 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
XII. Mất thị lực Mất thị lực do virus Cytomegalo (CMV) thường gặp ở những người hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Ban đầu người bệnh có thể có những bất thường về nhìn, ví dụ như nhìn thấy các điểm đen trôi nổi. 1. chăm sóc tại nhà Mất thị lực ở người có HIV do hệ thống miễn dịch bị suy yếu, không giống như các dạng mất thị lực khác mà ở dạng cấp tính, thường dẫn đến mất thị lực nhanh do nhiễm CMV ở võng mạc. Chăm sóc tại nhà để đề phòng mất thị lực ِ Giữ gìn sức khoẽ để duy trì hệ thống miễn dịch của cơ thể ِ Khi có biểu hiện bất thường về thị lực cần đến khám bác sỹ ngay 2. Khi nào cần đến khám bác sỹ ? ِ Ngay sau khi thấy mất thị lực, nhìn kém hoặc thường xuyên thấy các điểm đen trôi nổi 3. Ghi nhớ ِ Nếu không điều trị đúng cách và nhanh chóng, nhiễm CMV có thể gây mù ِ Các thuốc điều trị mất thị lực có thể có một số tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, sốt... Cần đến bác sỹ ngay khi có các triệu chứng này. ِ Ăn các loại thức ăn sau: cá, thịt gà, đậu phụ, giá đỗ và tỏi để tăng cường hệ thống miễn dịch
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
XIII. thuốc nam tăng cường miễn dịch Một số chuyên gia về y học dân tộc thường sử dụng các vị thuốc dưới đây khi muốn tăng cường khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Các vị thuốc này rất ít tác dụng phụ và rất dễ sử dụng. Bạn có thể sắc uống hàng ngày thay cho nước. Bạn có thể dùng thử trong một thời gian nếu bạn muốn. Bài “Hoàng kỳ cam thảo thang” gồm: Hoàng kỳ 5gam Cam thảo 6gam Hoặc dùng bất cứ vị nào trong số các vị thuốc có tác dụng tăng cường và điều hoà miễn dịch như: Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Xuyên qui, Linh chi, Đông trùng hạ thảo. |
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
XIV Đau ở người có HIV Đau là một triệu chứng rất thường gặp ở người có HIV, Đau ở người có HIV có thể do nhiễm trùng cơ hội, do bản thân virus HIV, do tác dụng phụ của điều trị hoặc do các nguyên nhân khác. Một người bị đau thường nhăn mặt, đôi khi nghiến răng, không muốn nhìn người khác, co chân khi nằm hoặc kêu rên. Khi bị đau dữ dội, người bệnh có thể toát mồ hôi hoặc nhợt nhạt. - Chăm sóc tại nhà
Khi một người bị đau, trước hết cần xác định vị trí và mức độ đau, sau đó áp dụng như sau: a) Mát xa và chườm ِ Nếu đau khớp mà không bị thương và không sưng nóng, xoa bóp và chườm ấm ِ Nếu đau do áp-xe hoặc tổn thương phần mềm: chườm lạnh ِ Nếu đau ở bụng, có thể do co bóp bất thường của dạ dày và ruột. Giảm đau bằng cách dùng bàn tay ấm xoa vùng bụng theo vòng tròn quanh rốn. Cũng có thể giảm đau bằng chườm ấm. b) Thuốc giảm đau một số thuốc giảm đau thông dụng là : paracetamol, Ibuprophen, Acetaminophen, Aspirin. loại thuốc giảm đau thông dụng, an toàn và rẽ nhất là paracetamol. Cho người bệnh uống 2 viên. Nếu bị đau trở lại thì có thể cho uống 2 viên khác nhưng cần cách lần uống thuốc giảm đau trước ít nhất là từ 4 tiếng đến 6 tiếng. 2. Các bài thuốc nam về giảm đau a) Đau ở vùng cổ Bài thuốc Bột Bạch chi hoặc bột Xuyên khung (3g/1lần x 4 lần/ngày). Châm cứu và bấm huyệt Day và xoa bóp huyệt Day và xoa bóp huyệt Phong phù, Đại truỳ. | b) Đau vùng vài cánh tay Bài thuốc: ِ Xuyên qui ِ Xuyên khung ِ Sinh địa ِ Bạch thược ِ Độc hoạt ِ Hoàng kỳ ِ Mộc qua ِ Mộc thông | ِ Kinh giới ِ Ngưu tất mỗi vị 12gam ِ Bạch chỉ ِ Cam thảo mỗi vị 6gam Đem sắc uống ngày 1 thang. Xoa bóp, bấm huyệt Xoa bóp day các huyệt Đại chuỳ, Kiên tinh, Kiên ngưng, Tý nhu, Khúc trì. | c) Đau vùng háng, mông, đùi Bài thuốc ِ Cẩu tích 30gam ِ Ba kích 15gam ِ Mộc qua 15gam ِ Tục đoan 15gam ِ Độc hoạt 15gam ِ Hà thủ ô 15gam ِ Kê huyết 15gam | ِ Sinh địa 15gam ِ Đơn bì 10gam ِ Hoàng kỳ 10gam ِ Cam thảo 10gam Sắc uống Day và xoa bóp các huyệt Giáp tích, Mệnh môn, Hoàn khiêu, Hỷ trung | 3. Khi nào cần đến bác sỹ? ِ Nếu cơn đau đột ngột và dữ dội, người bệnh vã mồ hôi hoặc rét run, nhợt nhạt, hoặc không tỉnh táo thì cần đến bác sỹ ngay. Hoặc: ِ Khi các thuốc giảm đau thông thường không thể làm giảm đau được nữa thì cần đến bác sỹ để được kê đơn các loại thuốc giảm đau phù hợp hơn. d) Lưu ý ِ Khi bệnh tiến triển, một người có HIV sẽ thấy xuất hiện đau nhiều hơn và cần nhiều thuốc giảm đau hơn. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cố gắng áp dụng các biện pháp giảm đau đơn giản và uống các thuốc thông dụng. Như vậy, khi người bệnh thực sự cần các thuốc giảm đau mạnh hơn, các thuốc này mới có tác dụng. ِ Người bệnh chỉ nên uống Aspirin sau bữa ăn. Uống Aspirin khi đói có thể gây loét dạ dầy. | | |
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
NCH có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội, lượng CD4 dưới 200 hoặc tổng lượng Lymphô dưới 1.200 đều cần uống Cotrimoxazole mỗi ngày 960mg đề phòng viêm phổi và viêm não. những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV cần được điều trị dự phòng ngay sau khi phơi nhiễm. Bà mẹ có HIV mang thai cần được điều trị dự phòng để giảm nguy cơ lây HIV cho con. I. Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội 1. Lợi ích của điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội là sử dụng thuốc khi chưa mắc bệnh để ngăn ngừa vi trùng gây bệnh cho cơ thể. Trên thế giới hiện đang nghiên cứu và sử dụng nhiều loại thuốc để dự phòng các loại nhiễm trùng cơ hội khác nhau. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất, có hiệu quả cao nhất và rẻ tiền nhất hiện nay là Cotrimoxazole (các tên khác có thể là Bactrim, Cotrim, Biseptol...) Giá một tháng điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole mỗi tháng chỉ ở mức khoảng 10.000$(VND). Thuốc này tránh cho cơ thể mắc viêm phổi do P. Carinii là loại viêm phổi hay gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người có HIV. Nếu sử dụng liều kép (960mg), Cotrimoxazole còn giúp dự phòng nhiễm Toxoplasma là loại vi sinh vật gây nên viêm não, viêm phổi và tổn thương ở mắt 2. Khi nào bắt đầu uống Cotrimoxazole ? Nên bắt đầu sử dụng Cotrimoxazole khi có một trong các dấu hiệu sau đây là các dấu hiệu chỉ điểm cho thấy sức đề kháng của cơ thể đã giảm ở mức dễ mắc bệnh: ͍ Sút trên 10% trọng lượng cơ thể mà không xác định được nguyên nhân nào khác ͍ Đã từng bị nấm miệng hoặc nấm thực quản, lao, tiêu chảy mãn tính ͍ Chẩn đoán lâm sàng là đã sang giai đoạn AIDS ͍ CD4 dưới 200 hoặc tổng lượng lympho dưới 1.200 Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng vớ Cotrimoxazole. Vì vậy cần đến gặp bác sỹ trước khi quyết định sử dụng thuốc, và đến bác sỹ khi có các triệu chứng bất thường sau khi sử dụng thuốc. Những người dị ứng nặng với Cotrimoxazole có thể dùng Dapsone thay thế. 3. Khi nào thì ngừng uống Cotrimoxazole? Thường có 3 tình huống mà bạn cần ngừng uống Cotrimoxazole tạm thời hoặc vĩnh viễn. ͍ Ngừng vĩnh viễn: nếu bạn bị dị ứng nặng với Cotrimoxazole và bác sỹ yêu cầu bạn không uống loại thuốc này. ͍ Ngừng tạm thời: · nếu bạn điều trị một bệnh khác và loại thuốc ấy có tác dụng chéo nguy hiểm đối với Cotrimoxazole mà bác sỹ yêu cầu bạn tạm dừng. Khi đó bạn tạm dừng Cotrimoxazole và uống lại sau khi đã kết thúc điều trị bằng thuốc kia. · trong trường hợp bạn dùng thuốc kháng virus, bạn vẫn nên tiếp tục uống Cotrimoxazole cho đến khi lượng CD4 của bạn đã tăng trên 200 và ổn định trong 6 tháng
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
II. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM TỪ MẸ SANG CON Khi người mẹ mang thai mà có HIV thì điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus sẽ làm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con giảm chỉ còn dưới 10%. Điều trị dự phòng bao gồm cho mẹ dùng thuốc trong khi mang thai và/ hoặc trong khi sinh nở và cho con dùng thuốc trong những tuần đầu. Thuốc này sẽ làm cho lượng virus trong máu của mẹ còn rất ít do vậy bào thai trong tử cung cũng như em bé trong lúc được sinh ra sẽ phải tiếp xúc với lượng virus thấp hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra thuốc kháng virus trong máu của mẹ cũng có thể truyền cho thai nhi, giúp chống lại những con virus xâm nhập vào bào thai, khiến những con virus này khó có thể trụ lại trong cơ thể thai nhi. Việc cho con uống thuốc ngay sau khi sinh cũng có tác dụng tương tự như vậy. Hiện có nhiều các điều trị dự phòng cho mẹ và con. ͍ Với các bà mẹ chưa cần điều trị thường xuyên bằng thuốc kháng virus mà phát hiện được tình trạng nhiễm HIV sớm trong quá trình mang thai thì tốt nhất là được điều trị dự phòng cả trong khi mang thai và khi sinh nở. ͍ Với các bà mẹ chỉ phát hiện nhiễm virus ngay trước khi sinh nở thì cần được điều trị dự phòng khi bắt đầu chuyển dạ hoặc 4 giờ trước khi mổ lấy thai. ͍ Với các bà mẹ đã được điều trị thường xuyên thì không cần phải điều trị dự phòng riêng. ͍ Với trẻ sau khi sinh cần được uống thuốc dự phòng trong vòng 1-2 ngày sau khi sinh và có thể uống trong vài tuần, tuỳ theo từng phác đồ. Bà mẹ có thai và gia đình cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa điều trị HIV/AIDS và các bệnh viện sản khoa lớn hoặc khoa sản bệnh viện tỉnh/thành phố để biết chi tiết về phác đồ điều trị cũng như chuẩn bị sẵn sàng thuốc điều trị cho mẹ và con.
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
III. Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là biện pháp nhằm chống lại sự tồn tại và phát triển của virus HIV trong cơ thể sau khi cơ thể đã tiếp xúc với virus (phơi nhiễm). Phần này dành để nói đến nguy cơ lây truyền HIV từ một NCH sang một người không có HIV. Phơi nhiễm được chia ra thành hai loại: phơi nhiễm do nghề nghiệp (ví dụ cán bộ y tế tiếp xúc với máu và dịch của bệnh nhân), và phơi nhiễm không do nghề nghiệp (qua tiêm chích, quan hệ tình dục, không may bị tai nạn do bơm kim tiêm, dụng cụ rạch ra...). Trong đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến phơi nhiễm không do nghề nghiệp. ở Việt Nam hiện nay chưa có hướng dẫn chính thức về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm không do nghề nghiệp. Ở đây là tổng hợp từ hướng dẫn của nhiều nước và nhiều tổ chức trên thế giới. 1. Phơi nhiễm nào là có nguy cơ? Chúng ta có thể chia phơi nhiễm làm hai loại: hành vi không an toàn (tiêm chích chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không dùng bao cao su...), và tai nạn (bao cao su bị rách, thủng, giẫm phải kim tiêm có dính máu). Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hành vi cụ thể, lượng virus có trong máu của đối tượng nguồn, có chảy máu hoặc có vết thương khi quan hệ tình dục không... Nguy cơ cao: ͍ Tiêm chích chung với bất kỳ ai có HIV hoặc nghi ngờ có HIV ͍ Nhận qua hệ tình dục đường hậu môn với bất kỳ ai có HIV ͍ Người cho vào trong quan hệ tình dục đường hậu môn với một người có CD4 thấp, hoặc có chảy máu, hoặc có nhiễm trùng đường sinh dục. ͍ Quan hệ tình đường âm đạo (cả người cho vào và người nhận) với một người có lượng virus trong máu cao, hoặc có chảy máu, hoặc có nhiễm trùng đường sinh dục, hoặc trong lúc hành kinh. ͍ Bị kim mà NCH đã dùng đâm xuyên sau qua da trong trường hợp kim to, chảy máu nhiều. Có nguy cơ: ͍ Người cho vào trong quan hệ tình dục đường hậu môn. ͍ Quan hệ tình dục đường âm đạo (cả người cho vào và người nhận) ͍ Dùng chung dụng cụ phục vụ cho tiêm chích như dụng cụ pha thuốc hoặc ma tuý, lọc ma tuý hoặc nước rửa bơm kim tiêm. ͍ Bị kim tiêm của người có hiv đâm qua da. ͍ Bị máu, mủ, dịch âm đạo, tinh dịch, nước ối của nch bắn vào chỗ da bị thương hoặc vào mắt hoặc bị cắn. 2. Phải làm gì sau khi bị phơi nhiễm? ͍ Rửa sạch vùng bị phơi nhiễm (nếu có thể) bằng nhiều nước sạch và xà phòng (trừ mắt). Chú ý không bóp nặn máu trong trường hợp bị kim tiêm đâm vì điều đó không giúp loại trừ virus mà làm tổn hại thêm vùng bị thương. ͍ Với những người có nguy cơ cao, nên làm ngay xét nghiệm HIV để xem mình có bị nhiễm HIV từ trước không và điều trị dự phòng ngay bằng thuốc kháng virus. Thuốc điều trị dự phòng có tác dụng cao nhất nếu được uống trong vòng 24 giờ đến 72 giờ sau khi xẩy ra phơi nhiễm (1 đến 3 ngày đầu). ͍ Với những người có nguy cơ, cần cân nhắc giữa mức độ nguy cơ, lợi ích và những bất lợi của điều trị dự phòng để quyết định là có điều trị hay không. ͍ Loại thuốc có thể sử dụng: sử dụng phác đồ bậc 1 gồm 3 thuốc như điều trị cho NCH hoặc hai loại thuốc là AZT và 3TC (Zidovudine + Lamivudine) với liều lượng như điều trị cho NCH ͍ Dù sao bạn cũng nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm giúp làm giảm nguy cơ bị nhiễm HIV. Cần điều trị trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm và uống thuốc trong 4 tuần |
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Diễn biến của nhiễm HIV
Tổ chức Y tế thế giới đã phân chia diễn biến lâm sàng trên những NCH theo 4 giai đoạn như trong bảng dưới đây, nếu bệnh nhân có ít nhất một biểu hiện của giai đoạn nào thì bệnh nhân thuộc giai đoạn ấy. Giai đoạn 1: Chưa có triệu chứng | - Không có biểu hiện
- Hạch Limpho lan toả
| Giai đoạn 2: Bệnh nhẹ | - Giảm dưới 10% trọng lượng cơ thể
- Vết đau hoặc nứt quanh môi
- Sẩn ngứa trên da kéo dài
- Loét miệng tái phát nhiều lần
- Zona (giời leo) trong vòng 5 năm trở lại đây
- Viêm đường hô hấp trên tái phát nhiều lần (viêm xoang, viêm tai....)
| Giai đoạn 3: Bệnh vừa | - Giảm trên 10% trong lượng cơ thể
- Nấm miệng hoặc bạch sản lưỡi dạng lông
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng mà không rõ nguyên nhân
- Sốt kéo dài (liên tục hoặc ngắt quãng) trên 1 tháng không rõ nguyên nhân
- Viêm âm đạo do nấm kéo dài trên 1 tháng
- Lao phổi trong 1 năm trở lại đây
- Nhiễm vi khuẩn nặng như viêm phổi, viêm cơ....
| Giai đoạn 4: Bệnh nặng | - Hội chứng suy kiệt (bao gồm triệu chứng số 9 và số 11, hoặc số 9 và yếu mệt kéo dài kết hợp với triệu chứng số 12)
- Viêm phổi do Pneumocystic (PCP)
- Nhiễm toxoplasmosis ở não
- Nhiễm Cryptosporidiosis đường ruột và tiêu chảy trên 1 tháng
- Nhiễm Cryptosporidiosis ngoài phổi (ví dụ như viêm màng não)
- Nhiễm virus Cytomegalo ở một cơ quan ngoài gan, lách và hạch Lympho (ví dụ như võng mạc)
- Nhiễm virus Herpes ở da và niêm mạc (trên 1 tháng) hoặc nội tạng
- Nấm thực quản
- Lao ngoài phổi(ví dụ như lao hạch, lao màng bụng)
- U bạch huyết
- Ung thư cổ tử cung xâm lấn
- Ung thư biểu mô Kaposi
- Bệnh lý não do HIV (có các biểu hiện lâm sàng của tình trạng giảm tri giác và/hoặc chức năng vận động ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng mà không giải thích được bằng bệnh lý nào khác).
|
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
dù anh không còn trong DD ,nhưng tâm huyết của anh thời đó sẽ còn mãi mãi.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên danh dựMedals:  Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC) Bài viết: 6.076  Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh Thanks: 175 times Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
|
Lời khuyên cho người mới được chẩn đoán nhiễm HIV
Để củng cố hệ miễn dịch của bạn, hãy nghỉ ngơi cho đủ, tuân thủ chế độ ăn cân đối và tập thể dục thường xuyên. Cần tránh uống nhiều rượu, bỏ hút thuốc (nếu bạn đang hút) và không dùng các thuốc kích thích.
Ngày nay, nhiễm HIV không còn bị coi là một căn bệnh chết người nữa, mà được nhìn nhận như một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được. Đã có những tiến bộ đáng kể trong điều trị HIV trong vòng 5 năm trở lại đây, và chắc chắn sẽ có những biến chuyển mới với tốc độ rất nhanh chóng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nhiễm HIV cũng không phải là chuyện đùa. Theo những hiểu biết mới nhất, nhiễm virus này đồng nghĩa với việc mang nó trong suốt phần đời còn lại. Hiện chưa có liệu pháp nào giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Cũng giống như tiểu đường, nhiễm HIV có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng. Càng hiểu biết nhiều về HIV và biết cách chủ động tham gia điều trị, bạn sẽ càng có cơ may duy trì được sức khỏe và không bị biến chứng.
1. Đi khám bác sĩ đều đặn
Sau khi biết mình bị HIV dương tính, điều quan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ đều đặn. Thông thường, điều này có nghĩa là cứ 2-3 tháng một lần, mặc dù trong thời gian đầu bạn có thể phải đi khám thường xuyên hơn. Ở đó, bạn sẽ học được rất nhiều điều về HIV và các phương án điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được học về các tế bào T, về hệ miễn dịch… Đi khám đều đặn giúp bạn theo dõi sát tình trạng miễn dịch của mình, cũng như cập nhật những tiến bộ mới trong điều trị HIV.
2. Khi nào thì bắt đầu điều trị?
Trước khi đưa ra quyết định hình thức điều trị nào phù hợp với mình, bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu để xác định liệu có cần điều trị ngay hay bạn vẫn còn có thể chờ một thời gian nữa.
Cùng với những hiểu biết mới về HIV và đáp ứng của nó đối với thuốc, các hướng dẫn điều trị đã thay đổi. Ví dụ, 3 năm trước, phần lớn các chuyên gia đều nhất trí rằng, tất cả những người nhiễm HIV cần được điều trị tích cực càng sớm càng tốt, ngay khi được chẩn đoán, theo phương châm “Đánh mạnh, đánh sớm”. Hiện nay, điều này không còn phù hợp với tất cả mọi người nữa.
Tùy theo số lượng tế bào lympho T (CD4) và lượng virus HIV trong máu, bác sĩ sẽ xác định liệu bạn có được an toàn nếu chỉ tiếp tục theo dõi mà không dùng thuốc kháng virus, hay cần bắt đầu điều trị ngay lập tức.
3. Lựa chọn liệu pháp kháng virus ban đầu
Nếu vẫn có thể tiếp tục theo dõi mà không cần điều trị, bạn cần kiểm tra máu thường xuyên, khoảng 3 tháng/lần.
Nếu các chỉ số về hàm lượng HIV và các tế bào miễn dịch cho thấy cần bắt đầu điều trị ngay, hãy cùng bác sĩ chọn cho mình phương thức phù hợp nhất. Hiện có nhiều thuốc đã được chấp thuận và rất nhiều loại khác đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Chúng thường được sử dụng chung thành từng nhóm gồm 3-4 dược phẩm.
4. Tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ – bí quyết thành công
Điều hết sức quan trọng bạn cần quán triệt tại thời điểm này là phải quyết tâm thực hiện các hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu bạn bắt đầu liệu trình điều trị nhưng không tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, virus sẽ có cơ hội trở nên kháng thuốc và không bị đè bẹp hoàn toàn trong cơ thể bạn. Nếu bạn không thấy hết tầm quan trọng của điều này hoặc cảm thấy mình chưa sẵn sàng, hãy trao đổi thẳng thắn với bác sĩ. Việc không dùng thuốc đúng như hướng dẫn trong đơn của bác sĩ có thể gây hại nhiều hơn là làm lợi.
5. Tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc
Mỗi thuốc và mỗi nhóm thuốc đều có tác dụng không mong muốn, xuất hiện nhanh chóng sau khi bắt đầu điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách khống chế những hiệu quả ơhụ này. Đối với các thuốc có khả năng gây hiệu quả phụ nguy hiểm, đe dọa tính mạng, bạn cần học cách nhanh chóng nhận dạng triệu chứng và thông báo ngay cho bác sĩ. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này khá hiếm và không thể ngăn cản quyết tâm điều trị của bạn.
Việc điều trị cũng có thể mang lại tác dụng phụ lâu dài, nhưng hiện còn chưa rõ những dấu hiệu này do bản thân virus HIV hay do thuốc gây ra. Có điều rõ ràng là để HIV tiến triển thành AIDS nguy hiểm hơn nhiều so với các tác dụng phụ có thể xuất hiện của thuốc.
6. Tiêm chủng để đề phòng nhiễm trùng
Dù bạn có bắt đầu điều trị hay còn trì hoãn việc này, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm chủng phòng ngừa một loạt bệnh như sởi, quai bị, uốn ván và những những bệnh nhiễm virus khác, giống như khi bé bạn từng được tiêm. Những căn bệnh này có thể đe dọa tính mạng của bạn hoặc khiến hệ miễn dịch phải trả giá rất đắt. Thông thường, phải mất 6 tháng để hoàn thành những mũi tiêm này. Bạn cần cố gắng đi tiêm đúng hẹn.
7. Cẩn thận để HIV không lây lan sang người khác
Một khi đã biết mình nhiễm HIV, bạn sẽ suy nghĩ về các bước cần làm để ngăn chặng nguy cơ làm lan truyền virus tới những người khác. Gia đình bạn, người yêu và những người sống cùng phòng với bạn có thể rất lo lắng về điều này.
Đừng ngại ngần, hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ về quan hệ tình dục an toàn. Nói chung, hoạt động tình dục dẫn tới sự trao đổi dịch tiết của cơ thể dễ làm lây lan HIV hơn, các hình thức khác ít có khả năng lây truyền HIV.
Ngoài quan hệ tình dục an toàn, bạn không được dùng chung kim tiêm. Vì HIV lan truyền rất dễ qua máu và các chế phẩm máu nên tất cả những người nhiễm HIV đều không được hiến máu.
Trong cộng đồng, vẫn tồn tại những quan điểm sai lầm về cách lan truyền của HIV. Chẳng hạn, một số người vẫn tin rằng có thể nhiễm HIV từ người khác nếu ăn chung bát đĩa, dùng chung cốc, hay ngồi chung bệ vệ sinh. Đó không phải cách lây lan của HIV.
8. Đóng vai trò chủ động trong điều trị HIV
Hãy ý thức rằng bạn sẽ phải sống chung với HIV trong suốt phần đời còn lại của mình. Hãy tìm hiểu về HIV và phương pháp điều trị. Đừng giao phó cuộc đời mình cho HIV, trừ khi bạn muốn vậy.
9. Tìm người để tâm sự
Rất nhiều người không muốn bất cứ ai biết rằng họ nhiễm HIV. Tuy nhiên, cùng với thời gian, phần lớn trong số họ đều tìm được ít nhất là 1 hoặc 2 người mà họ có thể tin tưởng. Việc tìm ra sự hỗ trợ từ phía những người khác là hết sức quan trọng. Nếu bạn không có người thân thì hãy tìm đến các nhóm hỗ trợ. Bạn sẽ cảm thấy bớt cô đơn và yên tâm hơn khi biết rằng đã có những người đi trước đoạn đường bạn đang đi.
Kết luận
Ngày nay, trong rất nhiều trường hợp, nhiễm HIV được coi là bệnh có thể kiểm soát được. Càng học được nhiều điều về HIV và các bước cần làm để kiểm soát virus trong cơ thể, bạn càng có nhiều cơ hội có một cuộc sống bình thường.
(Huyền Trâm – Theo Heathology)
|
http://forum.hiv.com.vn | - Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình. - Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. - Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn. - Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng. |
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Cách chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại nhà các bệnh: về da, loét, ho và khó thở? |
|
|
Trả lời:
Về da:
- Phát ban, mảng sần, ngứa, viêm loét, vết thương chậm liền, phỏng rộp, apxe,...
- Xử trí:
+ Tránh gãi, tránh làm xây xát da.
+ Bôi thuốc chống ngứa lên các ban, không bôi lên các vết thương hở.
+ Ăn nhiều hoa quả, uống vitamin C, vitamin B2, vitamin PP,...
Loét:
- Khi bệnh nhân nằm lâu, cần phải dự phòng loét.
- Biện pháp dự phòng:
+ Khuyến khích bệnh nhân ra khỏi giường càng nhiều càng tốt.
+ Với bệnh nhân phải nằm tại giường hoặc bị liệt, cần thay đổi tư thế 2 giờ/lần
+ Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng tỳ đè, da sát xương. Chú ý đến các vùng da dễ bị loét như: tai, vai, bả vai, cùi tay, xương cùng cụt, đầu gối, gót chân,... Dùng gối đệm cho các vùng da sát xương.
+ Chế độ dinh dưỡng tốt: ăn nhiều đạm (thịt, cá,...), vitamin, hoa quả,...
- Xử trí loét:
+ Rửa vùng tổn thương bằng nước đun sôi để nguội, có pha một ít muối hoặc pha nước tím Gentian. Rửa sạch mủ ở các vết thương 2-3 lần/ngày. Che phủ vùng tổn thương bằng băng, gạc sạch sau khi rửa.
+ Nếu vết thương ở chân hoặc ngón chân, cần nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, khi ngủ gác chân lên gối.
+ Khi chăm sóc các vết thương cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh: rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trước và sau khi chăm sóc vết thương, đi găng tay, xử lý băng gạc bẩn, ...
- Cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại cơ sở y tế khi: vết thương có mủ, dịch chảy ra nhiều hoặc có mùi hôi, sốt và đau nhiều nơi tổn thương, nguyên nhân tổn thương do dị ứng thuốc.
Ho và khó thở:
- Ho là một biểu hiện của các bệnh đường hô hấp. Để giảm ho cần làm tăng khả năng khả năng thải đờm, tránh ứ đọng gây bội nhiễm phổi.
- Làm tăng thải đờm: uống nhiều nước, vỗ lưng, đi bộ, vận động, thở sâu, dùng thuốc (viên ho long đờm, mucitux,...).
- Làm giảm ho: không hút thuốc, không hít đường miệng, làm tăng thải đờm qua khạc nhổ, có thể dùng một số thuốc (tecpin codein, ...).
- Đối với người bệnh khó thở: cần an ủi động viên người bệnh, giảm bớt các vật đè lên ngực người bệnh (quần áo, chăn,..), cho người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, thông thoáng khí trong phòng, nếu không đỡ cần mời thầy thuốc khám hoặc đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
- Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện nếu: Ho dai dẳng trên 3 tuần (đặc biệt đờm có máu), khó thở nhiều, sắc mặt mệt nhọc, đột ngột sốt cao, đau ngực,...
Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM
|
Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Cách chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại nhà các bệnh: sốt, tiêu chảy, sụt cân?
Trả lời:
Sốt
- Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37o5C.
- Xử trí:
+ Cởi bớt quần áo, để bệnh nhân ở nơi thoáng khí.
+ Đặt khăn lạnh lên trán, nách, bẹn người bệnh hoặc lau người bằng khăn ướt,...
+ Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC.
+ Nếu sốt từ 38o5 trở lên, dùng thuốc hạ sốt: paracetamol (loại uống hoặc loại đặt hậu môn).
- Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện khi có triệu chứng:
+ Sốt cao liên tục không giảm khi đã dùng thuốc hạ nhiệt.
+ Sốt dai dẳng.
+ Sốt kèm theo các triệu chứng khác: rét run, rối loạn tiêu hoá, đau đầu, co giật, ho ra máu, khó thở,...
+ Sống trong vùng đang có dịch sốt rét, sốt xuất huyết.
Tiêu chảy
- Tiêu chảy là khi đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân nhiều nước, có thể có nhày máu (nếu bị hội chứng lỵ).
- Xử trí:
+ Bù nước và điện giải đã mất bằng: uống dung dịch ORESOL, nước hoa quả,... đặc biệt lưu ý đến trẻ em.
+ Tiếp tục cho bệnh nhân ăn, chia thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.
+ Vệ sinh da quanh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài, vệ sinh bằng nước xà phòng, thấm khô bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm tránh xây xước da.
- Cần đưa bệnh nhân tiêu chảy đi bệnh viện khi:
+ Khát nhiều, nôn nhiều lần, đái ít, bệnh nhân không ăn uống được.
+ Sốt cao, da khô, vẻ mặt hốc hác, môi khô se bẩn, hơi thở hôi.
+ Kích thích vật vã hoặc thờ ơ với xung quanh.
+ Số lần đi ngoài tăng lên, phân càng nhiều nước hơn, hoặc có máu trong phân.
Sụt cân
- Sụt cân là khi giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể so với trọng lượng ban đầu.
- Xử trí:
+ Ăn lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, thay đổi món ăn, gia vị cho phù hợp khẩu vị.
+ Giữ vệ sinh răng miệng, nên hoạt động nhẹ nhàng trước khi ăn.
+ Nếu nôn và buồn nôn: dùng thuốc chống nôn. Nếu nôn nhiều cần đến khám tại cơ sở y tế.
Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM
http://nch.vn
|
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|