Tư Vấn HIV
»
HIV - Điều không mong muốn
»
Tủ thuốc cho bạn
»
Không xét nghiệm cúm A/H1N1 : Bác sĩ khám run tay, bệnh nhân căng thẳn
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-11-2008(UTC) Bài viết: 990
Được cảm ơn: 26 lần trong 19 bài viết
|
Ngày 05.10.2009 Giờ 10:03 |
Không xét nghiệm cúm A/H1N1
Bác sĩ khám run tay, bệnh nhân căng thẳng
Bác sĩ: “Chúng tôi rất đau đầu vì không thể kết luận ngay bệnh nhân có mắc cúm A/H1N1 hay không. Cho uống Tamiflu là một quyết định khó khăn”. Mẹ một bệnh nhi: “Bác sĩ nói con tôi chỉ bị cúm thường nhưng lại yêu cầu phải theo dõi thường xuyên khiến tôi căng thẳng, lo sợ...”
 |
Chen chúc đến bệnh viện nhưng vẫn không được biết con mình có bị cúm A/H1N1 hay không, khiến nhiều người nơm nớp lo sợ. Ảnh: Bình Minh
|
Chị Nguyễn Thu Vân, ngụ tại quận 3 (TP.HCM), cho biết đứa con gái của chị sau khi đi học về có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi. Chị sợ con mình bị nhiễm cúm A/H1N1 nên đưa con đi khám ngay. Bác sĩ (BS) đo thân nhiệt, nhịp tim rồi hỏi: “Cháu nhớ kỹ xem ở trường có tiếp xúc với bạn nào nhiễm cúm không?” Đứa bé lắc đầu: “Dạ không”. BS quay sang hỏi mẹ: “Chị nhớ kỹ xem bé có tiếp xúc với ai nhiễm cúm A/H1N1 không?” Chị Vân trả lời: “Làm sao tôi biết được”. BS bảo: “Trước mắt thấy cháu nóng và ho, chắc chỉ bị cảm thường thôi. Chị đưa cháu về, cho uống nhiều nước, uống thuốc theo đơn này và nhớ theo dõi thường xuyên xem cháu có đau họng, hắt hơi, nóng sốt nữa không. Nếu hai ngày mà không đỡ bệnh thì đưa cháu trở lại bệnh viện”. Chị Vân nói mình đưa con về mà trong lòng như lửa đốt. “Tối đến tôi không sao ngủ được, cứ đi vào đi ra, hết sờ đầu lại sờ cổ con bé xem có nóng hơn không, rồi lại liên tưởng đến toàn chuyện không hay. Sáng đọc báo thấy chỗ này có người chết, chỗ kia có người tử vong mà run bắn lên. Tình trạng này kéo dài chắc tôi chết vì căng thẳng”.
Vừa khám vừa lo
BS Nguyễn Thế Gia, giám đốc bệnh viện quận Gò Vấp (TP.HCM), chia sẻ: “Trước đây, mẫu bệnh phẩm của người dân nghi nhiễm cúm A/H1N1 chúng tôi đều gửi lên viện Pasteur để xét nghiệm. Nay viện Pasteur không nhận nữa, các BS khám bệnh phải dựa trên chẩn đoán lâm sàng của bệnh nhân, dựa vào nguồn tiếp xúc lây bệnh, hỏi về tiền sử bệnh nhân…” Theo BS Gia, giữa triệu chứng sốt siêu vi và cúm A/H1N1 không khác nhau nhiều nên việc chẩn đoán bệnh không chính xác được. Nếu BS không cẩn thận sẽ dễ bị nhầm lẫn. Có người bị cúm A/H1N1 nhưng triệu chứng chưa biểu hiện, lại có người phát triệu chứng giống cúm A/H1N1 nhưng không phải bị cúm này. Nếu không mắc cúm A/H1N1 mà BS cho uống Tamiflu thì vừa tốn thuốc, vừa lo bệnh nhân phản ứng với thuốc Tamiflu cũng rất dễ chết. Ngược lại, người đang ủ cúm A/H1N1 mà bỏ sót, bệnh nhân về sẽ bệnh nặng hơn và lây lan ra cộng đồng.
Tuyến xã cũng trị cúm A/H1N1
TS Lý Ngọc Kính nói: “Hiện tại, sau tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện và xã cũng đã được tập huấn để đảm nhận việc điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1. Những kinh nghiệm điều trị rút ra từ các trường hợp tử vong đã được phổ biến xuống tuyến cơ sở. Chúng tôi đã thống nhất, nếu ca nặng thì chuyển tuyến trên hoặc xin hỗ trợ từ tuyến trên” .
Đến 17g ngày 4.10, Việt Nam đã ghi nhận 9.562 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, trong đó có 18 trường hợp tử vong.
Lệ Hà
|
BS Đỗ Thị Nguyệt Thu, phó giám đốc bệnh viện Bình Thạnh cũng cho biết: “Ban đầu, các bác sĩ cũng lúng túng và đau đầu lắm, bởi có bệnh nhân đến khám không sốt nhưng dương tính với cúm A/H1N1. Ngược lại, có bệnh nhân có sốt, ho, đau họng,… nhưng lại không bị cúm A/H1N1”.
Tăng cường uống Tamiflu
Từ ngày 1.10, viện Pasteur TP.HCM thông báo tạm ngưng xét nghiệm cúm do hết sinh phẩm hoá chất. Tuy nhiên, thứ trưởng bộ Y tế Trịnh Quân Huấn khẳng định: viện Pasteur TP.HCM được cấp 4,5 tỉ đồng để mua sinh phẩm xét nghiệm chứ không phải 1,5 tỉ đồng. Viện này có thể chỉ định thầu để nhanh chóng mua được sinh phẩm xét nghiệm, không cần đợi thủ tục đấu thầu.
Không chỉ viện Pasteur TP.HCM, viện trưởng viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, TS Nguyễn Văn Kính cho hay sinh phẩm xét nghiệm cúm của viện đã hết từ lâu. Thời gian qua, viện chỉ chẩn đoán lâm sàng. Về vấn đề này, TS Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết, dịch cúm A/H1N1 đã lan tràn rộng trong cồng động nên sẽ không xét nghiệm tràn lan mà chọn lọc, có sự chỉ định của bác sĩ và những bệnh nhân có nguy cơ cao như người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai… TS Lý Ngọc Kính, cục trưởng cục Khám chữa bệnh (bộ Y tế) cho rằng bộ Y tế có chỉ đạo tại những nơi dịch đã lan ra cộng đồng, nếu thấy bệnh nhân có triệu chứng cúm thì có thể điều trị ngay bằng Tamiflu mà không đợi kết quả xét nghiệm. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc không xét nghiệm đại trà nữa là virút cúm A/H1N1 thấy ở 70 – 80% bệnh nhân cúm. Nếu tiếp tục xét nghiệm để loại ra được 2 – 3 người không mắc trong 10 bệnh nhân cúm và điều trị cho 7 – 8 bệnh nhân kia là việc làm không hiệu quả, trong khi nguồn thuốc Tamiflu không thiếu.
Bình Minh – Lệ Hà
|
Tử vong do cúm A/H1N1 đều là người trẻ | Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ - Họ tin vào lời hứa - Họ có những lời ước hẹn - Họ đã trưởng thành từ nỗi đau - Họ nhận ra sai lầm - Họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu. Tất cả là cuộc sống ! http://www.skydoor.nethttp://www.mtvasia.com...Cứ mỗi một ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS ! Bạn đã làm gì để tránh nguy cơ trở thành một trong số đó ? - Hãy cố gắng hơn nữa để có một cuộc sống lành mạnh hơn,nền nếp hơn,nhé bạn. - Hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sử dụng biện pháp an toàn - bao cao su lúc cần thiết. Cuối cùng : Hãy sống vì những người bạn yêu thương và cho chính bản thân bạn. Ma túy ? Không thử dù chỉ một lần trong đời.Nourish Compassion - I love You ! |
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-03-2008(UTC) Bài viết: 269
Được cảm ơn: 32 lần trong 13 bài viết
|
Believe đã viết:
Ngày 05.10.2009 Giờ 10:03 |
Không xét nghiệm cúm A/H1N1
Bác sĩ khám run tay, bệnh nhân căng thẳng
Bác sĩ: “Chúng tôi rất đau đầu vì không thể kết luận ngay bệnh nhân có mắc cúm A/H1N1 hay không. Cho uống Tamiflu là một quyết định khó khăn”. Mẹ một bệnh nhi: “Bác sĩ nói con tôi chỉ bị cúm thường nhưng lại yêu cầu phải theo dõi thường xuyên khiến tôi căng thẳng, lo sợ...”
 |
Chen chúc đến bệnh viện nhưng vẫn không được biết con mình có bị cúm A/H1N1 hay không, khiến nhiều người nơm nớp lo sợ. Ảnh: Bình Minh
|
Chị Nguyễn Thu Vân, ngụ tại quận 3 (TP.HCM), cho biết đứa con gái của chị sau khi đi học về có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi. Chị sợ con mình bị nhiễm cúm A/H1N1 nên đưa con đi khám ngay. Bác sĩ (BS) đo thân nhiệt, nhịp tim rồi hỏi: “Cháu nhớ kỹ xem ở trường có tiếp xúc với bạn nào nhiễm cúm không?” Đứa bé lắc đầu: “Dạ không”. BS quay sang hỏi mẹ: “Chị nhớ kỹ xem bé có tiếp xúc với ai nhiễm cúm A/H1N1 không?” Chị Vân trả lời: “Làm sao tôi biết được”. BS bảo: “Trước mắt thấy cháu nóng và ho, chắc chỉ bị cảm thường thôi. Chị đưa cháu về, cho uống nhiều nước, uống thuốc theo đơn này và nhớ theo dõi thường xuyên xem cháu có đau họng, hắt hơi, nóng sốt nữa không. Nếu hai ngày mà không đỡ bệnh thì đưa cháu trở lại bệnh viện”. Chị Vân nói mình đưa con về mà trong lòng như lửa đốt. “Tối đến tôi không sao ngủ được, cứ đi vào đi ra, hết sờ đầu lại sờ cổ con bé xem có nóng hơn không, rồi lại liên tưởng đến toàn chuyện không hay. Sáng đọc báo thấy chỗ này có người chết, chỗ kia có người tử vong mà run bắn lên. Tình trạng này kéo dài chắc tôi chết vì căng thẳng”.
Vừa khám vừa lo
BS Nguyễn Thế Gia, giám đốc bệnh viện quận Gò Vấp (TP.HCM), chia sẻ: “Trước đây, mẫu bệnh phẩm của người dân nghi nhiễm cúm A/H1N1 chúng tôi đều gửi lên viện Pasteur để xét nghiệm. Nay viện Pasteur không nhận nữa, các BS khám bệnh phải dựa trên chẩn đoán lâm sàng của bệnh nhân, dựa vào nguồn tiếp xúc lây bệnh, hỏi về tiền sử bệnh nhân…” Theo BS Gia, giữa triệu chứng sốt siêu vi và cúm A/H1N1 không khác nhau nhiều nên việc chẩn đoán bệnh không chính xác được. Nếu BS không cẩn thận sẽ dễ bị nhầm lẫn. Có người bị cúm A/H1N1 nhưng triệu chứng chưa biểu hiện, lại có người phát triệu chứng giống cúm A/H1N1 nhưng không phải bị cúm này. Nếu không mắc cúm A/H1N1 mà BS cho uống Tamiflu thì vừa tốn thuốc, vừa lo bệnh nhân phản ứng với thuốc Tamiflu cũng rất dễ chết. Ngược lại, người đang ủ cúm A/H1N1 mà bỏ sót, bệnh nhân về sẽ bệnh nặng hơn và lây lan ra cộng đồng.
Tuyến xã cũng trị cúm A/H1N1
TS Lý Ngọc Kính nói: “Hiện tại, sau tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện và xã cũng đã được tập huấn để đảm nhận việc điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1. Những kinh nghiệm điều trị rút ra từ các trường hợp tử vong đã được phổ biến xuống tuyến cơ sở. Chúng tôi đã thống nhất, nếu ca nặng thì chuyển tuyến trên hoặc xin hỗ trợ từ tuyến trên” .
Đến 17g ngày 4.10, Việt Nam đã ghi nhận 9.562 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, trong đó có 18 trường hợp tử vong.
Lệ Hà
|
BS Đỗ Thị Nguyệt Thu, phó giám đốc bệnh viện Bình Thạnh cũng cho biết: “Ban đầu, các bác sĩ cũng lúng túng và đau đầu lắm, bởi có bệnh nhân đến khám không sốt nhưng dương tính với cúm A/H1N1. Ngược lại, có bệnh nhân có sốt, ho, đau họng,… nhưng lại không bị cúm A/H1N1”.
Tăng cường uống Tamiflu
Từ ngày 1.10, viện Pasteur TP.HCM thông báo tạm ngưng xét nghiệm cúm do hết sinh phẩm hoá chất. Tuy nhiên, thứ trưởng bộ Y tế Trịnh Quân Huấn khẳng định: viện Pasteur TP.HCM được cấp 4,5 tỉ đồng để mua sinh phẩm xét nghiệm chứ không phải 1,5 tỉ đồng. Viện này có thể chỉ định thầu để nhanh chóng mua được sinh phẩm xét nghiệm, không cần đợi thủ tục đấu thầu.
Không chỉ viện Pasteur TP.HCM, viện trưởng viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, TS Nguyễn Văn Kính cho hay sinh phẩm xét nghiệm cúm của viện đã hết từ lâu. Thời gian qua, viện chỉ chẩn đoán lâm sàng. Về vấn đề này, TS Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết, dịch cúm A/H1N1 đã lan tràn rộng trong cồng động nên sẽ không xét nghiệm tràn lan mà chọn lọc, có sự chỉ định của bác sĩ và những bệnh nhân có nguy cơ cao như người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai… TS Lý Ngọc Kính, cục trưởng cục Khám chữa bệnh (bộ Y tế) cho rằng bộ Y tế có chỉ đạo tại những nơi dịch đã lan ra cộng đồng, nếu thấy bệnh nhân có triệu chứng cúm thì có thể điều trị ngay bằng Tamiflu mà không đợi kết quả xét nghiệm. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc không xét nghiệm đại trà nữa là virút cúm A/H1N1 thấy ở 70 – 80% bệnh nhân cúm. Nếu tiếp tục xét nghiệm để loại ra được 2 – 3 người không mắc trong 10 bệnh nhân cúm và điều trị cho 7 – 8 bệnh nhân kia là việc làm không hiệu quả, trong khi nguồn thuốc Tamiflu không thiếu.
Bình Minh – Lệ Hà
|
Tử vong do cúm A/H1N1 đều là người trẻ
Đọc bài viết này cứ thấy nó hài hài làm sao đó.
Tỷ lệ cúm H1N1 khoảng 70-80%. Tức là cứ 10 người thì có 2-3 trường hợp có khả năng được điều trị bằng Tamiflu, mặc dù họn không bị nhiễm H1N1.
Tỷ lệ này là không hiểu quả. Nghe hay thật: Mạng người thì tỷ lệ bao nhiêu mới quan trọng đây hả Việt Nam.
Giá sinh phẩm để xét nghiệm H1N1 không phải là quá đắt đỏ. Mà cho dù có đắt thì người bệnh trả cũng đâu có sao, còn hơn điều trị " vui xem sao"
Không có sinh phẩm xét nghiệm không phải không có sinh phẩm để mua, cũng không phải giá sinh phẩm quá đắt. Mà cái đó, là do sự tắc trách của ngành y tế VN mà thôi
Điều đáng tiếc, những ca tử vong lại rơi vào dân đen hết. Không có quan chức nào của ngành y tế bị nhỉ?
Đúng là chế độ nào cũng khổ dân thôi!
|
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
HIV - Điều không mong muốn
»
Tủ thuốc cho bạn
»
Không xét nghiệm cúm A/H1N1 : Bác sĩ khám run tay, bệnh nhân căng thẳn
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|