Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline divedau  
#1 Đã gửi : 28/05/2007 lúc 09:43:56(UTC)
divedau

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 17-05-2007(UTC)
Bài viết: 250

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết
01. AIDS (SIDA) là gì?

02. Đã có thuốc trị khỏi HIV chưa?

04. Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây không? Ai lây cho ai?

05. Xuất tinh ra ngồi hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/AIDS không?

06. Tình dục an toàn là gì?

07. Trong quan hệ tình dục, tại sao người nữ có khả năng bị lây nhiễm cao hơn nam giới?

08. Bệnh hoa liễu star liên quan như thế nào với HIV/AIDS?

09. Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?

10. Một cô gái ở quán cà phê hôn và rờ của" cháu, cháu cũng có rờ lại. Vậy có bị bệnh AIDS không?

11. Có lần uống rượu say, em đi chơi "gái", cô gái nói giao hợp qua hậu môn thì không dùng bao cao su, có đúng như vậy không?

12. Tại sao gọi bao cao su là "áo mưa" ? Dùng bao cao su có đảm bảo an toàn 100% không? Sau giao hợp với gái mại dâm, nếu phát hiện bao cao su lủng có nguy cơ bị AIDS không? Sử dụng một lúc hai, ba bao cao su, liệu có an toàn chưa? Xài bao quá "đát" có an toàn không?

13. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?

14. Em có người bạn mỗi lần đi chơi bời không chịu dùng bao cao su vì không thích, nhưng lại dùng một loại kem diệt khuẩn bôi lên dương vật, nói là phòng được AIDS có đúng vậy không?

15. Hai người nhiễm HIV có nên quan hệ tình dục nữa không?

16. HIV dễ bị tiêu diệt. Vậy thụt rửa kỹ bằng thuốc sát trùng có tránh được nhiễm HIV/AIDS không? (đặc biệt sau mỗi lần giao hợp)

17. Em không muốn quan hệ trước khi kết hôn, nhưng anh ấy thì muốn. Vậy phải làm sao?

18. Phải thuyết phục thế nào để anh ấy chịu mang bao cao su?

19. Bị người đồng tính luyến ái yêu làm sao có thể cắt đứt được. Em rất khổ tâm vì bạn em rất dễ giận và nổi cộc, dọa sẽ giết em?

20. Chỉ thay kim mà không thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?

21. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?

22. Đi hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?

23. Có thể dùng biện pháp thay máu cho người nhiễm HIV không?

24. Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?

25. Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?

26. Cho máu bị từ chối, có phải đã nhiễm HIV không?

29. Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?

30. Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?

31. Chồng bị nhiễm HIV, muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không?

32. Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh? Có thể nghiên cứu sức đề kháng của muỗi đối với HIV để tìm ra thuốc trị AIDS?

33. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?

34. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính star, vậy có lây cho người khác không?

35. Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?

36. Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?

37. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?

38. Bạn trai tôi làm ở hộp đêm, làm sao xác minh anh ấy có bị nhiễm AIDS
không? Trước khi kết hôn có nên rủ vị hôn phu đi thử HIV/AIDS không?

39. Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV là gì?

40. Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?

41. Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?

42. Tại sao lúc gọi nhiễm HIV, lúc gọi AIDS?

43. Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?

44. Mặc dù đã biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao em vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần...?

45. Có nên tập trung người nhiễm HIV một chỗ không (Vì có những thành phần vô ý thức)? Hiện nay người nhiễm HIV được đối xử ra sao?

46. Các trường trại, Trung tâm giáo dục dạy nghề... có phải là nơi tập trung người nhiễm HIV/AIDS không?

47. Người nhiễm HIV có quyền yêu không ?

48. Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?

49. Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?

50. Người nhiễm HIV nếu bị chủ viện cớ đuổi việc, phải làm sao?

51. HIV lây qua quan hệ tình dục thế nào? Tại sao đồng tính luyến áistar dễ bị AIDS?

Sửa bởi quản trị viên 24/10/2009 lúc 07:11:15(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nhẫn 1 chút sóng yên biển lặng
lùi 1 bước đất rộng trời cao
Quảng cáo
Offline songchodangsong  
#2 Đã gửi : 28/05/2007 lúc 11:05:46(UTC)
songchodangsong

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-05-2007(UTC)
Bài viết: 471

Được cảm ơn: 4 lần trong 2 bài viết
Cám ơn anh L nhá, anh làm cái topic này công phu quá
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long...
Offline longtaigiangho  
#3 Đã gửi : 28/05/2007 lúc 11:35:42(UTC)
longtaigiangho

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-05-2007(UTC)
Bài viết: 515

Cảm ơn anh, trong đây có 1 số câu mà em cần hehe
Nếu có ước muốn trong cuộc đời này
Chỉ có ước muốn cho thời gian quay trở lại ......
Offline na74  
#4 Đã gửi : 30/12/2008 lúc 01:54:59(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết

Hãy tìm câu trả lời cho thắc mắc của mình.
Mời các bạn tham khảo tại Link dưới đây để nhận được những câu trả lời chính xác liên quan đến lĩnh vực HIV/AIDS.

http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn

- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline na74  
#5 Đã gửi : 30/12/2008 lúc 06:27:06(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
50 Câu hỏi thường gặp

Bạn click vào link dưới,sau đó click vào từng phần (Chữ xanh lá cây ) để tìm câu trả lời cho câu hỏi mà mình quan tâm,cảm ơn bạn đã đọc.

http://www.hiv.com.vn
- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline na74  
#6 Đã gửi : 27/02/2009 lúc 08:08:51(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
Tài liệu rất hay,được một thành viên gắn bó lâu năm với diễn đàn post lên,mời các bạn tham khảo.


43 Câu hỏi đáp chuẩn về kiến thức, pháp luật HIV/AIDS
- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline na74  
#7 Đã gửi : 18/03/2009 lúc 01:08:59(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
AIDS LÀ GÌ?

AIDS là "Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải". Về thuật ngữ AIDS là những chữ viết tắt theo tiếng Anh của "Acquired Immuno - Deficieney Syndrome" (Viết tắt theo tiếng Pháp là SIDA). AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Do hệ thống miễn dịch bị tổn thương, cơ thể không thể bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng và ung thư mà một người bình thường có thể chống đỡ được. Những bệnh này là các nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân nào gây nên AIDS !?

AIDS gây nên do một loại vi rút gọi là vi rút gây nên suy giảm miễn dịch ở người, gọi tắt theo tiếng Anh là HIV (Human Immuno Deficiency Virus).
HIV lần đầu tiên được Luc Montagnier và cộng tác viên viện Pasteur Paris phân lập năm 1983, với tên gọi ban đầu là vi rút có liên quan tới viêm hạch (LAV). Năm 1984, công trình này được Rober Gallo và cộng tác viên ở Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ khẳng định sau khi phân lập được một vi rút gọi là vi rút hướng tế bào lim-phô-T ở người
KHI VÀO CƠ THỂ HIV TẤN CÔNG CÓ LỰA CHỌN VÀO CÁC TẾ BÀO LIM-PHÔ-T CÓ VỊ TRÍ CẢM THỤ ĐẶC BIỆT LÀ CD4
Năm 1986, một Ủy ban chuyên gia quốc tế thống nhất gọi tên vi rút gây AIDS là HIV thay thế cho các tên gọi cũ là LAV và HTLV-3.

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA ĐỐI VỚI MỘT NGƯỜI NHIỄM HIV
Quá trình nhiễm HIV sẽ chuyển qua 3 giai đoạn sau :
1. Nhiễm trùng cấp tính : Giai đoạn này người nhiễm HIV có thể không có bất kỳ một dấu hiệu hay triệu chứng nào. Tuy nhiên một số người có thể có một số biểu hiện như sốt, mệt mõi, nổi mẩn đỏ ở da ... từ vài tuần đến 2,3 tháng sau khi nhiễm HIV. Đây là lúc cơ thể sản xuất ra kháng thể mà người ta có thể phát hiện được bằng xét nghiệm.
2. Nhiễm trùng không triệu chứng : Những người nhiễm HIV sẽ trải qua một thời kỳ không có bất cứ triệu chứng nào có liên quan đến nhiễm HIV. Thời kỳ này có thể kéo dài và thay đổi trung bình từ 05 cho đến 10 năm. Nhiễm trùng do các tác nhân khác sẽ làm tăng qua trình phát triển bệnh.
3. GIai đoạn có biểu hiện bệnh lâm sàng đủ để chuẩn đoán AIDS bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng của nhiễm trùng cơ hội và ung thư đe doạ đến tính mạng.
Trong 3 giai đoạn trên thì giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng là rất phổ biến. Những người nhiễm HIV không có triệu chứng chiếm một tỷ lệ rất cao, gấp hàng trăm lần số bệnh nhân AIDS mà chúng ta không thể kiểm soát được họ. Họ vẫn sống và sinh hoạt bình thường và có thể làm lây truyền HIV sang cho người khác. Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời cho đến khi phát triển thành bệnh AIDS.

THỜI KÌ Ủ BỆNH TỪ KHI NHIỄM HIV ĐẾN KHI TIẾN TRIỂN THÀNH AIDS LÀ BAO LÂU ?

Khoảng thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi tiến triển thành AIDS là rất thay đổi, nhưng trung bình là 8 đến 10 năm(tùy thụôc thái độ và cách sống, sinh hoạt của người bệnh...). Người ta đã theo dõi những nhóm người nhiễm HIV ở các thời kì khác nhau để xác định tỷ lệ những người nhiễm HIV sẽ tiến triển thành AIDS.

AIDS CÓ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG NHƯ THẾ NÀO ?

AIDS là một triệu chứng của nhiều dấu hiệu và triệu chứng xảy ra đồng thời. Do đó, bản thân AIDS không có biểu hiện gì đặc biệt mà bao gồm của nhiều bệnh nhiễm khuẩn và ung thư. Những dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu để chuẩn đoán AIDS có thể là một hoặc các triệu chứng sau :
- Mệt mỏi kéo dài nhiều tuần mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Sút cân hơn 10% trọng lượng cơ thể sau 2 tháng.
- Sốt kéo dài hơn một tháng mà không giải thích được, kèm theo rét run, ớn lạnh và mồ hôi về đêm.
- Ỉa chảy kéo dài hơn một tháng.
- Ho dai dẳng kéo dài hơn một tháng.
- Viêm da ngứa toàn thân.
- Những vết đỏ, bầm tím trên da và niêm mạc miệng, mũi, trực tràng...
- Sưng hạch, đặc biệt là ở cổ và nách không có nguyên nhân rõ ràng và kéo dài hơn 2 tuần.
- Những đốm trắng hay những vết bất thường ở miệng.
- Những dấu hiệu trên xảy ra mà không có nguyên nhân của sự suy giảm miễn dịch như ung thư, suy dinh dưỡng hoặc các nguyên nhân khác.

AIDS CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG ?

Cho đến nay bệnh AIDS vẫn còn là "vô phương cứu chữa". Tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh AIDS là 99,99% (Có một số trường hợp trên thế giới thời gian đầu xét nghiệm HIV dương tính nhưng sau nhiều năm xét nghiệm lại nhiều lần thì kết quả lại là âm tính. Các nhà khoa học đang nghiên cứu và tìm hiểu hiện tượng trên. Hy vọng rằng sẽ sớm tìm được phương thức điều trị AIDS từ chính những con người đặc biệt hiếm hoi đó). Hiện nay trên thế giới có 3 loại thuốc : AZT (Azidothijmidine) và DDI (Dideoxynanine) và DDC được phép sử dụng để điều trị AIDS vì có khả năng làm chậm quá trình phát triển của HIV trong tế bào (hiệu ứng phụ của thuốc đối với cơ thể khá cao). Tuy nhiên nó không thể tiêu diệt được HIV và chữa khỏi bệnh AIDS, do đó sớm hay muộn bệnh nhân AIDS cũng sẽ tử vong.

HIV LÂY TRUYỀN BẰNG CÁCH NÀO ?

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có 3 con đường lây truyền HIV là :
1. Lây qua quan hệ tình dục đồng giới hoặc khác giới với người bị nhiễm HIV.
2. Lây qua đường máu như : sử dụng bơm kim kiêm và dụng cụ tiêm chích có HIV, dao cạo râu chung với người nhiễm HIV khi bị trầy xước, xăm mình,cắt lễ, truyền máu mà sản phẩm máu có HIV...
3. Lây truyền từ mẹ bĩ nhiễm HIV sang con trong thời kỳ chu sinh (trước và sau trong khi sanh nở)


HIV CÓ LÂY TRUYỀN QUA TIẾP XÚC THÔNG THƯỜNG Ở NHỮNG NƠI CÔNG CỘNG KHÔNG ?

Chắc chắn là KHÔNG. Ngoài 3 đường lây truyền HIV đã nêu trên, hiện nay chúng ta không có bằng chứng về một phương thức lây truyền nào khác.
- HIV không lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi.
- HIV không lây truyền qua tiếp xúc, sinh hoạt thông thường ở nợi công cộng như nơi làm việc, trường học, rạp hát... HIV không lây truyền qua bắt tay, ôm, hôn, dùng chung các dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, cốc, chén, mặc chung quần áo, sử dụng nhà vệ sinh, hay tắm ở các bể bơi , dùng điện thoại công cộng, chơi thể thao ...
- Muỗi đốt không làm lây truyền HIV.

AI CÓ THỂ BỊ NHIỄM HIV ?

Bất kỳ ai, nam hay nữ, người già hay trẻ ở bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ tôn giáo nào đều có thể nhiễm HIV.
HIV/AIDS không hề hạn chế ở một nhóm người nhất định, địa bàn nào nếu không biết phòng tránh nó.
HIV/AIDS đe dọa tất cả mọi người trong cộng đồng và toàn thể nhân loại.
Bạn không thể nói là nhìn người nào có thể biết họ bị nhiễm HIV/AIDS hay không : Chỉ có thể phát hiện nhiễm HIV qua xét nghiệm máu của họ mà thôi. (Như bản thân tớ đây có người còn hỏi đùa sau một thời gian không gặp : "anh nhiễm hay sao mà ốm nhom vậy !?" Hic hic ... thật là oan uổng cho những người có "thân hình mình dây lý tưởng" như tớ)

NHỮNG HÀNH VI NÀO CÓ NGUY CƠ CAO NHIỄM HIV ?
Những hành vi có nguy cơ cao nhiễm HIV là :
- Quan hệ tình dục với nhiều người.
- Không dùng bao cao su trong khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.
- Dùng chung bơm kim tiêm...

LÀM THẾ NÀO ĐỀ PHÒNG LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC ?

· Biện pháp có hiệu quả nhất phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục là quan hệ tình dục lành mạnh, chỉ quan hệ tình dục với một đối tượng duy nhất, thủy chung và không bị nhiễm HIV.
· Thực hiện tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su trong quan hệ với một người bị nhiễm HIV hay với một người mà bạn không biết rõ lai lịch - Bao cao su sẽ ngăn chặn được lây truyền HIV qua đường tình dục gần như 100% nếu được sử dụng đúng phuơng pháp .

Điều quan trọng nhất là phải sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngay từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Điều này khác với sử dụng bao cao su để tránh thai. Để tránh thai có thể chỉ dùng bao cao su trong quan hệ tình dục ở giai đoạn người phụ nữ có khả năng rụng trứng hoặc ở giai đoạn cuối khi bắt đầu xuất tinh để ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
Bạn cần hiểu và làm theo những hướng dẫn sử dụng bao cao su như sau :
· Kiểm tra thời hạn dùng ở vỏ ngoài.
· Cẩn thận khi mở bao cao su ra, tránh đụng vào các vật nhọn như móng tay có thể làm thủng bao cao su.
· Kiểm tra chiều quấn của bao cao su, vòng cuốn bao phải ở phía ngoài. Có hai loại bao cao su. Loại bao có túi nhỏ ở đầu có thể mang thẳng vào và loại bao đầu tròn không có túi nhỏ, cần phải cầm đầu kéo dài ra vài phân để tạo một túi nhỏ. Đó là nơi để chứa tinh dịch khi xuất tinh.
· Bóp túi nhỏ để đuổi không khí ra ngoài trước khi mang bao cao su.
· Đeo bao cao su vào sát đầu dương vật đã cương cứng và se nhẹ cho vòng bao tròng vào hết chiều dài dương vật.
· Nếu bao cao su rách trong khi giao hợp, lập tức phải đeo ngay bao mới.
· Khi rút dương vật ra phải giữ bao cao su ở phần gốc để tránh cho tinh dịch chảy ra ngoài.
· Bao cao su chỉ được dùng một lần và vức vào thùng rác sau khi thắt nút ở đầu để tránh rò rỉ tinh dịch.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH LÂY TRUYỀN HIV QUA ĐƯỜNG MÁU.

SỬ DỤNG KIM TIÊM MỘT LẦN RỒI BỎ
· Tốt nhất là dùng loại bơm, kim tiêm sử dụng một lần rồi vứt đi.
· Các dụng cụ tiêm, chích, châm cứu, xâu lỗ tai và các dụng cụ xuyên chọc qua da phải được tiệt trùng cẩn thận để tiêu diệt HIV. Các phuơng pháp thường được áp dụng để tiệt trùng đối với HIV là :
+ Luộc sôi dụng cụ trong thời gian 20 phút trở lên (tính từ khi sôi).
+ Sấy ướt (hấp uớt) ở nhiệt độ 1210C, 2 atm trong 20 phút.
+ Ngâm 30 phút trong các dung dịch hóa chất sát khuẩn như : Cồn Ethanol 700, Natrihypochlorite 0,5%, Providone iodine 2,5%, Formadehyde 4%.
· Có chính sách thích hợp đối với những người nghiện chích ma túy, động viên, giáo dục và điều trị cho họ để giúp họ thoát khỏi cảnh nghiện chích. (Nếu bạn chưa sử dụng ma túy thì đừng bao giờ nên dùng nó, nếu dùng theo đường tiêm thì nên sử dụng loại bơm kim tiêm dùng một lần rồi vứt đi hay không dùng chung với người khác).
· Kiểm tra tình trạng HIV của người cho máu, cho tinh dịch, hoặc các bộ phận cơ thể để cấy ghép cho người khác.
· Thực hiện truyền máu an toàn. Máu và các sản phẩm của máu trước khi truyền phải được xét nghiệm HIV. Nếu dương tính phải đuợc loại bỏ không được truyền cho bệnh nhân. không truyền máu nếu không thật cần thiết. Khi cần truyền máu thì máu đó phải chắc chắn là không nhiễm HIV.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON ?

Cách tốt nhất là giáo dục cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ những hiểu biết cơ bản về cách phòng nhiễm HIV. Nói chung, phụ nữ bị nhiễm HIV thì khuyên họ đừng nên có thai. Tuy nhiên cách xử trí này còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng người phụ nữ. Nếu họ và chồng của họ mong muốn có con thì cần tư vấn về AIDS và những điều có thể sẽ xảy ra với bản thân họ và đứa trẻ sơ sinh. Họ có quyền lựa chọn cách xử lý và tỷ lây truyền từ mẹ sang con chỉ là 13 - 50%. Cũng cần thiết rằng : Việc một phụ nữ nhiễm HIV có thai sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển thành AIDS.

TÔI CÓ THỂ BỊ AIDS - BẠN CÓ THỂ BỊ AIDS - NHIỀU NGƯỜI CÓ THỂ BỊ AIDS NẾU :

- Không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục.
- Dùng chung một bơm kim tiêm không được vô trùng.
- Không chung thủy.
- Nên quan hệ chung thủy một vợ một chồng để phòng chống AIDS.
- Giảm số lượng bạn tình là giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.
- Điều trị triệt để các bệnh viêm loét đường sinh dục sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV qua đường sinh dục.
- Tránh có quan hệ tình dục với người mà ta không biết rõ, nhất là với gái mãi dâm.
- Tránh các cách giao tiếp tình dục dị thường như tình dục đồng giới, giao hợp qua đường hậu môn.
THẾ GIỚI ĐĂ LÀM GÌ ĐẾ NGĂN CHẶN THẢM HOẠ HIV/AIDS ?
Đứng trước nguy cơ cực kě to lớn của đại dịch AIDS, ngŕy 1/12/1987, một chương trình đặc biệt phòng chống AIDS toàn cầu do tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập được chính thức thông qua mục tiêu :
1. Phòng nhiễm HIV.
2. Giảm ảnh hưởng cá nhân và xã hội của nhiễm HIV.
3. Hợp nhất các cố gắng quốc gia, quốc tế và mọi nguồn lực để phòng chống AIDS.
Từ đó cho đến nay, ngày 1/12 hàng năm đuợc gọi là ngày thế giới phòng chống AIDS.
AIDS là vấn đề toàn cầu, nó chỉ có thể dừng lại ở một nước nếu nó đuợc ngăn chặn ở tất cả các nước. Trên thế giới phải hợp tác với nhau, đẩy mạnh các nỗ lực, nguồn lực và trí tuệ để ngăn chặn đại dịch này.

VIỆT NAM ĐĂ VÀ ĐANG LÀM GÌ ĐỂ NGĂN CHẶN VÀ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV ?

Nhận thức sâu sắc mối hiểm họa đại dịch AIDS. Ban bí thư TW đảng đă có chỉ thị số 52/CT/TW ngày 11/3/1995 về chỉ đạo phòng chống AIDS và ngày 31/05/1995 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh phòng chống AIDS. Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS được củng cố và nâng cấp với 14 bộ, Ngành. Đoàn thể là thành viên (Trong đó có Đoàn thanh niên), do Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh làm Chủ tịch.
Chương trình phòng chống AIDS của Việt Nam đã thực hiện có kết quảcác kế hoạch ngắn hạn (1989-1990) và có kế hoạch lần thứ nhất (1991-1993).
Kế hoạch chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2000 của Việt Nam đă được thông qua tháng 4/1994 với 3 mục tiêu.
· Phòng lan truyền HIV và làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS.
· Giảm ảnh hưởng của nhiễm HIV/AIDS đối với cá nhân vŕ Xã hội.
· Tăng cường vŕ tập hợp mọi nỗ lực Quốc gia, các tổ chức xã hội, cá nhân và đẩy mạnh hợp tác quốc tế phòng chống HIV/AIDS.
Chương trình đã thực hiện thành công qua 6 nội dung chính :
· Đẩy mạnh thông tin, giáo dục truyền thông nhằm thay đổi hŕnh vi nguy cơ cao lan truyền HIV/AIDS.
· Tăng cường công tác giám sát nhiễm HIV để theo dői xu hướng tiến triển dịch AIDS ở Việt Nam định ra các biện pháp phòng chống hợp lý và thích hợp.
· Phòng lan truyền HIV/AIDS qua đuờng tình dục và lây truyền trong thời kỳ chu sinh, thông qua việc khuyến khích các hành vi an toàn, sử dụng bao cao su rộng rãi.
· Phòng lây truyền qua máu, các chế phẩm của máu và qua các dụng cụ tiêm chích.
· Quản lý và chăm sóc những người bị nhiễm HIV/AIDS.
· Tăng cuờng công tác quản lý chương trěnh ở các tuyến, thông qua việc củng cố hiệu lực chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS cũng như ở tỉnh thành phố và các Bộ Ngành thành viên.

TUỔI TRẺ VIỆT NAM VỚI CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG AIDS
Thanh niên chiếm khoảng 1/3 dân số của cả nước, mặt khác theo điều tra thì 82% số nghiện chích ma tuý hiện nay ở thanh thiếu niên (dưới 30 tuổi). Từ 80 đến 90% cũng ở lứa tuổi này. Mại dâm và tiêm chích ma túy là hai trong ba con đường chính dẫn đến AIDS. Vì vậy tuyên truyền giáo dục thanh thiếu niên để họ hiểu biết và biết cách phòng chống AIDS là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
Nhận thức đuợc điều đó. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã và đang tiến hành cuộc vận động thanh niên phòng chống AIDS với 3 mục tiêu là :
1. Nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS cho thanh niên.
2. Xây dựng lối sống lành mạnh và hành vi an toàn để phòng chống AIDS.
3. Mỗi thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực phòng chống AIDS.
Từ cuộc vận động 3 mục tiêu và chỉ đạo của Ủy ban phòng chống AIDS. Đoàn thanh niên các cấp đã tìm ra những nội dung và phương thức truyền thông thích hợp cho các đối tượng thanh nięn, nâng cao nhận thức về AIDS và tạo ra những mô hình can thiệp có hiệu quả tại cộng đồng như : Câu lạc bộ thanh niên, Cửa hàng thanh niên tiếp thị bao cao su, trung tâm tư vấn thanh niên, Đội tuyên truyền thanh niên phòng chống AIDS nhằm thay đổi hành vi an toàn phòng lây truyền nhiễm HIV/AIDS, chúng ta có thể tự phòng nhiễm HIV cho bản thân mình và góp phần ngăn chặn đuợc sự lây truyền HIV.

TÓM TẮT 10 ĐIỀU CẦN NHỚ VỀ AIDS
· Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải AIDS là một vấn đề toàn cầu. AIDS đe doạ tất cả chúng ta.
· AIDS gây nên do một loại vi rút HIV - HIV sẽ phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể. HIV có thể tấn công bất kỳ ai.
· HIV lây truyền qua 3 đường :
a) Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV/AIDS mà không có phòng vệ bằng bao cao su.
b) Truyền máu bị nhiễm HIV và dung chung bơm. kim tiêm với người mhiễm mà không đuợc tiệt trùng cẩn thận.
c) Mẹ nhiễm HIV truyền sang cho con khi mang thai và lúc sinh đẻ.
· HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường trong gia đình, nơi làm việc, truờng học à nơi công cộng.
· Nguời nhiễm HIV vẫn có thể khỏe mạnh bình thường trong nhiều năm nhưng vẫn có thể có khả năng làm lây truyền HIV sang cho người khác.
· AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV/AIDS có các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội và ung thư như sút cân, ỉa chảy kéo dài, sốt, ho kéo dài, viêm da và viêm mạc miệng, sưng hạch toàn thân.
· AIDS là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ chết rất cao. Hiện nay chúng ta chưa có thuốc điều trị HIV và vắc-xin phòng ngừa AIDS có hiệu quả.
· Chúng ta có thể phòng nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả bằng cách :
- Quan hệ tình dục lành mạnh, thủy chung một vợ một chồng.
- Thực hiện tình dục an toàn, sử dụng bao cap su đúng cách trong quan hệ tình dục.
- Dụng cụ tiêm chích, châm cứu phải được tiệt trùng.
- Thực hiện truyền máu an toàn. Chỉ truyền máu khi thật cần thiết và phải bảo đảm máu đó không bị nhiệm HIV
- Cách ly người nhiễm HIV/AIDS là không cần thiết. Thái độ của chúng ta là bao dung, an ủi, động viên, giúp đỡ và không nên phân biệt đối xử với họ.
- Thông tin và giáo dục về AIDS là chìa khóa trong cuộc đấu tranh phòng chống AIDS. Với hiểu biết đầy đủ về AIDS, bằng lối sống cá nhân lành mạnh và đúng đắn, chúng ta có thể tự bảo vệ mình khỏi nhiễm HIV và góp phần ngăn chặn đại dịch.

Nguồn : http://www.pasteur-hcm.org.vn

P/s : Chữ màu đỏ trong bài tôi e rằng người soạn thảo vô tình đánh nhầm ?!Na74

- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline na74  
#8 Đã gửi : 17/07/2009 lúc 09:34:51(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết

HIV là gì ?

Theo quy định tại điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), thuật ngữ HIV và AIDS được hiểu như sau:

 

  • HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con  bú.

     

  • AIDS là giai đoạn cuối quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.

     

  • Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.

     

Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu sâu sắc hơn như sau:

 

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.

 

AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. AIDS tuỳ thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình  là 5 năm.

 


- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline na74  
#9 Đã gửi : 17/07/2009 lúc 09:36:58(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
Hiện tại đã có thuốc chữa khỏi bệnh AIDS ?

Chưa có thuốc chữa khỏi bệnh AIDS. Tuy nhiên với tiến bộ của khoa học y dược, một số thuốc ức chế men sao chép ngược và ức chế men Protease đã được phối hợp sử dụng nhằm làm chậm lại quá trình phát triển của HIV trong cơ thể nhưng những thuốc này tương đốt đắt tiền so với điều kiện kinh tế của người sống chung với HIV.. Bởi vậy, hiện nay AIDS được coi là vô phương cứu chữa.
Tuy nhiên dù là một tia hy vọng thì vẫn phải cố gắng,phải có niềm tin và sự khát khao cuộc sống.


- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline na74  
#10 Đã gửi : 17/07/2009 lúc 09:38:16(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
Vì sao nên sống chung với HIV ?

- Trong thời kỳ chưa có biểu hiện lâm sàng, người nhiễm HIV vẫn lao động bình thường, vẫn có khả năng đóng góp cho gia đình và cho xã hội.

 

- Có thể sống chung với người nhiễm HIV/AIDS vì HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường. HIV/AIDS tuy dễ lây nhưng cũng dễ đề phòng. Mặt khác, tinh thần sống chung với AIDS phù hợp với truyền thống bao dung, nhân ái của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử.

 

- Tinh thần sống chung với HIV/AIDS giúp cho mọi người nhiễm HIV/AIDS được đối xử công bằng, được tham gia dự phòng và được chăm sóc, đảm bảo an toàn xã hội về các mặt sức khỏe, nòi giống và phát triển kinh tế xã hội.


- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline na74  
#11 Đã gửi : 17/07/2009 lúc 09:41:04(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết

HIV/AIDS có ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân và xã hội ?

 

Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của nhiễm HIV/AIDS là cực kì to lớn và không thể lường trước được.

 

* Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.

 

* Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.

 

* Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.

 

HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỉ lệ chết sơ sinh, tỉ lệ chết mẹ… làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống.

 

Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động lớn đến xã hội, chính trị, kinh tế.

 


- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline na74  
#12 Đã gửi : 17/07/2009 lúc 09:46:17(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
Nếu vợ hoặc chồng nhiễm HIV thì có cần ly hôn không?

- Không nên và không cần thiết.

 

- Không nên ly hôn. Vợ chồng vẫn sống chung vì đạo lý làm người và tình nghĩa trăm năm và để duy trì cuộc sống bình thường trong gia đình của người bị nhiễm.

 

- Khi quan hệ tình dục phải dùng bao cao su.

 

- Người phụ nữ nhiễm HIV không nên có con vì sức khỏe của mẹ (mẹ nhanh diễn biến đến AIDS và tử vong sớm) và vì tương lai đứa trẻ sẽ sinh ra (từ 30% trẻ sẽ bị nhiễm trong thời kỳ thai nghén, trong lúc đẻ và trong thời gian bú mẹ).

 

  - Nếu tuân thủ phòng lây nhiễm từ mẹ sang con bằng ARV lệ chỉ còn khảng 1 - 3%.


- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
Offline 3XXX  
#13 Đã gửi : 21/03/2010 lúc 03:01:33(UTC)
3XXX

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Guests
Gia nhập: 20-03-2010(UTC)
Bài viết: 6

50 câu hỏi thường gặp về HIV/AIDS của các bạn trẻ

01. AIDS (SIDA) là gì?
02. Đã có thuốc trị khỏi HIV chưa?
04. Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây không? Ai lây cho ai?
05. Xuất tinh ra ngồi hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/AIDS không?
06. Tình dục an toàn là gì?
07. Trong quan hệ tình dục, tại sao người nữ có khả năng bị lây nhiễm cao hơn nam giới?
08. Bệnh hoa liễu star liên quan như thế nào với HIV/AIDS?
09. Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?
10. Một cô gái ở quán cà phê hôn và rờ của" cháu, cháu cũng có rờ lại. Vậy có bị bệnh AIDS không?
11. Có lần uống rượu say, em đi chơi "gái", cô gái nói giao hợp qua hậu môn thì không dùng bao cao su, có đúng như vậy không?
12. Tại sao gọi bao cao su là "áo mưa" ? Dùng bao cao su có đảm bảo an toàn 100% không? Sau giao hợp với gái mại dâm, nếu phát hiện bao cao su lủng có nguy cơ bị AIDS không? Sử dụng một lúc hai, ba bao cao su, liệu có an toàn chưa? Xài bao quá "đát" có an toàn không?
13. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?
14. Em có người bạn mỗi lần đi chơi bời không chịu dùng bao cao su vì không thích, nhưng lại dùng một loại kem diệt khuẩn bôi lên dương vật, nói là phòng được AIDS có đúng vậy không?
15. Hai người nhiễm HIV có nên quan hệ tình dục nữa không?
16. HIV dễ bị tiêu diệt. Vậy thụt rửa kỹ bằng thuốc sát trùng có tránh được nhiễm HIV/AIDS không? (đặc biệt sau mỗi lần giao hợp)
17. Em không muốn quan hệ trước khi kết hôn, nhưng anh ấy thì muốn. Vậy phải làm sao?
18. Phải thuyết phục thế nào để anh ấy chịu mang bao cao su?
19. Bị người đồng tính luyến ái yêu làm sao có thể cắt đứt được. Em rất khổ tâm vì bạn em rất dễ giận và nổi cộc, dọa sẽ giết em?
20. Chỉ thay kim mà không thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?
21. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?
22. Đi hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?
23. Có thể dùng biện pháp thay máu cho người nhiễm HIV không?
24. Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?
25. Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?
26. Cho máu bị từ chối, có phải đã nhiễm HIV không?
29. Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?
3. HIV lây qua quan hệ tình dục thế nào? Tại sao đồng tính luyến áistar dễ bị AIDS?
30. Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?
31. Chồng bị nhiễm HIV, muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không?
32. Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh? Có thể nghiên cứu sức đề kháng của muỗi đối với HIV để tìm ra thuốc trị AIDS?
33. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
34. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính star, vậy có lây cho người khác không?
35. Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?
36. Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?
37. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?
38. Bạn trai tôi làm ở hộp đêm, làm sao xác minh anh ấy có bị nhiễm AIDS không? Trước khi kết hôn có nên rủ vị hôn phu đi thử HIV/AIDS không?
39. Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV là gì?
40. Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?
41. Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?
42. Tại sao lúc gọi nhiễm HIV, lúc gọi AIDS?
43. Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?
44. Mặc dù đã biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao em vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần...?
45. Có nên tập trung người nhiễm HIV một chỗ không (Vì có những thành phần vô ý thức)? Hiện nay người nhiễm HIV được đối xử ra sao?
46. Các trường trại, Trung tâm giáo dục dạy nghề... có phải là nơi tập trung người nhiễm HIV/AIDS không?
47. Người nhiễm HIV có quyền yêu không ?
48. Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?
49. Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?
50. Người nhiễm HIV nếu bị chủ viện cớ đuổi việc, phải làm sao?

YKHOANET


 


Offline vanconhyvong  
#14 Đã gửi : 18/12/2011 lúc 09:51:41(UTC)
vanconhyvong

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 09-12-2011(UTC)
Bài viết: 1.279

Cảm ơn: 630 lần
Được cảm ơn: 784 lần trong 481 bài viết


Dieu can biet HIV Những điều cần biết HIV

Đây là giai đoạn cuối của một căn bệnh, do bị nhiễm một loại siêu vi khuẩn. Siêu vi khuẩn này gây suy giảm miễn dịch ở người tên là HIV (Human Immunodeficiency Virus). HIV làm suy yếu dần hệ miễn dịch khiến cho các mầm bệnh khác thừa cơ hội tấn công gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.

Sự khác biệt giữa HIV & SIDA
HIV là gọi chung tất cả những người đã mang HIV trong cơ thể. SIDA chỉ tình trạng bị nhiễm HIV và bệnh đã bộc phát. Lúc đó hệ miễn dịch của bệnh nhân đã suy giảm khá nhiều. Điều này thể hiện qua xét nghiệm máu, số lượng Lympho bào T4 < 200/mm3 hoặc sức khoẻ sa sút với nhiều chứng bệnh. Phân biệt nhiễm HIV và SIDA nhằm tiên liệu bệnh, từ đó thực hiện chế độ chăm sóc và điều trị thích hợp, và đồng thời đánh giá hiệu quả, nghiên cứu và thử nghiệm vaccin. Người nhiễm HIV trong thời gian đầu vẫn sống và làm việc bình thường trong nhiều năm, nhưng khi đã đến giai đoạn SIDA, sức khoẻ họ sẽ suy sụp nhanh và tử vong sau đó.

Làm sao biết bị nhiễm HIV?
Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, kể cả bác sĩ tổng quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ từ 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm nên không có đặc điểm gì để nhận biết. Vì vậy với HIV, khó có triệu chứng đầu tiên để xác định; cách duy nhất là xét nghiệm máu.

Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh SIDA
Người nhiễm HIV khi đã tới giai đoạn SIDA có một số biểu hiện như: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài, ho dai dẳng, ban đỏ, mụn rộp toàn thân (herpès), bệnh giời leo tái đi tái lại, bệnh đẹn ở họng, miệng, hoặc nổi hạch, kéo dài hơn 3 tháng, v.v. Cần lưu ý một số nguyên nhân khác như ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch, cũng có những biểu hiện trên. Do vậy, muốn xác định là SIDA hay không cần được bác sĩ khám bệnh và thử máu.

HIV lây qua quan hệ tình dục như thế nào?
Quan hệ tình dục ở đây ám chỉ là có sự giao hợp. Khi đó, HIV trong tinh dịch, chất nhờn âm đạo sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở đường sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nam, do động tác giao hợp gây ra. Đồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.

Quan hệ tình dục có hai loại: dị tính luyến ái (Heterosexual) là quan hệ giữa hai người khác phái tức là nam với nữ và đồng tính luyến ái (Homosexual) là quan hệ giữa hai người đồng phái: nam với nam (gay, pêđê), nữ với nữ (lesbian). Đa số nhân loại thuộc dị tính luyến ái, chỉ khoảng 1% là đồng tính luyến ái mà thôi.

Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây không?
Quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Nguy cơ sẽ xảy ra khi tiếp xúc với chất lây là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết lở, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh. Hướng lây truyền HIV chủ yếu từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo người bệnh qua vết sây sát, vết thương trên môi, miệng người nhận. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần phải dùng bao cao su mới an toàn.

Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/SIDA không?
Xuất tinh ra ngoài âm đạo, đặt vòng tránh thai chỉ tránh được thai thôi chứ không tránh được nhiễm HIV/SIDA!

Hôn sâu có lây không?
Vấn đề không phải là hôn sâu hay hôn “sơ sơ”. Muốn hôn đâu tuỳ ý và mấy lần đều đuợc miễn đừng hôn vào những nơi có chất lây như máu hoặc dịch sinh dục. Mụn bọc, nếu bị vỡ ra, thì có khả năng trở thành một cửa ngõ để HIV đi và đến.

Giao hợp với một người con gái qua hậu môn thì không cần dùng bao cao su, đúng không?
Đúng nếu là để ngừa thai, vì giao hợp qua đường hậu môn không thể nào thụ thai được nên không cần bao cao su. Còn để ngừa SIDA, thì hoàn toàn không đúng. Vì giao hợp bằng đường hậu môn rất dễ gây trầy xước tạo cơ hội cho HIV lây nhiễm dễ dàng hơn. Thực tế đã chứng minh nhiều người đồng tính luyến ái đã bị lây nhiễm HIV chính từ con đường giao hợp qua hậu môn.

Uống nước chung với người nhiễm HIV/SIDA thường xuyên bị chảy máu ở lợi răng, có bị lây bệnh không?
Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!

Đi hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây SIDA không?
Có thể bị lây SIDA nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được; khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có SIDA!

Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây SIDA không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?
Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì có thể vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay sau đó.

Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị SIDA không?
HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:

1. Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bịnh.

2. Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.

Vì vậy dụng cụ thẩm mỹ, nếu không khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách, thì có thể lây truyền HIV.

HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Cả hai trường hợp đều không lây. Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.
Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu

Yahuuuu!!!: codonminhta_vinh

UserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImage
thanks 1 người cảm ơn vanconhyvong cho bài viết.
cohien trên 18-12-2011(UTC) ngày
Offline phongkhambaoviet  
#15 Đã gửi : 11/05/2022 lúc 10:14:58(UTC)
phongkhambaoviet

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên mới
Gia nhập: 11-05-2022(UTC)
Bài viết: 1

Câu hỏi rất hay . Hãy ghé thăm trang web của bên mình nhé  https://phongkhamnamdinh.vn/
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.