thấy ít đau đớn và xung đột hơn khi gặp 1 trường hợp tương tự như thế ở tương lai. Anh ta sẽ là 1 bác sĩ biết cách kéo dài sự sống và biết quan tâm đến nhu cầu và biết thao luận chúng 1 cách chân thành với bệnh nhân. Người bệnh, cũng vẫn là 1 con người, không thể chịu đựng mà sống khi mà ông không thể tận dụng được những cơ quan còn lại. Biết kết hợp cố gắng, những cơ quan đó sẽ còn ‘xài’ được khi chúng ta không còn thấy sợ dù chỉ 1 ánh mắt cầu khẩn tuyệt vọng,đau đớn của bệnh nhân. Có lẽ những gì tôi đáng nói là cách chúng ta giúp họ chết bằng cách giúp họ sống, hơn là để họ sống vô vị theo kiểu phi nhân.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 05-04-2005(UTC) Bài viết: 14
|
này bạn, hình như vẫn chưa hết phải hông? tiếp đi , tui đang vẫn đọc topic này của bạn, rất hay và bổ ích, vì tôi là 1 con người rất sợ chết
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Dạ chưa hết đâu ạ. Quyển sách này khoảng 250 trang, em dịch bao nhiêu đó là mới tới trang 19 thui ạ. Nhân tiện cũng mong bà con thông cảm nếu bản dịch có tệ quá, nhiều chỗ cũng là chế lại (phỏng dịch) nghe cho giống cách nói của người mình. Hi vọng vẫn giữ được cái ý, và văn phong giản dị, dễ hiễu. Nếu có sai xót, mong được anh chị em góp ý và lượng tình bỏ qua.
Nói mà chơi: Tại sao bạn lại sợ chết? Chết đâu có cần kĩ năng, trình độ gì đâu. Ai cũng có thể làm được (nhào ra đường xe cán, nhảy lầu xuồng). Cái chết làm quá dễ, có gì đâu mà sợ. Nói theo kiểu mấy cha thầy chùa là tại ta vẫn còn tham sân si, luyến tiếc trần thế. Ai mà biết được qua 'bên kia' hay 'xuống dưới' có con khỉ gì bên đó đang chờ (làm thịt mình). Người ta sợ điều mình không biết. Không biết vì người ta không thường bàn tới nó, nghĩ tới nó. Và lúc nó tới (tức là lúc nằm ngáp ngáp,hấp hối đó mừ) thì quá muộn. Và nếu lúc đó ta kinh nghiệm được về cái chết thì cũng oải rùi,hơi sức đâu mà chia sẻ với ai nữa. Bởi vậy nhân lúc còn khỏe này, hãy bàn về cái chết. Hiểu về nó để không sợ nó. Một ngày nào đó nó đến, ta thanh thản dắt tay nó đi qua bên kia đoàn tụ ông bà (cũng giống như nhiều người ra nước ngoài đoàn tụ chứ có khác gì đâu...mà sợ)
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Khởi đầu của hội thảo đa ngành về cái chết và sự chờ chết Mùa thu năm 1965, 4 sinh viên Thần học trường dòng Chicago tìm đến tôi để nhờ giúp đỡ cho dự án nghiên cứu mà họ chọn. Lớp yêu cầu họ viết 1 bài báo về ‘khủng hoảng trong đời người,’ và họ xem cái chết là cái khủng hoảng lớn nhất mà người ta phải đối mặt. Thì câu hỏi tự nhiên nảy ra là : Làm sao có thể nghiên cứu về sự chờ chết khi mà bạn không thể thu thập được dữ liệu? Khi đó cũng không thể kiểm chứng dữ liệu và xác lập thí nghiệm được. Chúng tôi gặp trong chốc lát và quyết định cách tốt nhất mà chúng tôi có thể nghiên cứu về cái chết và sự chờ chết là bái các bệnh nhân tuyệt chứng làm thầy. Chúng tôi sẽ quan sát bệnh nhân tuyệt chứng, nghiên cứu phản ứng và nhu cầu của họ, đánh giá phản ứng của những người xung quanh họ, và tiếp cận càng gần càng tốt đến sự chờ chết trong phạm vi họ cho phép. Chúng tôi quyết định phỏng vấn 1 bệnh nhân tuyệt chứng vào tuần sau. Chọn xong thời gian và địa điểm, và dường như toàn bộ dự án khá đơn giản. Vì những sinh viên này chưa hề có kinh nghiệm về y khoa và chưa từng gặp bệnh nhân tuyệt chứng nào nên tôi chắc là họ sẽ xúc động. Tôi sẽ phỏng vấn còn họ thì đứng quanh giường bệnh và quan sát. Sau đó chúng tôi sẽ về văn phòng tôi để thảo luận về phản ứng của chúng tôi và người bệnh. Chúng tôi tin là nhờ thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn như thế chúng tôi sẽ biết được cảm giác của bệnh nhân tuyệt chứng và những nhu cầu của họ, nhờ đó mà chúng tôi có thể đáp ứng được nếu có thể. Chúng tôi không hề dự liệu về những chuyện khác , cũng chưa hề đọc bất kì bài báo hay tác phẩm xuất bản nào về chủ đề này để chúng tôi có được cách nghĩ cởi mở và chỉ ghi nhận những gì mà tự chúng tôi chú ý,cả ở người bệnh và chính chúng tôi. Chúng tôi cố ý không nghiên cứu biểu đồ bệnh nhân vì nó có thể sẽ làm loãng và làm lạc những quan sát của chúng tôi. Chúng tôi không muốn đóng khung quan niệm và dự đoán phản ứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng tôi chuẩn bị kĩ lưỡng nghiên cứu tất cả những dữ liệu sẵn có sau khi thu thập bằng chính ấn tượng của mình. Chúng tôi nghĩ là điều này làm chúng tôi nhảy cảm với nhu cầu của bệnh nhân, tăng nhận thức và hi vọng rằng sẽ làm cho những sinh viên đang sợ hãi sẽ bớt xúc động sau nhiều lần được va chạm với nhiều bệnh nhân tuyệt chứng ở nhiều độ tuổi và xuất thân khác nhau. Chúng tôi cảm thấy hài lòng với kế hoạch và nó chỉ kéo dài được vài ngày lúc chúng tôi bắt đầu tiến hành. Tôi cố hỏi các bác sĩ ở nhiều dịch vụ và khu vực cho chúng tôi phỏng vấn các bệnh nhân tuyệt chứng. Phản ứng thì đa dạng, từ cái nhìn ngạc nhiên không tin tới thình lình chuyển đề tài đối thoại; kết quả là tôi không hề có 1 cơ hội cỏn con nào để đến gần các bệnh nhân. Bác sĩ ‘bảo vệ’ bệnh nhân của họ bằng cách nói họ bênh nặng quá, mệt quá hay yếu quá, không nói chuyện được, hay đơn giản từ chối tham gia vào dự án. Tôi phải thêm rằng họ phán xét ở 1 mức nào đó là tôi chỉ mới bắt đầu công việc này ở bệnh viện đó và không ai biết tôi hay cách làm việc của tôi. Họ không an tâm, trừ tôi, là bệnh nhân của họ sẽ không bị làm đau đớn, là chúng tôi chưa biết bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng tới mức nào. Họ cũng chưa biết về kinh nghiệm của tôi với các bệnh nhân tuyệt chứng ở các bệnh viện khác. Tôi thêm điều này để cố bênh vực phản ứng của họ. Những vị bác sĩ đó rất là bảo thủ khi nói về cái chết và sự chờ chết, bảo vệ bệnh nhân để tránh làm họ đau đớn bởi những kẻ thuộc ngành nghề xa lạ. Thình lình dường như là không có ai mắc tuyệt chứng trong cái bệnh viên to đùng đó cả. Những cuộc điện thoại và viếng thăm của tôi tới những khu vực đó đều vô ích. Một vài bác sĩ lịch sự nói sẽ nghĩ lại, 1 số khác nói họ tránh làm bệnh nhân mệt vì bị hỏi về những đề tài như thế. Một cô y tá hoàn toàn giận dữ không tin là tôi lại cảm thấy hài lòng hỏi 1 bệnh nhân 20 tuổi là anh chỉ còn sống đôi tuần! Cô bước đi ngay trước khi tôi kịp nói với cô kế hoạch của chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi cũng gặp 1 bệnh nhân mở rộng vòng tay hoan nghênh chúng tôi. Anh mời chúng tôi ngồi và rõ ràng là anh tiếp chuyện hâm hở. Tôi bảo anh là bây giờ tôi chưa muốn nghe anh mà sẽ quay lại vào hôm sau với mấy cậu sinh viên. Tôi thiếu nhạy cảm để trân trọng cố gắng giao tiếp của anh. Quá khó để có được 1 bệnh nhân nên tôi muốn chia sẻ với mấy cậu sinh viên. Tôi chí thoáng nhận ra khi anh nói ‘làm ơn ngồi xuống bây giờ đi,’ ngày mai có lẽ là đã quá muộn. Khi chúng tôi tới thăm lại anh vào ngày hôm sau, anh đang nằm trên gối và yếu quá không thể nói được. Anh cố nhấc tay lên và thì thào ‘Cảm ơn sự cố gắng của bà’- anh chết 1 giờ sau đó và mang theo xuống mồ những gì anh muốn chia sẻ với chúng tôi và những gì chúng tôi muốn tìm hiểu trong tuyệt vọng. Đó là bài học đầu tiên và đau đớn của chúng tôi, nhưng cũng là bước khởi đầu thí nghiệm và kết thúc 1 kinh nghiệm đau thương. Chúng tôi quay về văn phòng. Chúng tôi cảm thấy cần nói về kinh nghiệm vừa qua và chia sẻ những phản ứng của chúng tôi để hiểu chúng hơn. Thủ tục này hiện tại vẫn được sử dụng. Có rất ít thay đổi. Chúng tôi vẫn gặp các bệnh nhân tuyệt chứng 1 lần 1 tuần. Chúng tôi xin phép họ thu âm cuộc thoại và để họ quyết định muốn nói chuyện bao lâu cũng được. Chúng tôi chuyển người bệnh tới 1 phòng phỏng vấn nhỏ nơi chúng tôi trao đổi và lúc đó không có 1 khản giả nào. Từ nhóm 4 sinh viên thần học bây giờ có 50 người, có khi họ phụ sắp đặt máy chiếu. Khi chúng tôi nghe có bệnh nhân nào có thể đến tham gia buổi hội thảo, chúng tôi hay các cậu sinh viện tiếp xúc trực tiếp với anh hay qua bác sĩ hay các cha tuyên úy của bệnh viện hay cả hai. Sau khi giới thiệu ngắn gọn, chúng tôi nói mục đích và thời gian của chuyến viếng thăm rõ ràng và cụ thể. Tôi bảo từng bệnh nhân là chúng tôi có 1 nhóm đa ngành rất mong mỏi được học tập từ họ. Chúng tôi nhấn mạnh là chúng tôi muốn biết thêm về những người bệnh rất nặng và hấp hối. Chúng tôi dừng lại và chờ xem phản ứng của họ, cả bằng ngôn ngữ và cử chỉ. Chúng tôi chỉ làm thế khi bệnh nhân có lời mời. Một cuộc đối thoại kiểu mẫu là như vầy: Bác sĩ: Chào ông X. Tôi là bác sĩ R. và đây là cha N. Ông có muốn nói chuyện trong chốc lát không ạ? Bệnh nhân: Được mà, mời ngồi. Bác sĩ: Chúng tôi đến để nhờ ông. Cha N. và tôi đang làm việc với 1 nhóm các vị trong nghề y muốn học hỏi thêm về các người bệnh rất nặng và hấp hối. Ông cho phép chúng tôi được hỏi ông vài câu chứ? Bệnh nhân: Sao ông không hỏi đi để xem tôi có trả lời được không. Bác sĩ: Bệnh tình ông thế nào? Bệnh nhân: Tôi bị ung thư giai đoạn cuối… ( Một bệnh nhân khác nói ‘ Bà thật muốn nói chuyện với bà già đang bệnh và chờ chết sao? Bà còn trẻ và khỏe mà!) Lúc đầu nhiều bệnh nhân thường không bắt đầu nhanh như thế. Họ thường bắt đầu than phiền về cơn đau, khó chịu, cơn giận cho tới khi họ bắt đầu chia sẻ nỗi đau giằng xé của mình. Chúng tôi thường nhắc họ rằng đó chính xác là điều mà chúng tôi muốn người khác nghe và muốn họ sẽ lặp lại điều đó với người khác. Khi bệnh nhân đồng ý, bác sĩ cho phép, chúng tôi sắp xếp và tự chúng tôi mang họ tới phòng phỏng vấn. Rất ít người còn đi nổi, đa số ngồi xe lăn, vài người phải được khiêng tới bằng cán. Nếu cần thì thuốc tiêm và truyền máu được mang theo. Thường thì không có mặt người thân ở tại đó dù là chúng tôi thường phỏng vấn luôn họ sau cuộc phỏng vấn bệnh nhân. Chúng tôi luôn tự nhắc nhở là không ai hiện diện biết nhiều về bệnh nhân. Chúng tôi thường nói lại mục đích và cách thức chúng tôi phỏng vấn và bệnh nhân có quyền dừng lại bất kì lúc nào, bất kể lí do gì. Chúng tôi cũng nói tấm gương trên tường là để cho những khán giả bên ngoài thấy và nghe chúng tôi và nó cũng có phép bệnh nhân có được tư do cá nhân với chúng tôi vào những khi những quan tâm và sợ hãi bị đưa lên cao quá. Khi đã ở trong phòng phỏng vấn, cuộc đối thoại bắt đầu dễ dàng và nhanh chóng, bắt đầu bằng những thông tin chung chung tới những bận tâm riêng tư , chúng sẽ được minh họa trong vài cuộc phỏng vấn thật trình bày trong quyển sách này. Sau phần đó, bệnh nhân được đưa về phòng nghỉ và buổi hội thảo vẫn tiếp tục. Chúng tôi chưa từng giữ bệnh nhân nào lại.Khi người phỏng vấn quay về phòng, anh ta tiếp tục tham gia với khán giả và cùng nhau thảo luận. Chúng tôi đem ra phân tích phản ứng của chính chúng tôi dù là khéo léo hay ngu ngốc. Chúng tôi thảo luận về những phản ứng khác nhau, cả về tình cảm và lí trí. Chúng tôi thảo luận về phản ứng của bệnh nhân với từng người phỏng vấn, từng câu hỏi, cách tiếp cận và cuối cùng cố gắng am hiểu khía cạnh tâm lí lí giải cho hành động giao tiếp của bệnh nhân. Chúng tôi nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của anh cũng như của chúng tôi trong giao tiếp và đưa ra những cách tiếp cận hợp lí hơn với hi vọng chúng tôi có thể làm cho những ngày tháng cuối cùng của anh được dễ chịu hơn. Chưa từng có bệnh nhân nào chết trong lúc phỏng vấn. Họ thường sống thêm từ 12 tiếng tới nhiều tháng sau đó. Nhiều bệnh nhân gần đây của chúng tôi vẫn còn sống, và nhiều bệnh nhân được phép hay tự về thăm nhà lần cuối. Nhiều bệnh nhân đã thay đổi và thấy khỏe hơn. Tôi nhấn mạnh điều này vì chúng tôi nói về sự chờ chết với bệnh nhân, nhiều người không thật sự là đang chờ chết theo nghĩa kinh điển của từ này. Chúng tôi nói với nhiều người bệnh về chuyện này vì đó là điều mà họ đang gặp phải có thể chỉ do đoán bệnh sai lạc- sự can thiệp này của chúng tôi có thể xảy ra giữa lúc chẩn bệnh tới lúc họ mất. Cuộc thảo luận có nhiều mục đích như chúng tôi đã kinh nghiệm được. Nó có thể giúp những sinh viên nhận thức sự cần thiết xem xét cái chết là 1 khả năng thực tế, không chỉ với người khác mà còn với chính họ. Nó là cách để tránh xúc động, từ từ chấp nhận nỗi đau. Nhiều sinh viên bỏ đi trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Một vài ngồi nghe suốt nhưng không thể bày tỏ ý kiến của mình. Nhiều người thấy giận và thịnh nộ với những người tham gia, người phỏng vấn hay đôi khi với người bệnh. Số còn lại thỉnh thoảng buồn bã khi thấy bệnh nhân bình tĩnh và thư thái chấp nhận cái chết. Cuộc thảo luận cho thấy nhiều sinh viên nghĩ người bệnh giả vờ hay không có thực vì họ không thể tưởng tượng là có ai đó có thể bình thản trước cái chết như vậy. Những người tham dự khác bắt đầu thấy mình giống bệnh nhân, đặc biệt khi họ cùng độ tuổi và va chạm trong thảo luận. Và những người trong nhóm bắt đầu hiểu nhau hơn và nhận ra không có gì là ngược ngạo, cuộc thảo luận là 1 liệu pháp với những người tham gia, chân thành chạm trán, cùng nhau tương trợ, và nhiều khi là những khám phá và thấu suốt đau lòng. Người bệnh cũng nhận ra ảnh hưởng và hiệu quả lâu dài nhờ những cuộc tiếp xúc với đa dạng và đông đảo sinh viên. Hai năm sau từ lúc bắt đầu hội thảo, bắt đầu có 1 khóa học về nó ở các trường y khoa và trường dòng thần học. Nhiều bác sĩ, y tá, điều dưỡng, người già, những người làm công tác xã hội, cha xứ, giáo sĩ Do Thái, các điều trị viên khác cũng tới tham dự nhưng rất ít những vị trong chính bệnh viên của chúng tôi tới tham gia. Những sinh viên y khoa và thần học tham gia các khóa học ở trường họ cũng đến tham gia những buổi giảng lí thuyết về triết, luân lí, đạo đức, tôn giáo thường do tôi hay các cha tuyên úy tổ chức. Tất cả các cuộc phỏng vẫn đươc thu âm lại và có sẵn cho sinh viên và giáo viên. Cuối học kì, mỗi sinh viên viết 1 bài báo về đề tài mà anh ta chọn. Những bài báo này được xin xuất bản trong tương lai; chúng có thể là những nỗi sợ và khái niệm cá nhân về cái chết tới những đề tài nặng tính triết lí, tôn giáo và xã hội học liên quan tới cái chết và sự chờ chết. Để đảm bảo tính riêng tư, chúng tôi điểm danh, tên và dữ liệu được thay đổi trong hồ sơ. Từ 1 buổi thảo luận sơ xài với 4 sinh viên, bây giờ chúng tôi đã tiến hành các buổi hội thảo với hơn 50 người từ nhiều ngành nghề khác nhau. Ban đầu chúng tôi tốn khoảng 10 tiếng 1 tuần để tìm bệnh nhân để phỏng vấn, bây giờ hiếm khi chúng tôi phải khó nhọc để tìm bệnh nhân. Chúng tôi được các bác sĩ, y tá, những người làm công tác xã hội giới thiệu nhiệt tình giới thiệu, có khi là từ các bệnh nhân tham gia hội thảo, những người đã đến chia sẻ kinh nghiệm của họ với những bệnh nhân tuyệt chứng khác đến tham dự, khi thì chúng tôi làm bổn phận, khi thì bệnh nhân muốn được lắng nghe.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Sự chờ chết như người thầy Nói hay không nói ,đó là 1 nghi vấn. Khi nói chuyện với bác sĩ, cha tuyên úy bệnh viện, và các y tá chúng tôi thường thấy họ rất ấn tượng với khả năng chối bỏ ‘sự thật’ của bệnh nhân. ‘Sự thật nào’ cũng là 1 nghi vấn. Bệnh nhân luôn luôn khó chấp nhận sự thật sau khi được khám là có khối u ác tính. Một vài bác sĩ nói với người nhà nhưng dấu bệnh nhân để tránh cho xúc động mạnh. Một vài bác sĩ rất nhạy cảm với những nhu cầu của bệnh nhân và họ có khả năng làm cho bệnh nhân biết được bệnh tình nghiêm trọng mà không làm họ tuyệt vọng. Cá nhân tôi cảm thấy không nên đặt câu hỏi như thế. Câu hỏi không nên là ‘ Chúng ta nên nói hay không…’ mà nên là ‘ Làm sao chúng ta chia sẻ điều này với bệnh nhân?’ Tôi sẽ cố gắng giải thích về thái độ này ở những trang sau. Vì thế tôi sẽ phải phân chia sơ xài kinh nghiệm của bệnh nhân khi đối mặt khi nhận thức được sự kết liễu đời mình thành nhiều loại.Như tôi đã nói sơ từ trước, con người không muốn nhìn vào thực tế cái chết của chính mình trên quả đất này, họ chỉ nhìn thoáng qua và không tận tâm về khả năng mình sẽ chết. Rõ ràng là sự nhận thức về cái chết đang đe dọa là 1 dịp như vậy. Bảo anh ta bị ung thư và có thể sẽ chết làm cho anh ta nhận thức ra điều đó. Người ta đánh đồng có khối u ác tính với tuyệt chứng và xem chúng là 2 từ đồng nghĩa. Nói chung, điều này là đúng, nó là phước lành hay đáng nguyền rủa còn tùy thuộc vào cách bệnh nhân và gia đình đón nhận. Với nhiều người, ung thư là tuyệt chứng dù là đã có thêm nhiều phương pháp chữa trị và trường hợp xuất viện. Tôi tin là chúng ta nên tập thói quen thỉnh thoảng nghĩ về cái chết và sự chờ chết, trước khi chúng ta đối mặt với nó. Nếu chúng ta không làm thế, chẩn đoán bị ung thư trong gia đình chúng ta sẽ phủ phàng làm chúng ta liên tưởng đến sự kết liễu của chính mình. Vì thế nó sẽ là phước lành khi chúng ta dành thời gian nghĩ về cái chết và sự chờ chết của chính mình, bất kể người bệnh sẽ phải chết hay được cứu sống. Nếu bác sĩ có thể thoải mái nói với bệnh nhân về khối u ác tình và không đánh đồng nó với tuyệt chứng, anh ta đã làm 1 điều tuyệt vời. Đồng thời, anh ta nên cho bệnh nhân hi vọng vào những phương thuốc, chữa trị mới và cơ hội ở những kĩ thuật và nghiên cứu mới. Điểm chính là anh ta thổ lộ với bệnh nhân để họ không cảm thấy mất tất cả, không để bệnh nhân buông xuôi vì những chẩn đoán nào đó, đó là trận chiến mà họ phải cùng nhau chiến đấu- bệnh nhân, gia đình, và bác sĩ- bất kể kết quả cuối cùng là thế nào. Một bệnh nhân như thế sẽ không sợ cô lập, lừa dối, chối bỏ mà sẽ có lòng tin vào sự chân thành của bác sĩ, và biết rằng nếu có những gì có thể làm được họ sẽ cùng nhau làm. Cách tiếp cận như thế cũng sẽ giúp ích cho gia đình trong hoàn cành họ vô cùng tuyệt vọng. Họ trông đợi rất nhiều vào lời nói và cử chỉ của bác sĩ. Họ được khuyến khích biết thêm về những gì nên làm, nếu không kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân thì ít ra cũng giúp họ thoát khỏi đau đớn. Nếu 1 bệnh nhân đến khám với khối u ở ngực, 1 bác sị tận tâm sẽ giúp người bệnh chuẩn bị tinh thần nếu như bà có khối u ác tính và bảo cho bà biết là sinh thiết ( xét nghiệm bằng cách lấy dịch hay mô cơ thể) sẽ làm sáng tỏ bản chất của khối u đó. Anh ta cũng nên báo trước với bà là bà sẽ cần phải làm phẫu thuật nếu như thật sự có khối u ác tính. Bệnh nhân sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị nếu bị ung thư, và chấp nhận cuộc phẫu thuật nếu cần. Khi bệnh nhân thức dậy sau cuộc phẫu thuật vị bác sĩ có thể nói ‘ Tôi xin lỗi, lẽ ra chúng tôi cần cố gắng nhiều hơn.’ Nếu bệnh nhận đáp ‘ Ơn Chúa, nó là lành tính,’ ông có thể đơn giản nói ‘ Tôi mong điều đó là sự thật,’ và im lặng ngồi bên bà trong chốc lát và không nên bỏ đi vội. Bệnh nhân sẽ giả vờ như không biết trong nhiều ngày sau đó. Vị bác sĩ thật là thô lỗ nếu như ông ép bà phải chấp nhận sự thật khi mà rõ ràng là bà chưa sẵn sàng. Chỉ bảo bà 1 lần thôi, bà sẽ có đủ lòng tin vào bác sĩ. Bà sẽ kiếm ông sau khi đủ dũng khí dối diện với kết quả có thể là sai lầm về bệnh tình của bà. Một bệnh nhân khác có thể sẽ đáp ‘ Ôi, bác sĩ, thật khủng khiếp quá, tôi có thể sống được bao lâu?’ Bác sĩ có thể bảo cho bà nghe về những thành tựu kéo dài sự sống đối với những trường hợp như bà trong những năm gần đây, và khả năng của những cuộc giải phẫu bổ sung có thể cải thiện tình hình; ông có thể chân thành bảo với bà là không ai có thể biết được bà có thể sống bao lâu nữa. Tôi nghĩ là câu trả lời tồi tệ nhất, bất kể đúng tới mức nào, là số năm, tháng cụ thể. Vì những thông tin như thế chắc chắn là sai lầm trong mọi trường hợp, sớm hơn hay muộn hơn, tôi thấy là không có lí do gì phải xem xét đến những thông tin kiểu như vậy cả. Đối với những người bệnh là trụ cột gia đình thì có thể nói với ông để ông thu xếp chuyện nhà. Tôi nghĩ trong những trường hợp như thế thì 1 vị bác sĩ tế nhị và am hiểu nên sớm nói với bệnh nhân để ông biết mà thu xếp khi còn khỏe mạnh, hơn là chờ tới giờ chót. Một bệnh nhân như thế luôn sẵn sàng đón nhận những thông điệp ngầm dù là họ cũng hi vọng như những bệnh nhân khác , kể cả những người đã nói sẵn sàng ra đi. Những cuộc phỏng vấn của chúng tôi cho thấy tất cả bệnh nhân đều hi vọng tiếp tục sống, không có ai luôn luôn duy trì nỗi tuyệt vọng được sống mãi được. Khi tôi hỏi những bệnh nhân là họ biết được như thế nào, chúng tôi biết ra rằng tất cả họ đều biết , dù có được nói trắng ra hay không, nhưng tùy thuộc rất lớn vào cách bác sĩ cho họ biết thông tin theo cách có chấp nhận được hay không. Cách có được hay không là cách gì? Làm sao bác sĩ biết được bệnh nhân nào muốn nghe ngắn gọn, bệnh nhân nào muốn nghe giải thích khoa học dài dòng, bệnh nhân nào muốn thẳng thừng trốn tránh? Làm sao chúng ta có thể biết được khi chúng ta chưa biết nhiều về bệnh nhân trước khi đưa ra những quyết định như thế? Câu tra lời phụ thuộc vào 2 điều. Điều quan trọng nhất là thái độ và khả năng của chúng ta đối diện với bệnh tuyệt chứng và cái chết. Nếu trong cuộc sống của chính chúng ta, đây là một rắc rối lớn, và cái chết thật là đáng sợ, khủng khiếp và chủ đề ngược ngạo, chúng ta sẽ không thể nào có thể bình tĩnh và giúp đỡ được bệnh nhân. Và tôi cố ý dùng từ ‘cái chết’ ngay cả khi chúng ta chỉ cần trả lời câu hỏi là có khối u ác tính hay không. Cái chết luôn ngầm hiểu là sắp xảy ra, có bản chất hủy diệt, và chính đó khơi lên những xúc động. Nếu chúng ta không thể thư thái chấp nhận cái chết của chính mình, làm sao chúng ta có thể giúp bệnh nhân đây? Chúng ta hi vọng bệnh nhân sẽ không hỏi câu hỏi khủng khiếp này. Chúng ta nói vòng vòng về mấy chuyện lặt vặt hay thời tiết tuyệt vời bên ngoài và những bênh nhân nhạy cảm sẽ cùng chơi trò này và nói về mùa xuân năm sau, ngay cả khi anh ta biết là anh ta sẽ không còn có mùa xuân năm sau nào hết. Những bác sĩ khi được hỏi nói với chúng tôi rằng những bệnh nhân của họ không muốn biết sự thật, họ cũng có màn thắc mắc về chuyện đó đâu và họ tin rằng mọi thứ đều đang tốt đẹp. Thực tế, bác sĩ cảm thấy thật nhẹ nhõm nếu họ không chạm trán những câu hỏi như vậy mà không nhận ra rằng họ đang kích động bệnh nhân. Những bác sĩ cảm thấy khó thảo luận về những đề tài như vậy thường dễ dãi gọi các cha tuyên úy hay cha xứ đến để nói chuyện với bệnh nhân. Họ cảm thấy dễ chịu hơn để đưa tránh nhiệm khó khăn cho người khác, điều còn tốt hơn là hoàn toàn trốn tránh. Mặt khác, họ cũng vì hồi hộp quá mức mà nói lộ liễu ra với nhân viên hay các cha tuyên úy chớ nói cho bệnh nhân biết. Mức độ lộ liễu tùy vào mức hồi hộp của bác sĩ mà họ không nhận biết. Có những người thấy ít khó khăn hơn với những đề tài như thế, có những người thấy số bệnh nhân không muôn nói về bệnh tình nghiêm trọng của họ là rất ít. Tôi bị thuyết phục là, qua nhiều bệnh nhân mà tôi nói với họ về đề tài này, những bác sĩ đó tự họ muốn chối bỏ sẽ tạo ra sự chối bỏ đó ở bệnh nhân, những bác sĩ có thể nói về bệnh tuyệt chứng sẽ có những bệnh nhân dám đối diện và nhận thức nó. Nhu cầu chối bỏ ở bệnh nhân sẽ đi theo hướng tỉ lệ vời nhu cầu chối bỏ ở bác sĩ. Nhưng đây chỉ là phân nữa của vấn đề. Chúng tôi phát hiện ra rằng những bệnh nhân khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với tin đó tùy vào cá tính, phong cách và tinh cách của họ. Những người sử đụng sự phủ nhân như phương cách phòng thủ chính sẽ sử dụng cách đó ngày càng nhiều hơn so với người khác. Những bệnh nhân đã từng đối diện cởi mở với những hoàn cảnh ngang trái như thế cũng sẽ cởi mở như vậy với tình hình hiện tại. Vì thế, biết thêm về bệnh nhân là rất cần thiết để hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của anh ta. Tôi đưa ra 1 thí dụ: Bà A., 1 phụ nữ da trắng 30 tuổi, đã gọi chúng tôi đến khi bà ấy đang nằm viện. Chị là 1 phụ nữ thấp béo, vui vẻ mỉm cười bảo chúng tôi chị đang mắc ‘khối u bạch huyết lành tính’ và đang được chữa trị theo nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm chất mù tạt cobalt và Nitơ là chất mà hầu hết những người trong bệnh viện đều biết là dùng để chữa trị khối u ác tính. Chị biết rất rõ bịnh tình của mình và cũng nói là chỉ có đọc nhiều tài liệu về nó. Thình lình chị trở nên buồn bã và kể 1 câu chuyện khá lâm li là bằng cách nào bác sĩ của chị đã nói cho chị về ‘khối u bạch huyết lành tính’ ở nhà khi nhận được kết quả xét nghiệm. Tôi nghi ngờ lặp lại bằng giọng nghi ngờ ‘khối u bạch huyết lành tính’ và ngồi im lặng chờ chị trả lời. Chỉ hỏi lại ‘ bác sĩ, làm ơn nói cho tôi biết nó là lành tính hay ác tính’, rồi không chờ tôi trả lời chị bắt đầu kể câu chuyện chị cố gắng có con. Trong 9 năm, chị hi vọng có con và làm đủ hết mọi loại test, và cuối cùng thông qua dịch vụ chị hi vọng nhận con nuôi. Chị thất vọng bởi nhiều lí do, đầu tiên là chị mới lập gia đình có 2 năm rưỡi, sau nữa có thể do cảm xúc không ổn định. Chị không thể chấp nhận được sự thật không con dù là con nuôi. Bây giờ chị nằm viện và bị ép kí vào đơn để được chữa trị bằng bức xạ với phát biểu rõ ra rằng sẽ làm chị vô sinh. Chị không thể chấp nhận điều đó dù là chị đã kí đơn và đã chuẩn bị cho điều trị. Người ta đã đánh dấu vào bụng chị và cuộc bữa trị sẽ bắt đầu vào sáng hôm sau. Buổi giao tiếp cho tôi thấy chị chưa chấp nhận sự thật. Chị hỏi về khối u ác tính nhưng không đợi tôi trả lời. Chị cũng nói với tôi chị không thể chấp nhận vô sinh dù là chị đã chấp nhận điều trị. Chị tiếp tục nói nhiều thêm về ước vọng không thành đó và cứ nhìn tôi với dấu hỏi to tướng. Tôi bảo chị là chỉ có thể nói về sự bất lực đối diện bệnh tình của mình hơn là sự bất lực đối diện với viêc bị vô sinh. Tôi bảo chỉ là tôi hiểu chị. Tôi cũng nói rằng cả hai trường hợp đều khó cả nhưng không phải là hoàn toàn tuyệt vọng và ra về với lời hứa sẽ quay lại vào ngày mai sau cuộc chữa trị. Trước khi bắt đầu cuộc chữa trị đầu tiên, chị biết chắc chuyện khối u ác tình của mình nhưng vẫn hi vọng sẽ chữa khỏi. Trong các chuyện viếng thăm sau đó, chỉ xoay qua xoay lại chuyện trẻ con và khối u ác tính. Càng lúc chị càng trở nên mau nước mắt và mất đi sự vui vẻ. Chị ước có ‘1 cái nút mầu nhiệm’ có thể giúp chị thoát khỏi sợ hãi và trút bỏ gánh nặng trên ngực. Chị rất mong có thêm 1 bạn chung phòng, và thấy ‘lo muốn chết’ khi mình là 1 người phụ nữ mắc tuyệt chứng. Vì chị y tá ở khu đó rất hiểu chuyện nên chúng tôi có nói với chị y tá về nỗi sợ của chị, và chị ấy đã trở thành người đồng hành với chị. Chị y tá cũng kêu chị cứ khóc nếu muốn hơn là cứ giả vờ vui vẻ hoài, điều mà chị thấy biết ơn. Chị có 1 khả năng tuyệt vời xác định coi là với ai thì chị nói chuyện khối u, ai thì chị nói chuyện về đứa bé. Chị y tá rất ngạc nhiên khi nghe chị hoàn toàn nhận thức về bệnh tình của mình mà vẫn còn khả năng nói về tương lai 1 cách thực tế. Sau vài chuyến viếng thăm bổ ích, chị thình lình hỏi tôi là tôi có con không và khi tôi nói có, chị bảo tôi đừng tới thăm chị nữa vì chị thấy mệt mỏi quá rồi. Những cuộc viếng thăm sau đó chỉ có giận dữ, những nhận xét tệ hại về y tá, bác sĩ tâm thần và những người khác tới khi chị tự thú nhận rằng chị thấy ghen tị với những người trẻ và khỏe, và đặc biệt với tôi vì tôi dường như có hết mọi thứ. Khi chị nhận ra rằng chỉ không bị chối bỏ mặc dù nhiều lúc chị trở thành 1 bệnh nhân khó chịu, chị càng nhận ra nguồn gốc cơn giận và bảy tỏ trực tiếp ra như chị đang giận Chúa đã để chị chết quá trẻ và không thỏa nguyện. Cũng may vị cha tuyên úy của bệnh viện không phải là người ác liệt mà rất hiểu chuyện, đã nói với chị về cơn giận của chị giống như tôi đã nói chỉ làm chị tuyệt vọng thêm, rồi hi vọng và cuối cùng chấp nhân số mạng. Tới lúc này, chị vẫn còn trong trình trạng lưỡng ước đó. Với 1 nhóm, chị nói về tình trạng vô sinh của mình; với cha tuyên úy và tôi, chị nói về ý nghĩa cuộc đời ngắn ngủi và hi vọng được sống lâu hơn. Lúc tôi viết quyển sách này, niềm lo sợ lớn nhất của chị là chồng chị sẽ tái hôn và sinh con, nhưng rồi chị cười và nói rằng ‘ Anh ấy đâu phải là ông vua Ba tư, dù là anh thật sự là 1 người đàn ông tuyệt vời.’ Chị vẫn hoàn toàn không chịu đương đầu với sự ghen tị cần sống thêm của mình. Sự thật là chị không cần chối bỏ mãi hay thay thế nó bằng 1 bi kịch khác mà là chấp nhận vấn đề sẽ giúp chị đương đẩu với căn bệnh của mình dễ dàng hơn. Một ví dụ khác của vấn đề ‘ nói hay là không nói’ là ông D., người ta không ai biết chắc là ông có biết hay không về bản chất bệnh tình của ông. Những nhân viên cho là ông không biết là ông mắc bệnh nghiêm trọng như thế nào vì ông không bao giờ cho phép bất cứ ai tới gần ông. Ông chưa hề hỏi 1 câu và dường như các nhân viên rất sợ ông. Các cô y tá đánh cuộc là ông không bao giờ chấp nhận mời tôi đến thảo luận. Đón là sẽ rất khó khăn, tôi rụt rè đến và hỏi ông ‘ Bệnh tình ông thế nào?’ ‘Tôi bị ung thư đầy người’ là câu trả lời của ông. Vấn đề của ông là chưa có ai hỏi thẳng ông như vậy. Họ cho là ông khép kín vì trông ông nghiêm khắc; sự thật là chính sự hồi hộp của họ đã ngăn họ tìm hiểu ra thật ra ông rất cần sự chia sẻ. Nếu chứng u ác tính cứ bị xem là căn bệnh tuyệt vọng tạo thành ý nghĩ ‘ lợi ích gì đâu, chúng ta còn làm gì hơn được nữa’ thì nó sẽ là sự khởi đầu đầy khó khăn cho bệnh nhân và những người xung quanh họ. Bệnh nhân cảm thấy sự cô lập gia tăng, không thấy hứng thú gì với bác sĩ nữa, cô lập và gia tăng tuyệt vọng. Anh ta sẽ nhanh chóng thất vọng và rất trầm uất tới mức không thoát ra được trừ khi có ai mang lại cho anh hi vọng. Gia đình của bệnh nhân nên chia sẻ với anh những cảm giác đau khổ, vô dụng, tuyệt vọng để giúp cho anh dù là nhỏ bé. Họ nên dành thời gian ngắn ngủi còn lại cho anh thay vì lúc đó đi học hỏi kinh nghiệm từ bác sĩ. Tôi phải nhấn mạnh rằng dù là phản ứng của bệnh nhân không chỉ độc nhất lệ thuộc vào cách bác sĩ nói với anh. Cách để báo 1 tin xấu là 1 nhân tố quan trọng thường bị xem nhẹ và nó nên được nhấn mạnh trong giảng dạy cho những sinh viên y khoa và chỉ dẫn các bác sĩ trẻ. Tóm lại, tôi tin là câu hỏi ‘ Tôi có nên nói với bệnh nhân hay không?’ không nên được đặt ra mà là ‘Tôi nên chia sẻ điều này như thế nào với bệnh nhân?’ Bác sĩ nên xem xét trước thái độ của chính mình trước chứng u ác tính hay cái chết để anh có thể nói về 1 điều rất buồn mà không gây ra hồi hộp quá sức. Anh ta nên chọn đúng thời điểm khi bệnh nhân sẵn sàng đối diện với thực tai để nói. Càng có nhiều người xung quanh lúc làm xét nghiệm khối u thì bệnh nhân càng sớm nhận ra, vì có vài người không thể đóng vai vui vẻ hoài trong 1 thời gian dài. Phần lớn nếu không nói là tất cả bệnh nhận sẽ nhận ra điều này. Họ cảm giác được từ sự thay đổi chú ý, bằng cách nhiều tiếp cận mới khác nhau người ta sử dụng với họ, bằng cách hạ giọng, tránh vòng vòng, bằng khuôn mặt mếu máo hay gượng cười của người thân, những người không thể che dấu cảm xúc thật sự của mình. Họ sẽ giả vờ không biết khi bác sĩ và người thân không thể nói về tình trạng thật sự của họ, và họ sẽ hoan nghênh những ai muốn nói về điều đó trong khả năng mà họ có thể chịu đựng nỗi. Dù bệnh nhân có được nói rõ ra hay không, anh ta cũng sẽ nhận thức ra được và sẽ thấy mất lòng tin vào bác sĩ, người đã hoặc nói dối hoặc đã không giúp anh đối diện với bệnh tình nghiêm trọng của anh. Chia sẻ tin tức đau buồn vơi1 bệnh nhân là 1 nghệ thuật. Làm càng đơn giản, bệnh nhân càng dễ thu nhận kết quả sau đó, nếu như anh không thể ‘nghe điều đó’ lúc đó. Bệnh nhân của chúng ta sẽ biết ơn nếu như chúng ta nói riêng với họ trong phòng nhỏ thày vì nói trong phòng to đùng trước đám đông bệnh viện. Những gì tất cả bệnh nhân đều nhấn mạnh là ý thức cảm thông hơn là sự lẹ làng của tin tức bi kịch. Phải tái khẳng định là mọi chuyện đều có thể, họ không nên buông xuôi, sẽ có sẵn những liệu pháp, có hi vọng mỏng manh, ngay cả trường hợp khó khăn nhất. Nếu tin tức được đưa ra theo kiểu đó, bệnh nhân sẽ tiếp tục có niềm tin vào bác sĩ, anh sẽ có thời gian chuẩn bị nhiều tình huống khác nhau, điều sẽ giúp anh đối diện với tình hình khó khăn phía trước. Những trang sau sẽ cố găng tóm tắt những gì chúng tôi đã học được từ những bệnh nhân chờ chết của chúng tôi ở khía cạnh cơ chế đối mặt với bệnh tuyệt chứng.
(hết chương 2)
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Chương 3 Giai đoạn 1: Chối bỏ và cô lập Loài người tự xây chiến lũy chống lại chính mình Tagore, Những con chim lạc Trong số hơn 200 bệnh nhân chúng tôi phỏng vấn, phần lớn khi nhận thức về chứng tuyệt chứng đều chối bỏ ‘ Không, không phải tôi, không thể như thế được.’ Sự chối bỏ ban đầu này thấy ở cả cho những người được bác sĩ nói trực tiếp ngay từ lúc đầu hay bác sĩ không nói mà tự họ suy ra sau đó. Một trong những bệnh nhân mô tả những nghi thức lâu dài và đắt giá, như cô ấy gọi, là để củng cố cho sự chối bỏ của mình. Cô tự thuyết phục mình là mấy cái tia X đã ‘trộn lẫn’; cô đòi người ta tái khẳng định là báo cáo xét nghiệm không thể có sớm như vậy và người ta đã ghi lộn tên cô vào bản báo cáo của người khác. Khi không có điều nào trong số đó được khẳng định, cô nhanh chóng rời bệnh viện và kiếm 1 bác sĩ khác với niềm tuyệt vọng ‘chỉ mong có được lời giải thích tốt hơn về những rắc rối của cô.’ Bệnh nhân này tiếp tục đi khám nhiều bác sĩ khác ‘như đi chợ’, vài bác sĩ tiếp tục tái khẳng định về kết quả xét nghiệm, những bác sĩ khác tỏ ra nghi ngờ kết quả. Dù khẳng định hay nghi ngờ, cô đều phản ứng theo cùng 1 cách, cô đòi khám và khám lại , 1 phần vì biết kết quả hồi đầu là đúng đắn nhưng cố tìm kiếm thêm những đánh giá với hi vọng là kết quả hồi đầu quả thật là sai lầm, đồng thời cô cũng giữ liên lạc với bác sĩ để có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Kiểu mẫu chối bỏ đầy hồi hộp này sau khi đưa kết quả chẩn đoán càng dễ xảy ra đối với những bệnh nhân được thông báo trước hay thình lình bởi 1 người nào đó, người mà họ chưa biết nhiều về bệnh nhân và làm điều đó 1 cách nhanh chóng ‘để xong cho qua’ mà không xem xét tới khả năng sẵn sàng của bệnh nhân. Bệnh nhân thường chối bỏ, ít nhất là 1 phần, không chỉ trong giai đoạn bệnh đầu tiên và lúc mới phát hiện mà còn ở giai đoạn sau hết lần này đến lần khác. Ai đó đã từng nói ‘ Chúng ta không thể nhìn thẳng mặt trời mãi được, chúng ta không thể đối diện cái chết mãi được.’ Những bệnh nhân này xem xét đển khả năng về cái chết của họ trong chốc lát nhưng rồi lại gác nó qua 1 bên. Tôi cực kì nhấn mạnh điểm này vì tôi xem là đó 1 cách rất thường tình khi con người ta gặp những hoàn cảnh đau đớn và khó chịu. điều mà họ phải tiếp tục sống với nó lâu dài. Hành động chối bỏ như 1 bước đệm sau cái tin sốc không mong đợi cho phép người bệnh có thời gian thu xếp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sau đó anh ta sẽ không muốn hoặc ngay cả không vui và thư thả nếu như anh phải ngồi lại và nói chuyện về cái chết đang đến với mình. Những cuộc thoại như thế sẽ và phải diễn ra ở thời điêm thuận tiện khi anh (không phải là người lắng nghe!) sẵn sàng đối diện với nó. Cũng nên chấm dứt cuộc nói chuyện đó ngày khi thấy bệnh nhân không thể tiếp tục đối diện với nó và quay lại trạng thái chối bỏ ban đầu. Chúng tôi thường bị mấy ông bác sĩ chửi vì nói với bệnh nhân bệnh năng về cái chết trong khi mấy ông bác sĩ cảm giác –thường là trúng- rằng họ đâu phải đang chết dần. Tôi mong được nói với bệnh nhân về cái chết và sự chờ chết rất lâu trước khi nó đến nếu như bệnh nhân nói rằng anh ta muốn nói. Một người còn khỏe mạnh hơn sẽ chịu đựng và ít sợ hơn với cái chết đang còn xa hàng cây số hơn là ‘cái chết ngay trước cửa,’ như cách 1 bệnh nhân đã nói. Gia đình cũng dễ thảo luận hơn về những chuyện như thế lúc người bệnh còn khả khỏe, và có thể thu xếp an toàn tài chính cho bọn trẻ và những chuyện khác khi người trụ cột gia đình vẫn còn khả năng. Trì hoãn những cuộc nói chuyện như thế không phải vì lợi ích của bệnh nhân mà vì sự phòng phủ của chúng ta. Chối bỏ thường là sự phòng phủ tạm thời và sẽ sớm bị sự chấp nhận 1 phần thay thế. Duy trì chối bỏ không phải lúc nào cũng gia tăng tai họa nếu như nó kéo dài cho tới tận cùng, điều mà tôi cho là rất hiếm hoi. Trong số hơn 200 người mắc tuyệt chứng, tôi chỉ gặp 3 trường hợp cố gắng chối bỏ cho tới giờ chót. Hai trong số 3 người phụ nữ này nói thoáng qua về sự chờ chết nhưng chỉ gọi nó như là ‘1 tai họa không thể tránh khỏi, điều mà bà hi vọng sẽ đến khi bà đang ngủ’ và nói ‘ tôi hi vọng sẽ không đau.’ Sau đó, họ lại trở lại tình trạng chối bỏ lúc đầu.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Người thứ 3, cũng vào độ trung niên, chối bỏ nó hầu như suốt cuộc đời chị. Chỉ có khối ung thư ngực to và thấy rõ ràng nhưng từ chối chữa trị cho tới lúc chị gần mất. Chị cực kì tin vào khoa học Cơ đốc và vẫn giữ niềm tin đó tới ngày cuối cùng. Dù chị chối bỏ nhưng 1 phần nào đó chị cũng đã chấp nhận dối diện với thực tế bệnh tình của mình vì chị đã chịu nhập viện và ít ra cũng chịu chữa trị. Khi tôi tới thăm chị trước cuộc giải phẫu, chị coi nó chỉ là ‘cắt đi 1 phần vết thương để cho nó mau lành.’ Chị cũng nói rõ là chị nhập viện để thử coi nó cụ thể ra làm sao chứ chẳng ăn nhập gì tới vết thương cả. Tôi đến thăm mấy lần sau thì thấy rõ ràng là chị rất sợ tiếp xúc với nhân viên bệnh viện vì họ sẽ không để chị chối bỏ được nữa, bởi họ sẽ nói về ung thư giai đoạn cuối ở chị. Khi chị yếu dần thì chị trang điểm càng buồn cười. Ban đầu thì đánh phấn và tô son đỏ nhẹ, về sau thì càng sáng và đỏ đậm tới mức gần giống như 1 ông hề trong rạp xiếc. Chị cũng càng ăn vận màu sáng chói và hoa hòe. Vào những ngày cuối cùng, chị tránh cả soi gương, nhưng vẫn cứ trang điểm như hóa trang để cố gắng che đậy nỗi tuyệt vọng và xanh xao. Khi hỏi chúng tôi có thể làm gì giúp chị , chị đáp ‘ Mai đến nhé.’ Chị không kêu ‘ Hãy để tôi 1 mình’ hay ‘Đừng bận tâm tới tôi’ để giành khả năng vào ngày mai biết đâu sẽ là ngày chị không còn chống chọi nỗi nữa. Lời cuối cùng của chị là ‘ Tôi đoán là tôi không thể chịu đựng được nữa.’ Chưa tới 1 giờ sau, chị ra đi. Phần lớn bệnh nhân không thể chối bỏ mãi được. Họ nói thoáng qua về tình hình thực tế, và thình lình tỏ ra vô năng đối diện với thực tế thêm nữa. Làm cách nào chúng ta biết được là bệnh nhân không muốn đối mặt với nó nữa? Anh nói về những chuyện liên quan với đời mình, anh chia sẻ vài điều tưởng tượng về cái chết và cuộc sống sau khi chết (tự nó là 1 sự chối bỏ), đối chủ đề liền liền và hầu như mâu thuẫn với những gì anh đã nói trước đó. Nghe anh nói lúc đó tưởng như đang nghe 1 bệnh nhân chỉ bệnh nhẹ, không có vẻ gì là căn bệnh đe dọa tính mạng cả. Lúc bệnh nhân nhìn sáng sủa hơn, vui tươi là lúc mà ta biết anh đã cam chịu số phận. Chúng ta hãy để cho anh tiếp tục mơ mộng, bất kể nó có vô lí tới mức nào ( chúng tôi có nhiều bệnh nhân mơ những điều rất trái với thực tế- vậy mà ngạc nhiên là chúng thành hiện thực.) Điểm tôi muốn nhấn mạnh là nhu cầu chối bỏ tồn tại ở mỗi bệnh nhất, nhất là thời kì đầu thì càng nhiều hơn về sau. Về sau, cái nhu cầu đó cứ đến và đi, 1 người nghe nhạy cảm và am hiểu sẽ nhận ra điều này và cứ để người bệnh phòng thủ mà không nhận ra tự anh đã mâu thuẫn. Thường thì về sau nữa, anh sẽ tự cô lập thay vì chối bỏ. Anh sẽ nói về sức khỏe và bệnh tật, sinh và tử của mình cứ như là chúng là anh em sinh đôi lúc nào cũng tồn tại song song, vì thế anh đối diện với cái chết mà vẫn nuôi hi vọng. Tóm lại, phản ứng đầu tiên đó của bệnh nhân chỉ là trạng thái sốc tạm thời rùi sau đó anh sẽ dần dần hồi phục. Khi cảm giác chết lặng ban đầu đó bắt đầu biến mất, anh hoàn hồn và phản kháng ‘ Không, không thể nào là mình được.’ Vì trong tiềm thức, chúng ta là bất tử, chúng ta không thể nào nghĩ nỗi chuyện chúng ta phải đối diện cái chết. Phụ thuộc rất nhiều vào cách người ta thông báo với bệnh nhân, vào thời gian bao lâu anh ta từ từ chấp nhận điều xảy ra không thể tránh khỏi, vào sự từng trải khi đối mặt với những tình huống căng thẳng, anh ta sẽ từ từ thôi chối bỏ và mau tỉnh táo hơn.
Chúng tôi cũng thấy rằng có nhiều bệnh nhân và nhân viên bệnh viện đều dùng cách chối bỏ khi họ đụng mặt nhau. Những bệnh nhân này chọn lựa ai trong gia đình hay nhân viên để họ có thể nói về bệnh tình hay cái chết sắp tới, và ai không bao dung với ý nghĩ của họ thì họ cứ giả vờ như đang khỏe mạnh. Điều này có lẽ chính là vì sự khác biệt ý kiến của họ đối với nhu cầu giả bệnh của bệnh nhân. Trường hợp mô tả sơ lược sau đây về chị K. là 1 ví dụ về bệnh nhân chối bỏ trong 1 thời gian dài và cách xử lí của chúng tôi từ lúc chị nhập viện tới lúc chị lìa đời vài tháng sau đó: Chị K. là 1 phụ nữ công giáo da trắng 28 tuổi, mẹ của 2 đứa nhỏ chưa tới tuổi đến trường. Chị nhập viện vì chứng ung thư gan. Chỉ có ăn uống thật cẩn thận cùng với những xét nghiệm hàng ngày mới giúp chị kéo dài sự sống. Chúng tôi nghe nói ra 2 ngày trước khi chị nhập viện, chị có đi khám bác sĩ và người ta bảo chị không thể hồi phục. Gia đình báo rằng chị đã ‘tan nát lòng’ và chỉ nhớ có hàng xóm khẳng định với chị là vẫn còn hi vọng, khuyên đi kiếm hòm thánh vì nó đã từng cứu nhiều người. Chị hỏi cha xứ nhưng ông bảo chị không nên. Vào thứ 7, 1 ngày sau khi chị đi khám bác sĩ, chị kiếm hòm thánh và ‘lập tức cảm thấy tuyệt vời.’ Vào chủ nhật, mẹ chồng bắt gặp chị bị bất tỉnh lúc chồng chị đi làm và mấy đứa con thì không có ai cho ăn. Chồng và mẹ chồng chị đưa chị tới bệnh viện và rời khỏi trước khi bác sĩ kịp tiếp chuyện với họ. Chị nhớ gọi vị cha tuyên úy của bệnh viện tới để ‘báo cho ông tin mừng.’ Khi ông vào phòng , chị chào đòn với tâm trang hớn hở : ‘ Ôi, Cha ơi, thật là tuyệt vời. Con lành rồi. Con sẽ chỉ cho bác sĩ coi là Chúa đã trị cho con.’ Chị tỏ ta đau đớn ‘ ngay cả chính nhà thờ của mình cũng không hiểu được chuyện Chúa làm,’ ám chỉ chuyện cha xứ khuyên chị không nên tin vào hòm thánh. Chị gây rắc rối cho mấy ông bác sĩ vì chị hoàn toàn chối bỏ bệnh tình của mình và ăn uống thất thường. Nhiều lúc chị cũng vâng lời nhưng đôi khi chỉ hành hạ mình như mê sảng tới mức người ta phải gọi bác sĩ tâm thần tới. Khi chúng tôi gặp chị, chị vui vẻ, cười to hay cười khúc khích không đúng chỗ và khẳng định với chúng tôi là chị hoàn toàn khỏe mạnh. Chị đi xung quanh thăm bệnh nhận và nhân viên, cố thu tiền để mua qua cho 1 vị bác sĩ mà chỉ rất tin tưởng, điều mà ít nhất đã chỉ ra chị vẫn còn nhận thức được hoàn cảnh hiện tại của mình. Rất khó mà quản nổi chị vì chị ăn và uống thuốc lung tung và ‘không hành xử như 1 bệnh nhân.’ Niềm tin chị vẫn khỏe mạnh là không thể lay động.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Nói chuyện với chồng chị mới thấy anh là 1 người đàn ông đơn giản và vô cảm, anh muốn để vợ ở nhà với con dù là trong thời gian ngắn hơn là để chị kéo dài chịu đựng trong bệnh viện, tốn kém, và chết lên chết xuống với chứng bệnh kinh niên. Anh chỉ thông cảm với chị 1 chút và không nghĩ tới hoàn cảnh. Anh nói thật là ở nhà không thể chịu mãi được, anh phải thăm hàng đêm và lũ trẻ phải ra ngoài suốt tuần. Lắng nghe và tự đặt mình vào hoàn cảnh anh, chúng tôi hiểu tại sao anh lại thờ ơ trong hoàn cảnh như vậy. Chúng tôi muốn nói với anh nhu cầu của chị với hi vọng sự thông cảm của anh sẽ đánh tan nhu cầu muốn chối bỏ của chị và giúp cho quá trình chữa trị cho chị được tốt hơn. Anh rời khỏi sau cuộc phỏng vấn làm như là người ta ép anh phỏng vấn không bằng, rõ ràng là anh không hề thay đổi thái độ của mình. Chúng tôi tới thăm chị K. thường xuyên. Chị cảm ơn chúng tôi tới nói chuyện với chị hàng ngày và hỏi thăm những nhu cầu của chị. Chỉ trong 2 tuần, chị yếu dần, ngủ gật và cầm tay chúng tôi, không thể nói chuyện nhiều. Sau đó, chị lẫn lộn, mất định hướng và cứ tưởng tượng đang nằm trên giường phủ đầy hoa với chồng chị. Mấy tuần sau đó chị cứ 1 mình trong phòng, đóng kín 2 cửa, và chỉ vài nhân viên đôi khi ghé qua thăm chị vì họ cảm thấy họ cũng chẳng thể làm gì được để giúp chị. Họ tự biện cho sự xa lánh: ‘ Bây giờ chị lẫn lắm rồi’ và ‘ tôi không biết nói gì với chị, chị có nhiều ý tưởng điên cuồng quá.’ Khi chị bị cô lập và ngày càng cô đơn, người ta thường thấy chị cứ cầm cái điện thoại ‘chỉ để nghe 1 giọng nói.’ Khi chị bị bắt phải ăn kiêng không có protein, chị bị đói và giảm cân rất nhiều. Chị ngồi trên giường, tay kẹp túi đường nhỏ và nói ‘ cuối cùng cái này giết chết tôi đây.’ Khi tôi ngồi chung với chị, chị cầm tay tôi và nói ‘ Bàn tay của chị ấm quá. Tôi mong là chị sẽ ở đây với tôi lúc tôi thấy ngày càng lạnh lẽo hơn.’ Chị mỉm cười. Chị biết và tôi biết rằng lúc đó chị không còn chối bỏ nữa. Chị nghĩ và nói về cái chết của chính mình và muốn 1 chút thoải mái nhờ có người đồng hành và không cảm thấy đói khổ nữa. Chúng tôi không nói thêm gì nữa; chúng tôi chỉ ngồi im lặng trong chốc lát, và khi tôi rời khỏi chỉ hỏi tôi có chắc không là tôi sẽ quay lại và dẫn theo cô điều dưỡng viên tốt bụng, người đã làm cho chị 1 kỉ vật bằng gia cho gia đình chị ‘ để họ có cái gì đó để nhớ tới chị.’ Những nhân viên bệnh viện, dù là bác sĩ, y tá, người công tác xã hội, hay cha tuyên úy, đã không biết họ bỏ lỡ đi điều gì khi tránh đi 1 bệnh nhân như chị. Nếu 1 người quan tâm về hành vi của con người trong việc thích nghi hay phòng vệ trước những tình huống căng thẳng thì đấy chính là nơi họ có thể học hỏi. Nếu họ chịu ngồi lại và lắng nghe, và vẫn cứ kiên trì viếng thăm bất kể 1,2 lần đầu chị không muốn nói chuyện thì người bệnh sẽ nhanh chóng có cảm giác tự tin đấy chính là người biết quan tâm, luôn sẵn sàng và nhiệt tình.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Khi họ đã sẵn sàng trò chuyện, họ sẻ cởi mở và chia sẻ về nỗi niềm cô đơn, đôi khi bằng lời, đôi khi bằng cử chỉ. Trong trường hợp của chị K, chúng tôi chưa bao giờ phá vỡ sự chối bỏ của chị và chỉ ra chị đang mâu thuẫn khi chị cố biện mình mình đang khỏe mạnh. Chúng tôi chỉ khuyên chị ráng uống thuốc và kiêng cử nếu chị muốn sớm về nhà với tụi nhỏ. Có những ngày chị ăn uống không kiêng cử và bị chịu khổ gấp bội. Chúng tôi bảo chị đó là chuyện không thể tha thứ được. Đấy là 1 phần thực tế chị đang bệnh nặng mà chúng tôi không thể nào cùng chị chối bỏ được. Và với điều đó, chúng tôi gián tiếp bảo chị là chị thật sự đang bệnh rất nặng. Chúng tôi không trực tiếp nói với chị điều đó bởi lẽ rõ ràng là chị không thể chấp nhận sự thật về bệnh tình của chị. Lâu sau đó, sau khi trải qua trạng thái bàng hoàng nữa mê nữa tỉnh, tự mình cô lập, và lẫn lộn trong ảo tưởng chồng chị đem nhiều hoa như đang dịu dàng yêu thương chăm sóc, chị trở nên mạnh mẽ nhìn vào thực tế tình hình của mình, muốn được ăn ngon và đưa tiễn cuối cùng, điều mà chị cảm thấy không hi vọng từ gia đình chị. Nhìn lại mối quan hệ lâu dài và ý nghĩa này, tôi chắc rằng là nhờ chị cảm giác được chúng tôi tôn trọng ước vọng được chối bỏ của chị. Chúng tôi không phán xét gì bất kể chị có mang tới bao nhiêu rắc rối ( phần là vì chúng tôi chỉ là khách tới thăm và không trực tiếp phụ trách phần ăn uống kiêng cử hay là bên chị cả ngày luôn gây phiền toái cho chị.) Chúng tôi vẫn tiếp tục tới thăm chị ngay cả tới lúc chị hoàn toàn mất ý thức, quên mặt và cả chúng tôi đóng vai trò chuyên môn gì nữa. Về lâu dài, người chữa trị phải kiên trì chăm sóc và giúp người bệnh có thể đối diện với những phức tạp của cái chết để họ bớt hồi hộp và sợ hãi. Vào những ngày cuối cùng, chị K. chỉ cần 2 người; 1 điều trị viên ,mà đôi khi chỉ nói với chị vài lời, ngày càng ít bận tâm tới chuyện ăn uống, đau đớn và khó chịu của chị. Người khác là 1 điều trị viên đã giúp chị quên đi thực tế cái chết dù là trong chốc lát và đã giúp chị còn cảm thấy mình là 1 người phụ nữ có óc sáng tạo và hữu dụng bằng cách để chị làm vài thứ đồ vật để lại cho gia đình chị làm kỉ niệm. Tôi dùng ví dụ này để chỉ ra rằng không phải lúc nào chúng ta cũng nên nói mình bạch ra rằng họ đang thực sự bệnh rất nặng.Trước tiên chúng tôi cố tìm hiểu nhu cầu của người bệnh, cố nhận ra điểm mạnh và yếu ở họ, lắng nghe hay quan sát cử chỉ để xác định họ sẵn sàng đối diện thực tế tới mức nào. Chị K, khá là ngoại lệ, đã làm rõ ngay từ đầu rằng chị cần chối bỏ. Dù nhiều nhân viên cho là chị bị rối loạn thần kinh, những kiểm tra cho thấy chị hoàn toàn cảm giác được thực tế của mình bất kể vẻ ngoài cho ta thấy điều người lại. Chúng tôi biết được điều này vì biết chị không thể nào chấp nhận chuyện gia đình chị cần chị chết ‘càng sớm càng tốt,’ chị không thể nào chịu chết khi chị chỉ mới biết hưởng niềm vui với mấy đứa con nhỏ, và chị đã tuyệt vọng tin vào cách chữa trị bằng tín ngưỡng có thể giúp chị khỏe lại. Tuy nhiên ,chị cũng nhận thức bệnh tình của mình. Chị không chống chọi để xuất viện; và quả thật chị tự giúp mình thấy thoải mải ở trong bệnh viện. Chị bày biện xung quanh những thứ quen thuộc cứ như là chị sẽ ở lại lâu dài. (Chị chưa từng rời viện.) Chị cũng chấp nhận những giới hạn do chúng tôi đưa ra. Chị ăn uống theo yêu cầu trừ vài ngoại lệ khi quá sức chịu đựng của chị.Sau đó chị nhận ra rằng chị không thể sống với quá nhiều thứ ràng buộc như vậy và còn khổ hơn là chết. Cũng có thể xem sự phản kháng quá mức với thực ăn cần kiêng cử là 1 cố gắng tự tử, chị sẽ chết nhanh chóng nếu như các nhân viên không can thiệp kịp thời. Một cách nào đó, chị đã dao động giữa mong muốn chối bỏ hoàn toàn bệnh tình của mình và cố gắng tự tử. Bị gia đình chối bỏ, thường bị nhân viên bệnh viện canh chừng hay làm ngơ quá mức, chị trở thành 1 hình ảnh đáng thương, 1 người thiếu phụ trẻ trông xốc xếch ngồi tuyệt vọng và cô đơn trên thành giường, cầm điện thoại để nghe dù chị 1 âm thanh. Chị thấy mình được trốn chạy tạm thời trong ảo tưởng về làm đẹp, hoa, và yêu thương chăm sóc mà chị không có được trong đời thực. Chị không có nền tảng tôn giáo đủ mạnh để giúp chị vượt qua cơn khủng hoảng, và phải mất nhiều tuần, nhiều tháng trong im lặng để cuối cùng chị chấp nhận đối diện với cái chết mà không tự tử hay bị hóa điên. Phản ứng của chính chúng tôi với thiếu phụ trẻ này cũng đa dạng. Đầu tiên là hoàn toàn không tin. Làm sao mà chị tự dối mình đang khỏe mạnh khi người ta ép chị an uống giới hạn như vậy? Làm sao chị có thể ở trong bệnh viện, trải qua nhiều cuộc xét nghiệm mà vẫn tự thuyết phục mình là chị khỏe mạnh. Chúng tôi sớm nhận ra rằng chị không thể nghe những câu hỏi như vậy và được biết nhiều thêm về chị nhờ nói về những chuyện ít đau đớn hơn. Mặc dù chị luôn chối bỏ bệnh tình, chúng tôi có thể giúp được chị là nhờ chị là 1 thiếu phụ trẻ và vui vẻ, chị còn có con nhỏ và gia đình. Chúng tôi để chị chối bỏ nhiều như chị cần để sống và luôn bệnh chị trong suốt thời gian chị nằm viện. Khi nhân viên làm cho chị thấy cô lập, chúng tôi muốn nổi giận với họ và giúp chị mở lòng mình ra và chị đóng lại khi chúng tôi rời khỏi. Khi chúng tôi quen thuộc hơn với cá tính của chị thì thấy tính chị chẳng có gì lạ, thấy đồng cảm với chị và khi đó chúng tôi thấy khó mà chấp nhận thái độ lãng tránh của y tá với chị. Nói cho cùng, đó là chuyện thuộc về cá nhân, 1 cảm giác chia sẻ bằng ‘ngoại ngữ’ với 1 người không thê giao tiếp với những người khác. Chẳng có gì phải thắc mắc khi chúng tôi có can hệ sâu đậm với chị, hơn mức thông thường thấy ở các nhân viên bệnh viện. Trong cố gắng thấu hiểu nguyên do của sự can hệ này, chúng tôi phải thêm rằng đó là cảm giác bất mãn của chúng tôi khi không thể kê gọi gia đình chị đóng vai trò tích cực hơn với người bệnh đáng thương. Chúng tôi bất mãn thái độ của anh chồng với chị. Và- ai mà biết được- có lẽ đó chính là 1 biểu hiện của ước mơ trong tiềm thức rằng chúng tôi sẽ không bị chối bỏ như vậy nếu 1 ngày hoàn càng đẩy đưa chúng tôi vào trường hợp tương tự như chị. Hơn hết chị là 1 thiếu phụ trẻ có 2 đứa con nhỏ- mà trong hoàn cảnh đó tôi bắt đầu tự hỏi lẽ nào tôi không đồng tình với sự chối bỏ của chị. Điều này chỉ ra rằng chúng ta cần khảo sát nhiều hơn về phản ứng của chính chúng ta khi làm việc với người bệnh vì chúng sẽ luôn đươc phản chiếu lại trong cư xử của người bệnh và đóng góp quan trọng vào sự khỏe mạnh hay suy xụp của bệnh nhân. Nếu chúng ta thành thật tự nhìn lại thì chắc là chúng ta sẽ kinh nghiệm và trưởng thành hơn. Không có gì có thể giúp chúng ta trưởng thành tốt hơn chuyện tiếp xúc với những bệnh nhân cao niên rất nặng hay chờ chết.
(hết chương 3)
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-03-2006(UTC) Bài viết: 138 Đến từ: D-DN
Được cảm ơn: 5 lần trong 5 bài viết
|
Ai sinh ra mà ko tuân theo quy luật của cuộc sống sinh , lão , bệnh , tử . Em nghĩ điều đó là bình thường và ... em .. cũng ko sợ cái chết !... | >>> Bước Ra Đi Là Ngàn Lần Vấp Ngã <<< <<< Xin Mẹ Hiền Hãy Tha Thứ Cho Con >>> |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-03-2006(UTC) Bài viết: 23 Đến từ: Tào Lao
|
Chương 4 Giai đoạn 2: Giận dữ Chúng ta bẻ cong thế giới rồi nói nó lường gạt chúng ta Tagore, Những cánh chim lạc Có phải phản ứng đầu tiên của chúng ta trước tin thảm họa là ,’ Không, không đúng, không liên quan gì đến tôi,’ rồi nhường lối cho phản ứng mới khi biết rõ ràng đó là mình: ‘ Ồ, phải rồi, chính là mình, không còn nhầm lẫn gì nữa.’ May hay là không may , 1 vài bệnh nhân vẫn có thể làm cho cả thế giới tin là họ vẫn khỏe mạnh đến khi họ chết. Khi không thể kéo dài trạng thái chối bỏ, nó sẽ bị cảm giác giận dữ,thịnh nộ, ghen tị, và bực tức thay thế. Câu hỏi tiếp theo thành ‘ Tại sao lại là tôi?’ Như lời của 1 trong những bệnh nhân của chúng tôi, bác sĩ G., “ Tôi cho là hầu như ai trong vị trí của tôi cũng nhìn những người khác và nói , ‘À, tại sao không phải là anh ta’ và ý nghĩ đó xuất hiện trong đầu tôi nhiều lần…Một cụ ông mà tôi biết từ lúc tôi còn nhỏ đi xuống phố. Ông đã 82 tuổi, và chỉ là 1 ông già vô dụng. Ông bị đau thấp khớp, què quặt, dở bẩn, đúng là hạng người mà chả ai muốn bị thành như vậy cả. Và ý nghĩ đó đã đập mạnh vào đầu tôi, tại sao không phải là ông già Geogre đó mà lại là tôi?” (trích phỏng vấn bác sĩ G.) Trái ngược với trạng thái chối bỏ, gia đình và nhân viên cảm thấy rất khó khăn trong đương đầu với sự giận dữ của bệnh nhân. Lí do là cơn giận hầu như đến từ mọi phía và bất kì lúc nào. Mấy ông bác sĩ đúng là tệ hại, họ không biết nên khám gì và ăn uống kiêng cử thứ gì. Họ giữ bệnh nhân lại quá lâu trong bệnh viện hoặc không tôn trọng những ước muốn đặc biệt của bệnh nhân. Họ đưa vào phòng bệnh nhân những người bệnh khác trong khi bệnh nhân đã trả rất nhiều tiền chỉ để được có tự do cá nhân và nghỉ ngơi v.v. Ngay cả y tá cũng có thể là mục tiêu để họ giận dữ. Bệnh nhân đụng cái gì cũng không cho. Họ vừa rời phòng thì chuông đã kêu. Y tá bật đèn lúc mấy cổ bắt đầu viết báo cáo cho ca trực tới. Khi y tá kéo gối và xếp giường thì họ bị đổ thừa là không chịu để bệnh nhân yên. Khi họ để bệnh nhân yên, họ vẫn để đèn sáng để sắp xếp lại giường. Họ chẳng mong và vui vẻ đón tiếp người nhà tới thăm, cuộc chạm mặt là 1 sự kiện đau đớn. Người nhà sau đó thấy đau buồn và khóc lóc, tội lỗi hay xấu hổ, hay tránh không tới thăm nữa, điều chỉ làm tăng sự khó chịu và giận dữ ở bệnh nhân
Vấn đề ở đây là có quá ít người tự đặt mình vào vị trí người bệnh và tự vấn ngọn nguồn cơn giận. Có lẽ là chúng ta cũng sẽ giận dữ nếu như tất cả các hoạt động cuộc sống hàng ngày bị cắt đứt; nếu như là tất cả những thứ chúng ta muốn xây đều bị bỏ ngang để cho người khác hoàn tất; nếu như tất cả số tiền mà chúng ta vất vả kiếm được giành cho vài năm nghĩ ngơi và vui thú, hay du lịch và theo đuổi sở thích bị tiêu hết vào cái điều ‘đó không phải là tôi.’ Những gì chúng ta có thể làm khi nổi giận nếu không phải là trút nó vào những kẻ đang an hưởng những thứ đó? Có những kẻ hối hả bận rộn xung quanh chỉ nhắc cho chúng ta nhớ là chúng ta chẳng còn có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình. Có những kẻ kêu làm mấy cái xét nghiệm chẳng dễ chịu gì, kéo dài thời gian tại viện với đủ thứ giới hạn, hạn chế và mắc mỏ, vậy mà tới cuối ngày họ đi về nhà và hưởng thụ cuộc sống. Có những kẻ cứ kêu chúng ta nằm im để chích hay truyền dịch, khi đó chúng ta cứ như muổn nhảy ra khỏi bộ da của mình để làm gì đó và xem coi là mình hoạt động được ở mức nào ! Bất cứ chỗ nào bệnh nhân nhìn tới, anh ta đều cảm thấy buồn bã. Anh ta đặt cái truyền hình chỉ để coi 1 nhóm thanh niên nhảy mấy điệu nhạc hiện đại, điều mà chỉ làm anh thấy khó chịu thêm vì mỗi cử động chỉ làm anh thêm đau đớn. Anh xem 1 phim miền Tây mà trong đó người ta bị bắn lạnh lùng trong khi những kẻ bàng quan có tiếp tục uống bia. Anh sẽ so sánh chúng với gia đình và mấy nhân viên. Anh ta nghe bản tin toàn là tin về tàn phá, chiến tranh, những đám cháy, và bi kịch- ở nơi rất xa anh, thờ ơ với cuộc chiến và hoàn cảnh khốn khó của 1 cá nhân, người sau đó sẽ rơi vào quên lãng. Vì thế, bệnh nhân không để anh ta bị quên lãng. Anh sẽ lên tiếng, đưa ra yêu cầu, than phiền và đòi hỏi để người ta chú ý, có lẽ như là tiếng hét cuối cùng ‘ Tôi còn sống, đừng quên điều đó. Bạn có thể nghe tiếng tôi, tôi vẫn chưa chết mà.’
|
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|