Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


3 Trang123>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline so13  
#1 Đã gửi : 16/03/2006 lúc 09:56:51(UTC)
so13

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 05-12-2005(UTC)
Bài viết: 48

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 1 bài viết




Các nhóm bạn hoặc đồng nghiệp thường được lập ra một cách tự nhiên trong gia đình hoặc trong cộng  đồng.  Chúng  ta  đã  quen  làm  việc   giao tiếp theo nhóm - trong gia đình mình, tại công sở, ở câu lạc bộ thể thao, v.v... Cũng thể lập nhóm để chia sẻ cảm xúc hay tổ chức các hoạt động liên quan đến những vấn đề cùng được quan tâm.
                  
            

 

                             “Tôi muốn gặp gỡ những người khác cũng nhiễm HIV. Ngay chỉ bằng việc quen biết nhau,
                                                       chúng tôi đã thấy có thêm sức mạnh.” Nam Phi.


         

HIV/AIDS thường làm nảy sinh những vấn đề cá nhân phức tạp như: sức khoẻ, các mối quan hệ, sự an toàn về tài chính, tử vong hoặc quan hệ tình dục.  Định  kiến,  sự  phân  biệt  đối  xử  của  những người xung quanh, những vấn đề kinh tế - xã hội nói chung cũng gây ra nhiều điều bất lợi cho người nhiễm. Nhiều người trong số chúng ta, những người bị HIV tác động đến - cả người nhiễm HIV lẫn người thân trong gia đình hay người chăm sóc - đều cảm thấy rằng các nhóm hỗ trợ hay bạn giúp bạn có thể làm giảm được những áp lực y. Trên sở hợp tác, chia sẻ ý tưởng,  khó  khăn,  vướng  mắc,  chúng ta thể giúp nhau bằng nhiều cách, cả tình cảm lẫn thực tiễn.

 

 

         Tự giúp, hỗ trợ    hành động

 

Nhóm của người nhiễm HIV nhiều tên gọi như “nhóm bạn giúp bạn”, “nhóm hỗ trợ”, “nhóm người nhiễm “, v.v... Những nơi khác nhau thể gọi nhóm theo các cách khác nhau, do đó, trong cuốn sách này chúng tôi cũng sử dụng nhiều tên gọi, nhưng tất cả đều chỉ  những  nhóm  do  người  nhiễm  điều  hành  hoặc  hoạt  động  vì người nhiễm. Nhóm (bạn giúp bạn, hỗ trợ hay người nhiễm) tạo điều kiện cho mọi người chuyện trò thoải mái, tự tin, được người khác lắng nghe khuyến khích. Nhóm bạn giúp bạn cần khuyến khích thành viên suy ngẫm, rút kinh nghiệm từ bản thân học hỏi lẫn nhau. Đôi khi thể thử thách thái độ của thành viên, nhưng việc này phải đưc tiến hành trong một môi trường mang tính xây dựng an toàn.

Để thành lập nhóm hỗ trợ, hoặc nhóm bạn giúp bạn, điều quan trọng cần phải hiểu tại sao phải tập hợp lại với nhau. Một số nhóm được thành lập đơn giản chỉ để giúp các thành viên chỗ trò chuyện, chia sẻ tình cảm, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Một số nhóm khác, các thành viên cùng làm việc một mục tiêu hoặc nhu cầu chung, dụ như tổ chức chiến dịch nâng cao chất lượng chăm sóc y tế hoặc cung cấp thông tin về HIV an toàn tình dục. Nhóm thể hoạt động trong điều kiện hoặc không nời tổ chức hay lãnh đạo, nhưng sẽ rất hữu ích nếu mọi thành viên đều hiểu phương thức hoạt động của nhóm.

 

Làm việc theo nhóm thể:

z Giúp mọi người cảm thấy không bị lập hoặc đơn độc trước những khó khăn của bản thân

z Tạo điều kiện gặp gỡ với mọi người kết bạn

z Giúp các nhân trở nên tự tin mạnh mẽ hơn

z Tạo cơ s đ t chức những hoạt động do c thành viên hướng dẫn

z Tạo mối liên kết giữa những người hoàn cảnh khác nhau, làm tăng sự hiểu biết khả năng chấp nhận

z Giúp chia sẻ nguồn lực, ý tưởng, thông tin, dụ như về những phương pháp điều trị mới nhất hoặc những dịch vụ hỗ trợ địa phương

z Giúp những người khác trong cộng đồng nhận thức tốt hơn về hoàn cảnh của người nhiễm bằng cách làm cho hình ảnh của người nhiễm ngày càng trở nên nét hơn

 

z Hướng dẫn thay đổi bằng cách tạo ra tiếng nói của công chúng hay tiếng nói chính trị.

Điều giúp i tham gia một nhóm như nhóm Pinoy Plus, vì chúng tôi có chung tiếng nói. Nếu bạn ch là một ni nhiễm HIV đơn độc thì bạn không có sức mạnh o cả. Bạn không biết phải đi đâu khi bạn b phân biệt đối x i bạn sống. Theo tôi, t chức y là rất tốt vì nó cho chúng ta ch đ mà đến. Nó cho chúng ta tiếng i để đấu tranh vì quyền con người của mình, và chứng t rằng chúng ta vẫn có ích và không khác những người khác. Chúng ta trông cũng giống bất c ai. Điểm khác biệt duy nhất là chúng ta có mang virut, nhưng đây không phải là lý do khiến ta b phân biệt đối xử”.

Archie Rivera, Pinoy Plus, Philippines

Việc cùng sinh hoạt trong một nhóm giúp các thành viên nhận thức tốt hơn về sức mạnh của bản thân. Ngay cả khi khả năng thay đổi hoàn cảnh của họ bị hạn chế bởi cảnh nghèo đói hoặc tình trạng bệnh tật thì vẫn còn những cách giúp họ tận dụng tối đa kỹ năng kinh nghiệm bản thân. Nhóm gây được nhiều

ảnh hưởng hơn các nhân hoạt động đơn lẻ.

 

Nơi an toàn

Ngay khi tôi gặp người phụ nữ ấy (một phụ nữ nhiễm HIV khác) cuộc đời tôi đã thay đổi. Tôi nhận thấy  rằng  từ  trước  đến  nay  tôi  không  làm điều   sai  trái  cả.  Tôi  không  phải   tội phạm.  Chúng  tôi  đã  trở  thành  bạn  thân. Chúng tôi đã cười thoả thích, đó cái người ta  thường  đánh  mất  khi  biết  mình  nhiễm HIV...  Chúng  tôi  đã  lập  ra  một  nhóm  phụ nữ. Trước đây chúng tôi thường đến với một nhóm cả nam lẫn nữ, nhưng chúng tôi đã  thấy  rằng  mình  chăm  sóc  cho  những bạn  nam  quan  hệ  tình  dục  đồng  giới,  và bản thân mình thì chẳng nhận được cả ... Tôi   thể  nói  về  những  điều  đã  xảy  ra. Không chỉ những liên quan đến HIV, mà cả về con cái hoặc khi tôi cảm thấy không khoẻ. Chỉ hỗ trợ nhau, vui vẻ cười.

Sarah, Anh Quốc

              

           Giảm lập

Tôi nghĩ rằng một mình tôi không thể giải quyết được. Tôi phải kể với một ai đó... Tôi phải mất gần một tháng mới đủ can đảm làm

 

 

 việc đó. Tôi đến gặp những người thuộc nhóm Body Positive.  Việc  đó  rất  bổ  ích,  mỗi  tuần  đều   kế hoạch,   họ giải quyết những vấn đề liên quan đến việc mất đi người thân, chết, tất cả mọi vấn đề sức khoẻ, nói thế nào khi nào nên nói với vợ chồng, gia đình bạn. Tôi cũng gặp những anh khác cùng chung cảnh ngộ với tôi.

Winston, Canada

 

 

“Với tôi, đầu tiên, nhóm một thể hoạt động - kiểu như một gia đình - nơi chúng tôi gặp gỡ nhau hàng ngày để trao đổi kinh nghiệm, để nói về tâm tỷ tình cảm ... để giúp nhau về tâm lý”.

Trưởng nhóm, Lumière Action, Bờ Biển Ngà

 

Hành động đ thay đổi

Nếu gia đình những bệnh nhân khác  được  dạy  cách  tự  chăm sóc thì thể vực dậy tinh thần và kéo dài cuộc sống của người bệnh...

Tôi đến thăm các gia đình, hỗ trợ tinh thần, dạy họ tự chăm sóc phối hợp với  bệnh  viện  khi   ngỷời  đau  ốm. Qua việc đi thăm các gia đình tôi đã nhận ra rằng ngỷời nhiễm HIV đóng một  vai  trò  rất  quan  trọng.  Nếu  họ đến  thăm  các  gia  đình  hoặc  đi  nói chuyện thì những người ốm khác bắt đầu  tin  họ  đến  mức   thể  giãi  bày tâm sự. Bây giờ những người đi thăm gia đình thể hiểu hơn những vấn đề ngỷời nhiễm AIDS gặp phải.

Phimchai Inthamun, Chiang Mai, Thái Lan

 

 

Đem lại sự lạc quan

Cần chú ý nhóm không làm trầm trọng thêm những tác động tiêu cực của HIV. Theo tiếng Tây Ban Nha chúng tôi gọi các nhóm tập hợp lại với nhau “tejer y contar los achaques” (thắt chặt chia sẻ nỗi đau). Chúng tôi

chia sẻ những chúng tôi cảm nhận được, để thấy nhẹ nhõm hơn để sống tốt hơn.

Corporación Chilena de Prevención del SIDA, Chil

 

Tôi bắt đầu bằng việc tham gia trung tâm ban ngày để giải toả tâm con tôi vừa mất. Tôi học nghề may, học nghề thủ công, chia sẻ kinh  nghiệm  với  những  thành  viên  khác  và giúp đỡ những nơi cần. Toàn bộ cảm giác về cái chết do AIDS gây ra đã biến mất. Tôi tự nhủ phải lo cho tương lai của các con tôi... Chúng tôi, những người mẹ nhiễm  HIV,  cùng   chung  khó  khăn  về  tài  chính.  Một câu  lạc  bộ  đỷợc  thành  lập để  đáp  ứng  nhu  cầu  của chúng tôi, qua thảo luận đã đề xuất ra được các hoạt động tạo thu nhập. Đó làm hàng thủ công, chăn nuôi gia cầm làm bánh.

Jenifer, Uganda

       

           Học nữa

Một số thành viên câu lạc bộ đã nhiễm HIV từ lâu. Họ giống n các cựu chiến binh, họ thể giải thích cho những người mới làm cách nào họ sống được lâu như vậy với virut. Câu lạc bộ tổ chức vấn không chính thức cho bệnh nhân tại bệnh viện. Câu lạc bộ đã tổ chức tập huấn thực hành Thiền để giúp một số thành viên được thanh thản hơn... Các thành viên viết bài, viết thư vẽ tranh cho tạp chí danh (No name) phát hành 3 tháng một lần để phân phát cho các thành viên và sở  y tế nhỷ phương tiện để chia sẻ kinh nghiệm cung cấp thông tin thực tiễn về các vấn đề thông thường của ngỷời nhiễm HIV”

Wednesday Friends Club, Thái Lan

 

Không phải lúc nào cũng dễ

Làm việc theo nhóm nhiều lợi ích nhưng cũng những khó khăn:

z một số nơi, không thể công khai tình trạng nhiễm HIV, điều này làm cho nhiều người s không t nguyện gia nhập nhóm vì s người khác biết v tình trạng của mình.

z Nhiều nhóm thất bại do nhu cầu lớn nhất của các thành viên tiền, các vật chất khác hỗ trợ về kinh tế - một nhóm bạn giúp bạn nhỏ không thể giải quyết vấn đề y.

z Các thành viên trong nhóm thường những nhu cầu điều mong đợi khác nhau nên dễ dẫn tới mâu thuẫn thất vọng.

z Thường chỉ một vài nhân năng động lập ra nhóm, nên khi những nời này không còn thì nhóm thể mất phương hướng.

z Các thành viên thể “kiệt sức”, đặc biệt những nơi số người nhiễm ra công khai ít mà lại có quá nhiều đề nghị mời họ đi nói chuyện tớc công chúng, và mời tham gia lập kế hoạch cho các loại dịch vụ những hoạt động khác. Đảm bảo cho mọi thành viên hiểu mục đích của nhóm cách làm tốt để giảm thiểu khó khăn vỷớng mắc. Phần 2 sẽ giải quyết những vấn đề thực tiễn y.

    

    Tự chúng ta làm điều đó

Nhiều nhóm hỗ trợ được lập ra bởi các “chuyên gia” như vấn viên, điều dưỡng viên, chức sắc tôn giáo - những người quan tâm đến người nhiễm nhận thức được rằng “thân chủ” của họ cần gặp gỡ những người nhiễm khác. Việc này tỏ ra ích tạo điều kiện cho nời nhiễm  gặp  những  người  đồng  cảnh  khác  trong  lần  đầu. Tuy  nhiên nhiều nhóm hình thành theo kiểu này đã không thành công nời nhiễm không được quyết định phương hướng cách thức hoạt động của  nhóm.  Nếu  trong  nhóm   cả  những  người  không  nhiễm  HIV, hoặc nhóm do những người không nhiễm điều hành, thì điều quan trọng phải làm cho người nhiễm cảm thấy nhu cầu của họ được đáp ứng.

“Khi  chúng  tôi  bắt  đầu  công  tác  phòng  chống  vào  cuối  những năm 1980, chỉ một số ít ngời nhiễm HIV. Họ yêu cầu được tụ họp riêng. Họ lo lắng về tính bảo mật, vậy họ khăng khăng đề nghị không cho ai khác mặt khi họ họp. Cuối cùng thì chúng tôi không biết họ đang làm gì, nghĩ gì, thậm chí họ ai. Kết cục là họ tách ra thành nhiều nhóm khác nhau, nng không ai trong số họ thoát khỏi nỗi ám ảnh y... Bây giờ tình hình đã khác rồi, Santigol hành trăm người nhiễm! Đã thuốc men chữa trị, nhiều người muốn được chữa trị. Chúng tôi lại bảo trợ cho một nhóm bạn giúp bạn khác.

Corporación Chilena de Prevención del SIDA, Chile

 

Thay đổi để tốt hơn

Nhóm thể giúp thay đổi cuộc sống của nhân của thế giới rộng lớn hơn. Nhóm thể cải thiện hoàn cảnh nhân các thành viên bằng cách giúp họ giảm cảm giác bị lập, hỗ trợ, cung cấp thông tin hay tạo hội đảm bảo ổn định kinh tế cho họ. Nhóm cũng có thể có những người bị HIV tác động - trên bình diện rộng hơn bằng cách thách thức vận động thay đổi những yếu tố dẫn đến sự nghèo đói phân biệt đối xử. Cộng đồng, kể cả cộng đồng ngỷời nhiễm, bao gồm nhiều ngỷời khác nhau với nhiều mối quan tâm và ưu tiên khác nhau. Có thể thấy ngỷời đều thuộc về nhiều nhóm khác nhau - theo các yếu tố như gia đình, tôn giáo, chủng tộc, nơi làm việc, tuổi tác. Trong mỗi cộng đồng, có một số nhóm người bị phân biệt đối xử. HIV gây ra tác động lớn nhất đối với những ngỷời vốn đã bị phân biệt đối xử nhỷ phụ nữ, nam quan hệ tình dục đồng giới hoặc người mại dâm.

                   
                   "Đói nghèo và sự phân biệt đối xử làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV,vd như
                               các yếu tố làm nhiều người phải bỏ nhà ra đi tìm việc khác."


Nhưn
g những người ít xuất hiện, ít quyền lực, ít kh năng t khẳng định lại thường không được tham gia hành động đ thay đổi. Điều y có nghĩa là c nhóm cần không ch quan m riêng đến HIV mà n phải quan m đến những vấn đ rộng lớn hơn, n quyền của người quan h tình dục đồng giới nam và nữ, cải thiện điều kiện m việc cho nời mại dâm, hoặc giúp ph n tiếp cận với giáo dục và việc làm.

Nhóm thể giúp thay đổi cuộc sống của nhân của thế giới rộng lớn hơn. Nhóm thể cải thiện hoàn cảnh nhân các thành viên bằng cách giúp họ giảm cảm giác bị lập, hỗ trợ, cung cấp thông tin hay tạo hội đảm bảo ổn định kinh tế cho họ. Nhóm cũng thể cải thiện hoàn cảnh của người nhiễm - của những người bị HIV tác động - trên bình diện rộng hơn bằng cách thách thức vận động thay đổi những yếu tố dẫn đến sự nghèo đói phân biệt đối xử. Cộng đồng, kể cả cộng đồng ngỷời nhiễm, bao gồm nhiều ngỷời khác nhau với nhiều mối quan tâm ưu tiên khác nhau. thể thấy mỗi người đều thuộc về nhiều nhóm khác nhau - theo các yếu tố như gia đình, tôn giáo, chủng tộc, nơi làm việc, tuổi tác. Trong mỗi cộng đồng, có một số nhóm người bị phân biệt đối xử. HIV gây ra tác động lớn nhất đối với những người vốn đã bị phân biệt đối xử như phụ nữ, nam quan hệ tình dục đồng giới hoặc người mại dâm.

Nhưng những người ít xuất hiện, ít quyền lực, ít kh năng t khẳng định lại thường không được tham gia hành động đ thay đổi. Điều y có nghĩa là c nhóm cần không ch quan m riêng đến HIV mà n phải quan m đến những vấn đ rộng lớn hơn, n quyền của người quan h tình dục đồng giới nam và nữ, cải thiện điều kiện m việc cho nời mại dâm, hoặc giúp ph n tiếp cận với giáo dục và việc làm. Sẽ rất hữu ích nếu chúng ta cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đến cả cá nhân chúng ta lẫn vị trí của chúng ta trong cộng đồng rộng hơn:

z Kiến thức: những điều chúng ta biết không biết.

z Kỹ năng: những việc chúng ta biết phải làm như thế nào.

z Niềm tin, thái độ lòng tự trọng: những chúng ta nghĩ hoặc cảm thấy, những chúng ta cảm thấy thể làm được.

z áp lực đồng đẳng ảnh hỷởng hội: cách ứng xử, suy nghĩ cảm nhận của những người khác quanh chúng ta.

z Môi trường rộng hơn: văn hoá, tôn giáo, hội kinh tế, chính sách y tế, pháp luật sự cung cấp dịch vụ.

Cần phải thông tin kiến thức, nhưng chúng ta cũng cần phải có những kỹ năng để sử dụng thông tin. Nếu không niềm tin vào giá trị của mình, nếu không tin vào chính mình, chúng ta khó có thể thực hiện được sự thay đổi - dụ như được sự tin tưởng vào các phương án điều trị khi làm việc với các chuyên gia y tế.Tuy nhiên, khi chúng ta quyết định thay đổi - thay đổi cuộc đời mình hoặc  thay  đổi  trên  diện  rộng  hơn  -  chúng  ta  cần  phải  được  những người khác hỗ trợ giúp đỡ. Điều này nghĩa dựa trên những niềm tin hành vi về văn hoá hội để tạo một môi trường hội tích cực, trong đó người nhiễm HIV được đối xử bình đẳng, những người khác cảm thấy thể giảm thiểu nguy nhiễm HIV. Điều này cũng nghĩa sống trong một môi trường HIV, việc thực hiện các bước giảm thiểu nguy lây nhiễm HIV được diễn ra dễ dàng, được chấp nhận được coi “bình thường”, nguồn lực để thực hiện các bước y.

“Ngày 1 tháng 12 năm 1996, một nam thanh niên xưng tên Jean Paul đã trở thành người đầu tiên Burkina Faso tiết lộ trên truyền hình về tình trạng nhiễm HIV của mình. Hai năm trước đây Jean Paul được thông báo kết quả xét nghiệm, khi đó Burkina Faso số người đi xét nghiệm nhận được kết quả còn rất ít.

Nhưng không may, tình trạng nhiễm của anh đã nhanh chóng bị nhiều người biết, nhiều bạn bè, hàng xóm đã xa lánh anh, đẩy anh vào trạng thái độc cao độ. Cuối cùng, quá tuyệt vọng, anh đã viết thư cho một tờ nhật báo chia sẻ những khó khăn của mình. Chủ tịch hội thanh niên địa phương đã trả lời thư mời Jean Paul tham gia nhóm một cách nặc danh.

Tuy nhiên, s im lặng y quanh người nhiễm HIV vẫn tiếp tục tồn tại. Khi Chương trình phòng chống AIDS quốc gia cần người nhiễm HIV xuất hiện trước công chúng, h đã không m được ai. Cuối cùng thì Jean Paul đồng ý vì việc đó có th giúp những người đồng cảnh ngộ như tôi.”

Nguồn: Vin-Khim Nguyen, International HIV/AIDS Alliance


        

              Đặt mình trong bối cảnh rộng hơn

 

 

Mục đích: Tìm hiểu những rào cản trong việc thay đổi, các chiến ợc phù hợp để vượt rào cản ảnh hưởng của chúng đến nhóm của bạn.

Biểu đồ trang 17 chia các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống vị trí xã hội của bạn thành năm mức độ. Biểu đồ đưa ra cả các rào cản lẫn chiến lược phù hợp để vượt qua chúng. Trong nhóm, bạn thể xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến hoàn cảnh riêng - dụ được nêu đây chỉ một số ý tưởng.

Hoạt động này cũng thể được sử dụng như hoạt động lập kế hoạch (đọc Phần 4 để thêm thông tin về lập kế hoạch) hoặc hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức để giúp những nời khác hiểu hoàn cảnh của người nhiễm HIV.

1    Trên một tờ giấy khổ lớn viết những tiêu đề được nêu trong phần “nguyên nhân của vấn đề”. Tờ thứ hai để trắng. Trên tờ thứ ba viết những tiêu đề được nêu trong phần “Thay đổi tích cực”.



      "bao cao su được phát miễn phí cho người nghèo"

2  
Yêu cầu các thành viên của nhóm liệt những nguyên nhân chính gây ra vấn đề cho ngỷời nhiễm. Ghi lại tất cả - các ý kiến - vào tờ giấy trắng.

3    Yêu cầu các thành viên sắp xếp nguyên nhân vào các nhóm ới những tiêu đề thích hợp trên tờ “Nguyên nhân”. thể nêu thêm nếu cần.

4    Cuối cùng suy nghĩ về cách giải quyết những vấn đề này ghi lại giải pháp dưới những tiêu đề thích hợp trên tờ giấy thứ 3.

 

 

 

 

 

 

Phần 4: lập kế hoạch hoạt động

 

 

Phần 4: Lập kế hoạch hoạt động

 

 

 

 

 

 

Thay đổi để tốt hơn

 

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân của những vấn đề mà người nhiễm HIV gặp phải

 

1    Thiếu kiến thức

Thiếu kiến thức về các phương án chăm sóc, điều trị HIV các nhiễm trùng hội

 Khả năng tiếp cận thông tin bị hạn chế

 

 

 

 

 

2  Thiếu kỹ năng

 

  hội học các kỹ năng bị hạn chế

 Thiếu hội thực hành kỹ năng, dụ kỹ năng sử dụng bao cao su

Thiếu thực hành an toàn tình dục

 

 

3  Thái độ niềm tin không mang tính giúp đỡ

 Tin rằng phụ nữ không thể tự lập hoặc tự quyết định

 Sợ bị coi khác người

 Chối bỏ HIV

 Sợ người nhiễm HIV

 Tin rằng thanh niên không cần biết về tình dục

 

 

4   áp lực văn hoá hội

 Nam giới được coi người quyền quyết định

 Kỳ thị người nhiễm HIV

 Phân biệt đối xử chỉ trích, dụ đối với gái mại dâm nam quan hệ tình dục đồng giới

 

 

 

5   Môi tờng giới hạn

 

 Chính sách không phù hợp, dụ bắt buộc xét nghiệm HIV

 

 Truyền thông không chính xác không đầy đủ thông tin

 

 Nghèo đói thiếu nguồn lực

 

 Khả năng tiếp cận chăm sóc y tế bị hạn chế

 

  

 

 

 

Cách thực hiện những thay đổi tích cực người nhiễm



 

1   Nâng cao kiến thức


 

 Cách dự phòng lây nhiễm và tái nhiễm

 Các phương án điều trị


 Tiêm chích ma tuý an toàn

 Cách chăm sóc bản thân, dụ ăn uống  lành  mạnh,  cách  hoạt  động của thể


 Sức khoẻ sinh sản, d   mang   thai   khoẻ mạnh,  giảm  nguy  y   truyền   HIV   cho con,  tránh  mang  thai ngoài ý muốn


 


2   Bổ sung kỹ năng

 Lãnh đạo

 Tỷ vấn

 Tạo thu nhập


 Kỹ năng giao tiếp

 Thuyết phục sử dụng bao cao su

 Sử dụng bao cao su đúng cách


 Giải thích về HIV cho con cái


 

 Các kỹ năng phát biểu trước công chúng, thương thuyết vận động


 

 

3   Các thái độ niềm tin tích cực


 

 Tin  rằng  nam  n  bình đẳng

 Muốn làm cho tình dục trở nên an toàn hơn thú vị cho người nhiễm


 Chấp  nhận  con  người có  quyền   các  cách sống   quan  hệ  tình dục khác nhau

 Quan m đến người khác

 Hiểu nguy của bản thân


 Chấp nhận quyền của thanh niên

 Tin đặt niềm tin vào bản thân và khả năng của bản thân


 

 Tin  rằng  mình   thể sống  khác,   dụ  trì hoãn quan hệ tình dục hoặc  lập  gia  đình  với người nhiễm


 

4   nh hưởng tích cực của văn hoá, hội


 Thách  thức  sự  phân  biệt  đối xử với người quan hệ tình dục đồng giới

Phụ nữ quyền từ chối quan hệ tình dục hoặc từ bỏ người chồng bạo lực

 

 

5   Môi trường hỗ trợ

 

Chính sách pháp luật / quyền con người

 Tiếp cận hợp pháp với bao cao su

 Hợp pháp hoá mại dâm quan hệ tình dục đồng giới

 Quyền  hợp  pháp  cho  phụ  nữ,

dụ sở hữu tài sản sự an toàn

  Quyền  hợp  pháp  cho  người

nhiễm, dụ việc làm, nhà


 Coi việc kiềm chế không quan hệ tình dục, chung thuỷ,  sử  dụng  bao  cao

su việc bình thường
 Thách thức tập quán,

dụ sự thừa kế của người vợ  goá

 

 

 

Tiếp  cận  với  các  trang thiết bị dịch vụ

  Người nhiễm được tiếp

cận chăm sóc y tế

 Nguồn máu an toàn

 Dịch vụ y tế cho thanh niên

 Tiếp  cận  với  dụng  cụ

tiêm chích an toàn

 Bao  cao  su  giá  phải chăng


 Chấp nhận quyền

được quan hệ tình dục của người nhiễm

 Cho  ni  nhiễm tham giat rong việc ra quyết định

 

 

 

hội kinh tế

 Việc m cho người nhiễm

 Việc làm cho phụ nữ

 Thu  nhập  thích hợp cho nam và nữ
 An  sinh  xã  hội phù hợp cho

ngưi bệnh


 Giảm kỳ thị với mại dâm

 Nam nữ cùng chia

s trách nhiệm tình dục

 Thách thức với việc quan hệ tình dục sớm

 

 

 

 

Môi trường cởi mở

 Hình ảnh tích cực của người  nhiễm  trên  các phương  tiện  thông  tin

đại chúng

 Thông điệp ràng

thẳng thắn về HIV

 Quảng  cáo  bao  cao su

 

 

Sửa bởi quản trị viên 01/10/2009 lúc 08:29:58(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Quảng cáo
Offline so13  
#2 Đã gửi : 18/03/2006 lúc 11:54:13(UTC)
so13

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 05-12-2005(UTC)
Bài viết: 48

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 1 bài viết




Nếu lập kế hoạch và truyền thông tốt có thể giúp nhóm phát huy

được hết tiềm năng. Khi việc sinh hoạt trong một nhóm đem lại cảm giác hạnh phúc và mãn nguyện, mọi người sẽ trở nên tự tin và sáng tạo hơn. Họ sẽ thấy gắn bó hơn, dám nhận nhiều trách nhiệm hơn, và thường sẽ làm cho nhóm trở nên có hiệu quả hơn.

         Trước khi bắt đầu

Có cần một tổ chức khác hay không?

Việc cộng tác với các tổ chức AIDS có uy tín đem lại một số lợi thế cho các nhóm nhỏ hoặc nhóm mới thành lập. Có thể đã có cơ quan tư vấn địa phương sẵn sàng giới thiệu những người muốn tham gia một nhóm mới. Các tổ chức đang hoạt động cũng có thể có những trang thiết bị như máy phôtôcopi, điện thoại, máy fax mà bạn được phép sử dụng nếu nhóm của bạn trực thuộc họ.

Câu lạc bộ Bè bạn ở Bờ biển Ngà được một tổ chức phi chính phủ địa phương hỗ trợ về chỗ làm việc, phòng họp, điện thoại và một khoản tiền khoảng 150 USD mỗi tháng. Khoản tiền này để dùng cho các hoạt động nhỷ khai trỷõng một quầy bán hàng ăn dọc đường do thành viên câu lạc bộ phục vụ.

                

Phần lớn các nhóm người nhiễm ở các nỷớc đang phát triển lúc đầu do người không nhiễm HIV lập ra. Cách làm này có thể có kết quả nếu thành viên trong nhóm được đối xử bình đẳng, và nhu cầu của họ được xem xét đầy đủ. Tuy nhiên, một số vấn đề có thể nảy sinh, ví dụ như khi các thành viên có những mong đợi khác với khả năng hỗ trợ của nhóm, hoặc có xung đột nếu người nhiễm HIV không được đối xử bình đẳng.
    "Tôi đã tham gia một nhóm do những người không nhiễm có thái độ tiêu cực với người nhiễm điều hành. Họ coi thường chúng tôi và lợi dụng tình trạng nhiễm HIV của chúng tôi. Họ bóc lột chúng tôi trong 5 năm, buộc tôi phải công khai đưa ra bằng chứng về nguyên nhân làm cho tôi bị nhiễm, tại các trường học và nhà máy. Họ thu được rất nhiều tiền qua mỗi buổi nói chuyện, và sử dụng số tiền này cho họ. Tiếng nói của tôi không có trọng lượng đối với họ, họ không bao giờ lắng nghe, và những nhu cầu của tôi không bao giờ được đáp ứng ". 
                                                            Samantha, Zimbabwe
Một số nhóm tiếp nhận cả người nhiễm lẫn người chưa nhiễm HIV, hoặc cả người nhiễm lẫn bạn tình chưa nhiễm của họ. Một số nhóm chủ yếu quan tâm đến việc vận động và tổ chức chiến dịch ủng hộ, và tin rằng cần phải đoàn kết lại vì các quyền con người của người nhiễm, quyền của người có quan hệ tình dục đồng giới, quyền của người mại dâm, v.v... Một số nhóm không chỉ dành riêng cho người nhiễm - trong nhóm có cả người nhiễm lẫn người chưa nhiễm, nhằm đảm bảo tình bí mật cho người nhiễm, người nhiễm sẽ không phải tiết lộ tình trạng của mình.
     "Hiệp hội nhận thức được rằng, hiện nay khi định kiến xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS còn cao, nhiều người - đặc biệt là những người có gia đình - cảm thấy không đủ khả năng tiết lộ sự thật ngay cả với bạn bè, huống chi tiết lộ trước công chúng. Để trở thành thành viên tích cực của hiệp hội, người nhiễm không cần phải tuyên bố cho công chúng biết tình trạng huyết thanh dưõng tính của mình. Hiệp hội chấp nhận cả người nhiễm và người chưa nhiễm HIV."
                                                Lumière Action, Bờ biển Ngà
Hoạt động độc lập có nghĩa là nhóm của bạn có thể tự thành lập, đồng thời tự lựa chọn phương hướng và hoạt động cho riêng mình.
       "Trong các nhóm của chúng tôi nhiều người nói về những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS vì họ không thể nói được ở nhà. Họ muốn nói về những vấn đề mà họ gặp phải và cố gắng tìm giải pháp. Việc có thể nói ra được làm cho người ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Nhóm chúng tôi đã cho thấy rằng việc một người nhiễm thổ lộ với một người nhiễm khác sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc một người nhiễm thổ lộ với một nhà tâm lý - bởi vì chúng tôi có cùng hoàn cảnh như nhau và hiểu nhau hơn".
                        Thành viên của Amigos por la Vida, Guayaquil, Ecuador

        "Trong INP+ hoàn toàn chỉ có người nhiễm và vì người nhiễm nên chúng tôi có thể tập trung vào những việc phải làm của mình mà không đi lệch hướng; chúng tôi biết những nhu cầu và mục tiêu cụ thể của mình là gì; chúng tôi thấy thoải mái hơn khi được chia sẻ kinh nghiệm với những người có cùng cảnh ngộ, nhóm người nhiễm có thể tự đưa ra quyết định cho riêng mình".
                        Mạng lưới người nhiễm HIV/AIDS ở ấn Độ (INP+)
Cũng cần nhìn nhận nhu cầu của những người nhiễm HIV đặc biệt, ví dụ người sử dụng ma tuý, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc hoặc nhóm người sử dụng một ngôn ngữ nào đó.
        "Là người trai quan hệ tình dục đồng giới da đen, chúng tôi không được nhìn nhận và ít được hưởng những dịch vụ dành cho người nhiễm HIV. Sự không chấp nhận và chối bỏ mà chúng tôi thường xuyên gặp phải trong cộng đồng làm cho chúng tôi khó tự chủ được hành vi tình dục của mình, và khó khăn hơn trong việc đương đầu hoặc làm quen với việc xét nghiệm HIV, sự lây nhiễm hoặc bệnh tật. Với chính sự nhìn nhận trên mà chúng tôi đã tập hợp lại với nhau để cung cấp dịch vụ bí mật này".
                                    Người nhiễm da đen, Canada

         Sự kỳ thị gấp đôi

 "Có những hạn chế ngăn cản người mại dâm nhiễm HIV tham gia các nhóm và ra công khai. Phần lớn người mại dâm bị kỳ thị và ngược đãi vì công việc của họ. Họ càng gặp khó khăn hơn nếu họ nhiễm HIV. Họ có thể bị đuổi việc, bị tước giấy phép hành nghề, thậm chí bị kết án. Họ cũng có thể phải đối mặt với những bệnh tật liên quan đến công việc của họ, như căng thẳng hoặc phơi nhiễm với các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Những người nhiễm HIV khác, tư vấn viên, và những người chăm sóc không phải là người mại dâm đôi khi cho rằng người mại dâm đáng bị "khiển trách" vì nhiễm HIV. Đôi khi họ còn phải đối mặt với sự chê trách của những người mại dâm khác.
Thông thường những dự án có hiệu quả nhất dành cho người mại dâm nhiễm HIV là những dự án được những người mại dâm điều hành hoặc tham gia vào. Người mại dâm nhiễm HIV thường dễ chấp nhận những dự án này hơn các nhóm khác dành cho người nhiễm HIV. Ví dụ, một nhóm hỗ trợ phụ nữ nhiễm HIV ở châu Phi phát hiện ra rằng một số thành viên của nhóm đã từng là người mại dâm. Những phụ nữ này không thể thảo luận các vấn đề liên quan đến việc mại dâm của họ trong nhóm, bởi vì không thể công khai thừa nhận việc mại dâm".
                     Cheryl Overs, Mạng lưới các dự án liên quan đến mại dâm

            

                         Kết hợp giáo dục đồng đẳng, tỷ vấn và xét nghiệm cho người hành   
                                                      nghề mại dâm tại California, Mỹ .


                                       

      Chúng ta đưa ra những gì cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Liên hệ với từng cá nhân: có thể trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại với một phụ nữ nhiễm HIV khác. Tính bí mật được đảm bảo. Không cần phải tiết lộ tên hoặc số điện thoại.
Hỗ trợ nhóm: chúng tôi có tổ chức các cuộc họp hỗ trợ vào buổi tối hoặc trong giờ ăn trưa để chị em phụ nữ có thể gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm.
Bản tin hàng tháng: có những bài báo do phụ nữ nhiễm HIV viết, thông báo dịch vụ và sự kiện, thông tin về các nhóm phụ nữ nhiễm HIV khác ở ôxtrâylia và trên thế giới, Bản tin được bao trong phong bì để trắng và chỉ gửi tới các thành viên mà thôi.
Nhà mở: chúng tôi có một văn phòng mở cửa từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, năm ngày trong tuần, chị em phụ nữ có thể đến sử dụng thư viện, trò chuyện, uống trà hoặc nhận lời khuyên.
Vật lý trị liệu miễn phí: chúng tôi có một đội ngũ nhân viên mát xa thường xuyên thực hiện mát xa miễn phí tại văn phòng.
Thông tin và giới thiệu: chúng tôi có thể giới thiệu chị em phụ nữ tới các dịch vụ hỗ trợ khác, các tỷ vấn viên, bác sĩ, v.v...

      Những phụ nữ dương tính
                VICTORIA

Là một nhóm vận động và hỗ trợ đồng đẳng do phụ nữ nhiễm HIV/AIDS điều hành và phục vụ phụ nữ nhiễm HIV/AIDS. Chúng tôi hoạt động độc lập trên phạm vi toàn quốc.
Những phụ nữ dương tính hỗ trợ bí mật và cung cấp thông tin cho mọi phụ nữ nhiễm HIV. Chúng tôi cũng sẵn sàng đưa ra lời khuyên cho cha mẹ, bạn bè và thành viên trong gia đình của những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.
Nhóm những phụ nữ dưõng tính được thành lập và hoàn toàn được điều hành bởi chính những chị em nhiễm HIV/AIDS. Nhận thức được những nhu cầu đặc biệt của chị em phụ nữ, chúng tôi đem đến cho chị em một môi trường an toàn, thuận tiện, và hoàn toàn bí mật. Chúng tôi giải quyết nhu cầu được cung cấp thông tin chính xác và có liên quan cho chị em. Chúng tôi ủng hộ các quyền của phụ nữ trong việc tự quyết định sức khoẻ và tương lai của bản thân.


         Tìm thành viên cho nhóm

Cách tiếp xúc với các thành viên tiềm tàng của nhóm phụ thuộc vào số lượng người nhiễm HIV ở khu vực của bạn và mức độ định kiến trong cộng đồng. Những người biết mình nhiễm HIV sau khi đến trung tâm xét nghiệm tự nguyện và được tư vấn trước và sau xét nghiệm có thể đã được bạn bè và tỷ vấn viên hỗ trợ. Trong những trường hợp khác, đặc biệt khi ít có khả năng tiếp cận hoặc không tiếp cận được với dịch vụ tư vấn và xét nghiệm tự nguyện, người nhiễm thường chỉ được biết mình đã nhiễm HIV sau khi đau ốm. Đối với những người phải xét nghiệm bắt buộc, ví dụ để xin việc, tham gia bảo hiểm hoặc nhập cư, người xét nghiệm thường không được tỷ vấn đầy đủ. Phụ nữ tại các nhà hộ sinh và người cho máu có thể đã được tỷ vấn, nhưng thường là chưa được chuẩn bị đầy đủ để có thể đón nhận thông tin.
Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến cách bạn tiếp cận những thành viên tiềm tàng, và ảnh hưởng đến những mong đợi ban đầu của họ. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

* Trao đổi với tư vấn viên và nhân viên y tế tại các trung tâm xét nghiệm HIV, trung tâm truyền máu, bệnh viện và phòng khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, gửi lại địa chỉ liên hệ của bạn để họ phân phát cho người nhiễm

* Treo tranh cổ động và bày sách tuyên truyền trong phòng chờ ở những nơi có thể xét nghiệm HIV, như nhà hộ sinh, văn phòng nhập cư, v.v...

*  Liên lạc với các tổ chức dịch vụ AIDS tại địa phương

*  Thông báo về cuộc họp trên báo địa phương, hoặc treo tranh cổ động tại những nơi người nhiễm có thể đọc được

*  Nếu bạn sãn sàng, hãy đưa câu chuyện của chính bạn lên báo hoặc đài địa phương để mọi người có thể liên hệ với bạn

* Trò chuyện riêng với từng người để thuyết phục họ tham gia

* Đến thăm gia đình họ

Dù bạn muốn quảng bá về nhóm của bạn như thế nào đi nữa, bạn cần làm rõ những thông tin sau:

*  Cuộc họp dành cho ai - chỉ dành cho những người có kết quả xét nghiệm dương tính? cho bạn tình hoặc gia đình? cho nam giới hay phụ nữ? chỉ cho nam quan hệ tình dục đồng giới? người sử dụng ma tuý?

* Cuộc họp có được giữ bí mật không?

*  Cuộc họp được tổ chức ở đâu và vào lúc nào?

*  Nếu có thể, cung cấp địa chỉ liên hệ cho những người còn lo ngại khi đến nhóm lần đầu tiên.

Trước hết nên cân nhắc đến việc đi gặp từng người. Họ có thể đến với nhóm miễn cưỡng. Hãy giải thích cho họ hiểu nhóm sẽ được giữ bí mật như thế nào, ai sẽ tham gia nhóm - ví dụ cả nam và nữ, chủ yếu là nam, hoặc tất cả đều là người mại dâm, v.v... Nếu đây là một nhóm mới, họ có thể quan tâm đến việc có phải tất cả những thành viên tiềm tàng khác đều được tiếp xúc theo cùng cách với họ hay không. Họ có thể muốn biết điều gì sẽ diễn ra trong nhóm. Nếu nhóm có thoả thuận về tính bảo mật, sẽ rất hữu dụng nếu thảo luận vấn đề này trước khi họ tới thăm nhóm.

         Đặc điểm nhận diện của nhóm

Chắc bạn muốn nhóm mang một cái tên hoặc có một biểu tượng (hình ảnh để nhận diện nhóm của bạn). Khi chọn tên, hãy nghĩ xem bạn muốn nhóm của bạn sẽ như thế nào. Ví dụ bạn muốn mọi người biết rằng nhóm của bạn gồm toàn người nhiễm, toàn phụ nữ, toàn thanh niên, v.v...
Tên của nhóm Philly Lutaaya Initiative ở Uganda là tên của một nhạc sĩ, người đầu tiên của đất nước này đã cho HIV một khuôn mặt con người khi ông dũng cảm tuyên bố công khai rằng mình nhiễm HIV khi căn bệnh này bị chỉ trích rất nhiều.
LIME là một nhóm hỗ trợ xã hội dành cho những người nhiễm HIV/AIDS trong các cộng đồng da đen... Từ "lime" trong tiếng lóng ngôn ngữ vùng Caribe có nghĩa là "gặp gỡ và hoạt động xã hội với những người cùng cảnh ngộ". LIME đã được thành lập để làm như vậy. Đây là một cách không chính thức để người da đen nhiễm HIV tụ họp với nhau, gặp gỡ những đồng đẳng và giảm bớt sự cô lập trong đời sống".
                                                            LIME, Canada
                                                  
                                                                                                                                           
 

                                              Biểu tượng của chúng tôi bao gồm các hình tượng 
                                                       Adikra của người Akan  ở Ghana                        
            
  
                                                          
                              Biểu tượng của chúng tôi có hình một   cánh tay 
                                            đang đưa lên, biểu hiện cho sức mạnh.
                                                                     
Tại một số nơi tên của nhóm cần tránh nói lên rằng đây là nhóm của người nhiễm. Ở những nơi HIV còn gây khiếp đảm, người nhiễm có thể gặp nguy hiểm.
"Chúng tôi chọn một cái tên không liên quan gì đến HIV. Chúng tôi không nói rằng nhóm chúng tôi chỉ dành cho phụ nữ nhiễm, vì có thể gây nguy hiểm cho các thành viên. Khi chị em phụ nữ tham gia nhóm, một số người đi đến quyết định công khai tình trạng của mình".
Một số nhóm đưa những từ như "Positive" (Dương tính) hoặc "Plus" (+) vào tên mình để thể hiện rằng tất cả các thành viên đều là người nhiễm HIV. Trong một số trường hợp, điều này nói lên rằng nhiễm HIV không phải là điều đáng xấu hổ. Song trong một số trường hợp khác, cần làm cho các thành viên của nhóm tin tưởng rằng những thành viên khác cũng có kết quả xét nghiệm dương tính.
Một số nhóm làm rõ với các thành viên rằng họ sẽ không bị hỏi về tình trạng HIV. Một nhóm ở Israel không quảng cáo rằng nhóm mình dành cho người nhiễm, đồng thời cũng không hỏi các thành viên về tình trạng HIV của họ. Điều này giúp tạo ra một môi trường thân thiện - ví dụ như một cửa hàng bánh cung cấp bánh miễn phí, thường có biểu diễn ca nhạc, phổ biến thông tin định kỳ như nói chuyện về những thành tựu mới trong điều trị HIV. Người tổ chức nhóm cảm thấy rằng nhóm cần phải mở cửa cho tất cả mọi người.
 "Một cặp vợ chồng sau nhiều tháng tham gia sinh hoạt nhóm mới tiết lộ tình trạng của họ (một người dương tính và một người âm tính).
Đây là địa điểm đầu tiên khiến họ cảm thấy an toàn và sẵn sàng nói về việc này".

 

            GỢI Ý & MÁCH NƯỚC

*Nếu bạn đang lập ra một nhóm bạn giúp bạn, hãy khởi đầu thật đơn giản. Bạn luôn luôn có thể mở rộng nhóm khi thời cơ đến.
*Hãy bắt đầu từ nhóm nhỏ, vì nhóm nhỏ càng dễ quản lý.
*Quy mô từ 10 đến 15 người là phù hợp để giúp cho mọi người có nhiều cơ hội làm việc theo cặp hay nhóm nhỏ ba hoặc bốn người trước khi chia sẻ với cả nhóm.
*Bắt đầu với một nhóm những người hầu như tương đồng, ví dụ cùng giới tính, độ tuổi và trình độ văn hoá. Khi mọi người đã tin tưởng vào các nhóm này, việc lập ra các nhóm phức hợp hơn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
*Cố gắng tạo cho nhóm của bạn bầu không khí thân mật và dễ chịu.
*Cần lưu ý đến cách những người khác trong cộng đồng giúp đỡ nhóm. Ví dụ, nhóm có cần sự ủng hộ của những người lớn tuổi hay những nhân vật quan trọng không?
*Cần xét xem có ai tỏ ra lo ngại trước hoạt động của nhóm không? Liệu bạn có thể thu được sự ủng hộ của họ, hoặc đấu tranh với họ hay không?

         Tổ chức các cuộc họp thành công

      Lập kế hoạch cho cuộc họp đầu tiên

Hãy nghĩ đến những điều sau:
Ở đâu:
tìm một địa điểm có thể mang lại cảm giác dễ chịu và an toàn.
Sắp xếp phòng sao cho mọi người đều cảm thấy mình bình đẳng trong nhóm, có thể nghe và nhìn những người khác một cách dễ dàng. Thông thường nên ngồi thành vòng tròn có cùng độ cao và không có vật cản, ví dụ như bàn.
Những gì: đảm bảo có đủ những vật dụng mà bạn cần như bút và giấy. Nếu có thể, nên bố trí thêm đồ uống hoặc đồ ăn vặt.
Hãy chào đón ân cần khi có người đến. Bắt đầu cuộc họp bằng cách tự giới thiệu và để các thành viên làm quen với nhau. Nên giải thích ngắn gọn những việc dự định làm trong cuộc họp, cách tiến hành và thời gian kết thúc.

      Những điều mong đợi

Mỗi thành viên đều có những điều mong đợi của riêng mình - những điều mà họ mong muốn nhận được khi tham gia nhóm. Những điều mong đợi này đóng vai trò quan trọng cho thành công của nhóm. Ví dụ mọi người sẽ thấy thất vọng một khi đã mong đợi quá nhiều. Trong một số trường hợp, nhóm bạn giúp bạn không phải là cái mà họ tìm kiếm - họ cần một tổ chức AIDS nào đấy có thể hỗ trợ vật chất cho họ.
Người ta dễ dàng coi những mong đợi của chính mình là điều dĩ nhiên và không ý thức được chúng. Một số người lại cho rằng mọi người ai cũng có cùng những điều mong đợi giống mình. Do đó, điều quan trọng là nên hỏi về những điều mong đợi của các thành viên ngay từ khi nhóm mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi họ mới gia nhập nhóm.
Có thể tìm hiểu những điều mong đợi của nhóm theo các cách:

* Đề nghị từng người lần lượt nói ngắn gọn về những điều họ mong đợi đối với nhóm - cả những gì họ muốn đạt được lẫn những gì họ có thể đóng góp cho nhóm.

* Đề nghị mỗi người viết ra giấy những điều họ mong đợi (không cần viết tên), sau đó thu cả lại, đọc lên và thảo luận chung cả nhóm. Cách này tỏ ra hữu ích khi một số người ngại không muốn nói ra, hoặc sợ những người khác cười mình. Tương tự như vậy, mọi người có thể vẽ một bức tranh, trong đó thân và cành cây thể hiện những gì họ hiểu về hoạt động của nhóm, còn quả thể hiện những gì họ muốn nhận được từ nhóm.

*Chia thành những nhóm nhỏ khoảng 2 hoặc 3 người để thảo luận về những điều họ mong đợi. Sau đó yêu cầu đại diện của mỗi nhóm nhỏ trình bày lại cho toàn nhóm nghe.

       "Tôi nghĩ nhóm bạn giúp bạn giống như những người đi xe buýt. Tất cả mọi người đều muốn đến Kampala. Có một số bến trước khi đến Kampala. Điều quan trọng là người lái xe phải cho hành khách biết bến cuối của họ là đâu, có bao nhiêu bến trên đường đi, và họ đang đi đúng xe. Nếu họ không muốn đến Kampala, hoặc nếu chiếc xe tỏ ra đi sai hướng, họ có thể xuống xe".
                                          Beatrice Were, Uganda
Nếu thấy trong nhóm có quá nhiều điều mong đợi khác nhau, bạn cần cân nhắc xem nhóm có thể cùng nhau đạt được điều gì.
Nên ghi lại những điều mong đợi của nhóm. Sau này, khi nhóm đã hoạt động được một thời gian, bạn có thể xem lại những điều mong đợi lúc ban đầu. Qua đó bạn có thể biết nên vui mừng hay cần điều chỉnh hoạt động của nhóm trong tương lai.                                    
 
                                       BẢNG KIỂM
               Những điều mong đợi khi làm việc với nhóm

* Tại sao tôi lại ở đây?
* Tôi muốn nhận được gì?
* Tôi sẽ tham gia như thế nào?
* Tôi sẽ đóng góp gì?
* Tôi sẽ cảm thấy thế nào và phải cư xử thế nào trong nhóm này? (ví dụ như thoải mái đến mức nào, nghiêm túc đến mức nào?)
*  Đối với tôi nhóm quan trọng đến mức nào?
* Những gì ngăn cản tôi học hỏi trong nhóm này? (ví dụ những vấn đề chưa được giải quyết, sự mệt mỏi, mất hứng thú)
* Tôi sẽ học như thế nào? (ví dụ bằng cách nghe hay bằng cách làm)

                             

         Nhóm muốn điều gì?

Mục đích: Lập kế hoạch họp hoặc hoạt động dựa trên những điều mong đợi của các thành viên.
Có thể mọi người sẽ thấy khó đáp ứng nếu như hoàn toàn không có một kế hoạch nào cả (Thế chúng ta sẽ làm gì?), nhưng đa số người lại cũng sẽ không cảm thấy thoải mái trong một nhóm bạn giúp bạn nếu họ hoàn toàn không được tham gia quyết định sẽ làm gì?(Đây là cái mà chúng ta sẽ làm ư?). Hoạt động này nhằm trung hoà hai thái cực trên.
Hoạt động này có thể do tất cả các thành viên của nhóm thực hiện không cần phải có hướng dẫn viên chuẩn bị.
1 Phát cho mỗi người một mẩu giấy. Từng người viết ra trên một mặt giấy hai tiêu đề: "Trong nhóm này tôi muốn..." và "Trong nhóm này tôi không muốn ....". Trên mặt giấy kia viết "Tôi muốn biết thêm về ..." và "Tôi muốn biết thêm về cách...".
2 Dành 5 phút để mỗi người nêu ra ít nhất 3 điểm dưới từng tiêu đề. Đừng quan tâm đến lỗi chính tả và chữ viết đẹp hay sấu - ý tưởng còn quan trọng hơn.
3 Sau đó lần lượt đọc ra những điều "Muốn". Một ai đó có thể ghi lại tất cả những ý tưởng này trên giấy khổ lớn. Làm tương tự như vậy đối với 3 tiêu đề còn lại.
4 Toàn nhóm cùng xem xét:
* Có ý tưởng nào xuất hiện nhiều hơn một lần không?
* Ý tưởng nào được đưa ra nhiều nhất?
* "Muốn" có nhiều hơn "Không muốn" không? Lý do tại sao?
* Có thể thực hiện được mọi ý tưởng ở đây không?
5 Cố gắng nhóm những ý tưởng được đưa ra thành các nhóm. Ví dụ danh sách "muốn" có thể được nhóm theo những tiêu đề sau: nhiều thông tin hơn, tự tin hơn, nói và nghe người khác, kết bạn, nghỉ ngơi, nhận thức được bản thân tốt hơn, để biết mình có thể làm gì.
      "Nhóm hiện tại ở Corporación được lập ra sau khi nghe một bác sĩ trình bày về những liệu pháp điều trị mới... Nhưng chúng tôi cũng dành thời gian để thảo luận về những việc xảy ra trong cuộc sống của mình. Vì vậy luôn có sự kết hợp giữa những câu hỏi thực tế và chia sẻ kinh nghiệm bản thân. Cuối cùng thì những người thiên về hành động hơn đã lập ra một nhóm có mối quan tâm chính trị riêng và họ đã rất thành công, nhưng họ thường quay trở lại vì muốn gạt mọi công việc sang một bên và chỉ nói những gì họ nghĩ trong đầu.
                              Corporación Chilena de Prevención del SIDA, Chile

         Những nội quy cơ bản

Việc xây dựng nội quy về lòng tin và hành vi của mọi người cũng quan trọng như việc làm cho mọi người hiểu rõ về các điều mong đợi. Trong những nhóm mà các thành viên muốn bàn về về cảm xúc cá nhân và những chủ đề nhậy cảm, cần tạo cho họ cảm giác có thể làm được việc đó mà không bị cười nhạo, không bị buộc phải im lặng, và không sợ những người khác phát hiện ra.
Hỏi các thành viên xem điều gì khiến họ cảm thấy an toàn và thoải mái khi tham gia nhóm. Khi họ đưa ra ý kiến, lãnh đạo nhóm cần thông qua ý kiến của mọi thành viên trước khi biến nó thành một trong những nội quy của nhóm. Khi cả nhóm đã thông qua, cần viết ra giấy những nội quy cơ bản. Có thể sửa đổi hoặc bổ sung những nội quy này trong quá trình nhóm hoạt động.

                                              Tính bảo mật

HIV tác động đến những xúc cảm riêng tư nhất của chúng ta - vấn đề tình dục của chúng ta, an toàn của chúng ta, niềm tin của chúng ta vào các mối quan hệ và tin vào tương lai. Nhiễm HIV không có gì đáng hổ thẹn, nhưng nhiều người lại cảm thấy sợ phải nói điều đó với bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí gia đình. Họ có thể cảm thấy chưa được chuẩn bị đầy đủ về mặt tinh thần, hoặc e ngại phải gánh chịu những hậu quả xã hội nếu người khác biết sự thật. Chia sẻ với người khác về việc bị nhiễm HIV thường đem lại sự nhẹ nhõm đáng kể, nhưng điều quan trọng là phải để cho cá nhân tự chọn thời điểm và cách thực hiện.
Thông thường những thành viên mới của nhóm vẫn chưa tiết lộ tình trạng nhiễm HIV với gia đình và bạn bè, hoặc thực sự lo ngại hậu quả nếu người sử dụng lao động hay những thành viên khác trong cộng đồng phát hiện ra.
Các thành viên có quyền mong đợi rằng những gì họ nói đều được giữ bí mật, nếu không thế, họ sẽ không cảm thấy có thể nói ra một cách thoải mái. Họ cần được biết rằng tên của họ sẽ không bị tiết lộ cho những người khác nếu không được họ đồng ý. Điều quan trọng là các thành viên trong nhóm của bạn cùng hiểu rõ ý nghĩa của tính bảo mật đối với từng người. Có thể viết ra những điều sau:
                                    Những gì bạn nhìn thấy ở đây 
                                    Những gì bạn nghe thấy ở đây 
                                    Hãy để nguyên lại đây!
                                          Những phụ nữ dương tính, Anh
Cũng cần phải bàn về sự lo ngại của các thành viên đối với việc bí mật bị tiết lộ - ngay cả khi do những thành viên khác của nhóm tiết lộ, và về cách giảm khả năng xảy ra nguy cơ tiết lộ bí mật (xem phần "Tiết lộ").

Những nội quy cơ bản có thể là:
*Tính bảo mật
*Sự tôn trọng: các thành viên của nhóm cần lắng nghe ý kiến của nhau, không được cắt ngang và cùng nói một lúc.
*Ngôn ngữ: các thành viên của nhóm cần thống nhất sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu cho tất cả mọi người, và không được sử dụng những từ dễ gây xúc phạm.
*Thái độ không phán xét: các thành viên của nhóm cần tránh phán xét cảm xúc, quan điểm, hành vi của người khác, trừ khi những quan điểm đó mang tính thiếu tôn trọng.
*Các thành viên của nhóm cần thông báo với lãnh đạo nhóm nếu không tham dự được.
* Những khoản tiền thu được phải sử dụng cho hoạt động của nhóm.
*Không ai được phép đại diện cho nhóm nếu không được sự đồng ý của nhóm.

         Ghi chép

Một số nhóm thấy cần phải có chương trình họp. Chương trình họp có thể được xây dựng hay xem lại sau phần giới thiệu. Chương trình sau đó có thể bổ sung hay thay đổi nếu cần.

         Quyết định

Nếu bạn đưa ra những quyết định, nên nhớ rằng cần phải ghi lại những gì bạn đã quyết định, và ai sẽ thực hiện những hoạt động đã được thống nhất. Có thể bạn cần một quyển sổ để ghi lại quyết định của mỗi cuộc họp. Cần đảm bảo rằng có một ai đó chịu trách nhiệm ghi biên bản trong các cuộc họp.

         Đón tiếp thành viên mới

Một số hoặc hầu hết các thành viên chưa từng tham gia một nhóm bạn giúp bạn nào và cảm thấy lo lắng về việc tham gia. Các thành viên mới có thể cảm thấy không tự nhiên khi ở trong một nhóm ngỷời nhiễm HIV, họ có thể không biết sẽ phải làm gì. Họ có thể cảm thấy phải tiết lộ những điều mà họ không muốn. Họ có thể đã tham gia nhóm để học những kỹ năng cần thiết nhằm thay đổi cuộc sống, nhưng lại cảm thấy không rõ ràng và còn ngờ vực về những kết quả có thể đến. Những vấn đề trên và nhiều những vấn đề khác nữa khiến việc tham gia nhóm có vẻ mạo hiểm.
Việc nhấn mạnh những nguyên tắc làm việc theo nhóm sau đây có thể giúp các thành viên cảm thấy thoải mái hơn.
Dành thời gian: Tất cả chúng ta đều rất quan trọng, tất cả chúng ta cùng có điều muốn nói. Hãy dành thời gian lắng nghe lẫn nhau.
Khuyến khích lẫn nhau: Hãy nghĩ đến kiểu môi trường hoạt động lý tưởng nhất của bạn - tại đó bạn cảm thấy được hoan nghênh, được chấp nhận và có vai trò quan trọng. Những người khác cũng cần được cảm thấy như vậy.
Có trách nhiệm với bản thân: Bạn có trách nhiệm với chính mình. Bạn sẽ chỉ đóng góp những gì bạn muốn, không ai bắt bạn làm hoặc nói điều mà bạn không muốn.
Hãy kiên nhẫn - tiến từng bước một: Những thành viên khác nhau có thể có những nhu cầu khác nhau. Hãy rộng lượng với bản thân và với người khác. Hãy tôn trọng những quan điểm khác với quan điểm của mình.
Tham gia: Bạn chỉ nhận được từ nhóm những gì bạn đóng góp cho nhóm. Nếu bạn không thích điều đang diễn ra, hãy nói ra - hãy tham gia và là một thành viên tích cực của nhóm.
Kiên định với chủ đề: Mọi người đều phải có phương hướng và mục tiêu rõ ràng. Hãy kiên định với chủ đề đã định - nhóm chỉ có thể chuyển sang những chủ đề khác nếu mọi thành viên đều thống nhất với việc này.
                                 
                                  GỢI Ý
& MÁCH NƯỚC
         Kỹ thuật "Hai phút"
Trong mỗi cuộc họp, dành thời gian để các thành viên chia sẻ những mối quan tâm đời thường. Kỹ thuật "hai phút" là một ví dụ tốt về việc đó: mỗi thành viên có hai phút, vừa đủ để kể về những việc xảy đến với họ trong tuần, hoặc về bất kỳ điều gì họ muốn, không ngắt lời. Đây là cơ hội cho mỗi thành viên của nhóm được nói lên những điều đang diễn ra trong cuộc sống của họ, không đứt quãng và không bị người khác chen vào để đưa ra giải pháp. Nó đem lại cho các thành viên cơ hội dốc hết những ý nghĩ của mình, bỏ lại những ý nghĩ và vấn đề khác bên ngoài nhóm, để có thể toàn tâm tham gia cuộc họp. Kỹ thuật này còn liên kết các thành viên của nhóm với nhau vì tất cả mọi người đều biết những gì đang diễn ra với từng người.

                      

         Duy trì hoạt động nhóm

Nhóm sẽ thành công khi đạt được mục đích hay hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của các thành viên trong nhóm, cho dù đó là nhu cầu tình cảm, tinh thần hay vật chất. Sau đây là một số cách giúp nhóm thành công hoặc hoạt động có hiệu quả:
*Nhóm đề ra mục đích và hoạt động
*Trong nhóm có sự trao đổi và giao tiếp cởi mở
* Mọi thành viên tham gia thảo luận và tham gia vào các hoạt động
* Các hoạt động của nhóm đa dạng
* Các thành viên thường xuyên tham gia
*Có phương pháp làm việc với những thành viên mới và xử lý vấn đề khi có người rời nhóm
* Nhóm khuyến khích việc đánh giá và phản hồi
*Khuyến khích việc chấp nhận mọi thành viên
* Có lòng tin cao độ trong nhóm
* Các xung đột hoặc bất đồng ý kiến được công khai và có tính xây dựng
*Có sự học hỏi trong nhóm, ví dụ về các kỹ năng giải quyết vấn đề
* Tất cả các thành viên của nhóm đều có vị thế như nhau
*Không ai chi phối nhóm, và cũng không ai bị bỏ rơi
* Các thành viên của nhóm được chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài sau khi tham gia nhóm
Nhóm không nhất thiết phải có đủ những điểm nêu trong danh sách này thì mới thành công được. Nhưng nhóm cần phải có nhiều điểm. Bạn có thể sử dụng danh sách nêu trên để kiểm tra xem nhóm của bạn thực hiện như thế nào. Bạn có thấy nhóm của mình có cần phải cải tiến điều gì không?

         Lớn lên và thay đổi

Không có nhóm nào lại mãi mãi vẫn giữ nguyên không đổi. Số thành viên thường xuyên tham gia và mức độ kinh nghiệm thu được có thể thay đổi theo số thành viên đến và đi. Bạn có thể lập kế hoạch tìm cách thích ứng với những thay đổi luôn diễn ra này.
Hãy thường xuyên xem xét lại những thoả thuận và nội quy cơ bản của nhóm, để giúp các thành viên mới cảm thấy họ đã được tham gia vào việc đưa ra những thoả thuận và nội quy này.
Khi có thành viên mới gia nhập nhóm, hãy làm cho họ cảm thấy họ được hoan nghênh. Nên cố gắng ghép cặp một thành viên cũ với một người mới để tiện hỗ trợ và thông tin.
Khi nhắc lại một chủ đề cho những thành viên mới, cần thu hút sự quan tâm của các thành viên khác bằng cách trình bày lần ượt điều mà họ đã biết theo cách mới. Hãy để từng thành viên trong nhóm điều hành các hoạt động. Đảm bảo rằng các thành viên đều đỷợc yêu cầu chia sẻ kiến thức.
Một số thành viên có thể muốn đi khỏi nhóm. Hãy làm cho họ cảm thấy thoải mái về sự ra đi này, và cho họ biết rằng những đóng góp của họ rất có giá trị.
Nếu nhóm trở nên quá đông khiến cho mọi ngỷời không thể có nhiều thời gian tham gia, hãy cố chia thành hai nhóm nhỏ, hoặc chỉ tạm chia ra trong một khoảng thời gian. Bạn có thể chia nhỏ nhóm bằng nhiều cách: thành viên cũ và thành viên mới, già hơn và trẻ hơn, hoặc chia theo sở thích chung.

                  
         Những khó khăn của nhóm

Có thể số người tham gia một nhóm sẽ giảm xuống sau một hai lần họp đầu. Đôi khi điều này xảy ra vì các thành viên nhận thấy những điều mà họ mong đợi không được đáp ứng, hoặc không phù hợp với những điều mong đợi của các thành viên khác hoặc của lãnh đạo nhóm. Càng sớm làm rõ những điều mong đợi đối với nhóm thì càng làm giảm được tỷ lệ "rời bỏ".
Một số người cần được hỗ trợ về vật chất, ví dụ như tiền hoặc thực phẩm, hơn là cần cơ hội để trò chuyện. Phải làm cho mọi người hiểu được rằng nhóm có thể hỗ trợ nhu cầu đó cho họ được hay không, hoặc bạn hay một tổ chức khác có thể đáp ứng nhu cầu đó trong một dự án khác hay không. Một nhóm phụ nữ ở Zimbabwe nhận thấy có nhu cầu hỗ trợ kinh tế, đã lập ra một doanh nghiệp may mặc thành công có môi trường làm việc mang tính hỗ trợ. Nhóm đã quyết định không tiếp nhận thêm thành viên mới.
Nếu có người ra đi, hãy cố tìm hiểu lý do của việc ra đi. Có thể là trước đây, khi họ cần được hỗ trợ, họ đã đến với nhóm, còn nay họ không cần sự hỗ trợ đó nữa. Lưu ý rằng đây không phải là thất bại.
   Rất dễ bị thất vọng nếu có người ra đi, nhưng không phải lúc nào điều này cũng thể hiện sự thất bại. Có thể là họ tham gia khi họ đang ở trong giai đoạn khủng hoảng, ví dụ ngay sau khi phát hiện nhiễm. Khi giai đoạn khủng hoảng đã qua, họ có thể không muốn tiếp tục nữa.
                     Người tổ chức nhóm bạn giúp bạn, Anh
Phần 4 gợi ý những hoạt động khác nhau mà các nhóm bạn giúp bạn thường thực hiện, chuyển từ việc hỗ trợ các thành viên của nhóm sang hành động để thay đổi.

Offline peter  
#3 Đã gửi : 21/03/2006 lúc 03:18:44(UTC)
peter

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồngCông trạng: Vinh danh vì những đóng góp hữu ích của bạn với cộng đồng NCH
Nhóm: Administrators, Thành viên chính thức, BQT, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 06-03-2006(UTC)
Bài viết: 1.459
Đến từ: TPHCM

Cảm ơn: 74 lần
Được cảm ơn: 511 lần trong 232 bài viết
Cám on 13 đã cung cấp tài liệu thú vị này!!!  Nhưng có 1 điều mình muốn góp ý là nên tạo 1 chủ đề (TOPIC)  để mọi người dễ theo dõi cũng như la dễ trao đổi!?? Và cũng nên trích dẫn nguồn (source) của tài liệu để tôn trọng tác giả!

Cám ơn sự hy sinh của 13 nhé!
Offline khatvong  
#4 Đã gửi : 21/03/2006 lúc 07:38:07(UTC)
khatvong

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-02-2006(UTC)
Bài viết: 68

Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đó chính là lý do đơn giản để làm việc theo nhóm.
                                                                                                                                 
HEO
Offline so13  
#5 Đã gửi : 22/03/2006 lúc 07:21:05(UTC)
so13

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 05-12-2005(UTC)
Bài viết: 48

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 1 bài viết
Trích dẫn bài viết của peter đã viết:
Cám on 13 đã cung cấp tài liệu thú vị này!!!  Nhưng có 1 điều mình muốn góp ý là nên tạo 1 chủ đề (TOPIC)  để mọi người dễ theo dõi cũng như la dễ trao đổi!?? Và cũng nên trích dẫn nguồn (source) của tài liệu để tôn trọng tác giả!

Cám ơn sự hy sinh của 13 nhé!


Cám ơn sự góp ý thẳng thắn của peter, thật ra mà nói tài liệu từ so13 nhận được vẫn không hề thấy được tên của tác giả, chứ không phải là không muốn đưa lên. So13 sẽ cố gắng tìm để biết tên tác giả và sẽ có 1 phần đoạn kết cám ơn tác giả đã trình bày một tài liệu rất hay này để mọi người tham khảo.
Offline BonghoaTruongsinh  
#6 Đã gửi : 22/03/2006 lúc 07:42:24(UTC)
BonghoaTruongsinh

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 26-05-2004(UTC)
Bài viết: 1.234

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 16 lần trong 11 bài viết
Đưa link tài liệu cũng được, nếu thấy khó quá.
Những bông hoa Trường sinh đã nở trong một ngày như thế. Và chú ong biết chắc rằng sẽ chẳng có ngày nào đẹp hơn thế trong suốt cuộc đời của chú...
Offline so13  
#7 Đã gửi : 23/03/2006 lúc 07:57:19(UTC)
so13

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 05-12-2005(UTC)
Bài viết: 48

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 1 bài viết



                                 
 
Việc hiểu được những điểm mạnh và hạn chế của các thành viên trong
nhóm có thể giúp nhóm hoạt động tốt hơn, và giúp bạn lựa chọn được những hoạt động hay chủ đề phù hợp nhất cho nhóm của bạn.

      Những người khác nhìn tôi như thế nào?

Mục đích: Để mỗi thành viên của nhóm hình dung được rõ ràng hơn đặc tính của các cá nhân trong nhóm, và để các thành viên của nhóm nhận biết những đặc tính của bản thân mà trước đây họ chưa coi trọng hoặc chỷa từng nghĩ đến.
1>
1 Mỗi thành viên vạch ra ba cột “Ai”, “Ưu điểm”, “Nhược điểm” lên giấy.
2>
Dưới cột “Ai”, mỗi người viết tên những người biết đến mình và có một số quan điểm về mình.
3>
 Sau đó dưới các cột “Ưu điểm” và “Nhược điểm” liệt kê ra những gì mà từng người trong số đó có thể nói về mình.

Ví dụ:

Ai

Ưu điểm

Nhược điểm

 

Họ nghĩ rằng tôi:

Họ nghĩ rằng tôi:

Mẹ

Hay giúp người khác

Không gọn gàng

Brenda (bạn thân)

Lắng nghe tốt

Thường trễ hẹn

Joni (chồng)

Vui vẻ

Thiếu tổ chức

Marcia (con gái)

Quan tâm đến người khác

Hách dịch

Wilson (hàng xóm)

Hào phóng

Hay quát tháo


                    
      Tôi thấy mình thế nào?

Mục đích: Tìm hiểu sự khác biệt giữa cách người khác nhìn nhận ta và cách ta tự nhìn nhận mình.

1> Mỗi người liệt kê tên bốn người hiểu rõ về mình (ví dụ cha, mẹ, vợ, đồng nghiệp)

2> Mỗi người viết ra một vài câu mà từng người trong số đó sẽ dùng để mô tả mình. “Họ sẽ dùng những từ nào để mô tả tôi?”, “Họ mong đợi gì ở tôi?
3>
 Sau đó mỗi người viết bản tự mô tả ngắn về mình: “Tôi tự nhìn thấy tôi”
4>
Cả nhóm tập hợp ý kiến của mỗi người theo từng tiêu đề đã chọn (ví dụ: cha, mẹ, con, bạn)
5>
Thảo luận về những đặc tính chung, ví dụ “Cha chúng ta thấy chúng ta như thế nào?
6>
 Nếu muốn, mọi người có thể đọc lên bản tự mô tả “Tôi tự nhìn thấy tôi”. Hãy xem xét sự khác biệt trong cách nhìn của từng người. “Việc biết được người khác nghĩ gì về mình dễ hay khó? Làm thế nào để chúng ta biết được? Họ có nói trực tiếp với chúng ta không?
         
Chấp nhận sự khác biệt
Mọi người trong nhóm của bạn sẽ có một số điểm chung - tất cả đều bị ảnh hưởng bởi HIV hoặc AIDS. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng mỗi người đều khác nhau, và cần phải học cách tôn trọng sự khác biệt của mọi người trong nhóm và cả người ngoài nhóm.
Những nhu cầu và mối quan tâm khác nhau trong nhóm đôi khi gây ra sự bất đồng hoặc tranh cãi. Nếu có thể, hãy coi sự khác biệt này là điều đáng tán dương và đáng tìm hiểu. Những hoạt động được nêu dưới đây có thể giúp nhóm khám phá sự khác biệt giữa mọi người, và những cảm nhận về sự khác biệt đó.

                            

                           
         Sự khác biệt giữa mọi ngư
ời

Mục đích: nhận biết sự khác biệt của mỗi thành viên trong nhóm.

Tốt nhất là để một hướng dẫn viên hoặc một người lãnh đạo nhóm hướng dẫn hoạt động này. Nó có thể làm dấy lên một số vấn đề nhậy cảm và nhóm cần phải sẵn sàng thảo luận. Đôi khi nhóm có thể cố gắng tránh những vấn đề dễ gây mâu thuẫn như chủng tộc, tình dục hoặc tầng lớp xã hội. Người lãnh đạo nhóm có thể đưa ra quy định và hỷớng dẫn thảo luận một cách an toàn.
1>
Đề nghị từng thành viên mô tả bản thân bằng một vai trò mà theo họ là quan trọng (ví dụ như: là phụ nữ, là người theo đạo Thiên chúa, là người cha, là người nhiễm HIV, là tình nguyện viên, là người da đen, là người 40 tuổi, là nông dân, là ông, bà, v.v...).
2>
 Đề nghị thành viên nhóm thành cặp, thảo luận về cách mà bè bạn, gia đình, đồng nghiệp, đồng đẳng và những người khác trong cộng đồng nhìn nhận họ trong vai trò này.
3>
Cả nhóm lớn sẽ cùng thảo luận về kinh nghiệm cuộc sống của các cá nhân. Các yếu tố như tôn giáo, văn hoá, giới, giới tính, chủng tộc, độ tuổi và trình độ văn hoá thường ảnh hưởng đến mong đợi của mọi ngỷời về cách cỷ xử của chúng ta. Chúng ta có đồng ý và chấp nhận những điều mong đợi này không?
4> Cả nhóm xếp thành vòng tròn, dành 3 phút để mỗi người quan sát những người khác trong nhóm.
5> Yêu cầu nhóm mô tả một số điểm khác biệt giữa những người trong nhóm (ví dụ: độ tuổi, giới, màu tóc, màu da hoặc mắt, trang phục, kiểu tóc, giới tính, chủng tộc, trình độ văn hoá, ngôn ngữ, chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khoẻ, v.v...). Liệt kê những điểm khác biệt trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng.
6>
 Yêu cầu từng người lần lượt nói ra cách họ mô tả bản thân theo những điểm khác biệt vừa liệt kê (ví dụ về tuổi họ có thể nói “33 tuổi”, “44 tuổi”, “đó là chuyện riêng tư”, “29 tuổi”, “khá lớn tuổi”, v.v...).
7> Sau đó thảo luận:
z Bạn cảm thấy thế nào khi tự xác định mình theo từng cách như vậy?
z Bạn cảm thấy mình được tính đến hay bị bỏ ngoài cuộc?
z Có ai cảm thấy mình không phù hợp với bất kỳ đặc tính nào không?
z Có đặc điểm nào mà chỉ có 1 người không? Cảm giác của người đó thế nào - tốt hay xấu?

                              
         Những ngư
ời khác cảm thấy thế nào?

Mục đích: Tìm hiểu xem định kiến và sự phân biệt đối xử có ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn của bạn trong cuộc sống hàng ngày.

Lãnh đạo nhóm cần chuẩn bị trỷớc cho hoạt động này:

z Viết ra một số “vai” trong đời thường ở cộng đồng của bạn trên những tấm các khác nhau, ví dụ: người phụ nữ mù 50 tuổi, gái mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới nhiễm HIV, người nghiện ma tuý 35 tuổi, nam da trắng thuộc tầng lớp trung lưu có quan hệ tình dục khác giới, công nhân, phụ nữ đã có chồng, cô gái 17 tuổi nhiễm HIV, v.v...

z Trên một tờ giấy, liệt kê các hoạt động, ví dụ: đi tìm xe buýt, nói cho người người khác biết bạn kiếm sống như thế nào, tìm việc, mua một mảnh đất, cởi mở về quan hệ tình dục của bạn, đưa người yêu đến gặp gia đình, lập kế hoạch dài hạn cho bản thân và cho gia đình, tìm sự giúp đỡ về y tế khi cần, đi dạo ban đêm, có công việc ổn định, có con, đọc báo, v.v...
1>
Giải thích với nhóm rằng đây là bài tập để xem những người khác nhau có cảm giác như thế nào trước mỗi sự kiện trong cuộc sống.
2>
 Yêu cầu mọi người đứng thành hàng cạnh nhau ở một phía của phòng và không đứng sát nhau quá.
3>
 Đưa cho mỗi người một tấm các phân vai, yêu cầu họ xem vai của mình là gì nhưng không cho người khác biết tấm các của mình viết gì.
4>
Yêu cầu mỗi người hình dung mình là người được mô tả trong tấm các, và suy nghĩ trong một phút xem cuộc sống của mình sẽ như thế nào nếu mình là người đó.
5> Sau đó, giải thích rằng bạn sẽ đọc lên những hoạt động đã được liệt kê cùng với câu hỏi “Bạn có thể làm được việc này không?” cho từng hoạt động. Yêu cầu mọi người bước lên một bước nếu họ (trong vai diễn của mình) có thể làm được. Nếu câu trả lời là không thì đứng nguyên tại chỗ.
6>
Lần lượt đọc lên từng hoạt động. Khi đã đọc xong tất cả, sẽ thấy từng người đứng tại các vị trí khác nhau so với điểm xuất phát.
7>
 Bắt đầu từ người tiến lên được xa nhất, yêu cầu từng thành viên của nhóm nói cho mọi người biết vai diễn của mình và nói một câu về kinh nghiệm thu được qua trò chơi.
8> Cùng ngồi xuống và thảo luận:
z Khi nhận vai, họ đã phải gánh chịu những hạn chế nào?
z Những yếu tố nào quyết định việc họ bước lên hay đứng nguyên tại chỗ?
z Liệu những giả định của họ hay sự thiếu hiểu biết về vai diễn của họ có ảnh hưởng đến những quyết định mà họ đưa ra không?
z Họ đã học được gì về tác động của định kiến và sự phân biệt đối xử đối với những người mà họ có thể cùng làm việc trong nhóm?


GỢI Ý
MÁCH NƯỚC

.      Người lãnh đạo nhóm

Chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân mình với nhóm, đừng xem nhẹ lòng tin hoặc công việc cá nhân của những người khác.

Khuyến khích các thành viên trong nhóm chăm chú lắng nghe lẫn nhau để có thể thực sự hiểu rõ những gì mọi người đang nói đến hoặc đang cảm nhận được.

Khuyến khích mọi người đặt câu hỏi một cách riêng tư hoặc trước nhóm. Không có câu hỏi nào là câu hỏi "ngu ngốc" hoặc không đáng hỏi.

Khuyến khích mọi người tham gia, nhưng lưu ý rằng một số người không quen nói ra hoặc đưa ra ý kiến, có thể là do họ ngại hoặc do tập quán. Tránh ép buộc bất cứ ai tham gia hoạt động hoặc chia sẻ những thông tin cá nhân nếu họ không muốn.

 

         Ngư
ời lãnh đạo nhóm

Phần lớn các nhóm đều cần có một người lãnh đạo hoặc điều phối viên. Lãnh đạo nhóm có thể là người khởi xướng lập nhóm hoặc người do nhóm chọn. Tuỳ thuộc tình hình nhóm của bạn, có thể thay đổi người lãnh đạo mỗi tuần hoặc có người lãnh đạo cố định - có thể là một cán bộ đào tạo chuyên nghiệp hoặc một chuyên gia.

Lãnh đạo nhóm giải thích hoạt động, hướng dẫn thảo luận và cung cấp những thông tin cần thiết cho nhóm. Kỹ năng cần thiết đối với người lãnh đạo nhóm là kỹ năng hướng dẫn thảo luận và dùng các hoạt động khác nhau để lôi kéo thành viên tham gia. Có thể áp dụng những ý tưởng được nêu ra ở đây để giúp các thành viên khác của nhóm thực hành và nâng cao kỹ năng hướng dẫn. Những kỹ năng này rất hữu ích để nâng cao sự tự tin để tham gia những hoạt động lớn hơn cùng với những người khác (xem Phần 6).

Nếu bạn là lãnh đạo nhóm, đặc biệt nếu là lãnh đạo cố định, bạn có trách nhiệm quan trọng đối với nhóm. Các thành viên sẽ coi ý kiến và quan điểm của bạn nặng cân hơn. Một số người lãnh đạo có thể có ảnh hưởng lớn (tốt hoặc xấu) tới cuộc sống của các thành viên. Cho dù đây là công việc tình nguyện, bạn cũng cần cẩn trọng để hành động một cách càng chuyên nghiệp càng tốt.

Nên nhớ rằng: với vai trò là người lãnh đạo, bạn có trách nhiệm giữ cho nhóm hoạt động suôn sẻ, nhưng từng thành viên cũng đều phải có trách nhiệm của riêng mình. Nếu bạn cảm thấy mọi người đặt quá nhiều trách nhiệm lên vai bạn, thì bạn nên tham khảo danh mục về những nguyên tắc làm việc cùng nhau (ở mục Đón tiếp thành viên mới).

Một trong những vai trò chính của người lãnh đạo nhóm là điều hoà để mỗi người đều được đóng góp như nhau và lắng nghe lẫn nhau. Bài tập sau có thể là một điểm khởi đầu tốt.
                                    
       
           
Bài tập nhóm khuyến khích mọi người nói

Mục đích: Giúp phát triển lòng tự trọng và khuyến khích mọi người trong nhóm nói.
1>
Yêu cầu mỗi người viết ra 5 đức tính của bản thân mà họ thích.

2> Lần lượt theo vòng tròn, yêu cầu từng người chọn ra một trong những đặc tính ấy và nói cho cả nhóm biết.
Kỹ thuật này khuyến khích mọi người cùng tham gia bình đẳng, và không ai bị chọn ra để trả lời. Mỗi người cũng có rất nhiều câu trả lời để lựa chọn. Nếu mọi người cảm thấy thoải mái với việc này, bạn có thể đề nghị lặp lại với đặc tính thứ hai.
                               
         Lắng nghe lẫn nhau
Lắng nghe là một kỹ năng thường bị coi là đã có sẵn vì người ta hay nhầm nó với kỹ năng nghe. Lắng nghe bao gồm cả nghe nhưng còn cần nhiều hơn nữa. Trở thành một người biết lắng nghe có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất của người lãnh đạo nhóm. Lắng nghe là việc làm cần thiết để có thể đáp lại những gì bạn nghe được và để kiểm tra xem thông tin mà bạn đưa ra có được hiểu đúng không.
               
Lắng nghe chủ động
z Hướng toàn thân của bạn tới ngỷời đang nói.
z Cố gắng thư giãn và hơi ngả về phía người nói.
z Nhìn người nói một cách dịu dàng, chăm chú nhưng không nhìn chằm chằm.
z Cho người nói biết bạn vẫn đang lắng nghe họ bằng cách thỉnh thoảng gật đầu, tạo ra những âm thanh tán thưởng, hoặc nói một điều gì đó như “thật thế à”, “vâng” hoặc “tôi hiểu”.
z Cố gắng không ngắt lời người nói.
z Ghi lại những ý chính, đôi khi tốc ký một vài từ chính mà bạn có thể sử dụng để sau này đặt câu hỏi.
z Nhận thức được những điều được nói ra và những điều không được nói ra.
z Bình tĩnh và trung lập - cố gắng không để cảm xúc của mình làm gián đoạn sự lắng nghe.
Một kỹ thuật khác giúp bạn lắng nghe tốt là phản hồi hoặc nói lại với người nói xem bạn hiểu họ đang nói gì (lắng nghe có phản hồi). Thay vì nhắc lại chính xác những điều họ nói, bạn cần diễn đạt lại một điều gì đấy để cho thấy rằng bạn hiểu họ đang nói điều gì. Ví dụ: “Bạn đang cảm thấy lo lắng vì bạn chưa làm việc này bao giờ” hoặc “Bạn đang cảm thấy hài lòng vì bạn có thể nói chuyện với cha của bạn”. Nếu bạn hiểu không rõ điều người ta nói với bạn, kỹ thuật này đem lại cho người
                    
                  
Các câu hỏi phù hợp và tế nhị có thể:
z Khuyến khích tưduy.
z Tìm ra những điều đã được biết và những điều chưa được biết.
z Nhấn mạnh và nêu bật những điểm quan trọng.
z Mở mang hay chia sẻ kiến thức và thông tin trong nhóm, và nghe nhiều ý kiến khác nhau.
z Khyến khích tham gia (cơ hội để làm cho những thành viên ít nói hơn của nhóm nói được ra).
z Ngăn ngừa hành vi phá rối, ví dụ nói chuyện riêng hoặc một vài người chi phối nhóm.
z Làm cho cả nhóm quan tâm và làm cho việc thảo luận tiến triển được.
z Giúp cuộc họp đạt mục đích đề ra, hoặc điều chỉnh để nó đi đúng hướng.
z Kiểm tra xem mọi người đã hiểu được những gì trong cuộc họp (và giúp họ ghi nhớ).

            
Lắng nghe tốt và đặt câu hỏi đúng cách sẽ làm các cuộc thảo luận sôi động hơn.
         
               
Đặt câu hỏi
   
Có hai loại câu hỏi:
z Câu hỏi đóng: chỉ có câu trả lời “đúng” hoặc “sai”. Ví dụ: “Bạn có đồng ý không?” hoặc “Bạn có biết việc này không?”.
z Câu hỏi mở: cho người ta được chọn cách trả lời. Ví dụ: “Bạn cảm thấy thế nào?” và “Bạn nghĩ sao?”.
Nếu bạn không muốn lúc nào cũng đặt câu hỏi, hãy sử dụng những câu khuyến khích những người nói chuyện với bạn cung cấp thêm thông tin (bạn sẽ là người mở cửa). Ví dụ: “Tôi muốn biết ý kiến của bạn về việc này”, “Tôi rất vui được bạn cho biết ý kiến của bạn”, “Mong bạn hãy giải thích thêm cho tôi”.
         
Tiếp nhận câu trả lời
Thường không nên nhắc lại những câu trả lời do các thành viên của nhóm đưa ra - việc này gây lãng phí thời gian và khiến mọi người mất tập trung lắng nghe nhau. Nếu có người trả lời quá khẽ, đề nghị họ nhắc lại những gì họ đã nói: “Bạn hãy nói to hơn một chút”. Nếu có câu trả lời không đúng, hãy chấp nhận nó nhưng sau đó đặt lại câu hỏi cho chính người đó hoặc cho cả nhóm. Thông thường trong mỗi câu trả lời đều có ý hay, nó có thể được dùng làm điểm khởi đầu để thảo luận tiếp.
z Dành cho các thành viên trong nhóm một chút thời gian để suy nghĩ về câu hỏi. Một khoảng tạm dừng nhỏ không làm gián đoạn được cuộc họp.
z Kiểm soát để không đưa ra nhận xét về giá trị sau khi nhận được câu trả lời như: “Câu trả lời rất tốt” hoặc “Rất tốt, Lucy ạ, bạn luôn trả lời đúng”. Điều này có thể làm một số người ngại ngùng. Nếu họ nghĩ rằng họ không có được câu trả lời “đúng”, họ có thể sẽ hoàn toàn không trả lời.
z Đảm bảo rằng bạn luôn lắng nghe kỹ lưỡng khi có người trả lời.
z Luôn nhớ cảm ơn người đã trả lời.
  

                                 Hãy cố gắng để mỗi người đều có cơ hội trả lời câu hỏi.
   
      Khuyến khích tham gia hoạt động nhóm
z Khuyến khích thảo luận bằng cách đặt câu hỏi chung cho cả nhóm để mọi người cùng phải tìm câu trả lời. Sau đó yêu cầu một thành viên cụ thể trả lời.
z Cố gắng tạo cơ hội cho mọi người trả lời các câu hỏi. Nếu lúc nào bạn cũng chỉ dựa vào một vài người, thì những người khác sẽ cảm thấy ít được tham gia. Nếu bạn không nhớ ai đã trả lời rồi thì yêu cầu “một bạn nào đó chưa trả lời”.
z Nếu các thành viên tỏ ra quá im lặng, bạn có thể phải sử dụng những câu hỏi trực tiếp hơn. Cần đảm bảo rằng câu hỏi không khó quá để cho nhóm có thể trả lời. Khi phải khuyến khích một nhóm còn e ngại, hoặc khi xử lý một vấn đề nhậy cảm, nên đặt câu hỏi chung cho cả nhóm, sau đó yêu cầu từng người đưa ra một câu trả lời (xem Hoạt động 3.1).
z Yêu cầu những người khác nhau đưa ra câu trả lời trước; bạn hãy lựa chọn người làm việc này một cách ngẫu nhiên. Nếu bạn luôn bắt đầu từ người ngồi bên trái bạn thì có thể không ai còn muốn ngồi ở vị trí đó nữa.
         
Giúp mọi người cùng tham gia bình đẳng
Có hai vấn đề thường xảy ra trong nhiều nhóm, đó là một số người quá yên lặng, còn một số người khác lại thao túng và chiếm quá nhiều thời gian và sự chú ý của nhóm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng ít tham gia hoặc tham gia quá nhiệt tình, và có thể có những vấn đề mà bạn không biết. Đôi khi bản thân những vấn đề này có thể tự được giải quyết mà không cần can thiệp vào, và đôi khi các thành viên của nhóm có thể chịu trách nhiệm về chính mình. Trong một số trường hợp, người lãnh đạo nhóm có thể phải hành động.

Người lãnh đạo nhóm có thể làm cho các thành viên cảm thấy thoải mái và khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người.
            
Những thành viên ít tham gia
Những thành viên yên lặng, không tham gia này hay:
z Tránh tiếp xúc bằng ánh mắt.
z Ngồi bó gối hoặc quay sang hướng khác.
z Nói rất ít hoặc không nói gì cả.
z Nói chuyện riêng với người bên cạnh, nhưng không nói với cả nhóm.
z Đi muộn, về sớm.
z Vắng mặt tại nhiều cuộc họp.
z Không nghe thảo luận.
z Không trả lời ngay cả khi đỷợc mọi người khuyến khích. Một số người cảm thấy ngượng hoặc e ngại trước những đề tài được đưa ra thảo luận, thậm chí trỷớc việc họ tham gia vào nhóm. Thỷờng ngỷời ta dễ cảm thấy xấu hổ vì bị nhiễm HIV/AIDS, hoặc vì đang tìm kiếm sự hỗ trợ cho bất cứ một vấn đề nào đó. Một số người không quen với việc nói chuyện công khai, và có thể thấy việc đó khó làm vì họ không quen những thành viên khác. Đôi khi có người chỉ tham gia nhóm để làm vui lòng người khác, và không muốn có mặt tại nhóm. Có người lại nghĩ rằng mình xứng đáng được mọi người chú ý đến một cách đặc biệt. Phần lớn chúng ta đều hiểu rằng không phải tất cả mọi người đều dễ dàng tham gia vào một nhóm, nhất là lúc ban đầu. Tuy nhiên những người quá yên lặng hoặc không vui vẻ có thể làm nản lòng những người khác.
Để khuyến khích những người yên lặng hoặc miễn cưỡng tham gia, cần:
z Cố gắng hỏi họ những câu hỏi rất đơn giản, dễ trả lời.
z Hỏi theo lượt, như vậy ai cũng phải trả lời.
z Khuyến khích họ nói ngay từ khi bắt đầu cuộc họp (việc này có thể giúp tạo ra một thói quen trong suốt cuộc họp).
z Hãy động viên khi họ có tham gia.
z Lôi cuốn họ làm việc theo cặp, để họ chia sẻ trách nhiệm báo cáo lại cho cả nhóm.
z Hỏi riêng họ tại sao họ không muốn phát biểu trước nhóm.
z Tìm hiểu họ trong những lúc giải lao, trước hoặc sau cuộc họp.
z Tiến hành đóng vai và phân cho họ vai chiếm ưu thế.
z Cố gắng xếp họ ngồi gần những người cởi mở và biết khuyến khích.
         
Những người tham gia quá nhiệt tình:
Những người vượt trội hoặc tham gia quá nhiệt tình có thể:
z Luôn nói rất dài.
z Luôn nói đầu tiên, khiến cho những người khác khó đóng góp ý kiến.
z Ngắt lời khi người khác đang nói.
z Nói lệch chủ đề, trọng tâm.
z Thao túng những cuộc thảo luận nhóm nhỏ.
z Đưa những thông tin không phù hợp về bản thân.
z Luôn nói về những vấn đề cá nhân của riêng mình.
z Bình luận về mọi thứ, và hỏi nhiều những câu hỏi ít quan trọng.
Đôi khi nhóm rất mừng vì có một hoặc vài thành viên vượt trội luôn làm phần lớn công việc. Với vai trò người lãnh đạo nhóm, bạn có thể phải chỉ ra rằng điều này không đem lại lợi ích tốt nhất cho mọi thành viên khác. Thường thì những thành viên yên lặng hơn sẽ cảm thấy chán nản trong việc đến với nhóm nếu họ không có được cơ hội tham gia đầy đủ. Cả nhóm có thể cảm thấy khó chịu và không bằng lòng đối với những thành viên quá nhiệt tình và cả với bạn, người lãnh đạo nhóm, vì cứ để cho hiện tượng này tiếp tục diễn ra.
Hiểu được tại sao một số người lại tham gia quá nhiệt tình là việc làm hữu ích. Lý do của hiện tượng này có thể bao gồm: bồn chồn, thiếu tự tin, không biết phải cư xử với các thành viên khác nhỷ thế nào, bối rối về việc tham gia nhóm, muốn là trung tâm của sự chú ý, bản thân họ có thể là người lãnh đạo nên thấy rằng khó làm một thành viên bình đẳng, hoặc chưa bao giờ có ai nhắc nhở họ rằng hành vi của họ có vấn đề.
         
Cách làm nguội sự tham gia quá nhiệt tình là:
z Quy định giới hạn thời gian đóng góp cho mỗi người. Nếu có người nói quá dài, hãy nhắc họ về thời gian, yêu cầu họ kết luận hoặc kết thúc trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ: “hai phút nữa”).
z Coi việc yêu cầu những người khác cho ý kiến là cần thiết.
z Tuyên bố thẳng thắn rằng cần chia sẻ đều công việc và sự chú ý của nhóm cho mọi thành viên.
z Góp ý riêng với thành viên quá nhiệt tình về hành vi của họ.
z Dành một buổi rèn luyện kỹ năng về các kỹ thuật lắng nghe (ví dụ xem mục Lắng nghe lẫn nhau xem trang 43).
z Sắp xếp người quá nhiệt tình ngồi cách bạn khoảng hai người trong vòng tròn (ở đó họ khó gây chú ý cho bạn hơn).
z Nói “Đây có vẻ như là một đề tài hấp dẫn, nhưng bây giờ chúng ta không có đủ thời gian để thảo luận về nó”.
z Phân công cho người quá nhiệt tình một nhiệm vụ hỗ trợ cụ thể, như ghi biên bản hoặc pha trà.

                                         
            Sự cương quyết
Một trong những lý do khiến nhiều người thấy khó tham gia vào nhóm là thiếu sự tự tin để nói một cách rành mạch về những mong muốn, giá trị và quyết định của mình - “khẳng định” những suy nghĩ và cảm nhận của mình một cách trực tiếp và rõ ràng, không gây tổn thương cho ngỷời khác. Tự khẳng định bản thân thường rất khó, đặc biệt đối với phụ nữ hoặc những người theo thông lệ không được tôn trọng.
                                      
                                                    
BẢNG KIỂM
            
Những lý do để trở nên cương quyết hơn
 Bạn sẽ trở nên tự tin hơn vì những tình huống làm bạn cảm thấy bị đe doạ ít đi.
 Bạn sẽ có lòng tin vào người khác hơn, vì bạn sẽ không coi thường họ.
 Bạn có thể chịu trách nhiệm nhiều hơn về những mong muốn, nhu cầu và quyết định của bản thân.
 Bạn sẽ có quan hệ công tác tốt hơn, vì sẽ có cơ hội tốt hơn để mọi người cùng hợp tác với bạn hơn là chống lại bạn.
 Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức (là những thứ bạn thường bị tiêu hao khi lo lắng, giận dữ hoặc cảm thấy có lỗi).
 Bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn vì bạn không sợ mắc lỗi.
 Bạn sẽ kiểm soát tốt hơn những người và hoàn cảnh vốn thường kiểm soát bạn.
 Bạn sẽ ít có khả năng bị bóc lột về mặt cá nhân hay về mặt nghề nghiệp hơn - và có nhiều khả năng được nhìn nhận một cách nghiêm túc là người tự tin và có năng lực.
Thực hành sự cương quyết là một hoạt động nhóm rất có ích để xây dựng lòng tin trong việc cộng tác với những ngỷời khác (xem thêm Phần 5 và 6). Nó cũng rất tốt đối với những thành viên cảm thấy kém tự tin hơn những người khác trong nhóm, ví dụ, theo thông lệ người ta cho rằng phụ nữ cần lắng nghe nam giới, và chị em phụ nữ có thể thấy khó khẳng định quan điểm của mình trong một nhóm có cả nam lẫn nữ. Có thể sử dụng hoạt động đóng vai sắp được đỷưa ra đây để thực hành các kỹ năng cương quyết.


GỢI Ý
MÁCH NƯỚC

Động não

Đừng ngại nếu chữ bạn viết không đẹp. Khi đưa lên bảng hoặc vào sơ đồ, nên trình bày một cách ngắn gọn.

Đừng cố nhắc lại những gì đã được nói trong khi thảo luận, chỉ nên ghi lại một số từ chính để ghi nhớ.

Đôi khi cần viết ra trước một số điểm hay sơ đồ quan trọng. Điều đó giúp bạn trình bày dễ dàng hơn và làm cho phần thuyết trình của bạn hiệu quả hơn.

Nếu dùng giấy khổ lớn để ghi lại ý tưởng, bạn có thể giữ giấy lại và treo quanh phòng. Điều này có tác dụng nhắc nhở mọi người về những việc đã làm, và là phương tiện trực giác để nhanh chóng nhấn mạnh những điểm mấu chốt.

   Các kỹ thuật giúp làm việc theo nhóm thành công

Có một số cách khác nhau để khuyến khích thảo luận nhóm. Nên sử dụng những kỹ thuật khác nhau để thu hút sự chú ý và tham gia của mỗi người.

   Động não

Mục đích: Để đưa ra được càng nhiều ý tưởng khác nhau càng tốt - dù ý tưởng lạ lùng đến thế nào cũng được, vì vào thời điểm này chưa cần lo lắng đến việc chúng hay hay dở.

Động não là một kỹ thuật giúp một người hoặc một nhóm tư duy sáng tạo thoải mái.

1 Chọn một hành vi mà mọi người trong nhóm đều có thể thực hiện và họ cho rằng nó tác động nhiều đến sức khoẻ (ví dụ: uống rượu, hút thuốc, tình dục không an toàn, thói quen ăn uống không lành mạnh).

2 Chia thành các nhóm nhỏ 4 người, mỗi nhóm nhỏ sẽ phân công một người ghi chép.

3 Yêu cầu mỗi nhóm nhỏ “động não”, liệt kê được càng nhiều càng tốt những gì có thể ảnh hưởng đến hành vi của bản thân họ đối với chủ đề đã chọn. Ghi lại các ý tưởng nhưng không đưa ra bình luận cho đến khi nhóm không còn ý tưởng nào nữa.
4 Liệt kê tất cả các ý tỷởng của tất cả các nhóm nhỏ trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng.
5
Cả nhóm cùng loại ra những ý tưởng trùng lặp hoặc không có ích, cố gắng sắp xếp những ý tưởng còn lại theo nhóm hoặc theo mức độ ưu tiên. 
            
Đóng vai
Mục đích: giúp mọi người thực hành các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề với người khác, và thực hành những kỹ năng mới.
Trong khi đóng vai, hai người hoặc nhiều người sẽ tưởng tượng mìnhđang ở trong một hoàn cảnh cụ thể, sẽ cố gắng hành động đúng như những người đang trong hoàn cảnh đó. Việc đóng vai không phải do diễn viên thực thụ mà là do những người trong nhóm thực hiện, họ không được luyện tập nhiều mà chỉ có kinh nghiệm từ cuộc sống đời thường.
      
Đóng vai gồm 3 bước:
1 Nhóm hoặc hướng dẫn viên mô tả một vấn đề hoặc một tình huống quan trọng. Yêu cầu hai hoặc ba người tình nguyện “diễn” tình huống này trong khoảng 5-10 phút.
2 Các thành viên thảo luận về những gì diễn ra trong khi đóng vai
z Đây có phải là một vấn đề thật sự không?
z Có thể giải quyết vấn đề này không? Nếu có, giải quyết thế nào?
z Những người đóng vai giải quyết vấn đề này thế nào?
3 Các thành viên đưa ra những gợi ý về cách giải quyết vấn đề.
Có thể để cho một số thành viên khác trong nhóm đóng vai lại, để minh hoạ giải pháp có thể.
                                    
               

      Không, cảm ơn
Mục đích: Học cách khẳng định niềm tin và quyền của bản thân với những người khác.

 Yêu cầu hai người đóng vai một số tình huống (bạn cần sửa đổi một số ví dụ sau cho phù hợp với hoàn cảnh). Trong mỗi cảnh, vai B cố gắng tìm cách thuyết phục vai A nghe theo mình. Vai A cần tỏ ra cương quyết - kiên quyết nhưng lịch sự - về quyền giữ vững quan điểm của mình.

Ví dụ 1:

Vai A: Bạn tin rằng người dẫn chương trình trên đài truyền thanh địa phương là người thích hợp nhất để bạn có thể mời tham gia chương trình dạ hội gây quỹ cho nhóm hỗ trợ của mình. Bạn hãy giữ vững quan điểm mời người dẫn chương trình.

Vai B: Bạn biết rằng mời người chủ ngân hàng địa phương phát biểu khai mạc sẽ tốt hơn mời người dẫn chương trình trên đài phát thanh địa phương. Hãy thuyết phục vai A đồng ý mời người chủ ngân hàng tới dạ hội gây quỹ của nhóm.

Ví dụ 2:

Vai A: Bạn được đề cử làm thủ quỹ của nhóm. Bạn biết trong năm nay bạn sẽ không có thời gian làm việc này vì có việc riêng của gia đình. Hãy giữ vững quan điểm không chấp nhận nắm giữ vị trí này.

Vai B: Bạn muốn người A làm thủ quỹ của nhóm. Hãy thuyết phục người A đồng ý làm việc đó.
2 Thảo luận nhóm:
z Giữ vững quan điểm của mình có khó không?
z Vai B cảm thấy thế nào khi gây sức ép với vai A?
z Vai A cảm thấy thế nào khi cố gắng giữ vững quan điểm của mình?
            
Tranh mật mã
Mục đích: Tập trung sự chú ý của mọi người vào một tình huống khó ngay từ khi bắt đầu giải quyết vấn đề.
“Tranh mật mã” là một tranh minh hoạ, có kích cỡ bằng một tấm áp phích, không lời, trong đó thể hiện một tình huống gây ra những cảm xúc mạnh. Hình minh hoạ cần mô tả được tình huống một cách rõ ràng (ví dụ: một phụ nữ đang mua bao cao su, một nam thanh niên đến phòng khám bệnh lây truyền qua đường tình dục, v.v...). Đặt bức tranh ở vị trí dễ nhìn - trên mặt đất hoặc treo trên tường.  Hướng dẫn nhóm bằng cách đặt các câu hỏi để khuyến khích thảo luận:
z Điều gì đang diễn ra trong tranh?
z Trên thực tế có xảy ra việc này không?
z Tại sao nó lại xảy ra? Bức tranh này tạo cho bạn cảm giác gì?
z Trong tình huống này có những khó khăn hoặc thuận lợi gì?
z Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là gì?
z Có thể làm gì để giải quyết vấn đề này (để nó xảy ra nhiều hoặc ít hơn)?
Sau khi thảo luận, tóm tắt những ý kiến đã được nêu ra.
Kỹ thuật này có thể giúp khởi đầu các cuộc thảo luận với những người khác, ví dụ các buổi giáo dục đại chúng trong trường học.
               
Các câu chuyện kết cục mở
Mục đích: Nêu ra một tình huống có thật và khơi gợi các vấn đề một cách dễ hiểu cho mọi người.
Câu chuyện kết cục mở thường ngắn gọn và kết thúc vào lúc cần đưa ra quyết định.
Kể một câu chuyện ngắn, phản ánh tình huống mà các thành viên của nhóm đang gặp phải. Ví dụ sau nhấn mạnh vào việc cần quan tâm đến nhu cầu của ngỷời mại dâm nhiễm HIV:
“Mary làm trong một nhà chứa ở thành phố. Cô gửi tiền mà cô kiếm được cho mẹ già đang chăm sóc hai đứa con nhỏ của cô. Hiện giờ cô đang bị ốm, và những đứa trẻ thơ không thể chăm sóc cho cô được. Mẹ của Mary sống phụ thuộc vào cô và đã quá già để có thể chăm sóc hai cháu nhỏ. Họ hàng của Mary hiện đang sống ở nước ngoài. Những chị em khác trong nhà chứa bắt đầu bàn tán về Mary và nói rằng cô nên
bỏ nhà chứa”.
z Những chị em này có thể làm gì để giúp Mary?
z Mọi người có thể làm gì với những đứa trẻ sắp mất mẹ?
z Cộng đồng có thể làm gì cho bà mẹ già?

 

 

Offline nhomvungtau  
#8 Đã gửi : 12/04/2006 lúc 05:20:49(UTC)
nhomvungtau

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2005(UTC)
Bài viết: 939
Man
Đến từ: Nam Việt Nam

Được cảm ơn: 25 lần trong 11 bài viết
Một số điểm cơ bản để nhóm có thể tồn tại và phát triển :
1.Nhóm cần có cương lĩnh rõ ràng : lập để làm gì , gồm có những ai , những hoạt động chủ yếu ...
2.Thu chi phân minh .Cần công khai tài chánh với các thanh viên trong nhóm .
3. Có hệ thống giám sát hữu hiệu để thúc đẩy nhóm hoạt động đúng cương lĩnh và đúng tiến độ quy định .
Thí dụ
:
 Tại Vũng tàu có nhóm cha mẹ của người có H tại phường 5,6,7 tp Vũng tàu(nhóm 567) và nhóm Vũng tàu F1.Chúng ta thấy nhóm Vũng tàu F1(nhóm những  NCH) hoạt động theo cơ cấu sau :
1.Nhóm lập ra để giúp nhau chăm sóc sức khoẻ những thành viên, ổn định công việc cho các thành viên, nếu có điều kiện thì hỗ trợ các bạn đồng cảnh ngộ.
2.Các thành viên đóng quỹ hằng tháng , có thủ quỹ, có kế toán riêng và họp hằng tuần đều công khai tài chánh các chi phí trong  hoạt động .
3.Nhóm 567 sẽ giám sát các hoạt động của nhóm Vũng Tàu F1(cha mẹ kiểm soát con cái )
There's the truth that : we want to do so much for PLWHA but still can't reach our target. Can we change it if we try to do better?
Offline nhomvungtau  
#9 Đã gửi : 25/05/2006 lúc 06:58:23(UTC)
nhomvungtau

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2005(UTC)
Bài viết: 939
Man
Đến từ: Nam Việt Nam

Được cảm ơn: 25 lần trong 11 bài viết
Không thấy ý kiến tham gia của các bạn ???
Trích dẫn bài viết của nhomvungtau đã viết:
Một số điểm cơ bản để nhóm có thể tồn tại và phát triển :
1.Nhóm cần có cương lĩnh rõ ràng : lập để làm gì , gồm có những ai , những hoạt động chủ yếu ...
2.Thu chi phân minh .Cần công khai tài chánh với các thanh viên trong nhóm .
3. Có hệ thống giám sát hữu hiệu để thúc đẩy nhóm hoạt động đúng cương lĩnh và đúng tiến độ quy định .
Thí dụ
:
 Tại Vũng tàu có nhóm cha mẹ của người có H tại phường 5,6,7 tp Vũng tàu(nhóm 567) và nhóm Vũng tàu F1.Chúng ta thấy nhóm Vũng tàu F1(nhóm những  NCH) hoạt động theo cơ cấu sau :
1.Nhóm lập ra để giúp nhau chăm sóc sức khoẻ những thành viên, ổn định công việc cho các thành viên, nếu có điều kiện thì hỗ trợ các bạn đồng cảnh ngộ.
2.Các thành viên đóng quỹ hằng tháng , có thủ quỹ, có kế toán riêng và họp hằng tuần đều công khai tài chánh các chi phí trong  hoạt động .
3.Nhóm 567 sẽ giám sát các hoạt động của nhóm Vũng Tàu F1(cha mẹ kiểm soát con cái )
There's the truth that : we want to do so much for PLWHA but still can't reach our target. Can we change it if we try to do better?
Offline anhnamhn_anhnamhn  
#10 Đã gửi : 03/06/2006 lúc 01:15:24(UTC)
anhnamhn_anhnamhn

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-05-2006(UTC)
Bài viết: 176
Đến từ: hanoi

oi cang doc cang thay cuoc song con nhieu dieu muon tin hieu qua
vong xe lan banh dua nguoi di khuat xa noi cuoi duong minh anh dung nang thinh khoc thuong cho tinh ta lam sao quen duoc em lam sao co the quen bao nhieu yeu thuong jio tan vo jio ko biet em di ve tren chuyen xe cuoi cung minh anh dung ngan ngo khoc thuo
Offline anhnamhn_anhnamhn  
#11 Đã gửi : 03/06/2006 lúc 01:15:28(UTC)
anhnamhn_anhnamhn

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 13-05-2006(UTC)
Bài viết: 176
Đến từ: hanoi

oi cang doc cang thay cuoc song con nhieu dieu muon tin hieu qua
vong xe lan banh dua nguoi di khuat xa noi cuoi duong minh anh dung nang thinh khoc thuong cho tinh ta lam sao quen duoc em lam sao co the quen bao nhieu yeu thuong jio tan vo jio ko biet em di ve tren chuyen xe cuoi cung minh anh dung ngan ngo khoc thuo
Offline If_Life_Is_So_Short  
#12 Đã gửi : 28/08/2006 lúc 06:22:43(UTC)
If_Life_Is_So_Short

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 27-08-2006(UTC)
Bài viết: 3

Đúng roài, c.sống còn nhiều điều thú vị lắm. Chả việc gì phải buồn nhỉ. Team building là cần thiết, hôm nào mình cũng share vài tài liệu lên đây cho mọi người ngải cứu.!.
Offline hongnguyen  
#13 Đã gửi : 18/09/2006 lúc 11:53:12(UTC)
hongnguyen

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 30-08-2006(UTC)
Bài viết: 222

Được cảm ơn: 6 lần trong 4 bài viết

Ai lại gãi vào đúng chỗ ngứa của mình vậy chứ. cảm ơn so13 nhé. đúng là thứ mà mình đang cần cho môt nhóm mới toe và một người còn ít kinh ngiệm như mình.

Offline giọt nắng  
#14 Đã gửi : 21/10/2006 lúc 11:19:28(UTC)
giọt nắng

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 15-10-2006(UTC)
Bài viết: 417
Man

Thanks: 5 times
Được cảm ơn: 35 lần trong 27 bài viết
nhìu ngừi khen chắc tài lịu này hay lắm, ai có lòng tốt tóm tắc lại còn vài dòng cho tui đọc, tui cám ơn nhìu
Offline chocngoayhiv  
#15 Đã gửi : 12/11/2006 lúc 05:14:19(UTC)
chocngoayhiv

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 12-11-2006(UTC)
Bài viết: 1

Chu de nay hay day chu, toi la mot nguoi co HIV nhu nhieu ban cung tham gia vao dien dan nay. Truoc day toi chi doc cac thong tin ma chua co gop y gi ca.
Thanh lap nhom la rat hay, toi da quan sat va theo doi chu y toi rat nhieu nhom . Va chi thay cac nhom hoat hong chu yeu cua mot vai thanh vien chu khong phai la cac thanh vien khac cung tham gia. Toi nghi nhom mo ra la mot nhom tu nguyen de thu hut cac ban cung hoan canh va de chia se. Giua nhung nguoi nhu chung ta da that su chia se voi nhau hay chua ? giua cac nhom that su da chia se voi  nhau hay chua ? hay chi la su ghen ghet giua nhom nay voi nhom khac giua nguoi nay voi nguoi khac. Nhieu ban tham gia khong vi voi muc dich gi, nhieu nhom thanh lap voi muc dich  rat don gian va co y nghia ho tro cho nhung nguoi nhu minh voi tat ca nhung gi minh co. Nhieu nhom hoat dong voi ca kinh phi tu nguyen bo ra, nhieu ca nhan hoat dong voi ca tam long. Nhung co nhung nguoi khi tham gia ca hoat dong va duoc nhan vao cac chuong trinh thi lai khong nghi truoc day minh nhu the nao, ma chi lo den cuoc song cua minh chu khong he suy nghi den su ton tai hay da mat cua nguoi khac, hay lap thanh nhom de duy tri cuoc song cua minh. Co nhung nguoi khong vi muc dich chuoc loi ca nhan hoat dong rat tot nhung bi nguoi khac gat bo ra ngoai.
Ngay ca cac hoat dong cua cac nhom da bao gio cac ban nghi lai xem minh da thuc su lam duoc nhung gi theo dung y nghia khi mo nhom ra chua. Ngay ca nhung nguoi xuat phat diem la thanh vien cua cac nhom, nhung khi da co su thanh cong cua minh thi lai khong he quan tam toi nhung nguoi giong nhu minh nua ma chi quan tam lam gi de co nhieu tien ma thoi, va nhung nguoi nay tu cho minh la o thu bac cao hon nguoi khac. Giua cac thanh vien nhom da co su cong bang that su hay chua. Chi bang chi can tham gia cac du an cua cac to chuc, hay lam viec cho cac to chuc ma khong phai suy nghi toi nhung nguoi cung dang giong nhu minh va lai lanh luong nhieu gap ca may chuc lan gap ca tram lam so voi tien ho tro khi tham gia hoat dong tinh nguyen tai cac nhom.
Cac ban hay nghi khi thanh lap nhom phai ton trong hoat dong theo dung muc dich y nghia cua nhom, giua cac nhom hoa dong cung nhau sat canh ben nhau cung giup do nhau phai khong cac ban !!!
Offline hongnguyen  
#16 Đã gửi : 12/11/2006 lúc 09:41:55(UTC)
hongnguyen

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 30-08-2006(UTC)
Bài viết: 222

Được cảm ơn: 6 lần trong 4 bài viết
tui hoàn toàn đồng ý với bạn . mình lập nhóm ra là ko fải để đấu đá nhau mà đầu tiên đó là để chia sẻ giữa con người vớ con người.
Offline mong_em_co_ngay_mai  
#17 Đã gửi : 01/06/2007 lúc 06:50:25(UTC)
mong_em_co_ngay_mai

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 17-08-2004(UTC)
Bài viết: 131

co thanh vien nao o hai phong khong nhi?neu co co the lien lac voi toi duoc khong? 0935585678 xin cam on truoc nhe

Tôi chỉ cần một điều ước : ước gì tôi có thể quay ngược lại bánh xe thời gian...
Offline nguoidaukhokonanchi84  
#18 Đã gửi : 01/06/2007 lúc 03:51:41(UTC)
nguoidaukhokonanchi84

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-03-2006(UTC)
Bài viết: 1.099

Cảm ơn: 6 lần
Được cảm ơn: 18 lần trong 11 bài viết
đã lâu rồi có thể chủ đề cũa anh hoà ko có ai vào nhưng em tin đây là chủ đề mà mọi người có H chúng ta quan tâm phải ko hi vọng mọi người sẽ quan tâm hơn với chúng ta những người có H sẽ được quan tâm hơn
Hạnh phúc đôi khi chỉ là sẻ chia để vơi bớt những giọt nước mắt , chia đôi những nỗi đau nhìn thấy thêm một nụ cười
Facebook : Nhân sinh vô thường . Zalo : 01222759439 ,😁
01282878576_ 01222759439
Offline SUCSONG@  
#19 Đã gửi : 18/06/2007 lúc 01:48:33(UTC)
SUCSONG@

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-03-2007(UTC)
Bài viết: 621

 
Ủng hộ các bạn hai tay và hai chân luôn. Chẳng những vậy, khi nào lập được nhóm rùi nhớ Email cho tui nghe. Tui đến viết một bài cho. hihihi chúc mọi người thành công.
Offline nhomvungtau  
#20 Đã gửi : 19/06/2007 lúc 07:50:01(UTC)
nhomvungtau

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2005(UTC)
Bài viết: 939
Man
Đến từ: Nam Việt Nam

Được cảm ơn: 25 lần trong 11 bài viết
Trích dẫn bài viết của SUCSONG@ đã viết:
 
Ủng hộ các bạn hai tay và hai chân luôn. Chẳng những vậy, khi nào lập được nhóm rùi nhớ Email cho tui nghe. Tui đến viết một bài cho. hihihi chúc mọi người thành công.


Mình sẽ giới thiệu cho bạn rất nhiều nhóm đang hoạt động trong lãnh vực HIV/AIDS nhưng phải xem bạn như thế nào đã !Hix!
There's the truth that : we want to do so much for PLWHA but still can't reach our target. Can we change it if we try to do better?
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
3 Trang123>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.