  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-02-2010(UTC) Bài viết: 212  Thanks: 2 times Được cảm ơn: 16 lần trong 14 bài viết
|
Câu chuyện mà em kể thật buồn: Cách đây năm năm em có thai cháu thứ hai. Em đi làm xét nghiệm và biết mình nhiễm HIV. Em sốc nặng lắm nhưng vẫn cố động viên chồng đi làm xét nghiệm và em đã cảm thấy như mình chết đi thêm một lần nữa khi biết chồng em cũng bị. Chồng em là thủy thủ tàu viễn dương. Gia đình em từng rất hạnh phúc và là niềm ao ước của bao người. Đứa con thứ hai của em ra đời trong không ít lời nói kỳ thị đau như dao cắt của các bác sĩ và nữ hộ sinh. Họ không hiểu được dù mang virus trong dòng máu, tất cả những người nhiễm HIV đều là những con người. Hơn ai hết họ cần được trân trọng, họ cần được thương yêu. Trong bao nỗi đắng cay, một điều may mắn đã đến với vợ chồng em: con gái em thật là xinh xắn và cũng như cậu anh, cháu không mang trên mình căn bệnh thế kỷ kia. Nhưng tai họa vẫn chưa chịu rời bỏ gia đình em, khi con gái em được 16 tháng tuổi thì chồng em không may bị tai nạn xe máy. Anh được đưa vào bệnh viện và một lần nữa được làm xét nghiệm HIV. Tất nhiên kết quả vẫn là dương tính nhưng còn không may mắn hơn, bệnh viện đã thông báo về y tế cơ sở nơi em sống. Và cứ như vậy từ nhân viên y tế đến hàng xóm rồi những người thân trong gia đình em, ai cũng xì xào về việc cả gia đình em nhiễm HIV. Ở trường, các con em bị các bạn xa lánh. Có những ông bố bà mẹ đã cho con mình chuyển sang lớp khác để không phải học cùng lớp với các con của em. Rồi một tai họa nữa lại xảy ra: chồng em nhiễm lao và hội chứng AIDS ngày một rõ ràng hơn. Anh ngày càng suy sụp và sau 18 tháng thì anh không còn chống cự nổi và đã ra đi để lại cho em hai đứa con và sự kỳ thị của láng giềng, bè bạn và cả những người thân. Em lầm lũi kiếm sống và nhờ có đôi bàn tay khéo léo, em làm nghề thêu ở một công ty may mặc. Thật khủng khiếp khi biết em bị nhiễm HIV , em đã "được" cơ quan cho nghỉ việc "chữa bệnh" không thời hạn và không có lương, một hình thức đuổi việc lịch sự.Các bạn hãy nghĩ xem nếu một ngày nào đó xuất hiện một loại cúm không có thuốc chữa thì lúc đó công ty cũng sẽ đuổi việc tất cả những nhân viên bị cúm sao?Người Việt kỳ thị người nhiễm HIV vì suy nghĩ bệnh này lây nhiễm chỉ qua đường tình dục và những ngưòi có HIV có lối sống không lành mạnh. Sự kém hiểu biết đã dẫn đến sự kỳ thị vì người ta luôn sợ bị lây bệnh.Ở nơi tôi sống những ngưòi nhiễm HIV được nhà nước phát thuốc miễn phí và chính tôi có một người bạn bị nhiễm HIV qua chuyền máu đã 15 năm nay vẫn sống khoẻ mạnh và làm việc bình thường. Mới vài tuần trước đây thôi,anh gọi diện thông báo tin vui là xét nghiệm mới nhất lượng virus trong cơ thể là không đáng kể. Thật thương em quá vì em không đáng phải sống như vậy! Mong mọi người hãy tìm hiểu kỹ hơn về HIV để ngày càng ít các trường hợp đau lòng như thế này xảy ra! | bình tĩnh tự tin đừng cay cú âm thầm chịu nhục trả thù sau!! |
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-02-2010(UTC) Bài viết: 212  Thanks: 2 times Được cảm ơn: 16 lần trong 14 bài viết
|
Không kỳ thị, phân biệt, tạo niềm tin cho người nhiễm HIV
Trong xã hội, người bị nhiễm HIV thường có nhiều người nghĩ là người xấu. Chính vì vậy, khi công khai bị nhiễm HIV, thì nhiều người phải đối diện với không ít khó khăn trong cuộc sống, có người nghĩ sẽ không được đối xử công bằng, bình đẳng. Thực tế hiện nay, vấn đề này đâu đó trong xã hội vẫn còn có sự phân biệt, đối xử kỳ thị, xa lánh, làm tổn thương đến người bị nhiễm HIV. Nếu tham gia câu lạc bộ, nhóm thì họ coi đây như một mái nhà chung được sẻ chia tâm tư, tình cảm, nương tựa vào nhau, giúp họ hòa nhập vào cộng đồng...
Có người khi phát hiện bị nhiễm HIV, không giao tiếp với ai, suốt ngày quanh quẩn trong nhà, dẫn đến tình trạng tinh thần suy sụp, không hòa nhập vào xã hội. Do đó, Nhà nước cho thành lập các tổ, nhóm, câu lạc bộ để họ có điều kiện giúp đỡ, động viên nhau, cập nhật được các thông tin mới, hỗ trợ các dịch vụ điều trị ARV, nhận được các dịch vụ xã hội, tư vấn khám điều trị bệnh, thực hiện phong trào 3 tự trong phòng chống HIV/AIDS như: tự tin, tự giác và tự lập. Ngoài việc vận động người nhiễm HIV trong nhóm, câu lạc bộ, còn vận động cả những người thân trong gia đình của người nhiễm HIV tham gia các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý, giúp cho người nhiễm HIV thấy được mình không bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Việc thành lập các nhóm, các câu lạc bộ dành cho người nhiễm HIV để cùng chung tay phòng, chống HIV/AIDS, vì các nhóm, câu lạc bộ này là nơi chăm sóc, tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người bị nhiễm HIV, hướng họ tham gia vào những hoạt động tập thể xóa bỏ mặc cảm, đem lại những thông tin liên quan đến việc chăm sóc, điều trị cho bản thân, đồng thời hỗ trợ tâm lý để họ hòa nhập cộng đồng. Có thể nói, những người nhiễm HIV đều có cảnh ngộ đáng thương hơn là đáng trách. Việc đưa họ vào sinh hoạt cộng đồng trước hết để họ tránh cái nhìn cực đoan về cuộc sống. Quan trọng hơn nữa là giúp họ đẩy lùi bệnh tật và những tuyệt vọng. Và từ đó, họ sẽ là những tuyên truyền viên đắc lực, trao đổi thông tin tới những người đồng cảnh ngộ để sống có ý nghĩa hơn, tự tin và vui vẻ hơn. Dù đã nhiễm HIV, nhưng người nhiễm vẫn còn thời gian dài để sống, làm việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, do đó, chúng ta không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS, cần nhân rộng mô hình câu lạc bộ để người nhiễm HIV không chỉ tìm lại được niềm tin cho chính mình, mà còn là tuyên truyền viên đắc lực góp phần hạn chế người mắc tệ nạn xã hội. Làm tốt công tác tuyên truyền giúp người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ không cảm thấy bị kỳ thị, sống có ý nghĩa hơn, tin vào tương lai tươi sáng, xã hội không bao giờ bỏ rơi họ. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hãy tôn trọng họ và giúp đỡ họ, cùng nhau tiếp sức, hỗ trợ tích cực về vật chất cũng như tinh thần, góp phần vào công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện nay. Đồng thời giúp cho mọi người tăng cường cảnh giác hơn nữa đối với căn bệnh thế kỷ này.
| bình tĩnh tự tin đừng cay cú âm thầm chịu nhục trả thù sau!! |
 1 người cảm ơn buon_thien_thu cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 12-04-2010(UTC) Bài viết: 2.344  Đến từ: aidsmeds.com; medhelp.org; thebody.com; cdc.gov Thanks: 36 times Được cảm ơn: 762 lần trong 513 bài viết
|
Ở VN việc xóa bỏ kì thị vẫn còn là việc khó khăn  Vì đa phần mọi người có kiến thức về H rất ít. Ngay Smile vài tháng trước cũng vậy. Không biết gì
| Smile được biết a Tuanmesedec sẽ chuyển sang trang web của anh ấy để tư vấn và ít về room này nữa. Smile ẫn sẽ ở lại room nhưng sẽ sang giúp anh Tuấn một tay.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-02-2010(UTC) Bài viết: 212  Thanks: 2 times Được cảm ơn: 16 lần trong 14 bài viết
|
 k biết đến bao giờ mọi ng mới hết kỳ thị ng có H nữa.Nhất là ở nông thôn thì sự kỳ thị ghét bỏ còn đáng sợ hơn nữa.... | bình tĩnh tự tin đừng cay cú âm thầm chịu nhục trả thù sau!! |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Gia nhập: 29-09-2010(UTC) Bài viết: 67 Đến từ: tp hcm
Được cảm ơn: 12 lần trong 11 bài viết
|
Chia buồn cùng bạn và cũng chia buồn cho tôi...mặc dù mình chưa bị người thân hay ai phát hiện mình bị nhiễm H mà mình đã không muốn chịu đựng nổi, huống chi là hoàn cảnh của bạn..... Mình nghĩ xã hội này, đặt biệt là ở vn thì sẽ còn rất rất nhiều người kỳ thị căn bệnh H của mình,luôn xa lánh mình hay là xem mình như những người làm việc gì đó xấu xa lắm nên mới bị H..... trừ những người thân quen, gia đình hay những người có cùnh cảnh ngộ như mình mới hiểu và thông cảm lẫn nhau mà thôi.......dù sao thì mình cũng đã không được may mắn rồi thôi thì hãy cố gắng lên bạn nhe....ngày dó...ngày đó sẽ không xa...và chúng ta là người chiên thắng...
|
 1 người cảm ơn anh_sg_codon cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2007(UTC) Bài viết: 52
Cảm ơn: 310 lần Được cảm ơn: 254 lần trong 102 bài viết
|
Chị buon _ thien _thu oi em xin chia buồn cùng chị. Em ước sao mình cũng có những suy nghĩ tích cực như Chị. Chị thật mạnh mẽ, hiện nay Chi đang ở đâu, làm gì? | Sống là động nhưng lòng luôn bất động Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-07-2010(UTC) Bài viết: 898
Cảm ơn: 1077 lần Được cảm ơn: 267 lần trong 202 bài viết
|
Buồn thiên thu coppy bài viết này trên google. Nhưng có vài điểm còn "ngây ngô". VD: Khi bệnh viện phát hiện người nhiễm H chỉ có quyền gửi thông báo về địa phương. Thông tin này đảm bảo giữ bí mật, không thể nào hết cả khu vực từ nhân viên y tế đến hàng xóm đều biết.... Và còn vài điều hơi thiếu logic trong những dòng "tâm sự". | Ghi chú "Sưu tầm" hoặc đề "tên Tác giả" là một hành động thể hiện sự tôn trọng và lòng tự trọng... |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Gia nhập: 29-09-2010(UTC) Bài viết: 67 Đến từ: tp hcm
Được cảm ơn: 12 lần trong 11 bài viết
|
oh ..nếu thật sự như Rain_nt nói thì mình cũng có 1 chút thất vọng về Buồn_thiên_thu
|
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Gia nhập: 17-10-2010(UTC) Bài viết: 15 Đến từ: hcm
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
mình cũng hiểu về bệnh HIV nhưng vẫn cứ thấy nó đáng sợ thế nào ấy. Nói chung đã là bệnh thì đều đáng sợ như nhau cả
|
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2010(UTC) Bài viết: 23
Cảm ơn: 10 lần Được cảm ơn: 10 lần trong 9 bài viết
|
rain_nt đã viết: Buồn thiên thu coppy bài viết này trên google. Nhưng có vài điểm còn "ngây ngô". VD: Khi bệnh viện phát hiện người nhiễm H chỉ có quyền gửi thông báo về địa phương. Thông tin này đảm bảo giữ bí mật, không thể nào hết cả khu vực từ nhân viên y tế đến hàng xóm đều biết.... Và còn vài điều hơi thiếu logic trong những dòng "tâm sự".
Kate ko có ý kiến gì về topic này, nhưng về việc "đảm bảo giữ bí mật" thì chỉ trên danh nghĩa mà thôi, chứ thực tế xa vời lắm. "Miệng đời" thì mấy ai mà tránh được, không biết bao nhiêu người có H đã sống 1 cách khốn cùng trong sự kỳ thị như thế rồi. Buồn thay cho những người thiếu hiểu biết, họ đã vô tình đẩy đồng loại của mình xuống địa ngục. Haizz 
|
 1 người cảm ơn Kate cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-07-2010(UTC) Bài viết: 898
Cảm ơn: 1077 lần Được cảm ơn: 267 lần trong 202 bài viết
|
tuệ anh đã viết:mình cũng hiểu về bệnh HIV nhưng vẫn cứ thấy nó đáng sợ thế nào ấy. Nói chung đã là bệnh thì đều đáng sợ như nhau cả
Bạn có thể tìm hiểu một số kiến thức cơ bản để "trấn an" bản thân! Hãy thử đặt mình vào người có H và suy nghĩ, bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình! | Ghi chú "Sưu tầm" hoặc đề "tên Tác giả" là một hành động thể hiện sự tôn trọng và lòng tự trọng... |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Gia nhập: 17-10-2010(UTC) Bài viết: 15 Đến từ: hcm
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
|
rain_nt đã viết:
Bạn có thể tìm hiểu một số kiến thức cơ bản để "trấn an" bản thân! Hãy thử đặt mình vào người có H và suy nghĩ, bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình!
mình thử hình dung rùi. Kinh hoàng lắm bạn ơi. Sợ nhất là sự kì thị và mặc cảm. Thôi mình sợ lắm nên phải trang bị đầy đủ kiến thức và sống cho trong sạch, lành mạnh, Ko là phải trả 1 cái giá ko hề rẻ chút nào.
chỉ mới nghĩ thôi là mình muốn bạc nhược hết cả tinh thần rùi
mình thấy ai cũng sợ HIV hết nhưng ko phải ai cũng có đủ bãn llĩnh và hiểu biết để phòng tránh
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên danh dựMedals:  Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC) Bài viết: 6.076  Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh Thanks: 175 times Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
|
tuệ anh đã viết:rain_nt đã viết:
Bạn có thể tìm hiểu một số kiến thức cơ bản để "trấn an" bản thân! Hãy thử đặt mình vào người có H và suy nghĩ, bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình!
mình thử hình dung rùi. Kinh hoàng lắm bạn ơi. Sợ nhất là sự kì thị và mặc cảm. Thôi mình sợ lắm nên phải trang bị đầy đủ kiến thức và sống cho trong sạch, lành mạnh, Ko là phải trả 1 cái giá ko hề rẻ chút nào.
chỉ mới nghĩ thôi là mình muốn bạc nhược hết cả tinh thần rùi
mình thấy ai cũng sợ HIV hết nhưng ko phải ai cũng có đủ bãn llĩnh và hiểu biết để phòng tránh Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo tìm hiểu thêm trên báo chí, trên truyền hình. Có rất nhiều thông tin, kiến thức. Ví dụ như kênh O2TV hay HTV9 và các kênh TH địa phương...
Trong chương trình "Thư viện cuộc sống" trên VTV6 cũng vậy, một kênh chuyên dành cho giới trẻ như các bạn cũng có những nội dung thiết thực và dĩ nhiên là bổ ích.
Tôi là người sống chung với H, cuộc sống cũng bình thường nhiều lo toan như bao người khác thôi... Suy nghĩ thế nào đều do bản thân mình cả. Nếu bạn nếu tôi có lối sống tốt, lành mạnh và tích cực thì không có gì để phải sợ hãi trong cuộc sống này.
Hàng ngày, bạn tiếp xúc với bao nhiêu người khác nhau. Tôi chắc rằng trong số đó có người mang trong mình trọng bệnh, bản thân mỗi người đều không giống nhau, tuy nhiên thì bạn cũng vẫn luôn là bạn. Những cử chỉ hay hành vi bình thường, lành mạnh không thể khiến bạn trở nên giống một ai đó.
Cuối cùng, xin nhắc lại: Suy nghĩ thế nào đều do bản thân mình cả.
Chúc các bạn sức khỏe, may mắn và hạnh phúc!  | - Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình. - Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. - Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn. - Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-07-2010(UTC) Bài viết: 898
Cảm ơn: 1077 lần Được cảm ơn: 267 lần trong 202 bài viết
|
tuệ anh đã viết:rain_nt đã viết:
Bạn có thể tìm hiểu một số kiến thức cơ bản để "trấn an" bản thân! Hãy thử đặt mình vào người có H và suy nghĩ, bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình!
mình thử hình dung rùi. Kinh hoàng lắm bạn ơi. Sợ nhất là sự kì thị và mặc cảm. Thôi mình sợ lắm nên phải trang bị đầy đủ kiến thức và sống cho trong sạch, lành mạnh, Ko là phải trả 1 cái giá ko hề rẻ chút nào.
chỉ mới nghĩ thôi là mình muốn bạc nhược hết cả tinh thần rùi
mình thấy ai cũng sợ HIV hết nhưng ko phải ai cũng có đủ bãn llĩnh và hiểu biết để phòng tránh
Bạn sợ và buồn vì sự kì thị và mặc cảm đối với người sống chúng với HIV. Chíng thế nên hãy cảm thông, chia sẻ cùng người có H. Đừng đẩy họ vào "bóng đêm".
Thân! | Ghi chú "Sưu tầm" hoặc đề "tên Tác giả" là một hành động thể hiện sự tôn trọng và lòng tự trọng... |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2010(UTC) Bài viết: 23
Cảm ơn: 10 lần Được cảm ơn: 10 lần trong 9 bài viết
|
rain_nt đã viết: Bạn sợ và buồn vì sự kì thị và mặc cảm đối với người sống chúng với HIV. Chíng thế nên hãy cảm thông, chia sẻ cùng người có H. Đừng đẩy họ vào "bóng đêm".
Thân!
Rain nói đúng đấy. Hãy đặt mình vào vị trí của họ mà suy nghĩ... nếu được thì hãy thử tiếp xúc với họ một vài lần... Kate tin chắc bạn sẽ thay đổi cách nhìn của mình về HIV và không còn lo sợ vẩn vơ nữa. Thân!
|
 1 người cảm ơn Kate cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-07-2010(UTC) Bài viết: 898
Cảm ơn: 1077 lần Được cảm ơn: 267 lần trong 202 bài viết
|
Câu chuyện cay đắng của người mẹ có HIV bị kỳ thị
Một buổi tối, khi gọi điện cho em, tôi choáng váng khi nghe em nói: “Em bị mất việc rồi chị ạ!”. Thì ra, cái phong bì thư mà tôi gửi em đã bị người của công ty em bóc ra. Họ đã biết em nhiễm HIV và đuổi việc em.
"Ngày ấy cách đây đã gần năm năm. Văn phòng tôi tổ chức hai lớp tập huấn về tư vấn HIV và để giúp các học viên hiểu và cảm thông hơn với những con người đặc biệt này, tôi mời đến mỗi khóa tập huấn vài người nhiễm. Lớp thứ nhất của tôi ở Hà Nội diễn ra suôn sẻ. Một buổi tối tôi gọi điện cho em, tên em là Dung, để chuẩn bị cho khóa tập huấn ở TP HCM. Tôi choáng váng khi nghe em nói: “Em bị mất việc rồi chị ạ!”.
Thì ra cái phong bì thư mà tôi gửi em, trong đó có thư mời tham gia tập huấn, bản câu hỏi của các học viên và một hợp đồng làm việc ngắn hạn mà văn phòng tôi ký với em đã bị người của công ty em bóc ra. Họ đã biết em nhiễm HIV và đuổi việc em. Tôi có cảm giác như mình vừa vô tình đẩy một người vô tội xuống vực thẳm.
Tôi ân hận là đã gửi những thứ giấy tờ ấy đến địa chỉ công ty em, địa chỉ duy nhất mà tôi biết. Tôi oán trách mình và oán trách những con người độc ác ở công ty em. Tôi biết mình không chỉ vô tình làm hại em mà còn làm hại cả hai con em, hai đứa trẻ mồ côi cha và chỉ còn trông cậy vào một nguồn sống duy nhất, đó là thu nhập của em. Tôi đã khóc không biết bao nhiêu là nước mắt.
Ngày hôm sau tôi đến lớp và nói tin dữ này với Maria de Bruyn, chị giảng viên người Hà Lan mang quốc tịch Mỹ đang làm việc với tôi trong khóa tập huấn này. Tôi chỉ nói với chị được đúng một câu: “Dung đã bị đuổi việc vì người ta bóc phong bì thư tôi gửi và biết rằng em nhiễm HIV”. Cổ họng tôi nghẹn tắc và tôi không thể nhìn vào mắt của Maria được nữa. Tôi quay ra cửa sổ và không thể không khóc. Một đôi bàn tay ấm áp đặt trên hai vai tôi khẽ run rẩy. Tôi biết rằng đó là Maria và tôi cũng biết rằng giống như tôi, chị đang khóc thầm...
Tôi cùng Maria bay vào TP HCM cho khóa tập huấn thứ hai. Dung xuất hiện ở cửa lớp và không hiểu vì sao tôi đã nhận ra em ngay mặc dù chưa gặp em lần nào. Đôi mắt em đen huyền và buồn lắm! Em không thể là một ai khác mà chính là Dung, người mà tôi vẫn thường liên lạc qua điện thoại. Như bị một làn gió cuốn, tôi ào ra cửa và ôm chầm lấy em: “Dung phải không em?”. Em nghẹn ngào: “Chị!” Tôi nói thầm vào tai em: “Thế nào học viên cũng hỏi em về nghề nghiệp của em. Em để chị trả lời câu hỏi của họ nhé!”. Tôi lại không cầm được nước mắt khi nói ra điều này. Tôi chẳng nói được một lời động viên nào với em mà chính em lại là người làm việc ấy với tôi.
Tôi giới thiệu với tất cả mọi người Dung là người trợ giảng của chúng tôi và một buổi sáng đã trôi qua tốt đẹp khi chúng tôi giảng về HIV và những nguyên tắc tư vấn. Buổi chiều, Dung cùng hai người bạn nữa đã xuất hiện trong lớp với vai trò là những người nhiễm HIV.
Câu chuyện mà em kể thật buồn: Cách đây năm năm em có thai cháu thứ hai. Em đi làm xét nghiệm và biết mình nhiễm HIV. Em sốc nặng lắm nhưng vẫn cố động viên chồng đi làm xét nghiệm và em đã cảm thấy như mình chết đi thêm một lần nữa khi biết chồng em cũng bị. Chồng em là thủy thủ tàu viễn dương. Gia đình em từng rất hạnh phúc và là niềm ao ước của bao người.
Đứa con thứ hai của em ra đời trong không ít lời nói kỳ thị đau như dao cắt của các bác sĩ và nữ hộ sinh. Họ không hiểu được dù mang virus trong dòng máu, tất cả những người nhiễm HIV đều là những con người. Hơn ai hết họ cần được trân trọng, họ cần được thương yêu. Trong bao nỗi đắng cay, một điều may mắn đã đến với vợ chồng em: con gái em thật là xinh xắn và cũng như cậu anh, cháu không mang trên mình căn bệnh thế kỷ kia.
Nhưng tai họa vẫn chưa chịu rời bỏ gia đình em, khi con gái em được 16 tháng tuổi thì chồng em không may bị tai nạn xe máy. Anh được đưa vào bệnh viện và một lần nữa được làm xét nghiệm HIV. Tất nhiên kết quả vẫn là dương tính nhưng còn không may mắn hơn, bệnh viện đã thông báo về y tế cơ sở nơi em sống. Và cứ như vậy từ nhân viên y tế đến hàng xóm rồi những người thân trong gia đình em, ai cũng xì xào về việc cả gia đình em nhiễm HIV.
Ở trường, các con em bị các bạn xa lánh. Có những ông bố bà mẹ đã cho con mình chuyển sang lớp khác để không phải học cùng lớp với các con của em. Rồi một tai họa nữa lại xảy ra: chồng em nhiễm lao và hội chứng AIDS ngày một rõ ràng hơn. Anh ngày càng suy sụp và sau 18 tháng thì anh không còn chống cự nổi và đã ra đi để lại cho em hai đứa con và sự kỳ thị của láng giềng, bè bạn và cả những người thân. Em lầm lũi kiếm sống và nhờ có đôi bàn tay khéo léo, em làm nghề thêu ở một công ty may mặc.
Em đã cố tình không nói đến “tai nạn” mất việc do tôi gây ra. Em bảo vệ tôi, em không muốn làm cho tôi đau lòng và bị tổn thương trước các học viên trong lớp.
Tối hôm đó, chúng tôi đã có một bữa ăn cùng nhau, em, Maria, tôi và hai người bạn làm trong những dự án khác nhau về HIV. Chúng tôi cùng tìm cách để giúp em. Chúng tôi muốn cùng em trở về công ty cũ của em để ép họ phải cho em tiếp tục làm việc. Chúng tôi muốn viết báo về trường hợp bị đuổi việc của em để dấy lên một làn sóng chống kỳ thị những người nhiễm HIV.
Em cảm động vì tấm lòng của chúng tôi nhưng một mực từ chối. Em nói: “Mọi người kỳ thị mẹ con em kinh khủng lắm nhưng sau một thời gian họ thấy chúng em vẫn khỏe mạnh nên mọi chuyện đã lắng xuống. Nay nếu làm ầm ĩ việc em bị sa thải thì em sợ rằng chúng em lại bị kỳ thị như trước đây. Em có thể chịu đựng được nhưng em sợ rằng hai con em còn nhỏ không thể chống chọi nổi với sự ghẻ lạnh của mọi người”.
Maria và tôi bỏ một số tiền nhỏ vào phong bì và cố thuyết phục em nhận. Từ đáy lòng tôi vẫn biết rằng em cần một công việc ổn định chứ không phải là số tiền nhỏ nhoi đó. Thật may mắn trong bữa cơm tối hôm đó có một người bạn làm cho dự án Smart Work - một dự án hỗ trợ những người nhiễm HIV - hứa sẽ tìm cho Dung một công việc phù hợp của dự án đó. Và chỉ sau đó 11 ngày, Dung đã bắt đầu công việc mới này. Em tư vấn cho những người sống với HIV như em và thật đáng ngạc nhiên, em ngày càng tự tin và trở thành một giảng viên xuất sắc về tư vấn HIV.
Em thường gửi tin nhắn và gọi điện thoại cho tôi vì vậy tuy ít gặp em nhưng tôi biết những gì đang xảy ra với em và các con em. Cơn bão số 9 năm 2007 đã hất tung mái nhà của em. Khi tôi gọi điện cho em, ba mẹ con em đang ôm nhau đứng dưới mái một ngôi trường. Maria và tôi lại gửi em một số tiền nhỏ mà vẫn biết rằng nó chẳng giúp em được bao nhiêu.
Rồi cơn bão của thiên nhiên khốc liệt cũng tan đi nhưng một cơn bão khác còn dữ dội hơn lại ập đến: cơn bão trong gia đình em. Công việc của dự án đã kết thúc, em và các con phải sống dựa vào cha mẹ nhưng em càng ngày càng nhận ra rõ ràng hơn rằng đây không còn là một chỗ dựa vững chắc nữa. Em lo lắng đến ngày em phải ra đi hai đứa con nhỏ sẽ bơ vơ không nơi nương tựa. Em đi đến một quyết định tan nát lòng bất kỳ một người mẹ nào: tìm cha mẹ nuôi cho các con.
Em gọi điện cho tôi và chúng tôi đã cùng nhau khóc trên điện thoại. Là một người mẹ, tôi không đồng tình với em cho đến khi gặp lại em. Tôi hỏi em đã suy nghĩ như thế nào mà đi đến quyết định cho các con làm con nuôi. Tôi hỏi em có biết rằng khi các con không còn ở trong vòng tay của em nữa thì bệnh tình của em có thể nặng lên do tâm lý nặng nề của em không.
Em nắm chặt tay tôi và nhìn thẳng vào mắt tôi bằng đôi mắt đen buồn thăm thẳm như để tôi hiểu em hơn: Em đã lường hết được mọi điều! Em nói: “Cũng như chị, em không bao giờ muốn xa các con nhưng chỉ nghĩ đến khi căn bệnh của em phát ra sẽ không có ai chăm sóc con em cả và lúc đó em có chết cũng không thể nào nhắm mắt được...”.
Tôi dần cảm thấy có lẽ tôi cũng sẽ làm như em nếu ở trong hoàn cảnh của em. Sau đó vài tháng tôi được tin đã có một gia đình người Mỹ nhận cả hai đứa con em, lúc đó cậu con trai đã lên 10 và đứa bé gái lên 8. Tôi mừng cho em nhưng cũng đau lòng không kém. Rồi các thủ tục được hoàn tất và các con em lên đường cùng cha mẹ nuôi vào mùa đông năm 2007.
Em bay ra Hà Nội mong được nhìn thấy các con thêm một lần nữa nhưng đó chỉ là một chuyến đi tràn đầy nước mắt. Không hiểu đó là quy định của thủ tục cho con nuôi hay do yêu cầu của gia đình người nhận con, em đã không được nhìn thấy các con thêm một lần nào nữa. Đó là những ngày vô cùng đen tối của cả em và tôi. Chắc không ít người ở khách sạn nơi em ở đã tưởng rằng chúng tôi là một cặp đồng tính. Chúng tôi hầu như chẳng biết nói chuyện gì chỉ nắm chặt tay nhau với đôi mắt âng ấng nước. Có phải chăng hơi ấm của một người mẹ cũng có thể làm cho một người mẹ khác vơi đi được phần nào nỗi đau trong lòng?
Những ngày sau đó tôi trở thành chiếc cầu nối giữa em và mẹ nuôi của con em. Em không biết tiếng Anh còn gia đình người Mỹ không biết tiếng Việt nên tôi là người phiên dịch cho cả hai phía. Thời gian đầu họ viết cho nhau hầu như hằng ngày và những trang thư như những trang nhật ký của hai người mẹ.
Em nhớ con và với bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu tình yêu thương. Người mẹ nuôi kể tỉ mỉ từ bữa ăn, giấc ngủ, từng ngày các con đến lớp, từng đứa bạn con mới làm quen, rồi những việc nhà mà các con tập làm, những đồ thủ công các con tự tay tạo nên và cả những khi các con không vui vì nhớ mẹ… Những tuần không gọi điện được cho các con, em cuống cuồng gọi tôi và nhờ tôi liên lạc với gia đình cha mẹ nuôi gấp. Em hồi hộp từ xa theo dõi từng bước chân của các con.
Thời gian trôi đi và như một triết gia nào đó đã nói “thời gian là phương thuốc hữu hiệu nhất cho mọi vết thương lòng”. Các con của em đã hòa nhập được với nền văn hóa mới, chúng đến trường, có nhiều bạn mới và học hành ngày càng tiến bộ. Còn em, em đã chọn được một con đường cho riêng mình: em làm tình nguyện viên cho Trung tâm Bảo trợ Trẻ em. Hàng ngày, em chăm sóc những đứa con nuôi nhiễm HIV. Em yêu những đứa con nuôi như yêu chính những đứa con đẻ của em. Trong bức hình em gửi tôi nhân dịp sinh nhật một cô bé trong số các con nuôi, tôi đã nhìn thấy em khỏe mạnh với nụ cười rạng ngời hạnh phúc bên cạnh các con nuôi.
Em thường nói với tôi: “Chị là ân nhân của em!”. Nhưng tôi lại nghĩ khác, em mới chính là người mà tôi phải chịu ơn. Em không những không oán trách tôi mà còn che chắn cho tôi khi tôi vô cùng hoang mang vì đã vô tình đẩy em vào một chặng khó khăn của cuộc đời. Em đã cho tôi biết dù ở trong hoàn cảnh nào con người ta vẫn có thể cho nhau được thật nhiều tình thương yêu.
Em cho tôi biết tấm lòng không gì đong được và sự hy sinh cao cả của một người mẹ cho những đứa con của mình. Và trên hết em đã cho tôi biết một điều: nghị lực sống có thể giúp con người ta vượt qua được mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn và cả căn bệnh mà bao người coi là một cái án tử hình.
Hà Nội 13/10/2009
Câu chuyện này là của chị Phan Bích Thủy, Chuyên gia về Đào tạo và Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Concept Foundation.
Nguồn: Vnexpress
|
| Ghi chú "Sưu tầm" hoặc đề "tên Tác giả" là một hành động thể hiện sự tôn trọng và lòng tự trọng... |
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|