Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Người_Rừng  
#1 Đã gửi : 19/08/2009 lúc 05:33:26(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết

Ký sự đường rừng “Nơi tận cùng thế giới”: Kỳ 1: Nỗi ám ảnh Irian Jaya

30-07-2009 14:24:43 GMT +7
Theo Lam Phong – Hoài Nam (SGTT)

Khám phá hòn đảo Kalimantan, Java, Sulawesi… Indonesia chúng tôi chạm mặt những người từ vùng đất mang tên Irian Jaya.



Dân làng Anemogi ở sâu trong thung lũng Baliem – trung tâm đảo Irian Jaya. Ảnh: Lam Phong

Đó là cảm giác hồi hộp pha lẫn ly kỳ, khi trước mắt chúng tôi là những con người với đôi mắt hoang dã và những hình vẽ chằng chịt trên cơ thể đầy kỳ bí, một nỗi ám ảnh mang tên Irian Jaya…

Vùng đất bị lãng quên…

Sau chuyến đi năm 2008, trở về Việt Nam, nỗi ám ảnh này luôn đeo đuổi những người làm báo chúng tôi. Khát khao tìm hiểu cuộc sống của các bộ tộc trên đảo Irian Jaya không ngừng thôi thúc chúng tôi tìm mọi cách để đến với vùng đất này và sống với những con người này…

Đảo Irian Jaya – còn có tên là Papua – Indonesia vốn là vùng đất bị chôn vùi trong bản đồ sinh tồn của loài người, chỉ đến khi những người Âu châu đầu tiên đặt chân đến đây khoảng thế kỷ 16, người ta mới bàng hoàng nhận ra, vẫn còn những con người sống tựa thuở hồng hoang.

Ngay cả thung lũng Baliem trung tâm đảo Irian Jaya cũng chỉ mới thật sự được khai phá vào cuối năm 1938 bởi người Hà Lan. Nó như một vùng đất bị lãng quên với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện đại. Đảo Irian Jaya do chính quyền Indonesia đặt vào năm 2002, nhưng trong cả chặng hành trình dài, chúng tôi vẫn thích gọi Papua dưới cái tên Irian Jaya hơn, đơn giản, Irian Jaya là danh từ mang đậm hơi thở của những thổ dân hoang dã Dani, Yali, Lani hay Korowai, Citak Mitak…

Sau gần một năm tìm kiếm và liên lạc với những người bạn trong “Nhóm khám phá – phiêu lưu Indonesia”, chúng tôi cũng vạch ra được lộ trình đến Irian Jaya, nhưng cả đoàn phải gửi tất cả hồ sơ giấy tờ từ một tháng trước ngày lên đường để làm giấy phép, Irian Jaya vẫn là vùng đất khép kín với thế giới.

Vị trí địa lý xa xôi, khó tiếp cận của đảo Irian Jaya đã làm cho các bộ tộc vẫn giữ được những thói quen và tập tục rất riêng của mình. Hầu hết đàn ông của các bộ tộc sử dụng Koteka – một dạng quả bầu phơi khô để che phần dương vật của mình, còn người phụ nữ thường ở trần, mặc loại váy đan từ những cây cỏ rất mềm nhưng dẻo dai. Họ cư trú trong những căn nhà tròn gọi là honai hay nhà trên cây và sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và hái lượm.

Wamena – điểm kết nối “hai thế giới”

Mặc dù đã được những người bạn đồng hành cảnh báo trước về một chặng đường khó khăn, nhưng phải đến khi thực sự bắt đầu hành trình đến Irian Jaya, chúng tôi mới cảm nhận được điều đó. Từ TP.HCM, chúng tôi bay qua rất nhiều chặng: Singapore – Jakarta – Ujung Pandang (Makassar) – Biak – Jayapura – Wamena…, đó là hành trình bay dài nhất mà chúng tôi được biết trong khu vực Đông Nam Á – tất cả mất đúng 24 giờ đồng hồ di chuyển liên tục.



Trong nhà chờ sân bay Wamena cũng có những thổ dân Dani hoang dã. Ảnh: Lam Phong

Cùng chúng tôi trong chuyến bay từ Jayapura đến Wamena là những thổ dân bản địa, chân trần, mặc độc bộ quần áo mỏng, đàn ông phụ nữ chỉ ngưng nhai trầu và rời điếu thuốc lá khi ra tận cửa máy bay. Hầu như không có bất cứ con đường bộ nào đến được Wamena, ngoài đường hàng không. Do đó, có thể nói Wamena chính là điểm kết nối hai thế giới: hiện đại và hoang dã. Cách duy nhất vận chuyển hàng hoá, lương thực, tiếp tế đến vùng đất này là bằng đường hàng không nên vật giá ở Wamena cao cấp 4 – 5 lần ở thủ đô Jakarta. Wamena cũng là sân bay được xây dựng bằng trực thăng vận tải bởi người Hà Lan. Đây là sân bay thử thách với các phi công bởi xung quanh là những ngọn núi cao và chỉ có duy nhất một khe núi để máy bay hạ và cất cánh.

Chúng tôi khá bất ngờ khi người bạn đồng hành tên Rufus đón chúng tôi và bàn lịch trình khám phá bằng chiếc bản đồ vẽ bằng tay mô tả thung lũng Baliem. Rufus cho biết, ở Indonesia, không có bản đồ chi tiết khu vực Irian Jaya, vì việc đo đạc khảo sát đều bị hạn chế bởi địa hình nơi đây quá phức tạp.

Hành trình kéo dài gần một tháng của chúng tôi sắp đến chỉ dựa vào tấm bản đồ vẽ bằng tay và kinh nghiệm “xương máu” của nhóm thổ dân dẫn đường. Wamena gần như là trạm trung chuyển cho chúng tôi trước khi vào thế giới của các bộ tộc hoang dã. Rufus cho biết, từ thị trấn, chúng tôi sẽ phải hành quân trong rừng già nguyên sinh suốt một tuần, chinh phục những ngọn núi dựng đứng ở độ cao 2.500m mới có thể đến được vùng cư trú của những bộ tộc Dani và Yali nguyên sơ. Tổng cộng hành trình lên đến gần 300km.

Chúng tôi đang đứng trước cửa ngõ của một thế giới khác, dãy núi Jayawijaya với đỉnh Trikora cao gần năm ngàn mét phía xa xa ẩn trong mây mù như một thách thức đang chờ đón những bước chân khám khá…

Kỳ 2: Dani – bộ tộc săn đầu người

Vượt qua những màn tra tấn thể lực giữa rừng già nhiệt đới, các phóng viên đã đối diện với người Dani – bộ tộc săn đầu người…Irian Jaya thuộc dải đảo Melanesia bao gồm quốc gia Papua New Guinea, phần đông Úc và các đảo cực đông Indonesia. Hòn đảo này có diện tích 422.000km2, dân số dao động khoảng 2 triệu người (phần phía đông thuộc Papua New Guinea có dân số khoảng 5 triệu người, nhưng có đến 850 ngôn ngữ thổ dân). Đây được xem là vùng đất ít được người hiện đại khám phá nhất thế giới.


Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Quảng cáo
Offline Người_Rừng  
#2 Đã gửi : 19/08/2009 lúc 05:35:02(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
Dani – bộ tộc săn đầu người
01-08-2009 10:28:25 GMT +7
Theo Lam Phong – Hoài Nam (SGTT)

Để có thể tồn tại trong rừng hàng tuần lễ, ở điều kiện cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài, chúng tôi phải thuê một nhóm người khuân vác, dẫn đường, phiên dịch.



Buổi lễ hiến tế heo đậm màu sắc tiền sử của bộ tộc Dani. Ảnh: Lam Phong

Trước khi bước chân vào hành trình đi tìm thế giới hoang dã, không một ai trong chúng tôi có thể tưởng tượng được chặng đường rừng lại dài thăm thẳm và kinh hoàng đến thế, nó như một màn tra tấn thể lực liên tục trong nhiều ngày… để được diện kiến với những bộ tộc săn đầu người…

Hành trang của nhóm ngoài phương tiện tác nghiệp còn là thực phẩm, mì gói, gạo, nước… đủ dùng cho 15 người. Chúng tôi khởi hành về hướng đông, cặp theo con sông Baliem cuồn cuộn chảy dữ dội.

Đi trong mây

Ngày đầu tiên vắt sức chúng tôi bởi những con đường dốc dựng đứng. Người Dani qua bao thế hệ đã tạo ra những con đường mòn cheo leo bên sườn núi. Hành trình của đoàn thường xuyên bị cản trở bởi những cơn mưa rừng nhiệt đới. Đơn vị tính quãng đường chuyển từ kilômét sang tính bằng ngày.

Ngày đường thứ ba, sương mù giăng khắp khu vực Kawalo, cả đoàn gần như kiệt sức, ngay cả những thổ dân chuyên đi rừng cũng ngã bệnh. Rufus khuyên chúng tôi nên ở lại chờ bớt mưa, bởi mưa rừng có thể tạo lũ quét rất nguy hiểm, nhưng với mong muốn gặp những người Dani cứ kéo chúng tôi đứng lên, quyết tâm chinh phục những con dốc cao ngửa mặt. Qua thiết bị đo độ cao, chúng tôi biết mình đang đi trong mây ở độ cao 2.500m của dãy Jayawijaya, địa hình rất khó khăn, phải bước qua những hòn đá đầy rêu khiến các thành viên trong đoàn không ít lần trượt ngã, có người té ngã đến vỡ cả máy ảnh, máy quay phim...

Đỉnh điểm của cuộc hành trình gian khó này là khi các phóng viên bị lạc nhau giữa cánh rừng hoang trong cơn mưa rừng tầm tã và bóng tối phủ kín. Với kinh nghiệm đi rừng xuất sắc, Rufus đã quay ngược trở lại suốt nhiều giờ liền để tìm kiếm những thành viên lạc rừng, và thật may mắn khi mọi người đều bình an.

Chúng tôi đặt chân đến được Pukam vào quá nửa đêm của ngày đường thứ năm hành trình xuyên rừng, vượt núi với toàn bộ hành lý đều bị ướt sũng và thân thể rã rời. Nơi đây, có một vài ngôi nhà honai của người Dani. Thế nhưng, Rufus đã làm mọi người mừng hụt: “Chúng ta tạm nghỉ qua đêm, ngày mai tiếp tục đi, bởi điểm đến là làng Wesalep của người Dani còn đến hai ngày luồn rừng nữa!” Và chúng tôi cứ đi trong cảm giác mụ mị cho đến khi một ngôi làng Dani hiện ra một cách hoang dã…

Diện kiến người Dani



Phóng viênvà tù trưởng Mariorus người Dani. Ảnh: Lam Phong

Đó là làng Wesalep, nằm cách Wamena đúng một tuần đi bộ băng rừng, làng nằm lọt thỏm giữa những đỉnh núi thuộc dãy Jayawijaya có độ cao hơn 4.800m so với mặt nước biển (đỉnh núi cao đứng thứ hai ở Indonesia).

Trước mắt chúng tôi là những người đàn ông Dani bản địa vui vẻ, ùa ra chào đón chúng tôi, tay bắt, miệng không ngớt nói “wa, wa, wa…” như một câu chào mừng. Họ “mặc” trên mình chiếc koteka bằng quả bầu phơi khô. Đây là loại bầu dài mà chỉ người Dani có hạt giống. Đáy quả bầu được khoét một lỗ dùng để che dương vật, phía trên ngọn, người đàn ông cắm chiếc đuôi của loài chuột Irian Jaya mà anh ta săn được như một cách trang trí và chứng minh sự tài năng của mình. Quả bầu khô được giữ vững bằng những sợi dây mảnh cột ngang qua thắt lưng. Phụ nữ Dani đều ở trần, người đã có gia đình mặc chiếc váy truyền thống ngang hông, những cô gái trẻ mặc váy đan bằng cỏ dài gần đầu gối.

Cuộc sống hoang sơ đã có một chút “ánh sáng văn minh”, người Dani đã biết trồng khoai lang, khoai từ ngay trên mảnh đất quanh làng. Đàn ông và phụ nữ Dani rất thích hút thuốc. Chế độ mẫu hệ thị tộc vẫn tồn tại trong lòng bộ tộc, người phụ nữ làm tất cả công việc như chăm sóc vườn tược, hái lượm, chế biến thức ăn, chăm sóc con cái. Đàn ông Dani đảm nhận phần dựng nhà, và đi săn bắn khi hết thức ăn trong gia đình. Phần lớn thời gian họ tụ tập trong honai dành riêng cho đàn ông và hút thuốc.

Những người Dani trước đây nổi tiếng với tập tục săn đầu người, nhưng nay trước áp lực của chính quyền, họ đã từ bỏ tập tục rùng rợn này, nhưng nhìn người Dani vẫn giữ thói quen đeo khuyên mũi bằng chiếc nanh heo rừng, tay luôn lăm lăm những ngọn giáo nhọn và bộ cung tên khiến chúng tôi vẫn có cảm giác rợn người ngay trong buổi sơ giao. Xưa kia, chiến binh Dani rất mạnh mẽ, họ luôn là người chiến thắng trong các cuộc chiến giành đất đai và phụ nữ, chiến lợi phẩm lớn nhất là những chiếc thủ cấp của đối phương, chiến binh Dani nào thu được nhiều thủ cấp của đối phương nhất sẽ là người được kính trọng nhất. Thung lũng Baliem từng in kín dấu chân của chiến binh Dani, họ luôn tự hào mình là những chủ nhân đích thực của vùng đất này và được các bộ tộc khác kính nể.

Kỳ 3: Bí mật của người Dani

Người Dani không chỉ được biết đến với tập tục ướp xác hàng trăm năm, mà còn là những nghi thức hiến sinh, hành xác rất đau đớn, cắt lìa một phần thân thể người còn sống để bày tỏ lòng thành với tổ tiên, người đã mất…


Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Offline Người_Rừng  
#3 Đã gửi : 19/08/2009 lúc 05:36:24(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
Bí mật của người Dani
04-08-2009 18:43:45 GMT +7
Theo Lam Phong – Hoài Nam (SGTT)

Người Dani không chỉ được biết đến với tập tục ướp xác hàng trăm năm, mà còn là những nghi thức hiến sinh, hành xác rất đau đớn, cắt lìa một phần thân thể người còn sống để bày tỏ lòng thành với tổ tiên, người đã mất…



Xác ướp hoàn toàn không được bảo quản bằng bất cứ loại hóa chất nào nhưng vẫn còn nguyên vẹn ngay cả trong môi trường ẩm thấp ở Irian Jaya suốt 250 năm. Ảnh: Lam Phong

Trong những ngày cùng săn bắt, cùng hái lượm, cùng sinh sống trong lòng bộ tộc Dani ở thung lũng Baliem, chúng tôi ngày càng trở nên thân thiện hơn với những chiến binh Dani.

Trong một ngày trời u ám, khi thấy tù trưởng Wimitok Mabe ngồi trầm ngâm trước căn nhà honai, chúng tôi bước lại gần. Tù trưởng Mabe nhìn chúng tôi hồi lâu rồi cất tiếng: “Này, những người bạn Việt Nam kia, có muốn xem báu vật của người Dani không?” Tất cả chúng tôi đều sững sờ và chỉ biết gật đầu.

 

Xác ướp 250 năm tuổi

 

Tù trưởng đứng dậy và ra hiệu cho chúng tôi đứng chờ trước căn nhà honai ẩm thấp, tối mù. Mabe gọi căn nhà này là nhà thiêng, đây là căn nhà mà người dẫn đường luôn căn dặn chúng tôi không được bước vào nếu không có sự cho phép của tù trưởng.

Chúng tôi dõi theo tù trưởng Mabe bước sâu vào bên trong, giây lát sau ông mang ra một vật đen bóng, ban đầu chúng tôi không thể nhận ra đó là gì. Đến khi tù trưởng đưa ra ánh sáng nơi khung cửa, chúng tôi mới bàng hoàng nhận ra đó là một xác ướp!

Tù trưởng đặt xác ướp một cách trân trọng lên một bệ gỗ trước căn honai và từ tốn cho biết: “Đây là xác ướp vị tộc trưởng của chúng tôi, ông ấy mất cách đây đã 250 năm. Ông là người anh hùng của bộ tộc, từng lãnh đạo dân làng chiến đấu chống kẻ thù trong những cuộc săn đầu người đẫm máu để tranh giành vùng đất Mumi này. Khi ông chết, thi thể ông được ướp khô để bộ tộc luôn tưởng nhớ công lao của ông”.

 

 



Lưu giữ xác ướp là niềm tự hào và trách nhiệm cao cả của tù trưởng Mabe. Ảnh: Lam Phong

 

Theo tù trưởng Mabe, người Dani khi mất đi họ có nhiều cách để an táng người đã khuất, thông thường là đem thiêu, hoặc bỏ xác vào một chiếc hòm rồi đặt sau ngôi nhà truyền thống honai.

Duy chỉ có những tộc trưởng Dani oai hùng mới được ướp xác. Bởi thế, dù có rất nhiều vị tù trưởng ở các làng trong bộ tộc Dani, nhưng đến nay mới chỉ có bốn xác ướp được phát hiện.

 

Khi vào những ngày cuối đời, vị tù trưởng sẽ chỉ định ai là người kế vị, và người đó cũng là người duy nhất nhận trách nhiệm ướp xác tù trưởng. Tù trưởng Mabe cho biết thêm, sau khi qua đời, thi thể của vị tù trưởng đáng kính kia được tắm rửa bằng nước thiêng lấy từ hồ muối trên đỉnh núi Anemogi.

Sau đó thi hài ông được hun trong ngôi nhà honai ở tư thế ngồi bó gối vẫn “mặc” nguyên chiếc koteka, tay cầm chiếc rìu đá, cổ và đầu mang những vòng trang sức đan từ dây rừng.

 

Trong khi hun, thi hài của vị tù trưởng sẽ được khoét một lỗ ở phần lưng hông để nội tạng, chất lỏng và mỡ chảy ra. Việc hun xác kéo dài từ một đến ba tháng và chỉ kết thúc khi thi hài của tù trưởng đã thực sự khô. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng này, người kế vị được vợ phục vụ những bữa ăn hàng ngày nhưng bị cấm tuyệt đối việc gần gũi phụ nữ.

 

Mỗi năm, vào các dịp lễ tế, tù trưởng phải cúng tế heo mới được mang xác ướp ra để dân làng chiêm ngưỡng. Họ cột những chiếc vòng cổ cầu xin may mắn cho cả làng.

 

Những bàn tay thiếu ngón

 

 



Khi mỗi người thân trong gia đình mất đi, phụ nữ Dani lại cắt một lóng tay để tỏ lòng đau xót. Ảnh: Lam Phong

 

Tại ngôi làng này, chúng tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy khá nhiều phụ nữ bị thiếu những lóng tay, có người mất lóng cả bàn tay…

 

Bà Mereka, một người phụ nữ Dani xoè cả hai bàn tay nay chỉ còn lại bốn ngón, bà kể chúng tôi nghe tập tục kỳ lạ và đau đớn của những người phụ nữ Dani: “Một người thân trong gia đình mất đi, tất cả những người phụ nữ trong gia đình sẽ bôi bùn lên người và mặt để chịu tang, sau đó chúng tôi sẽ biểu lộ sự mất mát bằng việc cắt đi một hoặc hai đốt ngón tay. Nếu những người thân mất đi mà số đốt tay không đủ để cắt bỏ, phần thân thể kế tiếp sẽ là vành tai, mũi. Đó là cách rõ ràng nhất để chứng minh tình yêu thương của chúng tôi với người đã khuất”.

 

Bà Mereka kể lại cho chúng tôi nghe về trải nghiệm đau đớn của chính mình: “Việc cắt ngón tay diễn ra phải hết sức kín đáo, không được phép cho ai biết, chúng tôi dùng rìu đá mài nhọn đến một nơi thanh vắng, chặt cho đốt xương ngón tay giập đi.

Sau đó, về lại làng, người làng nhìn thấy ngón tay bị giập sẽ tụ tập lại, dùng xương ống chân của chim caswari, một loài chim lớn như đà điểu mài bén, giúp sức cắt lìa đốt ngón tay đã bị giập xương, sau đó bó lại bằng lá rừng cho đến khi vết thương lành hẳn”. Khi chúng tôi hỏi có phương pháp nào giảm đau không? Bà Mereka hỏi lại: “Giảm đau là cái gì? Rất đau, nhưng chúng tôi phải làm thôi!”

 

Mặc cho vết cắt nhiễm trùng, sưng tấy gây đau đớn, thậm chí gây hoại tử, chết người, nhưng những người phụ nữ vẫn ngày ngày vào rừng săn bắt, hái lượm tìm cái ăn. Họ tự lý giải rằng, chẳng có nỗi buồn nào hơn mất đi một người thân, việc cắt lìa ngón tay dù rất đau đớn nhưng nó cũng làm cho người ta quên bớt đi “vết thương” sâu đậm trong tim. Trên đường từ Wesalep về Wamerek, đồng hành với chúng tôi trong đường rừng là già Jetsin. Ông vừa mới cắt một đốt ngón trỏ vì người con trai lớn qua đời. Ông Jetsin nói: “Vết thương càng đau đớn bao nhiêu, người thân của tôi sẽ thấu hiểu và phù hộ cho tôi cùng gia đình…”

 

Chúng tôi hiểu rằng, giữa chốn đại ngàn bao la, chỉ có sức mạnh của tinh thần mới làm cho con người vượt qua những khó khăn, đau đớn của thể xác. Những ngày lặn lội trong rừng sâu, câu chuyện về tập tục cắt tay kỳ lạ của người Dani càng thôi thúc chúng tôi can đảm hơn, dấn thân vào hành trình đi tìm những bí ẩn của nhiều bộ tộc đang sống trong một thế giới hoang dã khác…

 

Kỳ 4: “Đại dương” trên đỉnh Anemogi


Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Offline Người_Rừng  
#4 Đã gửi : 19/08/2009 lúc 05:37:52(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
KỲ 4: “Đại dương” trên đỉnh Anemogi

08-08-2009 12:58:45 GMT +7
Theo Lam Phong – Hoài Nam (SGTT)

Các bộ tộc trong vùng gọi nước từ hồ muối là nước thiêng. Vì thế, cuộc chiến giữa các bộ tộc thường xuyên xảy ra để làm chủ hồ muối.

 



Bẹ chuối được vắt khô rồi ngâm xuống hồ để nước mặn ngấm vào

 

Người Dani vốn là một bộ tộc thiện chiến trên đảo Irian Jaya, được ví như những chủ nhân của thung lũng Baliem. Sự phát triển của các bộ tộc luôn gắn liền với những cuộc chiến. Điều đó thể hiện rất rõ với việc đi khắp các bộ tộc trong rừng sâu, chúng tôi đều bắt gặp các hình ảnh chiến binh, đó là những chàng trai mạnh mẽ ở Wamerek, Pukam…

 

Truyền thuyết chiến binh

 

Chiến tranh xảy ra giữa các bộ tộc vì nhiều lẽ, tù trưởng Marianus ở làng Anemogi, người từng trực tiếp tham chiến trong quá khứ kể cho chúng tôi nghe về những cuộc chiến đẫm máu: “Chiến tranh xảy ra, khi có sự tranh chấp đất đai hoặc phụ nữ giữa các bộ tộc, giữa làng này với làng khác, cuộc chiến thường kéo dài nhiều ngày để phân định thắng bại, và kẻ thua cuộc sẽ bị xẻ thịt, phân chia cho cả làng ăn mừng chiến thắng. Ngoài hai nguyên do ấy, còn vì ngọn núi Anemogi nơi toạ lạc báu vật của thung lũng Baliem – hồ muối”.

 

Cả vùng thung lũng trung tâm Irian Jaya mênh mông, với nhiều bộ tộc và cư dân sinh sống, nhưng hồ muối chỉ có một. Những ngày dài đi suốt nhiều cánh rừng để tìm gặp người Dani, chúng tôi thực sự hiểu giá trị của từng hạt muối chốn thâm sơn cùng cốc quý giá thế nào đối với việc sinh tồn của con người. Câu chuyện kể của tù trưởng Marianus về những cuộc quyết chiến giữa rừng sâu để giành lấy quyền làm chủ hồ muối thiêng, đã khiến chúng tôi quyết định tìm đường đến nơi đó.

 

Đỉnh Anemogi cách Wamena khoảng 40km về hướng đông và mất khoảng một ngày đi đường mới đến được chân núi. Trở về từ Iboroma sau hai tuần trong rừng hoang, đến chân ngọn Anemogi khi trời đã về chiều, thật may mắn, chúng tôi gặp chị Johania, một nữ thổ dân người Dani đang đi rừng về.

Chị Johania sinh ra ở làng Anemogi, nơi các tù trưởng đã lãnh đạo dân làng bảo vệ hồ muối qua nhiều thế hệ. Chị cảnh báo hành trình lên núi sẽ rất khó khăn, nên có thể nhờ người làng đi cùng dẫn đường. Chỉ trong chốc lát, đã thấy thanh niên, trẻ con trong làng ùa ra, tình nguyện làm người dẫn đường cho chúng tôi. Cuộc hành quân lên đỉnh núi thiêng đông đảo như một đoàn chiến binh giữa rừng già…

 

Vượt lên chính mình

 

 



Dốc cao trên 60 độ là “đặc sản” của đường lên hồ muối

 

Đường lên đỉnh Anemogi khó khăn ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi. Hồ muối xưa kia từng là báu vật của làng, vì vậy được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt. Địa hình vách núi dựng đứng, chia thành nhiều ngả để đánh lạc hướng kẻ thù đã khiến những con đường lên đỉnh trở nên lắt léo, đầy vực sâu hết sức nguy hiểm.

Nhưng có lẽ quá quen với “ma trận” cheo leo này, chị Johania băng băng vượt núi bỏ chúng tôi phía sau rất xa và cũng khi màn đêm buông xuống, dân làng rời bỏ chúng tôi dần dần, hỏi ra mới biết họ rất sợ và không dám làm kinh động sự thiêng liêng của hồ muối.

 

Trời tối rất nhanh, nhưng đỉnh Anemogi vẫn còn ở tít trên cao phía trước. Ý nghĩ bỏ cuộc đã bắt đầu nhen nhóm trong một số thành viên, nhưng chính giây phút căng thẳng này, những thành viên của báo Sài Gòn Tiếp Thị chính là những người dũng cảm nhất, động viên những người bạn thổ dân vượt lên để một lần thấy tận mắt hồ muối thiêng.

 

Vượt qua những đoạn đường mòn trơn trượt, những dòng thác hung hãn, những vạt rừng rêu phong trên dốc đứng, sau hai tiếng đồng hồ chúng tôi cũng đến được hồ muối. Cảm nhận ban đầu khác hẳn với những gì chúng tôi tưởng tượng.

Hồ muối nhỏ tựa một cái ao, ngay bên cạnh hồ cách vài tảng đá là dòng suối nước ngọt chảy qua. Chúng tôi thử nếm những giọt nước ở hồ và thật lạ lùng khi trên đỉnh ngọn núi cao, ven suối lại có một hồ chứa nước mặn như thế. Người dẫn đường Rufus cho biết, gặp những ngày mưa lũ lớn, nước ngọt tràn đầy vào hồ, nhưng chỉ sau vài ngày, hồ muối lại trở lại vị mặn ban đầu của nó. Độ sâu của nước hồ muối chỉ quá gối, nhưng từ bao đời nay không bao giờ cạn.

 

Chị Johania chuẩn bị cho chúng tôi bữa ăn tối đúng theo cách của thổ dân Dani. Những bẹ chuối được tách ra, vắt cho khô nước và thả xuống hồ muối để nước mặn ngấm vào, những đọt non của thân chuối được nhai nhừ, vắt lại rồi ngâm vào hồ muối. Những phần muối ngấm vào chuối non sẽ được ăn ngay cùng khoai rừng, thịt thú rừng. Phần thân chuối già khi ngấm đầy nước muối sẽ được cuộn tròn lại, đem về để trên bếp lửa hong khô bằng khói đến đen cứng lại như than, khi ăn đem giã nát hoặc mài vụn hoà với nước để dùng. Đó chính là cách sử dụng muối từ ngàn năm qua của thổ dân vùng thung lũng Baliem.

 

Hồ muối với người làng Anemogi xưa kia như là một bí mật. Họ không có lý giải nguyên do hồ muối từ đâu mà có, chỉ biết hồ muối vô cùng quan trọng trong đời sống và dân làng phải bảo vệ giữ gìn.

Trong khi chờ muối thấm vào các bẹ chuối, Johania thư thả rít điếu thuốc lá và cởi mở chia sẻ: “Từ nhỏ đến khi lớn lên, cả làng chúng tôi ai cũng phải sống nhờ vào vị mặn của hồ muối Anemogi.

Trong những dịp lễ tế, trẻ con thường được tù trưởng kể về những cuộc chiến bảo vệ hồ muối rất khốc liệt. Làng phải cử trai tráng khoẻ mạnh để ngày đêm bảo vệ hồ muối tránh bị xâm chiếm. Lớn lên, các bé gái theo mẹ học cách đi lấy muối từ thân cây chuối rừng. Đó là cách khai thác muối duy nhất mà tổ tiên đã truyền lại cho chúng tôi”.

 

Bóng đêm tràn xuống đỉnh núi, gió lạnh thổi từng cơn luồn vào rừng cây tạo nên những tiếng hú rùng rợn. Johania vội vàng xuống núi. Hai cô cậu bé Julise và Emiri, những người làng tình nguyện hiếm hoi còn lại đưa chúng tôi lên tận đỉnh vẫn tự tin đưa chúng tôi theo đường mòn thẳng đứng trở lại chân núi. Với những đứa trẻ này, việc lên hồ muối thiêng đã trở thành dấu ấn sâu đậm và rất có ý nghĩa, vì chúng sẽ là những chủ nhân tương lai của hồ muối. Còn với chúng tôi, một hồ muối thiêng giữa vùng đất hoang là một chứng minh nơi cao vút xa tít tắp này, ngàn xưa đã từng là đáy đại dương mênh mông…

 

Kỳ 5: Huyền thoại chiến binh Yali

 

Những rắc rối bắt đầu đến với các phóng viên khi phải đối diện với những chiến binh cao 1,5m trong rừng Trikora...


Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Offline Người_Rừng  
#5 Đã gửi : 19/08/2009 lúc 05:39:05(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
KỲ 5: Huyền thoại chiến binh Yali

09-08-2009 10:15:22 GMT +7
Theo Lam Phong – Hoài Nam (SGTT)

Ở vùng đất Irian Jaya, bộ tộc Yali chọn nơi sinh sống cheo leo nhất – những dãy núi có độ cao trên 2.500 – 4.000m so với mặt nước biển.

 

 

Bởi vậy, để diện kiến được những người con của bộ tộc Yali thực sự là một thử thách lớn trong hành trình đến “nơi tận cùng thế giới”

 

Từ thị trấn Wamena – trung tâm của đảo Irian Jaya, trải qua bốn ngày đường vượt núi, trèo đèo đến Wuserem, Pukam, Wet, và Lilibal với trung bình từ 8 đến 11 giờ đi bộ mỗi ngày, cuối cùng chúng tôi cũng đến nơi ở của những người Yali hoang dã đang sống trong rặng núi Punkat Trikora có độ cao 4.730m – dãy núi cao thứ hai của Indonesia. Bộ tộc Yali rất đặc biệt so với các bộ tộc khác, họ có hình dáng bên ngoài thấp bé, với chiều cao trung bình 1,5m nhưng lại được các bộ tộc khác trên đảo Irian Jaya kính nể vì có truyền thuyết rằng, xa xưa có một dân tộc là Papuan Yalis đã tiêu diệt hết kẻ thù của mình, không chỉ dừng lại ở việc ăn thịt người mà họ còn xay xương kẻ thù rải khắp thung lũng, từ đó mọi bộ tộc ở Irian Jaya đều tỏ ra nể sợ người Yalis, đó chính là người Yali ngày nay.



Người đàn ông Yali mang bộ “váy” xoắn ốc bằng mây rừng, phụ nữ mang váy cỏ

 

Những bộ trang phục kỳ lạ

 

Ngày thứ tư của cuộc hành trình vượt núi rất gian nan đi tìm người Yali, sau khi vượt qua được một rặng núi cao, những cánh rừng dương xỉ dày đặc, một ngôi làng nhỏ hiện ra trước mắt, người thổ dân dẫn đường hô to: Yali, Yali… Mọi cảm giác cực nhọc, đói khát gần như tan biến hết, chúng tôi đã đặt chân đến được Lilibal, làng của bộ tộc Yali!

 

Nhưng rắc rối bắt đầu từ đây. Vị tù trưởng và nhiều chiến binh Yali của làng Lilibal chạy ra tận bìa rừng để quan sát những người lạ mặt xâm nhập vùng đất của họ. Một trục trặc nhỏ lại đến khi tất cả những người thổ dân dẫn đường cho chúng tôi đều nói ngôn ngữ khác, họ không thể hiểu người Yali nói gì, nên buổi sơ giao chỉ là ánh mắt và những cái bắt tay lạnh lùng. Vị tộc trưởng nhỏ thó ngoắc tay ra hiệu cả đoàn theo ông về làng để tìm “thông dịch viên”, bởi con trai ông biết một trong những thổ ngữ mà những thổ dân dẫn đường cho chúng tôi sử dụng. Phải mất cả tiếng đồng hồ để cho người đi gọi người con trai tù trưởng về để làm “thông dịch”, bởi họ đang ở trong rừng sâu. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một người đàn ông nhỏ bé, trong trang phục hết sức độc đáo, cổ đeo miếng ốc lớn đã được mài gọn gàng mà sau này chúng tôi mới biết đó là vật hết sức giá trị, phải đổi bằng cả một con heo rừng mới có được, tai phải người Yali xiên một khúc cây rừng to bằng ngón tay cái, phần thân người được phủ những vòng mây từ trên xuống dưới, và che dương vật bằng một trái bầu vươn thẳng ra trước rất dài.

 

Tù trưởng làng Lilibal tên Roni, ông không thể nhớ mình bao nhiêu tuổi, bởi người Yali không có khái niệm về đo đếm thời gian. Khi chúng tôi thắc mắc về bộ trang phục có hình xoắn ốc của người Yali, Yemina, người con trai tù trưởng giải thích: “Đàn ông Yali kết mây rừng thành những vòng và đeo từ ngực xuống đầu gối theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Tổ tiên của người Yali ngày xưa đã ăn mặc như thế, và truyền lại cho đời sau cứ theo đó mà mặc. Ngoài tác dụng che thân, những vòng mây xoắn tít chính là chiếc áo giáp để tự vệ mỗi khi chúng tôi tham gia vào các trận chiến chống kẻ thù, nó có thể ngăn được những mũi giáo và cung tên…”

 

Khác với đàn ông, phụ nữ Yali làm váy cỏ để che phần hạ thể, để ngực trần. Thân hình của họ cũng rất nhỏ bé. Váy cỏ được kết từ một loại cỏ núi dày ở khu vực núi cao, dẻo dai và to bản. Mỗi lớp váy cỏ được tạo thành bởi hàng chục lớp cỏ xếp chồng lên nhau. Một lớp váy tương đương với khoảng bốn năm tuổi, khi cô gái Yali mặc váy có bốn lớp thì có nghĩa cô đã sẵn sàng cho việc lập gia đình. Thường chàng trai nào muốn cưới một cô gái, anh sẽ mang cây thuốc lá còn tươi đến cho gia đình cô gái. Khi ấy họ sẽ hiểu rằng, chàng trai cần một người để hong khô lá thuốc lá và nếu chấp nhận, họ sẽ giữ lại cây thuốc lá, chờ khi cô gái lớn lên sẽ gả cho chàng trai kia.

 

Câu chuyện tù trưởng Roni

 

 



Tù trưởng Roni xỏ nanh heo, một loại trang sức của người Yali

 

Người Yali tuy nhỏ bé nhất trong các bộ tộc ở thung lũng Baliem nhưng rất kiên cường trong chiến trận. Khi nói chuyện cùng ông Roni, chúng tôi hết sức bất ngờ và thú vị khi biết rằng ông chính là một chiến binh lẫy lừng của khắp vùng rừng núi Trikora, người từng lãnh đạo bộ tộc của mình trong các cuộc chiến lớn và giành được rất nhiều chiến thắng vẻ vang trong suốt cuộc đời ông. Người chiến binh núi rừng ấy rất tự hào chỉ cho chúng tôi thấy từng vết sẹo còn in hằn trên mặt, và các phần thân thể như một minh chứng về sự dũng cảm, gan dạ.

 

Roni cho biết: “Người Yali không hề có khái niệm thua cuộc mỗi khi ra trận. Khi có chiến tranh xảy ra giữa các bộ tộc, chiến binh Yali chia ra thành ba lớp trong một đội quân. Lớp đầu tiên là những người nhỏ nhất và gan dạ nhất. Những người to nhất và sẵn sàng hy sinh chiến đấu đến cùng ở lớp thứ ba”. Chính lối đánh lăn xả và gan dạ với thế trận nhiều lớp chiến binh như thế đã phần nào lý giải được sự kính nể của các bộ tộc khác với người Yali.

 

Chúng tôi khá rợn người khi được biết, các chiến binh Yali chỉ mới bỏ hủ tục bắt được tù binh làm lễ tế và ăn thịt. Đó là vào khoảng những năm 1970, khi đó chính tù trưởng Roni đã ăn thịt bàn chân kẻ thù của mình. Sau đó, do áp lực của các bộ tộc khác và chính quyền nghiêm cấm nên người Yali đã bỏ hẳn tập tục đáng sợ này. Nhưng từ ấy, cả vùng phía tây thung lũng Baliem, các bộ tộc khác đều khiếp sợ mỗi khi nghe đến cái tên tù trưởng Roni của làng Lilibal.

 

Tuổi đã xế chiều nhưng tù trưởng Roni vẫn sống trong trạng thái của một chiến binh, trong tay ông luôn thủ sẵn bộ cung tên đã gắn với mình bao năm qua. Một ngày của ông bây giờ là những chuyến lặn lội trong những khu rừng quanh làng, săn bắn và giữ gìn sự bình yên cho cả bộ tộc. Những cuộc chiến săn đầu người nay đã không còn, nhưng Roni vẫn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc hành trình của chúng tôi đi qua nhiều bộ tộc khác trong vùng rừng núi Trikora thâm u đến nghẹt thở…

 

Kỳ 6: Lani – “Những kẻ trốn chạy”

 

Những người Lani thật lạ lùng, họ “mặc” những chiếc Koteka – dụng cụ che dương vật to đến mức có thể chứa cả con gà…

 


Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Offline Người_Rừng  
#6 Đã gửi : 19/08/2009 lúc 05:40:08(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
KỲ 6: Lani – “những kẻ trốn chạy”

12-08-2009 11:06:38 GMT +7
Theo Lam Phong – Hoài Nam (SGTT)

Rời bộ tộc Yali, chúng tôi lên đường đi tìm những người Lani, những thổ dân sống trong thung lũng Baliem, có chiếc koteka – dụng cụ bịt dương vật to lớn dị thường.

 

 



Đàn ông Lani có thể nhét cả con gà vào koteka của mình

 

Trong ba bộ tộc lớn nhất trong vùng rừng núi Trikora và thung lũng Baliem Dani, Yali và Lani, người Lani có đời sống vui tươi hơn cả. Họ yêu thiên nhiên, yêu màu sắc, thích ca hát và hoà nhập rất nhanh với lối sống hiện đại. Cả vùng núi rừng rộng lớn khắp Baliem, số người Lani nguyên thuỷ còn lại rất ít. Chúng tôi khởi hành trong hy vọng rất mong manh, tất cả dồn vào Mir, người Lani duy nhất trong nhóm thổ dân dẫn đường cho chúng tôi.

 

Biến thù thành bạn

 

Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học, thực chất người Dani và Lani có xuất phát điểm giống nhau, có cùng tổ tiên. Nhưng khi thế giới hiện đại xuất hiện, những người Lani tiếp cận nhanh và rất nhiều thổ dân Lani đã rời bỏ bản làng trong rừng sâu để hướng về cuộc sống hiện đại. Do đó, trong ngôn ngữ Dani, Lani có nghĩa là “rời bỏ”, “chạy trốn”.

 

Cuộc sống đời thường của người Lani rất giống với người Dani, đàn ông ở trong honai riêng của họ, còn phụ nữ tách biệt trong các honai khác. Đời sống thường ngày của họ cũng săn bắt hái lượm, dựa vào tự nhiên. Đây cũng là bộ tộc từng có truyền thống săn đầu người và thiện chiến.

 

Sau một hành trình dài đến khu vực Tiaom phía tây thung lũng Baliem, chúng tôi ghé vào ngôi làng nơi Mir và các thổ dân Lani từng sinh sống. Già Kerao – một người Lani nguyên thuỷ đón chúng tôi trong trang phục truyền thống và tươi cười mời những người mới quen ở lại đêm nay. Mir cho chúng tôi biết, Kerao từng là tộc trưởng một thời lừng lẫy, tham gia rất nhiều cuộc chiến giữa các bộ tộc.

 

Rít một hơi thuốc dài, thông qua sự phiên dịch của Mir, già Kerao thật thà cho biết: “Người Lani chúng tôi thật ra không thích chiến tranh. Cũng chẳng qua vì đất đai và phụ nữ, những cuộc chiến mới nổ ra. Một cuộc chiến kéo dài vài ngày cho đến vài tuần. Khi hai bên cảm thấy mệt mỏi sẽ đi đến việc ngưng chiến và thoả thuận hoà bình. Người Lani chúng tôi rất yêu hoà bình và lễ hội. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, chúng tôi và kẻ thù cùng mang heo, gà và đồ ăn để làm lễ tế, đốt hết những vũ khí rồi trở thành bạn bè”.

 

Nói đến đây, già Kerao cười vang, chính ông cũng cảm thấy vui khi sau mỗi cuộc chiến, ông và bộ tộc của mình lại có thêm nhiều bạn mới. Kerao đưa chân ra cho chúng tôi xem một vết thương sâu hoắm nơi đùi và nói: “Kẻ đã bắn mũi tên vào chân tôi, bây giờ là bạn rất thân thiết của tôi!” Với Kerao bây giờ, vui sống mới là điều quan trọng.

 

“Càng to, càng hợp thời trang !”

 

 



Tù trưởng Kerao hướng dẫn phóng viên cách đi săn

 

Càng đi sâu vào những cánh rừng già, đi sâu vào thế giới của những con người có lối sống cổ xưa như người “nguyên thuỷ”, chúng tôi nhận ra rằng, đấy là những bộ tộc tuy đời sống còn hoang dã, nhưng tất cả họ ai cũng có một ý thức rất rõ ràng trong việc bảo vệ và duy trì nòi giống, thông qua công cụ che thân của họ là chiếc koteka. Người Lani, được thừa hưởng từ tổ tiên kiểu sử dụng những chiếc koteka rất to.

 

Người thổ dân dẫn đường Mir “bật mí” cho chúng tôi biết: “Những chiếc koteka to đùng của người Lani, không chỉ nhằm bảo vệ dương vật, mà người Lani còn dùng chiếc koteka thật to kia để chứa đồ, họ nhét tất cả thứ gì có thể vào koteka, vì họ ngại không muốn người khác biết họ đang sở hữu cái gì!”

 

Wenerius, con trai già Kerao kể lại một cách hóm hỉnh: “Lúc còn nhỏ, mỗi khi cha tôi có việc đi sang làng bên, đi săn bắn, hái lượm, những đứa trẻ chúng tôi thường ở nhà chờ cha về. Từ xa xa chỉ cần nhìn vào sự dao động của chiếc koteka mà cha tôi đang mang là chúng tôi rất vui vì biết rằng trong đó ngoài thuốc lá, thế nào cũng có một chút quà, khi thì đậu phộng, miếng thịt rừng, thậm chí có khi là cả một con gà!” Những người đàn ông Lani cột chiếc koteka to của mình sát vào bụng bằng dây rừng hoặc thân chuối hơ trên bếp lửa cho thật khô mà vẫn dai. Người Lani quan niệm: koteka càng to càng “hợp thời trang”.

 

Già Kerao tuy bước đi đã chậm chạp nhưng khi ra đường ông không quên “trang điểm” khuôn mặt của mình. Bồ hóng màu đen bôi lên trán, trái càri màu đỏ bôi dọc theo sống mũi và má, Kerao nhìn có vẻ dí dỏm hơn là một chiến binh lừng lẫy một thời. Chúng tôi hỏi ông có mắc cỡ không nếu đi bộ ra chợ Wamena, nơi toàn những người hiện đại mặc quần áo và không trang điểm, già Kerao đáp lời ngay: “Ồ, chẳng có việc gì mà phải ngại ngùng cả”.

 

Cho dù người Lani ngày nay đã thay đổi rất nhiều, họ di cư dần xuống ở gần các thị trấn, biết mặc quần áo và học ngôn ngữ Indonesia để giao tiếp với người hiện đại. Nhưng ở Tiaom, chúng tôi vẫn gặp được những người Lani quyết tâm giữ gìn bản sắc riêng của mình, Werenius con già Kerao tuy không bao giờ rời bộ cung tên nhưng lại hay cười và cũng rất thích “trang điểm” với hoa lá cài trên tóc, trên râu.

 

Ở một góc làng, chú bé Kris, cháu trai của già Kerao đeo chiếc koteka to hơn nửa thân người gảy cây đàn tự chế và nghêu ngao hát. Chúng tôi tặng Kris mấy viên kẹo, cậu nhoẻn miệng cười bỏ ngay vào chiếc koteka đang chật kín nào khoai, nào bắp. Khi hỏi Kris có thích “mặc” koteka không, cậu chỉ bẽn lẽn cười và gật đầu rồi lại tung tăng chạy khắp làng ca hát…

 

Kỳ 7: Theo dấu người “tiền sử” Korowai

 

Họ sống trong những ngôi nhà tít trên cây cao, sự xâm lấn của thế giới văn minh hầu như chưa chạm đến họ, không quần áo, không công cụ hiện đại, họ sống giữa rừng như những người tiền sử ở thời kỳ đồ đá…


Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Offline Người_Rừng  
#7 Đã gửi : 19/08/2009 lúc 05:41:10(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
KỲ 7: Theo dấu vết người “tiền sử” Koroway

13-08-2009 14:34:29 GMT +7
Theo Lam Phong – Hoài Nam (SGTT)

Nhà trên cây cao, thế giới văn minh chưa chạm đến họ, không quần áo, họ sống giữa rừng như những người tiền sử.



Dải rừng nam Irian Jaya được đánh giá đứng thứ hai chỉ sau Amazon về độ rậm rạp

 

 

Trong chặng hành trình dài đến “nơi tận cùng thế giới” nỗi ám ảnh lớn nhất trong mỗi chúng tôi là làm thế nào để gặp gỡ được những người Koroway đang sinh sống tại vùng đầm lầy phía nam đảo Irian Jaya. Bất chấp những lời cảnh báo về hành trình cam go, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, chúng tôi vẫn quyết tâm lên đường để tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Làm thế nào mà những con người này lại chấp nhận cuộc sống như người tiền sử?

 

Chuyến bay “tàu chợ”

 

Đến được nơi ở của người Koroway, chúng tôi phải sử dụng tất cả những phương tiện đi lại từ hiện đại đến thô sơ. Chặng hành trình đầu tiên từ thị trấn Wamena đến Dekai chúng tôi phải di chuyển bằng máy bay loại nhỏ. Trước giờ lên đường, người dẫn đường Rufus cẩn thận hỏi mỗi người chúng tôi… nặng bao nhiêu ký vì trước khi lên máy bay từng thành viên sẽ phải đeo tất cả balô trên lưng và bước lên bàn cân quả tạ, như người ta cân heo hơi. Họ cộng tay trọng lượng từng hành khách, nếu tất cả dưới 1.300kg chúng tôi mới có thể bay được. Đơn giản, chiếc máy bay nhỏ xíu chỉ có thể chứa bao nhiêu đó trọng lượng. Và nó sẽ không cất cánh khi chưa bằng trọng lượng đó!

 

Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi máy bay như đi xe đò, tàu chợ, chuyến bay không cần vé, không số ghế, ai lên trước ngồi trước, vậy thôi. Người đi phải chờ đợi từ sáng đến giữa trưa máy bay mới chuẩn bị cất cánh. “Nội thất” máy bay còn tệ hơn xe đò liên tỉnh ở Việt Nam, không tiếp viên, không dây an toàn, ghế nệm bong tróc, màn hình ở buồng điều khiển phi công gián bò lổm ngổm, những thổ dân gần như trần truồng bay cùng chúng tôi cứ ngồi xổm và bịt tai để chống tiếng ồn của động cơ máy bay…

 

Sau 45 phút lắc lư trên chín tầng mây… con “chuồn chuồn” của chúng tôi cũng hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến Yahukimo – thuộc khu vực rừng già Dekai. Những thổ dân ùa chạy lại gần máy bay một cách tự do và hiếu kỳ.

 

Cửa bật mở, trước mặt là nhà ga nhỏ nhất mà chúng tôi từng thấy. Kiểm soát trật tự là nhóm cảnh sát an ninh trong bộ đồng phục, kính đen, súng giắt bên hông rất nghiêm nghị. Thấy những người có màu da khác hẳn, họ tiến đến chúng tôi và hỏi từ đâu đến? Khi chúng tôi trả lời, cả nhóm cảnh sát nhốn nháo hẳn lên và quay sang hỏi nhau “Việt Nam là ở đâu nhỉ?...”

Sau khi không thể xác định Việt Nam ở đâu trong kho tàng kiến thức của mình, nhóm cảnh sát yêu cầu chúng tôi đến sở cảnh sát thị trấn Yahukimo trình diện. Người sĩ quan trưởng đồn có vẻ thông thái hơn, anh cho chúng tôi biết mỗi năm trung bình không quá 10 nhóm thám hiểm trong và ngoài nước Indonesia đến Yahukimo để tìm đường vào bộ tộc Koroway. Ông cũng cho biết chúng tôi là những người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến vùng đất này. Viên cảnh sát cũng thú nhận rằng: ông cũng chưa bao giờ đặt chân đến lãnh địa của người Koroway bao giờ…

 

Vượt đầm lầy

 

 



Chiếc Twin Otter tải trọng 1.300kg trên nền dã chiến sân bay Yahukimo

 

Không kịp nghỉ ngơi, chúng tôi lại phải tự đi chợ mua sắm những thứ cần thiết để có thể tồn tại trong rừng sâu trong hai tuần liền cách biệt với thế giới bên ngoài. Buổi sáng Yahukimo ẩm ướt và mưa phùn, chúng tôi hành quân đến bến thuyền Lokbon chuẩn bị cho chuyến vượt đầm lầy.

 

Con thuyền độc mộc dài hơn mười mét nhưng chỉ chở tối đa được sáu người, vì một nửa diện tích đã chất đầy nhiên liệu, vì theo già Papa, người lái thuyền thì cả đi lẫn về sẽ không có bất cứ điểm dân cư nào để tiếp nhiên liệu.

Từ Lokbon, chúng tôi ngồi trên thuyền độc mộc suốt 10 tiếng liên tục xuôi theo dòng Brazar sau đó ngược dòng Siret để đến được Mabu khi trời tối, già Papa lắc đầu thông báo: “Hôm nay tốn 120 lít xăng, chưa kể ba bình nhớt đã dùng hết”.

 

Ngay trong đêm ở Mabu, người dẫn đường Rufus phải huy động trai tráng của ba ngôi làng xung quanh để tuyển người khuân vác, dẫn đường cũng như để bảo vệ chúng tôi, vì hành trình trước mắt là phải vượt đầm lầy, nơi sinh sống của loài cá sấu khổng lồ dài đến 7m, và rất nhiều loại rắn độc…12 thổ dân đã được chọn ra giúp chúng tôi mang theo lương thực, nước uống, dụng cụ lều bạt… nâng tổng số cả đoàn đi tìm người tiền sử Koroway lên đến 17 người.

 

Hành trình đi bộ xuyên qua đầm lầy mất tròn một ngày đi bộ từ Mabu. Nhưng mỗi giờ đồng hồ trôi qua cứ như tra tấn cực hình cả ngày, bởi bước chân chúng tôi càng bước càng lún sâu xuống đầm lầy. Những đôi ủng đã trở nên thật nặng nề mỗi khi cất bước. Hầu như không có lối đi nào, chúng tôi cứ phó thác tất cả vào kinh nghiệm và sự định hướng của những người thổ dân dẫn đường. Mệt mỏi, đuối sức, nhưng không lo ngại bằng sự tra tấn thần kinh về loài cá sấu và rắn khổng lồ – chúa tể đầm lầy và rắn độc cứ ám ảnh suốt hành trình.

Cho dù rất đuối sức, nhưng chúng tôi rất ngại dừng chân, vì chỉ cần dừng chân nghỉ để hớp một ngụm nước là ngay tức khắc những đàn muỗi rừng cùng lũ vắt lao đến tấn công ngay lập tức. Những phương tiện hiện đại từ thế giới văn minh, thuốc muỗi, thuốc chống vắt đều trở nên vô hiệu. Cả đoàn đều sưng tấy người và toé máu…

 

Hoàng hôn xuống dần, chúng tôi không còn nhớ mình đã đi qua bao nhiêu ngày rồi… từ vạt rừng âm u, lộ ra một khoảng sáng: dấu vết của việc chặt cây. Phía xa xa thấp thoáng một căn chòi nằm cheo leo trên ngọn cây cao giữa rừng. Bất chợt từ phía rừng sâu, một người đàn ông không có bất cứ thứ gì che thân xuất hiện nhìn chúng tôi đăm đăm, dò xét… Người thổ dân dẫn đường thì thầm: “Chúng tôi đã đến vùng đất của người Koroway...”.

 

Kỳ 8: Những ngôi nhà trên ngọn cây

 

Chọn cách sống biệt lập trên những ngọn cây nơi đầm lầy nhiệt đới như cách loài linh trưởng, người Koroway là nhân chứng sống hiếm hoi trên hành tinh của người tiền sử…


Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Offline Người_Rừng  
#8 Đã gửi : 19/08/2009 lúc 05:42:23(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
Kỳ 8: Những ngôi nhà trên ngọn cây

15-08-2009 15:55:36 GMT +7
Theo Lam Phong – Hoài Nam (SGTT)

Chỉ với cây cung và những mũi tên, những người Koroway luồn lách sâu vào những khu rừng nguyên sinh.

 

 



Trong căn nhà cây, bếp lửa là nơi quan trọng nhất

 

 

 

Nếu như người Koroway gần như tuyệt đối không quan tâm đến cách ăn mặc, thì trong cách làm nhà ở, họ lại tính toán rất chi li, tỉ mỉ, và tốn rất nhiều công sức cũng như thời gian. Bởi, họ làm nhà trên ngọn cây cao mà dụng cụ duy nhất là chiếc rìu đá!

Trong cái “địa ngục xanh” với lượng mưa từ tháng 10 đến tháng 12 cao gấp 100 lần lượng mưa cả năm của thành phố Paris thì cỏ mọc đầy, dây rừng, cây thân gỗ nhiệt đới tạo thành những tầng rừng dày đặc. Trong cái ma trận rừng rậm nhiệt đới ấy lại là một thế giới riêng của thổ dân Koroway.

 

Du mục giữa đầm lầy

 

 



Cả cánh rừng rộng “một ngày đi bộ” chỉ có duy nhất gia đình Marcus cư ngụ

 

Theo thống kê chưa đầy đủ của cảnh sát khu vực Dekai, cả vùng đầm lầy phía tây – nam đảo Irian Jaya có khoảng 2.500 người Koroway sinh sống, không số liệu chính thức nào khẳng định về số người Koroway phần vì họ sống du canh du cư, phần vì nhiều nơi trong khu rừng già này vẫn chưa được con người hiện đại khám phá.

Trên đường đi, chúng tôi gặp đây đó những ngôi nhà bỏ hoang dù vẫn còn sử dụng tốt. Armir, một người Koroway dẫn đường cho chúng tôi biết nguyên do, là người Koroway nguyên sơ không biết trồng trọt và chăn nuôi, đời sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, nếu nơi ở của họ cạn kiệt thức ăn (cây sago, cá, thú rừng…), họ sẽ đưa cả gia đình tìm một nơi ở mới trong cánh rừng bạt ngàn kia.

 

Chúng tôi được mời ở lại căn nhà của gia đình Marcus ở khu vực Eroway Wari. Trước khi bóng tối bao phủ cánh rừng, Marcus mời chúng tôi leo lên ngôi nhà trên cây và giải thích về cách làm ngôi nhà đặc biệt này: “Muốn tìm nơi nào để dựng nhà, chúng tôi phải chọn nơi gần dòng sông hay con suối. Sau đó chọn 1 – 2 cây cổ thụ to và mất rất nhiều ngày đêm để chặt hết những cây nhỏ xung quanh rồi mới bắt đầu làm nhà được. Thời gian mất bao lâu tôi cũng chẳng biết rõ nữa”. Với người Koroway không có khái niệm thời gian, ban ngày, ban đêm, mà chỉ là “sáng, tối”…

 

Căn nhà của Marcus nằm trên đỉnh một thân cây cao hơn 8m so với mặt đất, xung quanh Marcus đào hố chôn những thân cây nhỏ thành những hàng cọc hình chữ nhật để làm cột phụ. Theo quan sát của chúng tôi, nhà của Marcus có phần nền là những cây rừng nhỏ, thẳng, xếp sát vào nhau, được cột cố định bằng dây rừng vào các cây cột phụ. Mo cau được phủ lên trên phần nền để đi lại cho êm.

Phần nền đã hoàn tất thật chắc chắn, vách nhà sẽ được quây kín bằng những tấm lá sago, một loại lá tương tự lá dừa bện lại hoặc những bản mo cau. Mái nhà làm từ nhiều lớp lá sago phơi khô rất kín gió và chống dột rất tốt. Nhà của Marcus có thể leo lên từ cửa trước lẫn cửa sau bằng những cây gỗ thẳng. Bậc thang được khoét thẳng vào thân cây, vừa đủ cho các ngón chân bám vào. Điểm quan trọng nhất trong căn nhà người Koroway là bếp lửa và máng đựng bột cây sago – thức ăn chính của họ.

 

Hoang dã ngàn năm

 

 



Người Koroway giữ lại những bộ xương sau khi ăn để trang trí nhà

 

Người Koroway không có thói quen sống tập trung thành làng, thường họ chỉ co cụm từ một đến hai gia đình ở gần nhau, đi lại giữa làng này với làng khác thường phải mất cả ngày trời đi bộ mới đến được.

Người Koroway rất e ngại khi tiếp xúc với người khác, cả đời họ chỉ quanh quẩn trên phần đất của mình. Chính vì vậy, đến những năm 70 rất nhiều những ngôi làng người Koroway không hề biết đến sự tồn tại của thế giới văn minh, kể cả việc họ cũng chưa từng đặt chân đến những ngôi làng lân cận quanh đó chỉ một, hai ngày đường.

 

Ngày thứ ba của chặng hành trình vượt đầm lầy, chúng tôi đi sâu vào khu vực Lion. Chủ nhân căn nhà trên cây cao gần 20m – Lion mời chúng tôi nghỉ đêm ngay chính trên ngôi nhà cao của mình. Dù đã cùng sống với người Koroway trên những ngôi nhà này từ những đêm đầu vào rừng, chúng tôi vẫn không khỏi thót tim khi nhiều lần có gió thổi hay bước chân người đi lại, ngôi nhà lại lắc lư, rung rinh.

Lion giải thích: “Tổ tiên chúng tôi ở nhà trên cây để tránh thú, tránh kẻ thù, cha tôi đã dạy cho tất cả các anh em chúng tôi cách làm nhà trên cây ngay từ thuở bé”. Người Koroway có những thói quen rất đặc biệt, phụ nữ không bao giờ ra khỏi ngôi nhà mà không mặc váy cỏ, đàn ông không bao giờ ra khỏi nhà mà không mang theo cung tên. Đàn ông Koroway được xem là những thợ săn thiện nghệ nhất ở miền đầm lầy nam Irian Jaya. Họ biết lặn xuống suối bắt cá, bắn những loài thú trong rừng để làm thức ăn.

 

Khi săn được bất kỳ một con thú nào, ăn thịt xong, người Koroway lại giắt phần xương ngay trên mái nhà để trang trí và để dạy cho con cái nhận biết các loại thú rừng, cách săn bắt cũng như lợi ích của những loại thú ấy trong đời sống. Trên mái nhà của Lion giắt kín xương cá, rắn, chim, heo, chó, mai rùa, đặc biệt là một đoạn xương sống to bằng ngón tay…

 

Chia tay chúng tôi, cha con nhà Lion lại vào rừng, trên tay là bộ cung tên hứa hẹn sẽ mang về những con thú cho cả gia đình. Một mai đây, khi thú rừng đã cạn kiệt, không biết Lion sẽ ra sao. Căn nhà Koroway cũng đã cũ, Rufus người dẫn đường cho biết chỉ một năm nữa thôi, có thể gia đình Lion sẽ lại dời đi nơi khác tiếp tục cuộc sống như thuở hồng hoang mà họ đã chọn từ hàng ngàn năm qua…

 

Kỳ 9: Hạnh phúc chốn rừng xanh

 

Trong những ngày sống với các bộ tộc hoang dã giữa rừng với bao gian khó, hiểm nguy, thiếu thốn trăm bề, vậy mà thật kỳ lạ, những thổ dân mà chúng tôi tiếp xúc đều cho là cuộc sống của họ hạnh phúc nhất trên hành tinh!


Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Offline Người_Rừng  
#9 Đã gửi : 19/08/2009 lúc 05:43:29(UTC)
Người_Rừng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-05-2008(UTC)
Bài viết: 2.065
Đến từ: rừng Amazon - Châu Mỹ

Được cảm ơn: 44 lần trong 40 bài viết
Kỳ 9: Hạnh phúc chốn rừng xanh

18-08-2009 18:08:06 GMT +7
Theo Lam Phong – Hoài Nam (SGTT)

Trong những ngày sống với các bộ tộc hoang dã chúng tôi mới thấy cuộc sống của họ hạnh phúc nhất trên hành tinh!



Nhóm phóng viên và gia đình Lion trên ngôi nhà cây

 

Hôm chúng tôi vượt đầm lầy vào khu rừng mang chính tên người chủ của nó – Lion. Đã thấy ngôi nhà trên tít ngọn cây cách khoảng 100m đường chim bay, vậy mà chúng tôi phải đi gần 10 phút mới tiếp cận được. Xung quanh đều vây chặt bởi đầm lầy, thú dữ, đường vào phải đi trên những thân cây do gia chủ đã chặt làm thành cầu. Nhà của Lion nằm lọt thỏm trong một vạt rừng nhỏ ba phía là dòng sông Abi uốn quanh. Thời tiết rất nóng, độ ẩm rất cao.

 

“Trọn đời bên em”

 

 



Lion chỉ ăn một chút trong chén cơm chúng tôi mời, phần còn lại anh nhường vợ

 

Sự thăm viếng có chút đường đột của những con người từ thế giới khác khiến gia đình Lion rất e dè. Người vợ trẻ nép vào bên cửa nhà nhìn xuống đất, hai đứa trẻ dụi đầu vào lòng mẹ, thi thoảng quay lại len lén nhìn chúng tôi. Lion vừa đi bắt cá ở phía hạ nguồn của dòng Abi trở về nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét, lạ lùng. Phải mất một lúc lâu chúng tôi mới bắt chuyện được với Lion vì phải chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Indonesia phổ thông và sau đó mới sang tiếng Koroway…

 

Khi câu chuyện đã bắt đầu thân quen, Lion mới thổ lộ: đây là lần thứ hai anh được nhìn thấy những con người “hiện đại” không khoả thân, còn hai đứa con anh thì đây là lần đầu tiên. Lion lập gia đình áng chừng 10 năm, vợ anh là một món quà do cha ban tặng. Lion cho biết: “Cha tôi đi rừng sang những ngôi làng lân cận và ông tìm được một cô gái phù hợp cho tôi. Ông đem chiếc vòng đan đầy vỏ ốc và nanh chó đến làm lễ vật cho nhà gái rồi dắt cô ấy về cho tôi. Khi bắt đầu có con, tôi tự làm ngôi nhà trên cây cho mình và đưa cả gia đình về đây sinh sống cho đến giờ”.

 

Cuộc sống hôn nhân ở đầm lầy nhiệt đới Irian Jaya đơn giản đến kỳ lạ. Không có khái niệm lễ cưới, không giấy tờ, tất cả diễn ra tự nhiên như chính sự tồn tại của nó. Những chiếc vòng vỏ ốc, nanh chó hoặc nanh heo rừng, được dùng như một thứ tín vật để đổi chác, mua bán, lấy vợ và là của để dành mà những ông bố bà mẹ sẽ truyền lại cho con cái mình sau này. Nhưng Lion cho biết, nó rất bền chặt và chung thuỷ đến trọn đời. Khác với nhiều bộ tộc có cuộc sống hiện đại trên đảo Irian Jaya, những thổ dân Koroway ở miền nam có đời sống hôn nhân rất chung thuỷ, không có chuyện đa thê đa thiếp. Ở đời sống thường ngày, vai trò giữa đàn ông và phụ nữ gần như bình đẳng với nhau cho dù giữa nơi thâm sơn cùng cốc ấy, chỉ có một đến hai gia đình sinh sống.

 

Chúng tôi hiểu được hạnh phúc gia đình đối với họ quý giá đến chừng nào. Ngoài kia là rừng xanh thăm thẳm, những hiểm nguy thú dữ luôn rình rập, chỉ có yêu thương, hy sinh hết lòng vì gia đình, vợ con, những người Koroway mới có thể tồn tại. Bởi vậy, trong số các bộ tộc ở Irian Jaya, người Koroway được coi là những người chung thuỷ nhất trong đời sống vợ chồng.

 

“Hạnh phúc là gì ?”

 

 



Đây là lần đầu tiên con của Lion nhìn thấy người hiện đại

 

Người đàn ông quan niệm rằng: có vợ, có nghĩa cả hai sẽ ăn đời ở kiếp với nhau. Cuộc sống vợ chồng trong rừng sâu là những ngày người đàn ông lo việc xây nhà, săn bắn, phụ nữ giữ bếp lửa và sinh con đẻ cái. Ngoài việc vào rừng tìm cái ăn, họ suốt ngày quấn quýt bên nhau và những đứa trẻ dần dần ra đời tô điểm thêm cho hạnh phúc đơn sơ ấy.

 

Những ngày sinh sống cùng với gia đình Lion trên ngọn cây cao, đôi khi chúng tôi thấy vợ chồng anh chỉ qua bữa bằng những chiếc bánh làm từ bột cây sago nhưng họ rất yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau. Khi chúng tôi mời Lion cùng ăn những món ăn “hiện đại” với thịt hộp, mì gói mang theo, anh cũng chỉ ăn qua loa một chút còn lại nhường tất cả cho vợ và hai đứa con nhỏ, anh nhìn chúng ăn với ánh mắt hết sức trìu mến. Lúc rảnh rỗi, vợ anh lại bế con trèo cầu thang xuống dưới rừng, lũ trẻ chơi đùa với mấy con lợn rừng bên cạnh dòng Abi hiền hoà, tất cả thú vui trẻ con nơi này chỉ có thế, mà tiếng cười của họ cứ vang động cả khu rừng. Khi chiều đến, chị vợ chăm chỉ chẻ những cây củi nhỏ để sưởi ấm trong đêm. Còn Lion ngồi ngay cầu thang nhà vót những mũi tên tre và căng lại cây cung. Cuộc sống giữa rừng hoang sao ấm cúng đến lạ thường…

 

Đêm nay trăng rằm, sau cả ngày săn bắn trong rừng, mò cá ngoài suối, Lion cùng chúng tôi lại ngồi ở ngôi nhà trên cây. Hình ảnh về những con người hoang dã này cứ như cuốn đôi mắt chúng tôi dõi theo họ. Như đoán được chúng tôi đang muốn hỏi gì, Rufus – người dẫn đường mỉm cười và nói “các anh định hỏi họ có thấy hạnh phúc không phải không?” Chưa kịp để chúng tôi trả lời, Rufus giải thích ngay “Xin hãy đừng hỏi họ về hạnh phúc, các anh từ một thế giới hoàn toàn khác với những người Koroway, trong ngôn ngữ của người Koroway không hề có từ hạnh phúc, nhưng cứ nhìn họ sống, họ đang rất hạnh phúc đấy!”

 

Ngày chuẩn bị lên đường tạm biệt gia đình Lion để dấn bước vào chặng đường mạo hiểm mới, chúng tôi lại băn khoăn về gia đình Lion và cả những người Koroway đang sống thiếu thốn trăm bề, cách biệt trong “g rừng nhiệt đới” này, tương lai của họ sẽ về đâu, ngày mai sẽ ra sao,... Người dẫn đường như đã quá hiểu chúng tôi và anh lại trấn an: “Các anh đừng lo về họ, họ vốn sinh ra không biết gì về tiện nghi, xe ôtô, điện, máy giặt,… Người Koroway thích cuộc sống hoang dã, họ thích ở trong thế giới của riêng mình. Hãy cứ để họ là những người Koroway tiền sử hạnh phúc với những gì họ đã chọn lựa từ hàng ngàn năm qua…”

 

Kỳ 10: Những đứa con của rừng

 

Cùng tham gia hành trình băng rừng với chúng tôi có một người phụ nữ thổ dân trong nhóm khuân vác. Và chúng tôi bàng hoàng khi thấy chiếc túi su chị đeo ngang đầu cựa quậy, bên trong là một đứa trẻ sơ sinh mới năm tháng tuổi…


Bạn đang lo lắng về HIV, Bạn đang hoang mang, đang mất tinh thần. Bạn cứ ĐT : .. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Offline Nobitahaudau  
#10 Đã gửi : 04/09/2009 lúc 04:39:18(UTC)
Nobitahaudau

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm:
Gia nhập: 29-08-2009(UTC)
Bài viết: 85
Đến từ: hồ chí minh

Hết rồi hả anh, Em thấy dấu... chắc là còn nhỉ.
"Cái nhận về là cái mất đi, còn cái đem cho sẽ còn lại mãi mãi".
Offline Nobitahaudau  
#11 Đã gửi : 09/09/2009 lúc 04:01:53(UTC)
Nobitahaudau

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm:
Gia nhập: 29-08-2009(UTC)
Bài viết: 85
Đến từ: hồ chí minh



Ký sự
Nơi tận cùng thế giới: Những đứa con của rừng
09:20 21/08/2009


Sống rải rác trong khu vực đầm lầy bạt ngàn của miền nam Irian Jaya trải dài từ bờ tây sang bờ đông, người Koroway thật sự là những đứa con được rừng che chở và nuôi dưỡng. Mỗi cánh rừng chính là đời sống, là nơi để họ vùng vẫy với bản năng hoang dã vốn có của mình


Đã hai tuần trôi qua, chúng tôi đã cùng ăn cùng ở với những người Koroway, và phát hiện ra một điều rằng: Bản năng sống của họ rất mạnh mẽ, đặc biệt là người phụ nữ.

Người mẹ dũng cảm

Cùng tham gia hành trình băng rừng với chúng tôi có một người phụ nữ thổ dân trong nhóm khuân vác tình nguyện đi theo khuân vác mà không nhận tiền công, đó là Kelapa vợ của Amir. Biết chồng đi rừng, Kelapa cũng quyết tâm xin đi theo. Và chúng tôi đã bàng hoàng khi thấy chiếc túi su Kelapa đeo ngang đầu cựa quậy, bên trong là đứa bé sơ sinh chỉ mới năm tháng tuổi. Với chúng tôi, hành trình xuyên đầm lầy là chuyến đi khủng khiếp, đối diện với những nguy hiểm chết người, nhưng Kelapa vẫn cứ băng băng bước đi với đôi chân trần và đôi tay không rời đứa con nhỏ xíu trong chiếc túi su.

Bất cứ chặng dừng chân nghỉ ngơi nào, khi cả đoàn chúng tôi ngã lăn ra đất vì đuối sức, thì Kelapa lại đưa con cho chồng rồi lặn lội đi hái nấm, hái lá rừng chuẩn bị nấu ăn. Khi chồng và những người khuân vác ăn cơm, Kelapa lại tất bật chăm sóc cho con. Đứa trẻ chỉ được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ. Phút thư giãn duy nhất của người mẹ này là khi đứa con trai ngủ ngon lành trong lòng, chị thảnh thơi rít từng hơi thuốc, thủ thì trò chuyện với chồng. Kelapa cho biết: Dù biết chuyến đi rất nguy hiểm, nhưng vì thương chồng, chị phải đi theo để chăm sóc chồng và chị cũng không muốn để hai cha con xa cách nhau.

Trong những buổi trò chuyện với những người phụ nữ thổ dân ở Lion, Mabu, Sehufanof chúng tôi biết đa phần những người Koroway đều tự sinh nở. Người phụ nữ có thai, mang thai và sinh con gần như không có định hướng. Tất cả diễn ra một cách tự nhiên, họ không canh được ngày tháng rõ ràng. Những người mẹ vẫn ngày ngày vào rừng tìm thức ăn, lao động như bình thường và đa số đến ngày vượt cạn họ không hề có ai giúp đỡ. Đứa con trai đầu tiên của Lion đã ra đời khi Lion đang đi rừng. Người mẹ ấy tự sinh một mình rồi dùng chiếc rìu đá cắt dây rốn cho em bé, sau đó tự ôm con về nhà. Chỉ đứa con sau mới được ra đời ở ngôi nhà trên cây và khi ấy Lion cũng chỉ ở một mình. Chiếc dây rốn được cắt bởi con dao làm từ xương chim caswari – một loài chim lớn như đà điểu, nhau đứa trẻ sẽ được chôn ngay dưới chân ngôi nhà trên cây như một điều nhắc nhở đứa trẻ đã được sinh ra nơi này.

Bài học giữa muôn thú

Với chúng tôi, việc trèo lên ngôi nhà của người Koroway trên những ngọn cây cao, có khi hơn 20 mét thực sự là một kỳ tích vì những nấc thang quá nhỏ và mong manh. Nhưng với những đứa trẻ người Koroway, bậc thang ấy chính là ngưỡng cửa đưa chúng cảm nhận cuộc sống giữa rừng xanh. Khi vừa ra đời, những đứa trẻ Koroway đã được cha mẹ chúng cho làm quen với độ cao, vừa biết đi chúng đã tập tự lên xuống những bậc thang cao ngất trên cây.

Chuyến đi săn đầu tiên trong đời với những chú bé niên thiếu là một điều rất thiêng liêng. Nắm trong tay mũi tên và cung tên, những bàn chân nhỏ lần sâu vào trong những tầng rừng. Điều hạnh phúc với chúng là khi săn được bất kỳ con thú nào, nó chứng tỏ sự trưởng thành và độc lập.

Tuy đã trưởng thành, nhưng những bài học biết sợ không bao giờ rời khỏi tâm trí những đứa trẻ mới lớn. Những đứa con Marcus kể cho chúng tôi bài học đầu tiên của chúng: “Cha em dạy rằng, đời sống của người Koroway là săn bắt, chúng em sẽ săn bất cứ thứ gì gặp được trên đường đi để làm thức ăn. Nhưng cha lúc nào cũng dặn, săn được con thú nào thì phải biết sợ con thú ấy. Bất cứ loài nào cũng có thể làm hại chúng em ở đây, từ con muỗi đến những thú lớn nguy hiểm như cá sấu, trăn rắn, heo rừng, chim caswari”.

Marcus cha của hai đứa trẻ còn cho biết thêm: “Quanh khu vực sinh sống của chúng tôi có những nơi rất thiêng liêng mà cha tôi không cho tôi săn bắt hay tắm ở đó. Rồi tôi cũng dặn lũ trẻ nhà tôi như thế khi chúng mới lớn. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao lại như thế và cũng không thắc mắc gì, bởi lời cha mẹ là tối thượng và chúng tôi chỉ biết nghe theo. Chúng tôi học tất cả từ cha mẹ mình”. Những khái niệm “tại sao?” không hề có trong đầu của những người con trong gia đình. Phụ nữ và trẻ em Koroway vừa mới lớn, trang trí cơ thể bằng cách lấy than lửa gí lên người tạo thành những hàng sẹo dài dọc thân người và hai cánh tay. Chẳng ai biết ý nghĩa việc đó là gì, chỉ biết rằng họ thấy tổ tiên của họ làm như thế, người đời sau cứ vậy làm theo, không cần thắc mắc.

Ngày ở Mabu cùng gia đình Marcus, cứ tối đến, là những đứa trẻ con lại vây quanh chúng tôi, chúng tò mò nhìn những máy ảnh, máy quay phim, thích thú khi ngậm những viên kẹo ngọt mà chúng tôi tặng, chúng cũng lăn vào chúng tôi làm nũng như bao đứa trẻ con khác. Thế nhưng, khi mặt trời ló dạng, hai chú bé con nhà Marcus lại trở thành những chiến binh thực thụ, chúng lại tất bật chuẩn bị cung tên, rìu đá để vào rừng, bắt đầu cho một chuyến đi săn.

Ngày cuối trở về Mabu, gia đình Marcus đưa chúng tôi ra đến cửa rừng, họ vẫy tay chào tạm biệt. Mỗi người một ngả, chúng tôi trở lại thế giới của hiện đại, họ trở về thế giới của hoang sơ, thế giới mà chúng tôi tin chắc rừng xanh sẽ là người mẹ cao cả che chở cho họ ́...

Lam Phong – Hoài Nam
Theo SGTT


"Cái nhận về là cái mất đi, còn cái đem cho sẽ còn lại mãi mãi".
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.