Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Forest Gump  
#1 Đã gửi : 08/11/2008 lúc 06:16:54(UTC)
Forest Gump

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 18-10-2008(UTC)
Bài viết: 87
Man

Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
dfhdgjyjgjtt


Sửa bởi quản trị viên 08/04/2014 lúc 09:15:58(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.


Living with H.
thanks 1 người cảm ơn Forest Gump cho bài viết.
qwerty. trên 23-07-2013(UTC) ngày
Quảng cáo
Offline Forest Gump  
#2 Đã gửi : 08/11/2008 lúc 06:35:51(UTC)
Forest Gump

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 18-10-2008(UTC)
Bài viết: 87
Man

Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam,theo mình
-Tất cả các Bệnh viện tuyến quận,huyện trở lên,các trung tâm hỗ trợ cộng đồng (OPC),các trường cai nghiên,phục hồi nhân phẳm vv..đều có cơ số thuốc PEP dự phòng.
- Hiện tại đã triển khai sử dụng phối hợp với 3 loại thuốc (HAART)
- Bộ Y Tế đánh giá : Hiệu quả đạt 81%
- Hem bít đúng không nữa
Bạn nào rành,chỉ cho anh em tham khảo nghen.
Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.


Living with H.
Offline chân_trời_mới  
#3 Đã gửi : 08/11/2008 lúc 10:09:24(UTC)
Chân_trời_mới

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-10-2008(UTC)
Bài viết: 26

Trích dẫn bài viết của forest gump đã viết:
Việt Nam,theo mình
-Tất cả các Bệnh viện tuyến quận,huyện trở lên,các trung tâm hỗ trợ cộng đồng (OPC),các trường cai nghiên,phục hồi nhân phẳm vv..đều có cơ số thuốc PEP dự phòng.
- Hiện tại đã triển khai sử dụng phối hợp với 3 loại thuốc (HAART)
- Bộ Y Tế đánh giá : Hiệu quả đạt 81%
- Hem bít đúng không nữa
Bạn nào rành,chỉ cho anh em tham khảo nghen.

.
Khi tư vấn chúng tôi là chuyên gia
Khi trò chuyện chúng tôi là chi kỷ

ĐT: (08) 80111456
Yahoo: chan_troi_moi@ymail.com
Offline na74  
#4 Đã gửi : 10/11/2008 lúc 01:48:25(UTC)
na74

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC)
Bài viết: 6.076
Man
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Thanks: 175 times
Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
Xử trí khi bị phơi nhiễm HIV

Khi bị phơi nhiễm (vô tình bị vật sắc nhọn như kim tiêm, dao mổ dính máu bệnh nhân AIDS đâm vào cơ thể), nhiều người thường hoảng hốt, cho rằng mình đã lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu biết cách xử trí và điều trị kịp thời, ai cũng có thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần của căn bệnh thế kỷ.

Một bệnh nhân AIDS


Xử lý tại chỗ
 
Dùng các phương tiện sẵn có tống xuất máu hoặc dịch tiết ra ngoài càng nhanh càng tốt. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng, dùng cồn 70o hoặc dung dịch iod để sát trùng ít nhất trong 5 phút. Không dùng các chất có thể gây hoại tử hay gây bỏng đặt vào vết thương.
 
Không nặn vết thương

Tổn thương không làm xây xát da  thì không cần điều trị,chỉ cần rửa sạch da

Với mắt, rửa bằng nước cất hoặc huyết thanh mặn đẳng trương; sau đó nhỏ mắt bằng nước cất liên tục trong 5 phút.
 
Với miệng, mũi, rửa bằng nước cất, súc miệng bằng huyết thanh mặn đẳng trương.
 
Điều trị dự phòng
 
Nếu tiếp xúc với máu, dịch tiết của người không nhiễm HIV, không cần điều trị dự phòng. Trường hợp tiếp xúc với máu, dịch tiết của người có nguy cơ nhưng chưa xác định nhiễm HIV, cần điều trị dự phòng càng sớm càng tốt. Làm xét nghiệm kiểm tra HIV, nếu kết quả âm tính có thể ngưng điều trị.
 
Nếu tiếp xúc với máu, dịch tiết của người nhiễm HIV, thời điểm bắt đầu điều trị tốt nhất là 2-3 giờ sau tai nạn; muộn nhất không quá 7 ngày. Dùng thuốc trong 1 tháng.
 
Thuốc
 
Nếu chỉ bị xước da, không chảy máu, hoặc máu, dịch tiết bệnh nhân HIV bắn vào mũi, họng thì uống 2 loại thuốc: Zidovudin 500-600 mg/ngày, chia 2-3 lần; kết hợp uống Lamivudin 300mg/ngày, chia làm 2 lần. Nếu dùng Combivir (1 viên gồm 300mg Zidovudin và 150mg Lamivudin), uống 2 viên/ngày, chia 2 lần.
 
Trường hợp tổn thương sâu, chảy máu nhiều, uống thêm Indinavir 2.400 mg/ngày, chia 3 lần.
 
Thuốc điều trị dự phòng HIV sau phơi nhiễm hiện được dự trữ đủ dùng 3-4 ngày cho 1-3 trường hợp tại tất cả các cơ sở y tế (trước khi chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới điều trị tiếp). Cán bộ, nhân viên y tế và chiến sĩ công an được cấp thuốc miễn phí. Người dân bị phơi nhiễm cần có khoảng 1 triệu đồng/người cho việc mua thuốc điều trị trọn gói trong thời gian 1 tháng.

 

Phòng lây nhiễm HIV qua sinh hoạt hàng ngày

 
Ngày nay, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nếu không có biểu hiện nhiễm trùng nặng sẽ được điều trị tại cộng đồng. Người nhà khi chung sống với người nhiễm HIV cần biết cách đề phòng lây nhiễm như sau:
 
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh.

- Băng kín các vết thương đã xuất tiết.

- Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa cần mang găng tay. Trường hợp không có găng tay, có thể dùng túi nilon hoặc dùng giấy. Luôn nhớ rửa tay bằng xà phòng sau đó.

- Mang găng hoặc lót bằng giấy, túi nilon khi bê các đồ bẩn.

- Giữ giường chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.
 
Đối với các loại quần áo hoặc ga trải giường có dính máu hoặc các dịch của cơ thể người bệnh, cần ngâm vào nước javel trong 20 phút rồi đi găng để giặt. Không giặt chung với các quần áo khác của mọi người trong gia đình. Giặt bằng xà phòng, vắt phơi khô và là như bình thường.
 
Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm và tất cả các vật nhọn có thể gây chảy máu.
 
(Tư liệu của UB Phòng chống HIV/AIDS và ma tuý, mại dâm, Bộ Y tế và Viện Da liễu Việt Nam)

P/s : Chữ xanh của Na74 bổ sung. 

- Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình.
- Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn.
- Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng.
thanks 1 người cảm ơn na74 cho bài viết.
qwerty. trên 23-07-2013(UTC) ngày
Offline emtrumchemmuon105  
#5 Đã gửi : 11/11/2008 lúc 08:35:45(UTC)
emtrumchemmuon105

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-10-2008(UTC)
Bài viết: 237

 Cool  . pà kon  nhớ cẫn thận nha  , hix chĩ còn vài năm nữa  HIV chĩ là chuyện  nhõ
Sống Đơn Giãn Cho Đời Thanh Thản
Tu-an  
#6 Đã gửi : 19/09/2009 lúc 03:55:14(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV như thế nào?

Ngày cập nhật: 04/09/2009 08:26




Hiện nay, không chỉ những người trực tiếp chăm sóc, điều trị, chữa bệnh hay có công việc liên quan đến những người có HIV như nhân viên ngành y tế hay công an mới có nguy cơ phơi nhiễm HIV mà bất cứ người dân nào cũng có thể có nguy cơ này.

Nếu bị phơi nhiễm HIV thì điều trị dự phòng như thế nào? Phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Thành Long (ảnh), Giám đốc Bệnh viện Nhân Ái (Bình Phước), Bệnh viện chăm sóc và điều trị bệnh nhân AIDS đầu tiên ở Việt Nam.

- Xin bác sĩ cho biết như thế nào gọi là bị phơi nhiễm HIV?

- Một người vì lý do nào đó có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của bệnh nhân nhiễm HIV... thì có thể được coi là bị phơi nhiễm HIV. Sau đó cần đến bệnh viện để làm một số xét nghiệm cần thiết theo quy định để chứng minh người nào đó lây cho mình có nhiễm HIV và bản thân mình không bị nhiễm HIV.

- Nếu chưa biết chắc là mình có bị phơi nhiễm HIV hay không thì có nên uống thuốc điều trị dự phòng?

- Những trường hợp biết chắc đã bị phơi nhiễm HIV thì phải điều trị dự phòng theo phác đồ điều trị. Còn những trường hợp khác như đạp phải kim chích không rõ nguồn gốc, quan hệ nam nữ không an toàn... nếu thấy cần thiết cũng có thể đến bệnh viện làm xét nghiệm và đề nghị được điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV.

- Việc theo dõi, điều trị phơi nhiễm bao lâu, khi nào mới biết chắc mình không bị nhiễm HIV?

- Thông thường bệnh nhân sẽ được uống thuốc điều trị phơi nhiễm 1 tháng, sau đó sẽ được làm xét nghiệm máu lại. Nếu kết quả âm tính với HIV sẽ ngưng uống thuốc. Tuy nhiên, 3 hoặc 6 tháng sau đó phải xét nghiệm lại lần nữa. Nếu kết quả vẫn âm tính thì coi như không bị nhiễm HIV. Thời gian qua, phơi nhiễm HIV xảy ra phần lớn ở nhân viên y tế. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị dự phòng, xét nghiệm máu lại, cho đến nay chưa có trường hợp nào bị dương tính với HIV.

- Xin bác sĩ cho biết thời gian điều trị dự phòng tốt nhất là vào thời điểm nào kể từ lúc xảy ra sự cố?

- Điều trị càng sớm càng tốt, tốt nhất là điều trị sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 giờ.

- Hiện nay HIV vẫn đang là một thách thức đối với ngành y tế trên toàn cầu vì chưa có thuốc điều trị. Độ tuổi bị nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa, xin bác sĩ cho lớp trẻ một lời khuyên.

- Hãy tạo cho mình một lối sống lành mạnh, tránh xa với ma túy bởi đây là một nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao trong việc lây nhiễm HIV vì những người sử dụng ma túy thường dùng chung bơm kim tiêm. Quan hệ tình dục an toàn (sử dụng bao cao su) và trang bị cho bản thân một vốn kiến thức để phòng tránh đối với căn bệnh thế kỷ này.

- Xin cảm ơn bác sĩ!

NHÂN QUANG (thực hiện)

http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=84422


Offline DeltaForce  
#7 Đã gửi : 07/04/2010 lúc 11:18:22(UTC)
DeltaForce

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC)
Bài viết: 1.110

Cảm ơn: 7 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết
Giới thiệu tài liệu mới có liên quan để các bạn tham khảo (2010) : Click tại đây.
Tránh bệnh - Không lánh người.
Offline rongtuchien  
#8 Đã gửi : 13/04/2010 lúc 10:33:09(UTC)
rongtuchien

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm:
Gia nhập: 13-04-2010(UTC)
Bài viết: 3

Các bác cẩn thận nha, không khéo là đi như chơi straight face
Offline Falling in love  
#9 Đã gửi : 22/07/2013 lúc 08:58:51(UTC)
Falling in love

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC)
Bài viết: 1.200

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết

PHƠI NHIỄM HIV VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Theo Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, năm 2010 cả nước có 411 ca phơi nhiễm HIV. Hiện nay, không chỉ những người trực tiếp chăm sóc, điều trị, chữa bệnh hay có công việc liên quan đến những người có HIV như nhân viên ngành y tế hay công an mới có nguy cơ phơi nhiễm HIV mà bất cứ người dân nào cũng có nguy cơ này. Thậm chí trẻ em cũng không tránh khỏi nguy cơ bị phơi nhiễm.

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV. Như vậy, trong cuộc sống có thể gặp phải những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV do:

- Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.

- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn đã dùng cho người nhiễm HIV/AIDS chọc, đâm vào gây chảy máu.

- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

- Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

- Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…

Trong trường hợp không may gặp những rủi ro này, người trong cuộc sẽ không tránh khỏi sự lo lắng, sợ hãi và bối rối vì không biết xử lý thế nào. Trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tuỳ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của những hành vi đó. Trong trường hợp gặp rủi ro, việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.

Quy trình xử lý

* Trước tiên, bạn hãy xử lý vết thương tại chỗ:

Với tổn thương da chảy máu:

- Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.

- Để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn.

- Rửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút.

Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.

Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi:

- Rửa bằng nước cất hoặc nước muối (NaCl) 0,9%

- Xúc miệng bằng nước NaCl 0,9% nhiều lần.

* Sau đó, hãy đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các mức độ sau:

Nguy cơ cao:

- Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều

- Máu và các dịch của người có H bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.

Nguy cơ thấp:

- Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít
-  Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương , viêm loét.

Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.

Trên đây là quy trình xử lý tại nhà trong trường hợp bị phơi nhiễm HIV. Sau khi thực hiện những thao tác trên mà người bị phơi nhiễm nằm trong nhóm có nguy cơ, cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và đánh giá lại nguy cơ một lần nữa để họ đưa ra quyết định phải điều trị dự phòng hay không và làm những xét nghiệm cần thiết. Người bị phơi nhiễm tuyệt đối không nên xử lý theo cách riêng của mình và cách tốt nhất là nên chia sẻ với một người đáng tin cậy để họ có thể giúp xử lý phơi nhiễm tại nhà trước khi đi đến cơ sở y tế.

Đối với nhân viên Y tế, sau khi xử lý tại chỗ cần báo cáo cho người phụ trách, ghi rõ thời gian, hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm; Gặp bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ vết thương, xác định mức độ nguy cơ phơi nhiễm; Làm xét nghiệm HIV cho người bị phơi nhiễm. Kết quả âm tính sẽ điều trị bằng thuốc kháng virus dự phòng trong thời gian 4 tuần. Thử lại HIV cho người bị phơi nhiễm sau thời gian 3 và 6 tháng và cần chú ý khả năng bị phơi nhiễm cả với Viêm gan B và Viêm gan C. Trường hợp nguồn gây phơi nhiễm chưa biết được tình trạng HIV cần xét nghiệm mẫu máu, dịch cơ thể của người gây phơi nhiễm.

Trong năm 2010, bệnh HIV/AIDS nghề nghiệp đã được xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định và đề xuất bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. Thế nhưng công tác phòng bệnh vẫn cần được quan tâm đặt lên hàng đầu. Để phòng, tránh phơi nhiễm HIV nghề nghiệp cần sử dụng các phương tiện dự phòng phổ cập như mũ, áo, khẩu trang, găng tay, áo choàng, ủng, đeo kính hoặc tấm kính che mặt; Thực hiện đúng qui trình thao tác chuẩn trong quá trình làm thủ thuật liên quan tới vật sắc nhọn, máu và dịch cơ thể của bệnh nhân; Sắp xếp nơi làm các thủ thuật y tế gọn gàng và khoa học và thực hiện đúng các qui định về loại bỏ các vật sắc nhọn sau khi sử dụng. Nên cố gắng hạn chế sử dụng thuốc tiêm truyền đối với bệnh nhân AIDS. Ví dụ, trong phác đồ điều trị lao có Streptomycin (là thuốc tiêm) nhưng có thể thay thế thuốc này bằng loại thuốc uống khác. Ngoài ra, khi chăm sóc bệnh nhân AIDS nên chọn những dụng cụ hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ như dùng kim, bơm tiêm an toàn.

Đối với cộng đồng, ngày nay bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị tại cộng đồng khi không có biểu hiện nhiễm trùng nặng. Các cán bộ y tế cần tư vấn cho người nhà bệnh nhân biết đề phòng nhiễm HIV khi chung sống với người bệnh. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, màn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh. Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa cần phải mang găng tay, nếu không có găng có thể dùng túi nylon hoặc dùng giấy. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay bằng xà phòng.

Đối với các loại quần áo hoặc drap trải giường có dính máu hoặc các dịch của cơ thể cần chú ý: Ngâm bằng nước javel trong 20 phút rồi mang găng để giặt. Không giặt chung với các quần áo khác của mọi người trong gia đình. Giặt bằng xà phòng, vắt phơi khô và ủi như bình thường. Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm xỉa răng và tất cả vật nhọn có thể gây chảy máu.

Kim Huệ (biên soạn)

 Nguồn: http://ytehagiang.org.vn...t-d-phong&Itemid=185

thanks 1 người cảm ơn Falling in love cho bài viết.
qwerty. trên 23-07-2013(UTC) ngày
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.