Giận là một trong ba loại độc dược, hai thứ độc còn lại là tham lam và
si mê. Đó là những nguyên nhân đưa con người ta tái sinh trong vòng luân
hồi. Do đó, thanh lọc giận hờn là việc làm cần thiết trong việc thực
hành Phật giáo. Hơn nữa, giận hờn không được xem là lý do chính đáng
hoặc hợp lý. Tất cả sự giận hờn là sự trói buộc của nhận thức về giác
ngộ.
Song, nhiều bậc thầy có trình độ đều thừa nhận họ thỉnh thoảng
có giận hờn, điều này có nghĩa là hầu hết chúng ta đều có giận hờn. Thế
nhưng, chúng ta sẽ phải làm gì mỗi khi chúng ta giận?
Trước tiên,
phải thừa nhận mình đang giậnĐiều này nghe qua có vẻ như ngớ
ngẫn, thế nhưng có bao nhiều lần bạn gặp một ai đó rõ ràng là họ đang
giận nhưng họ khăng khăng cho rằng mình không giận hay không ? Có một
vài lý do, một số người thừa nhận họ muốn ngăn ngừa cơn giận, rằng họ
biết mình đang giận. Đây là không phải là một tinh xảo. Bạn không thể
giải quyết một cách tốt đẹp điều gì nếu bạn không thừa nhận mình đang là
như vậy.
Phật giáo dạy về chánh niệm. Chánh niệm là sự biết rõ về
những gì đang xảy ra. Khi chúng ta có cảm giác không hài lòng hoặc một
cảm xúc phát sinh, đừng bao giờ đàn áp nó, chạy trốn khỏi nó, hoặc từ
chối nó. Thay vì quán sát cơn giận và thừa nhận sự có mặt của nó. Hãy
thành thật về chính bạn về những gì xảy ra là điều cần thiết.
Điều
gì làm cho bạn giận ?Thật quan trọng biết bao, khi chúng ta
nhận thức được sự giận hờn được tạo nên chính mình. Nó không phải do
người khác tạo nên. Chúng ta thường suy nghĩ rằng giận hờn là nguyên
nhân chính được tạo nên bởi một cái gì đó bên ngoài chúng ta, như là
người khác hoặc những sự kiện làm ta thất vọng. Thế nhưng, vị thầy dạy
thiền đầu tiền của tôi lại thường nói : “
Không có ai làm cho bạn giận
hờn mà giận hờn được tạo nên bởi chính bản thân bạn”
Phật giáo
dạy cho chúng ta rằng giận giờn được tạo nên từ tâm bạn. Tuy nhiên, khi
bạn giải quyết được sự giận hờn của chính mình, bạn sẽ trở nên minh mẫn.
Cơn giận là một thách thức cho chúng ta nhìn sâu chính mình. Hầu hết
các cơn giận phát sinh là do chúng ta muốn tự vệ, nó phát khởi từ những
lo lắng không giải quyết được hoặc khi “cái tôi” chúng ta thúc giục.
Khi người Phật tử nhận ra rằng nguyên nhân giận hờn xuất phát do cái
“tôi”, sự sợ hãi gây ra và giận hờn không có thực thể, phù du và không
thật. Chúng chỉ là những cảm xúc thường tình. Phải công nhận giận hờn đã
làm hạn chế những hành động làm chủ của chúng ta, đồng thời tạo ra vô
số những sai lầm cho mọi người chung quanh mình.
Giận là sự bê
thaGiận là cảm giác khó chịu nhưng lại là một hấp lực. Trong
một cuộc phỏng với nhà báo
Bill Moyer [1],
Pema Chodron [2]
cho rằng: “
Giận là một lưỡi câu có thể móc dính bất thứ gì khi nó
gặp.
Đặc biệt khi bị dính mắc vào “cái tôi” (
gần như trong
vài trường hợp) thì chúng ta có thể bảo vệ cho cơn giận của
chính mình. Chúng ta bào chữa cho nó và thậm chí còn nuôi dưỡng chúng’.
Phật giáo dạy rằng cơn giận chưa bao giờ được chứng minh là đúng. Tuy
nhiên, khi chúng ta tu tập tâm từ bi, một tình thương hướng đến tất cả
chúng sinh nhằm mục đích hoá giải sự chấp trước ích kỷ. Tất cả chúng
sinh và ta là một chuỗi mắt xích nối kết nhau, không thể tách rời được.
Với những nguyên nhân trên, khi chúng ta giận chúng ta phải chăm sóc
cơn giận của mình bằng cách không cho nó làm tổn thương người khác.
Chúng ta cũng không nên dính mắc vào nó và cho nó một nơi để tồn tại và
phát triển trong tâm của mình.
Làm thế nào để mời cơn giận đi Nếu bạn đã thừa nhận cơn giận của bạn, và bạn đã kiểm tra nguyên nhân
nào làm cho bạn giận, thế nhưng bạn vẫn còn giận. Việc tiếp theo bạn nên
làm gì ?
Pema Chodron khuyên chúng ta nên nhẫn. Nhẫn có nghĩa là
đợi cho lời nói hay hành động của bạn không mang sắc thái của tổn hại. “
Nhẫn
là tâm lý thiện đầy giá trị”
Bà nói. Nó cũng là phẩm chất ưu
tú không làm cho mọi thứ leo thang, đồng thời tạo nên nhiều không gian
cho người khác nói, bày tỏ niềm cảm xúc của chính họ trong khi bạn không
phản ứng gì, mặc dù trong tâm bạn đang phản ứng.
Nếu bạn có là thời
khoá thực hành thiền, đây là thời gian quan trọng mà bạn làm việc với
cái tâm của mình. Ngồi đó trong áp lực mạnh mẽ của cơn giận, im lặng với
sự trách móc huyên thuyên về người và mình. Thừa nhận cơn giận và hoàn
toàn thông cảm với nó. Ôm lấy cơn giận của bạn với sự kiên nhẫn và trải
lòng thương yêu đến tất cả chúng sinh, bao gồm cả chính bạn.
Đừng
nuôi dưỡng cơn giận.Thật là một điều khó khăn khi không hành
động, trong khi cảm xúc của cơn giận vẫn còn ầm ỉ bùng phát trong chúng
ta. Cơn giận sẽ làm cho sự cáu kỉnh tràn ngập trong tâm chúng ta, nó bắt
buộc chúng ta phải hành động một cái gì đó. Theo các nhà chuyên tâm lý
hướng dẫn thì mỗi khi giận chúng ta nên đấm mạnh vào cái gối hoặc la hét
thật to vào tường để đuổi cơn giận đi. HT Thích Nhất Hạnh không đồng ý
với quan điểm này.
“
Khi bạn bộc lộ cơn nóng giận bạn nghĩ rằng
mình bộc lộ nó ra ngoài là đúng, nhưng điều này không đúng. Thiền sư
cho rằng
: “Khi bạn bộc lộ cơn giận ra bên ngoài bạn không những bằng
lời nói và hành động bạo lực, mà bạn đang nuôi dưỡng hạt giống giận hờn
và làm nó trở nên lớn mạnh trong tâm bạn. Chỉ có tình thương và sự hiểu
biết mới có thể làm trung hoà cơn giận mà thôi.”
Ôm lấy giận
hờn bằng tình thương Thỉnh thoảng chúng ta lầm lẫn rằng, sự
công kích là biểu hiện của anh hùng và bất bạo động là biểu hiện của hèn
nhát. Phật giáo cho rằng đó là một sự nhầm lẫn.
Nhượng bộ trước sự
thôi thúc của cơn giận, để cho cảm xúc cơn giận dính mắc vào chúng ta và
tự do hoành hành quanh ta là một sự yếu đuối. Mặt khác, thừa nhận yếu
tố sợ hãi và ích kỷ là gốc rễ của cơn giận thật là mãnh mẽ. Đây chính là
quy tắc để suy gẫm về cơn giận.
Đức Phật có dạy:
“
Lấy không
giận thắng giận
Lấy thiện thắng không thiện
Lấy
thí thắng gian tham
Lấy chơn thắng hư nguỵ”
(
Kinh
Pháp cú, 233)Thực tập như thế với bản thân chúng ta và những
người chung quanh, hành trì như thế là sống theo đường lối Phật dạy. Bởi
Phật giáo không chỉ là hệ thống của niềm tin mù quáng, hoặc là lễ nghi,
hoặc những nhãn hiệu được đính trên áo sơ mi, mà chính nó là “
như
thị”.
T.
An dịch từ :
Anger and Buddhism,
http://buddhism.about.com/od/basicbuddhistteachings/a/anger.htm