Tư Vấn HIV
»
Nội dung quan trọng
»
Thông báo
»
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1) ở người.
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Phát hiện 6 hợp chất mới kháng virus cúm A/H1N1
Sáu hợp chất mới này có khả năng kháng được virus cúm A/H1N1 một cách hiệu quả, được nhiều chuyên gia đánh giá tốt hơn cả Tamiflu
Nghiên cứu được thực hiện bởi hai nghiên cứu sinh trẻ là Nguyễn Tiến Hùng (SN 1985, đang làm việc tại Viện Khoa học - Công nghệ Tính toán TPHCM - ICST) và Lê Thị Lý (nhận học bổng VEF năm 2004, hiện là nghiên cứu sinh tại ĐH Utah, Hoa Kỳ). Công trình cũng có sự đóng góp của GS-TS Trương Nguyện Thành, Khoa Hóa Trường ĐH Utah – đồng thời là Viện trưởng ICST, với vai trò người hướng dẫn.

Thực hiện nghiên cứu trên máy tính tại Viện Khoa học -Công nghệ Tính toán TPHCM. Ảnh: T.Tuyền
Phù hợp kết quả thực nghiệm
Bằng việc mô phỏng, tính toán tương tác giữa virus cúm và các hợp chất hóa dược lấy từ cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, các tác giả đã tìm ra 6 hợp chất dự đoán công hiệu hơn cả Tamiflu (tên khoa học Oseltamivir) trong việc điều trị bệnh cúm A/H1N1.
Phương pháp tìm ra các hợp chất này không phải là làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm như bình thường, mà các tác giả thực hiện các thí nghiệm được mô phỏng trên máy tính. Theo GS-TS Trương Nguyện Thành, đây là cách làm của ngành khoa học - công nghệ tính toán, những thí nghiệm thực hiện trên máy tính có độ chính xác cao và giúp tốn ít chi phí vì tránh được những thí nghiệm sai gây lãng phí tiền bạc và công sức.
Kết quả nghiên cứu nói trên đã được công bố vào cuối tháng 8-2009 trên tạp chí PLoS Currents: Influenza – tờ tạp chí khoa học mở dành riêng cho các nghiên cứu mới nhất về cúm A/H1N1. Ngay khi vừa được công bố, công trình đã nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, cố vấn của các công ty dược và các tổ chức về sức khỏe hàng đầu của Hoa Kỳ, trong đó nhiều ý kiến cho rằng các hợp chất này có khả năng kháng virus cúm A/H1N1 còn tốt hơn cả Tamiflu đang được sử dụng hiện nay. Theo TS Krishan Maggon, một chuyên gia nghiên cứu và phát triển các loại dược phẩm mới hàng đầu ở Mỹ và Thụy Sĩ, kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn. Ông cho rằng hoạt tính của hợp chất Peramivir trong nghiên cứu tính toán này phù hợp với kết quả thực nghiệm đã được tiến hành ở các công ty dược phẩm tại Hoa Kỳ.
Đánh giá về các hợp chất vừa tìm được, GS-TS Thành cho biết để đến được tay người sử dụng, những kết quả này còn phải qua nhiều công đoạn mang tính thực nghiệm như thử nghiệm trên chuột, thỏ... sau đó tiến hành bào chế thuốc.

Tương tác giữa 6 hợp chất mới với virus cúm. Ảnh: T.Tuyền
Nhiều triển vọng
Murry Shohat, chuyên gia phụ trách khoa học của trang web Swine Flu News and Influenza Times, người nhiều năm nghiên cứu về các thành quả nghiên cứu phục vụ cho sức khỏe cộng đồng, cho rằng công trình này cần được phổ biến rộng rãi hơn ở quy mô toàn cầu và cả ở Việt Nam. Sau giai đoạn lý thuyết, cần phải nhanh chóng được kiểm chứng thực nghiệm và đưa vào sản xuất thuốc điều trị.
Theo GS-TS Trương Nguyện Thành, điều quan trọng giúp cho các hợp chất nói trên được đánh giá tốt hơn Tamiflu là vì 6 hợp chất này sẽ phòng tránh được những khả năng kháng thuốc. Trong khi đó, một số trường hợp dùng Tamiflu ở Đan Mạch, Nhật Bản, Hồng Kông... vẫn không thoát khỏi tử vong chính là do hiện tượng kháng thuốc. Các nhà khoa học dự đoán, trong tương lai, Tamiflu sẽ mất tác dụng do sự thay đổi trong cấu trúc protein của virus cúm. Do đó, việc tìm ra các hợp chất mới có khả năng bào chế thuốc trị bệnh cúm thay thế Tamiflu có ý nghĩa rất lớn đối với việc đề phòng các đại dịch cúm mới bùng phát trong tương lai.
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Khẩu trang nano bạc chống cúm
(NLĐ) - Phòng Công nghệ thân môi trường (Viện Công nghệ Môi trường) đã cho ra đời sản phẩm khẩu trang diệt khuẩn với thành phần hoạt chất là nano bạc có tác dụng ngăn bụi, vi khuẩn, virus từ bên ngoài vào cơ thể qua đường hô hấp cũng như từ bên trong cơ thể ra môi trường. Lớp vải tẩm nano bạc có chức năng diệt vi khuẩn, virus, nấm giữ lại trên khẩu trang đồng thời có tác dụng khử mùi.
Theo TTXVN, sản phẩm này đã được kiểm nghiệm và khẳng định ở nhiều cơ quan y tế như Viện Bỏng Quốc gia, Viện Quân y Quân đội 108, Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương...
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2005(UTC) Bài viết: 939  Đến từ: Nam Việt Nam Được cảm ơn: 25 lần trong 11 bài viết
|
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
Bài do một người
bạn chuyển qua email :
Barbara Adams 10/13/2009 4:08 PM
Barbara Adams, ngày 13-10-2009 lúc 4:08 chiều
Prevent Swine Flu - Good Advice
Ngăn ngừa Cúm Heo - Lời khuyên tốt
Dr. Vinay Goyal is an MBBS, DRM, D N B (Intensivist and Thyroid specialist) having clinical experience of over 20 years. He has worked in institutions like Hinduja Hospital , Bombay Hospital , Saifee Hospital , Tata Memorial etc.. Presently, he is heading our Nuclear Medicine Department and Thyroid clinic at Riddhivinayak Cardiac and Critical Centre, Malad (W).
BS Vinay Goyal, MBBS, DRM, DNB (Chuyên Viên Hồi Sinh và Tuyến Giáp Trạng) đã có trên 20 năm kinh nghiệm. Ông đã làm việc tại các bệnh viện Hinduja, Bombay , Saifee, Tata Memorial v.v….. Hiện ông là Khoa Trương khoa Y Học Nguyên Tử và trưởng phòng Tuyến Giáp Trạng thuộc Trung Tâm Tim và Khẩn Cấp Riđhivinayak, Malad.
The following message given by him, I feel makes a lot of sense and is important for all to know:
Lời nhắn sau đây của ông, theo tôi nghĩ, rất hữu lý và quan trọng mà mọi người nên biết:
The only portals of entry are the nostrils and mouth/throat. In a global epidemic of this nature, it's almost impossible to avoid coming into contact with H1 N 1 in spite of all precautions. Contact with H1 N1 is not so much of a problem as proliferation is.
Lối xâm nhập duy nhất là qua hai lỗ mũi và miệng/họng. Đồi diện với cơn dịch toàn cầu như hiện nay, thật khó mà tránh không tiếp xúc với vi trùng H1 N1 dẫu cho chúng ta có cẩn thận đến đâu đi nữa. Vấn nạn ở đây không phải là sự tiếp xúc với vi trùng H1 N1 mà là sự sinh sôi nẩy nở của nó.
While you are still healthy and not showing any symptoms of H1 N1 infection, in order to prevent proliferation, aggravation of symptoms and development of secondary infections, some very simple steps, not fully highlighted in most official communications, can be practiced (instead of focusing on how to stock N 95 or Tamiflu):
Trong khi bạn còn khỏe mạnh và không có triệu chứng bị nhiễm trùng H1 N1và nếu bạn muốn ngăn ngừa sự sinh sôi nảy nở của nó, cùng các trở chứng trầm trọng và các sự nhiễm khuẩn phái sinh khác, bạn có thể áp dụng một số biện pháp rất đơn giản sau đây, không được nêu rõ ràng trong các thông tư y-học chính thức [thay vì chú trọng đến việc tàng trữ thuốc N 95 hoặc Tamiflu]
1. Frequent hand-washing (well highlighted in all official communications).
1. Thường xuyên rửa tay (được nói đến rõ ràng trong các thông tư y-học chính thức)
2. "Hands-off-the-face" approach. Resist all temptations to touch any part of face (unless you want to eat, bathe or slap).
2. Nguyên tắc “Không-Rờ-Tay-Vào-Mặt”. Tự chế mọi ý muốn đụng vào bất cứ phần nào trên mặt (trừ trường hợp bạn muốn ăn, rửa hoặc tát mặt).
3. *Gargle twice a day with warm salt water (use Listerine if you don't trust salt). *H1 N1 takes 2-3 days after initial infection in the throat/nasal cavity to proliferate and show characteristic symptoms. Simple gargling prevents proliferation.
3. Xúc họng hai (2) lần mỗi ngày bằng nước ấm với muối [dùng Listerine nếu bạn không tin muối] . Vi trùng H1 N1 cần 2 tới 3 ngày từ khi xâm nhập vào họng/mũi để sinh sôi nảy nở và có triệu chứng tác hại. Chỉ cần xúc họng đủ đễ năn ngừa sự sinh sôi nảy nở của nó..
In a way, gargling with salt water has the same effect on a healthy individual that Tamiflu has on an infected one. Don't underestimate this simple, inexpensive and powerful preventative method.
Nói cách khác, xúc họng bằng nước muối có cùng tác dụng đối với người khỏe mạnh như Tamiflu đối với người nhiễm bệnh. Xin chớ coi thường cách thức ngừa bệnh đơn giản, rẻ tiền mà hữu hiệu này.
4. Similar to 3 above, *clean your nostrils at least once every day with warm salt water.* Not everybody may be good at Jala Neti or Sutra Neti (very good Yoga asanas to clean nasal cavities), but *blowing the nose hard once a day and swabbing both nostrils with cotton buds dipped in warm salt water is very effective in bringing down viral population.*
4. Tương tự như điều 3, “Chùi lỗ mũi tối thiểu một lần mỗi ngày bằng nước muối ấm.” Không phải ai cũng rành Jala Neti hoặc Sutra Neti [các thế Yoga rất công hiệu cho việc tẩy sạch lỗ mũi], nhưng “Xỉ mũi thật mạnh mỗi ngày một lần, cùng chùi hai lỗ mũi bằng que bông gòng chấm nước muối ấm là một cách rất hữu hiệu làm giảm thiều số lượng vi trùng.”
5. *Boost your natural immunity with foods that are rich in Vitamin C (Amla and other citrus fruits). *If you have to supplement with Vitamin C tablets, make sure that it also has Zinc to boost absorption.
5. *Tăng cường hệ thống miễn nhiễm bằng thức ăn giàu vitamin C (các loại trái cây họ cam quit).* Nếu bạn cần thêm thuốc viên Vitamin C, thì nhớ là nó phải có kẽm để giúp cho việc tiêu hóa)
6. *Drink as much of warm liquids (tea, coffee, etc) as you can.
6. *Uống tối đa nước ấm mà bạn có thể uống (trà, càfé, v.v.)
*Drinking warm liquids has the same effect as gargling, but in the reverse direction. They wash off proliferating viruses from the throat into the stomach where they cannot survive, proliferate or do any harm.
*Uống nước ấm có cùng công hiệu như việc xúc họng, nhưng về hướng đối nghịch. Nó cuốn các vi trùng đang sinh sản trong họng vào bao tử, nơi mà chúng không thể sống sót, sinh sản hoặc gây bất cứ tác hại nào.
I suggest you pass this on to your entire e-list.
Tôi đề nghị bạn chuyển thông tin này cho mọi người quen trên mạng.
You never know who might pay attention to it - and STAY ALIVE because of it.
Bạn chẳng bao giờ biết ai sẽ chú ý đến nó –và SỐNG SÓT nhờ nó.
Barbara K Adams
Harada Industry of America
A/R Administrator/Inv.Coord
(ph) 248-374-9000 ext.454
(fax) 248-374-9100
|
| There's the truth that : we want to do so much for PLWHA but still can't reach our target. Can we change it if we try to do better?
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thứ Sáu, 30/10/2009, 02:20 (GMT+7)
Văcxin ngừa cúm A/H1N1 Giai đoạn 1: 500.000 liều tiêm miễn phí
TT - Đây là thông tin Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nói với Tuổi Trẻ hôm qua 29-10 về kế hoạch tiêm ngừa văcxin cúm A/H1N1 mà Bộ Y tế đang chuẩn bị trình Chính phủ, dự kiến trong tuần này sẽ hoàn tất.
 |
Trẻ em là một trong những đối tượng được ưu tiên tiêm ngừa cúm A/H1N1 trong đợt này. Trong ảnh: chăm sóc trẻ bị nhiễm cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: N.C.T. |
Theo ông Huấn, trong giai đoạn 1 việc tiêm ngừa sẽ ưu tiên hàng đầu cho khoảng 500.000 người là phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính, trẻ em, cán bộ y tế đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cúm A/H1N1 tại một số tỉnh, thành phố có số mắc cao nhất như Hà Nội, TPHCM…
Chưa có chủ trương “tiêm dịch vụ”
So với ba phương án mà Bộ Y tế đã trình Chính phủ ngày 20-10 (sử dụng 1-3,2 triệu liều văcxin cho nhóm nguy cơ cao kể trên), phương án này đã giảm đáng kể số lượng người và địa phương được triển khai tiêm ngừa. Ông Huấn đánh giá đây là biện pháp làm giảm tử vong, giảm biến chứng ở nhóm nguy cơ cao, không phải là biện pháp dập dịch.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong số 36 ca tử vong do cúm A/H1N1 tại VN cho đến nay, có đến 51,43% số ca ở miền Nam; 20% ở Tây nguyên; 17,14% ở miền Trung; 11,43% ở miền Bắc.
Số ca mắc cúm A/H1N1 là phụ nữ mang thai và trẻ em đang tăng trong hai tuần gần đây, số tử vong do cúm A/H1N1 là phụ nữ mang thai cũng lên đến gần 30%.
Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống cúm A/H1N1 gần đây, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn đã yêu cầu tiểu ban điều trị phối hợp với Trung tâm Phòng chống, kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới xem xét khâu điều trị nhằm giảm tử vong và không để xuất hiện tình trạng cúm A/H1N1 kháng thuốc tại VN, do đã có 13-14 quốc gia xuất hiện bệnh nhân cúm A/H1N1 kháng thuốc.
|
Để lựa chọn đúng đối tượng, ông Huấn cho biết các xã phường sẽ tổ chức lập danh sách người thuộc nhóm được tiêm ngừa, tình trạng sức khỏe (mang thai, mắc bệnh mãn tính…) để chương trình tiêm chủng tổng hợp.
Cũng nhằm mục đích này, ông Nguyễn Trần Hiển - viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết người thuộc nhóm được tiêm ngừa cần trình các giấy tờ chứng minh mắc bệnh mãn tính, tình trạng sức khỏe…
Tuy nhiên viện và chương trình tiêm chủng phải bàn thêm, chưa có kết luận cuối cùng về thể lệ tham gia chương trình tiêm chủng đặc biệt này.
“Ngoài 500.000 liều văcxin kể trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã có kế hoạch hỗ trợ VN trong giai đoạn đầu trên 1 triệu liều văcxin cúm A/H1N1, nhưng chưa có thời gian hỗ trợ cụ thể”- ông Huấn nói. Bên cạnh đó, văcxin ngừa cúm A/H1N1 là loại văcxin mới, chưa được thử nghiệm trên lâm sàng nhiều, nên Bộ Y tế cũng chưa có chủ trương cho tiêm ngừa kiểu dịch vụ bởi lo ngại có tai biến xảy ra, sẽ rất khó khăn để triển khai chương trình phòng dịch.
Ở giai đoạn đầu này chỉ có những loại văcxin được WHO khuyến cáo sử dụng và đạt độ an toàn, đã được sử dụng ở châu Âu, Mỹ mới được phép nhập khẩu vào VN. Với những yêu cầu này, hiện đã có một nhà sản xuất văcxin ngừa cúm A/H1N1 là GSK thông báo sớm nhất tháng 12-2009 và muộn nhất tháng 1-2010 văcxin ngừa cúm A/H1N1 sẽ về đến VN để triển khai tiêm ngừa miễn phí cho nhóm nguy cơ cao kể trên.
Có thể tiêm hai mũi/liều
Theo ông Trịnh Quân Huấn, Công ty Sinovac - nhà sản xuất văcxin ngừa cúm A/H1N1 ở Trung Quốc - đã chính thức thực hiện phác đồ tiêm ngừa cúm A/H1N1 với một mũi tiêm. “Nhưng với cúm mùa thông thường vẫn sử dụng phác đồ tiêm hai mũi/liều, nên Bộ Y tế đang đề nghị WHO khuyến cáo bằng văn bản cho VN nên theo phác đồ tiêm ngừa nào, tiêm loại văcxin nào có hiệu lực tốt, đảm bảo an toàn…”. Về giá văcxin, Cục Quản lý dược đang được giao làm đầu mối nhận báo giá từ các công ty, ông Huấn cho biết.
LAN ANH
http://tuoitre.com.vn/tianyon/index.aspx?articleid=344995&channelid=12
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-11-2008(UTC) Bài viết: 990
Được cảm ơn: 26 lần trong 19 bài viết
|
Minh bạch dịch bệnh để tránh hoảng loạn
SGTT - Có một câu nói rất hay trong khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới: “chống dịch cũng phải minh bạch”. Nghĩa là người làm công việc chống dịch phải cho công chúng biết rõ, biết đúng, biết mọi chuyện để cùng nhau đối phó.
 |
Những cuộc tập huấn và diễn tập phòng chống dịch thực tế chỉ gây tốn kém chứ không có hiệu quả cao. Trong ảnh là cuộc diễn tập phòng chống cúm A/H1N1 ở Hà Nội. Ảnh: Hữu Việt
|
Hai tuần trước khi tham dự hội thảo về ba virút đang đe doạ châu Á là Nipah, Hendra, Reston-Ebola ở Brisbane Úc, tôi cùng mấy bác sĩ ở Singapore, Malaysia và một nhà nghiên cứu virút nổi tiếng người Trung Quốc đang làm việc ở cơ quan nghiên cứu khoa học và kỹ nghệ của khối thịnh vượng chung ở Úc tranh luận về chuyện nhà nước có phải thông báo tất cả thông tin về dịch bệnh cho công chúng biết hay không? Và câu trả lời tôi nhận được là nhiều cái gật đầu.
Dân hoảng loạn vì thông tin trái chiều
Cũng cần thông cảm cho những người ở vị trí lãnh đạo y tế, ai cũng muốn an dân nhưng chính sự an dân giả tạo lại là nguyên nhân của hoảng loạn khi sự thật được phơi bày. Chính nhờ minh bạch mà Malaysia phát hiện ra virút gây bệnh cảnh viêm não (giống như viêm não Nhật Bản) lại vừa gây viêm phổi (như cúm gia cầm). Chính cũng nhờ minh bạch mà Philippines phát hiện virút gây bệnh sốt xuất huyết (nặng hơn sốt xuất huyết Dengue ở ta) là Reston-Ebola đã xâm nhập qua loài heo và con người.
Người ta hay nói khi mùa dịch đến thì dân hoảng loạn. Cũng đúng thôi, không hoảng sao được khi họ nghe nói bệnh nặng thì thực tế lại thấy nhẹ tênh; nói tử vong thấp thì đột ngột bệnh chết liên tục; nói điều trị sớm sẽ không chết nhưng có bệnh điều trị ngay từ đầu vẫn tử vong… Đừng trách dân chúng mà phải “tiên trách kỷ”. Chính ngành y đã đưa ra nhiều thông tin trái ngược nhau cho công chúng, ai cũng nói được và người có thẩm quyền nói lại không nói đúng. Tệ hơn, không làm đúng. Một ví dụ, sốt xuất huyết Dengue xuất hiện từ 50 năm nay ở Việt Nam. Ban đầu tử vong cao vì tưởng xuất huyết thì phải truyền máu. Nhưng càng truyền máu, các cháu càng mau tử vong. Bác sĩ Halsted nghiên cứu ở Thái Lan mới biết bệnh nhi sốc là do thoát huyết tương (thành phần lỏng của máu) vì thành các mạch máu nhỏ bị hở nên máu cô đặc. Do đó phải truyền các loại dung dịch cho máu loãng ra, tăng thể tích lưu thông thì mới cứu được. Nhưng từ đó đến nay y học lại không hiểu được tại sao mạch máu nhỏ lại bị hư hại như vậy, cho nên chỉ phát hiện được bệnh nặng khi bắt đầu có triệu chứng nặng xảy ra. Chúng ta chưa thể biết trước là biến chứng sẽ xảy ra ở thời điểm nào, mà chỉ dự đoán trong khoảng 3 – 5 ngày sau khi sốt. Thế mà nhiều người cứ nói với công chúng: “Vào viện sớm thì tránh được biến chứng”. Dân sợ bệnh nên vào viện sớm, nằm dưới đất cũng nằm. Bác sĩ không dám cho toa về, lỡ bệnh nặng, mình cũng liên luỵ nên cứ nhắm mắt cho vào. Bệnh viện tuy quá tải nhưng đổi lại vượt chỉ tiêu giường bệnh nên được khen, thu được nhiều viện phí, nhân viên được trích phúc lợi cao… vậy thì tội vạ gì mà khước từ bệnh nhân.
Hệ thống chống dịch có vấn đề
“Chính ngành y đã đưa ra nhiều thông tin trái ngược nhau cho công chúng, ai cũng nói được và người có thẩm quyền nói lại không nói đúng. Tệ hơn, không làm đúng”
|
Trong cái vòng lẩn quẩn xoay vần ấy thì đâu là điểm phá? Phải nói lại cho đúng: bệnh sốt xuất huyết Dengue cứ 100 người bị nhiễm virút thì chỉ có năm người bị bệnh, nghĩa là có triệu chứng như sốt, xuất huyết… Trong số người bệnh cũng chỉ có 1/5 (20%) rơi vào biến chứng nặng như sốc. Khoa học chưa biết rõ ai dễ bị sốc nhưng đã xác định được có một số người mang nguy cơ cao (những người có một số yếu tố di truyền đặc biệt như vài nhóm gen dễ nhạy cảm với sốt xuất huyết Dengue). Do đó, phải sòng phẳng thông tin với người dân rằng vào viện sớm không tránh được biến chứng mà chỉ có thể phát hiện sớm và đối phó sớm các biến chứng mà thôi. Biến chứng sốc thì thường xảy ra sau ngày thứ ba kể từ khi sốt nên tốt nhất chỉ vào viện từ ngày thứ ba, còn trước đó chỉ cần đến bác sĩ để được thăm khám và theo dõi hàng ngày. Như thế sẽ tránh được nhiều rắc rối cho ngành y và cả người bệnh. Tôi đã từng được nghe chính quyền ở một huyện có dịch sốt xuất huyết Dengue thông báo sẽ kỷ luật bác sĩ nào không cho bệnh nhân nghi sốt xuất huyết nhập viện. Thật không thể hiểu được!
Một thí dụ khác, nơi cửa vào của một số cơ quan, trường đại học có treo một biểu ngữ to tướng “Để phòng chống bệnh cúm A/H1N1 cần phải đeo khẩu trang khi vào cơ quan”. Một cao ốc khác lại chặn cửa đo nhiệt độ mọi người ra vào. Đây là những khuyến cáo không đúng, những việc làm không đúng. Tổ chức Y tế thế giới và cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ đều không khuyến cáo như vậy. Một số nghiên cứu đã chứng minh mang khẩu trang không hiệu quả ngoài cộng đồng. Ở các sân bay quốc tế Heathrow (Anh), Charles de Gaulle (Paris), Schipol (Hà Lan), Sydney (Úc), Suvarnabhumi (Thái Lan)… công an cửa khẩu không đeo khẩu trang, nhân viên hải quan không đeo khẩu trang, tiếp viên hàng không càng không đeo khẩu trang… thế nhưng đến Tân Sơn Nhất thì mọi người lại đeo kín đến tận mắt, trong khi cúm H1N1 không còn từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam mà đã lây lan mạnh trong cộng đồng từ mấy tháng nay. Làm sao dân chúng không hoang mang khi mà “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” như vậy? Một việc làm rất hiệu quả là thường xuyên rửa tay lại không ai nhắc đến.
Muốn nói cho đúng một vấn đề, nhất là các vấn đề chuyên môn, luôn đòi hỏi người phát ngôn phải hiểu đến ngọn ngành. Muốn vậy, phải học đến nơi đến chốn, cập nhật thông tin, thực hiện nghiên cứu khoa học để chứng minh. Chính vì thiếu những điều này nên mới có chuyện người ta khăng khăng “bao vây dập dịch” vừa tốn tiền của không biết bao nhiêu nhưng cuối cùng dịch vẫn lan ra khắp nơi như tiên liệu. Tốn tiền tỉ tập huấn mỗi khi dịch xảy ra nhưng hiệu quả thực tế lại không cao. Ở nhiều nước đâu nghe chuyện hễ có dịch là tập huấn. Bác sĩ người ta chỉ cần đọc hướng dẫn cập nhật của cơ quan phòng chống dịch là làm được ngay. Bão lũ có thể không biết thế nào chứ như dịch cúm thì đã biết trước (qua mô hình và thực tế ở nơi khác) nên làm gì có “diễn biến phức tạp” mà cứ nói vống lên với dân?
Như một phản ứng dây chuyền, mà khởi sự là không hiểu rõ, dẫn đến thiếu đồng bộ, không linh hoạt, lúng túng trong biện pháp đối phó và truyền thông đến công chúng. Qua hai bệnh dịch cúm và sốt xuất huyết Dengue đã cho thấy, sự hoảng loạn của người dân ngoài lý do sợ hãi bệnh tật nguy hiểm, còn do sợ hãi vì hệ thống phòng chống dịch có vấn đề!
BS Trần Tịnh Hiền
Bệnh cúm và tiệc buffet
Vừa đi Hà Nội về, tôi lại phải nói chuyện về bệnh cúm. Trong buổi nói chuyện hôm đó, do cảm thấy không hứng thú nên tôi đã bỏ đi hơn chục slides trong chương trình dự kiến, bởi những tiếng xì xầm liên tục ở cuối phòng của một số người được mời đến dự, hình như quan tâm đến bữa tiệc buffet ở Sofitel nhiều hơn là nội dung về bệnh cúm tôi đang nói. Cũng đề tài này, cách đó một tuần, tổ chức ở khách sạn Asiana TP.HCM, câu hỏi nhiều đến nỗi ban tổ chức phải chủ động chấm dứt sau gần một giờ thảo luận. Thế mới biết sự quan tâm của cộng đồng đôi khi cũng thay đổi tuỳ lúc tuỳ nơi và tuỳ… bữa tiệc.
|
| Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ - Họ tin vào lời hứa - Họ có những lời ước hẹn - Họ đã trưởng thành từ nỗi đau - Họ nhận ra sai lầm - Họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu. Tất cả là cuộc sống ! http://www.skydoor.nethttp://www.mtvasia.com...Cứ mỗi một ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS ! Bạn đã làm gì để tránh nguy cơ trở thành một trong số đó ? - Hãy cố gắng hơn nữa để có một cuộc sống lành mạnh hơn,nền nếp hơn,nhé bạn. - Hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sử dụng biện pháp an toàn - bao cao su lúc cần thiết. Cuối cùng : Hãy sống vì những người bạn yêu thương và cho chính bản thân bạn. Ma túy ? Không thử dù chỉ một lần trong đời.Nourish Compassion - I love You ! |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-11-2007(UTC) Bài viết: 1.063 Đến từ: Earth
Cảm ơn: 51 lần Được cảm ơn: 121 lần trong 85 bài viết
|
Tháng 12, vaccine cúm về tới Việt Nam
Ngày 4.11, viện trưởng Viện vệ sinh dịch tế trung ương Nguyễn Trần Hiển cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa thông báo sẽ viện trợ cho Việt Nam lượng vaccine phòng cúm A/H1N1 cho 10% dân số, khoảng 10 triệu liều. 1,2 triệu liều vaccine phòng cúm A/H1N1 đầu tiên do WHO hỗ trợ sẽ có mặt tại Việt Nam vào giữa tháng 12 tới, mỗi liều vaccine chỉ gồm một mũi tiêm. Như vậy sẽ có khoảng 1,2 triệu người được tiêm trong đợt đầu tiên. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đã đề nghị WHO cho Việt Nam được nhận một số vaccine trước để tiêm thử nghiệm. Bộ Y tế cũng đang hoàn thiện đề án về quy trình và tổ chức tiêm. Theo đó các đối tượng được ưu tiên vẫn là phụ nữ mang thai, bệnh nhân mãn tính và cán bộ y tế, được lập danh sách từ địa phương, để tiêm tập trung hoặc theo từng tỉnh, thành phố.
Lệ Hà
http://sgtt.com.vn/Default99.aspx?ColumnId=99
| Mưa Thuận Gió Hòa - Quốc Thái Dân An. Với tôi, gia đình quan trọng nhất trên đời! |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-11-2008(UTC) Bài viết: 990
Được cảm ơn: 26 lần trong 19 bài viết
|
Viện Pasteur TP HCM sản xuất thành công văcxin H1N1
Sau hơn 5 tháng làm việc, nhóm nghiên cứu Viện Pasteur TP HCM vừa cho ra đời mẻ văcxin cúm A/H1N1 đầu tiên. Những thử nghiệm lâm sàng trên động vật cho thấy, đây là loại văcxin có tính hiệu quả và độ an toàn cao.
 |
Sản xuất văcxin bằng phương pháp cấy tế bào tại Viện Pasteur TP HCM. Ảnh: pasteur-hcm.org.vn. |
Tiến sĩ Cao Thị Bảo Vân, viện phó Viện Pasteur TP HCM cho hay, đây là loại văcxin được sản xuất bằng kỹ thuật nuôi cấy trên tế bào. Công nghệ này có ưu thế vượt trội so với quy trình cổ điển sản xuất văcxin cúm trên trứng gà có phôi.
Ở công nghệ cũ, văcxin được nuôi cấy từ phôi của loại trứng gà tuyệt đối sạch. Tuy nhiên theo bà Vân, để có được trứng sạch không phải dễ vì giá thành của loại trứng này khá cao (lên đến vài USD một quả).
Còn đối với công nghệ sản xuất văcxin bằng nuôi cấy trên tế bào, do có sẵn ngân hàng tế bào nên Viện Pasteur TP HCM có thể chủ động mọi nguyên liệu đầu vào, kiểm tra toàn diện và tự động hóa nhiều khâu trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao tính an toàn và chất lượng văcxin.
Cũng theo tiến sĩ Vân, với ưu điểm của công nghệ này, nhà sản xuất có thể sản xuất một lượng văcxin lớn nhanh chóng mà không phụ thuộc vào nguồn trứng gà sạch.
Hiện lô văcxin đầu tiên đang được tại nhóm nghiên cứu Viện Pasteur TP HCM tiến hành các thử nghiệm đánh giá tiền lâm sàng. Thời gian để loại văcxin này được sử dụng đại trà sẽ phụ thuộc vào thời gian thử nghiệm.
"Thông thường, sau khi thử nghiệm trên động vật, văcxin sẽ được thử nghiệm trên người ở ba giai đoạn mới được cơ quan chức năng công nhận. Tuy nhiên trong trường hợp đại dịch, thời gian và quy trình thử nghiệm có thể được rút ngắn", bà Vân nói.
Tiến sĩ Vân tin tưởng loại văcxin cúm H1N1 của Viện đạt tính hiệu quả và độ an toàn cao bởi quy trình và công nghệ sản xuất loại văcxin này dựa vào nền tảng là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất văcxin cúm A/H5N1 bất hoạt dùng cho người bằng kỹ thuật nuôi cấy trên tế bào Vero”.
Đây công trình được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ, nhóm nghiên cứu Viện Pasteur TP HCM đã chế tạo thành công văcxin cúm A/H5N1 PAVIFLU bằng công nghệ nuôi cấy trên tế bào Vero. Văcxin này đã chứng minh hiệu quả bảo vệ 100% trên những thử nghiệm tiền làm sàng với các chủng virus cúm A/H5N1 độc lực cao lưu hành tại Việt Nam năm 2009.
Thiên Chương
http://www.vnexpress.net
| Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ - Họ tin vào lời hứa - Họ có những lời ước hẹn - Họ đã trưởng thành từ nỗi đau - Họ nhận ra sai lầm - Họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu. Tất cả là cuộc sống ! http://www.skydoor.nethttp://www.mtvasia.com...Cứ mỗi một ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS ! Bạn đã làm gì để tránh nguy cơ trở thành một trong số đó ? - Hãy cố gắng hơn nữa để có một cuộc sống lành mạnh hơn,nền nếp hơn,nhé bạn. - Hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sử dụng biện pháp an toàn - bao cao su lúc cần thiết. Cuối cùng : Hãy sống vì những người bạn yêu thương và cho chính bản thân bạn. Ma túy ? Không thử dù chỉ một lần trong đời.Nourish Compassion - I love You ! |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-11-2008(UTC) Bài viết: 312
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
Dịch cúm A/H1N1 ở TP HCM: Ý thức phòng chống còn "nguội"
7:26, 14/11/2009
|
 |
Hiếm tìm thấy người dân đeo khẩu trang tại khu khám bệnh luôn đông đúc, chật chội. |
|
|
|
Tính đến ngày 11/11, Việt Nam đã ghi nhận ca tử vong do cúm A/H1N1 thứ 41 là một bệnh nhân nữ đang mang thai tháng thứ 6 (Rạch Giá - Kiên Giang) và cũng là trường hợp thai phụ thứ 10 tử vong do cúm A/H1N1.
Trong khi con số người nhiễm cúm vẫn không dừng lại và chưa được thống kê đầy đủ thì ghi nhận thực tế từ nhiều nơi trên địa bàn TP HCM, người dân lại đang hết sức lơ là trong việc tự bảo vệ chính mình.
Cùng với việc số ca mắc cúm A/H1N1 giảm hẳn do không còn được giám sát qua việc xét nghiệm PCR thì ý thức phòng, chống dịch của người dân dường như cũng đang… hạ nhiệt. Ghi nhận tại nhiều trường học tại TP HCM, các nhà vệ sinh, lavabo… không còn duy trì kệ xà bông, hóa chất diệt khuẩn.
Việc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt cũng đã không còn được duy trì ở nhiều trường học đã từng "sôi sục" vì cúm A/H1N1… Thậm chí, những trường học đã bị dịch "ghé thăm" chưa bao lâu như Trường THCS Ngô Thời Nhiệm, quận 9, Nguyễn Khuyến - Tân Bình… tình hình cũng chẳng khá hơn.
Tại các cao ốc, tòa nhà văn phòng, các doanh nghiệp, khu công nghiệp, ngày nào còn duy trì việc dán thông báo nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang, rửa tay vệ sinh, sát khuẩn… nay cũng chấm dứt. Đáng chú ý, ngay cả trong môi trường bệnh viện, tại nhiều khoa, phòng, việc bác sĩ khám cho bệnh nhân mà không đeo khẩu trang là chuyện… như thường. Đặc biệt, việc ra vào, tiếp xúc tại nhiều khoa nhiễm trong các BV khá tự do và tùy tiện.
Chúng tôi đã có dịp ghé thăm một BV nằm trên địa bàn quận 3, Khoa Cấp cứu của BV đồng thời là nơi sàng lọc bệnh nhân nghi nhiễm cúm A/H1N1, nhưng bệnh nhân nghi nhiễm cúm và bệnh nhân vào cấp cứu hay khám bệnh vẫn được ra vào thoải mái, bỏ ngoài tai khuyến cáo cách nhau tối thiểu 1m của Bộ Y tế...
Ý thức chống cúm A/H1N1 đã hoàn toàn hạ nhiệt rõ nhất qua ghi nhận của các công ty sản xuất khẩu trang. Ông Nguyễn Văn Ninh, Giám đốc Công ty Bảo Thạch (Hóc Môn, TP HCM) cho biết, hiện số lượng sản xuất chỉ khoảng 1 triệu cái/tháng nhưng lượng khách hàng đặt hàng đã giảm hẳn so với nửa tháng trước.
BS Trương Trọng Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông sức khỏe ngày 11/11 cho hay, đường dây nóng của Sở Y tế TP HCM và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trong 1 tháng qua cũng "nhàn" hơn hẳn do lượng người gọi đến xin tư vấn đã giảm. Trong khi đó, dịch bệnh cúm A/H1N1 sẽ ngày càng diễn biến phức tạp là những cảnh báo từ Bộ Y tế Việt Nam trong thời điểm mùa đông tới không ngoại trừ cả những trường hợp mắc mới có thể có sự "song trùng" của vi rút cúm A/H1N1 trong bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.
Vì vậy, việc người dân lơ là chống dịch như hiện tại sẽ là những yếu tố khó lường của dịch cúm A/H1N1 khi lên tới đỉnh dịch
|
H.Nga |
Nhịp cầu nhân ái | |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên danh dựMedals:  Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC) Bài viết: 6.076  Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh Thanks: 175 times Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
|
Thứ Hai, 23/11/2009, 07:30 (GMT+7)
Ngừa cúm A/H1N1 cho 800.000 phụ nữ có thai
TT - Ngày 22-11, cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga cho hay tại hội nghị bàn về viện trợ văcxin cúm A/H1N1 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho tám nước Đông Nam Á tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), VN đã cam kết hoàn tất các điều kiện để triển khai chiến dịch tiêm ngừa cúm A/H1N1 cho khoảng 1,2 triệu người từ nguồn văcxin 1,2 triệu liều được viện trợ thông qua WHO.
Theo ông Nga, với 1,2 triệu liều này, nhóm đầu tiên được ưu tiên tiêm ngừa là khoảng 800.000 phụ nữ có thai, tính từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở lên, cùng với trên 200.000 cán bộ y tế đang trực tiếp tham gia điều trị, khám chữa bệnh. Gần 200.000 liều văcxin còn lại sẽ chỉ định sử dụng cho bệnh nhân mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường, suy thận. Ông Nga còn nói trong năm 2010, tài trợ văcxin cúm A/H1N1 cho VN sẽ lên đến 10 triệu liều thông qua WHO.
Ông Nga cũng cho biết toàn bộ chi phí để vận chuyển văcxin, hậu cần, truyền thông cho chiến dịch tiêm ngừa cúm A/H1N1 đầu tiên tại VN sẽ do một tổ chức của Hoa Kỳ hỗ trợ.
L.ANH | - Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình. - Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. - Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn. - Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng. |
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
Nội dung quan trọng
»
Thông báo
»
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1) ở người.
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|