Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#1 Đã gửi : 01/12/2010 lúc 04:13:44(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Bị đâm bởi kim tiêm nghi ngờ HIV xử lý ra sao?

Thứ tư, 01/12/2010

(NLĐO) - Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng tội phạm khống chế người dân bằng kiêm tiêm có máu tươi và dọa đó là máu người bị nhiễm HIV để cướp tài sản. Rất nhiều người bị hại hoang mang, lo lắng không biết phải xử lý thế nào, liệu mình đã nhiễm HIV chưa?... Gởi đến bạn một hướng dẫn về cách xử lý khi chẳng may gặp trường hợp trên.

Khi một người bị đâm phải kim có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết cơ thể hoặc máu tươi của người có HIV vào các vùng niêm mạc mắt, vết thương trên người thì người ấy xem như trong tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng bị nhiễm HIV. Việc xử trí ban đầu là rất cần thiết và điều trị dự phòng phơi nhiễm là không thể bỏ qua.
 
Xử lý vết thương tại chỗ
 
Cần bình tĩnh xử lý theo những bước sau:
 
1. Nhanh chóng lấy các dụng cụ gây tổn thương, chảy máu ra khỏi cơ thể
 
2.  Để vết thương tự chảy máu hoặc nặn, vuốt nhẹ và để vết thương dưới vòi nước sạch đến khi hết chảy máu. Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương và tuyệt đối không được kỳ cọ ngay chỗ vết thương,
 
3. Sau đó, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn như: Dakin, Javel 1/10 hoặc cồn 70 độ trong thời gian ít nhất 5 phút.
 
Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt hoặc rửa mũi liên tục bằng nước sạch trong khoảng 5 phút, bằng cách chớp mắt và ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng thì cần xúc miệng bằng nước sạch trong vòng 5 phút.
  
Bơm tiêm đã sử dụng vứt bừa bãi dễ gây họa cho người khác. Ảnh minh họa: Internet
  
Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
 
Không phải mọi sự cố liên quan HIV đều có thể mang đến tình trạng phơi nhiễm.
Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành, không bị tổn thương hay trầy xước thì không có nguy cơ bị lây nhiễm.
 
Nếu ở da có tổn thương nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít; hoặc máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào vùng niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.thì nguy cơ lây nhiễm thấp.
 
Riêng trường hợp da có tổn thương sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng có sẵn thì có nguy cơ lây nhiễm cao.
 
Những xét nghiệm cần làm
 
Trước hết là xét nghiệm máu để kiểm tra xem người bị nạn đã có HIV chưa. Có thể bắt đầu điều trị ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm nhưng nếu có kết quả xét nghiệm là dương tính thì phải dừng điều trị phơi nhiễm ngay.
 
Kế đến là xét nghiệm nguồn lây nhiễm (kim tiêm, dao, kéo… gây tai nạn), nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì không cần điều trị.
 
Tuy nhiên, cần nghĩ đến khả năng người gây tai nạn là người nghi có HIV đang ở trong giai đoạn cửa sổ, các xét nghiệm chưa tìm thấy kháng thể kháng HIV trong nguồn lây nhiễm. Nếu đúng là người có HIV trong giai đoạn cửa sổ thì phải theo dõi sát việc xét nghiệm HIV ở cả người gây nạn và người bị nạn.
 
 
 
Cần điều trị phơi nhiễm HIV ngay
 
Cần tiến hành điều trị ngay cho người bị phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng siêu vi. Đặc biệt, những người có nguy cơ lây nhiễm cao cần được điều trị sớm; tốt nhất là từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn, sau quá 72 giờ kể từ khi gặp tai nạn. 
 
Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm phải kéo dài liên tục trong 4 tuần. Riêng việc dùng thuốc, thường là sử dụng phối hợp 2 loại thuốc kháng siêu vi.
 
Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV
 
- Việc dùng thuốc kháng vi rút phải có y lệnh của bác sĩ, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, phải theo đúng các phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV, phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và cần làm các xét nghiệm như huyết đồ, chức năng gan, thận… vì ngoài tác dụng điều trị, thuốc kháng vi rút còn gây ra nhiều tác dụng phụ.
 
-  Xét nghiệm HIV lại sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.
 
Tóm lại, khi bị phơi nhiễm HIV cần bình tĩnh, xử lý đúng cách và uống thuốc đúng theo phác đồ thì rất ít khả năng có HIV. Nếu lo lắng qúa, chỉ có hại, sẽ gây suy sụp tinh thần và thể chất, không chỉ làm giảm sức đề kháng cơ thể mà còn tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh hơn nếu có HIV.

Sửa bởi người viết 13/06/2011 lúc 08:00:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Quảng cáo
Tu-an  
#2 Đã gửi : 01/12/2010 lúc 04:20:10(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
2.  Để vết thương tự chảy máu hoặc nặn, vuốt nhẹ và để vết thương dưới vòi nước sạch đến khi hết chảy máu. Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương và tuyệt đối không được kỳ cọ ngay chỗ vết thương,




Về phần xử lý khuyên không nên nặn, Đối với những tổn thương da gây chảy máu cần xối ngay vết thương dưới vòi nước sạch (lưu ý là không được kỳ cọ vết thương, chỉ để vòi nước xối vào vết thương).

Tu-an  
#3 Đã gửi : 01/12/2010 lúc 04:21:50(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Phơi nhiễm HIV, nguy cơ và phòng ngừa

Hiểu biết về nguy cơ lây nhiễm HIV và cách xử trí khi gặp tình trạng phơi nhiễm sẽ giúp hạn chế được phần nào những tai nạn, rủi ro không đáng có...

Hiện nay, không chỉ những người trực tiếp chăm sóc, điều trị, chữa bệnh hay có công việc liên quan đến những người có HIV như nhân viên ngành y tế hay công an mới có nguy cơ phơi nhiễm HIV mà bất cứ người dân nào cũng có nguy cơ này. Thậm chí trẻ em cũng không tránh khỏi nguy cơ bị phơi nhiễm.

Khi nào có nguy cơ lây nhiễm HIV?

Về mặt lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể là:

- Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.

- Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xát từ trước), hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng...)

- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào.

- Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.

Làm gì khi có nguy cơ lây nhiễm HIV?

Trước hết, cần xử lý vết thương ngay tại chỗ: Đối với những tổn thương da gây chảy máu cần xối ngay vết thương dưới vòi nước sạch (lưu ý là không được kỳ cọ vết thương, chỉ để vòi nước xối vào vết thương). Sau đó, để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn. Cuối cùng, rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn như Dakin, javel 1/10 hoặc cồn 700 trong thời gian ít nhất năm phút.

Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong năm phút. Nếu bắn vào miệng thì cần súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.

Nhân viên y tế là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị phơi nhiễm HIV. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Sau đó, cần đánh giá nguy cơ phơi nhiễm: Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xát) thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Nguy cơ lây nhiễm cũng thấp khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít, hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.

Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao là tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương, viêm loét rộng từ trước.

Điều trị phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus HIV (ARV)

Đối với những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì không cần điều trị. Với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV.

Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm 2-6 tiếng đồng hồ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 tiếng. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong bốn tuần và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC.

Hiện nay, chỉ các trường hợp bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ chuyên môn mới được điều trị dự phòng miễn phí, còn các trường hợp phơi nhiễm cộng đồng không được cấp chế độ này. Tuy nhiên, những người bị phơi nhiễm có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Theo tìm hiểu, chi phí cho một lần điều trị phơi nhiễm bằng thuốc ARV do Việt Nam sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng, còn nếu là thuốc ngoại thì gần gấp bốn.

Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được hai tuần, xét nghiệm đường máu. Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau một, ba và sáu tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Sau sáu tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

Phòng lây nhiễm HIV qua sinh hoạt hằng ngày

Ngày nay, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được điều trị tại cộng đồng khi không có biểu hiện nhiễm trùng nặng. Các cán bộ y tế cần tư vấn cho người nhà bệnh nhân biết đề phòng nhiễm HIV khi chung sống với người bệnh. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, mền, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh. Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa cần phải mang găng tay, nếu không có găng có thể dùng túi nylon hoặc dùng giấy. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay bằng xà phòng.

Đối với các loại quần áo hoặc drap trải giường có dính máu hoặc các dịch của cơ thể cần chú ý: Ngâm bằng nước javel trong 20 phút rồi mang găng để giặt. Không giặt chung với các quần áo khác của mọi người trong gia đình. Giặt bằng xà phòng, vắt phơi khô và ủi như bình thường. Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm xỉa răng và tất cả vật nhọn có thể gây chảy máu.



NGUYÊN MẪN tổng hợp

Sửa bởi người viết 16/04/2013 lúc 05:20:14(UTC)  | Lý do: sai tên tiêu đề

Tu-an  
#4 Đã gửi : 16/04/2013 lúc 05:22:00(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Làm gì khi bị kim tiêm đâm?

Ngày 16.04.2013, 06:13 winkingGMT+7)

SGTT.VN - Thông tin trên nhiều tuyến xe buýt ở TP.HCM
xuất hiện các băng nhóm chuyên dùng kim tiêm dính máu gí thẳng vào mặt
hành khách cướp tiền đang khiến nhiều người lo lắng. Ngoài ra, cũng có
không ít trường hợp người dân sơ ý bị kim tiêm đâm trúng hoặc giẫm phải
kim vứt bừa bãi bên ngoài. Khả năng bị lây nhiễm bệnh từ kim tiêm dính máu là rất cao nếu không biết cách xử trí vết thương kịp thời.



Ảnh: Kevin Q.

Khả năng nhiễm bệnh tuỳ thời gian kim đâm

BS.CK2 Nguyễn Hữu Chí, phó chủ nhiệm bộ môn nhiễm đại
học Y dược TP.HCM cho biết kim tiêm và vật nhọn chích vào cơ thể là
những tác nhân nguy hiểm gây nên các bệnh viêm gan B, C, uốn ván,
HIV/AIDS... Tuy nhiên, khả năng truyền nhiễm của virút còn tuỳ thời gian
kim tiêm được vứt ra và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm...
“Thông thường các loại virút có thể tồn tại trong vài giờ, đôi khi lên
đến cả ngày. Riêng virút HIV có thể tồn tại trong máu ngoài cơ thể đến bảy ngày”, BS Chí nói.

BS.CK1 Nguyễn Thành Dũng, trưởng phòng kế hoạch tổng
hợp bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết từ các trường hợp đến khám
sau khi bị kim tiêm đâm, ông nhận thấy đa số do quá hoảng loạn, sợ bị
nhiễm virút HIV nên thường có cách xử lý tại chỗ là cố gắng nặn, bóp vết
thương để đẩy máu ra, nhằm tống khứ virút khỏi cơ thể càng nhanh càng
tốt. Ông khuyến cáo: “Cách này sẽ làm tăng diện tích vùng tổn thương,
kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, đẩy nhanh quá trình virút xâm nhập nếu có, khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn”.

Rửa vết thương rồi đến ngay cơ sở y tế

Theo BS Dũng, với những vết thương chảy máu do kim
tiêm, cần xối ngay vết thương dưới vòi nước trong vòng 5 – 10 phút,
không nặn bóp vết thương mà phải để tự chảy máu. Cần rửa kỹ bằng xà
phòng sát khuẩn và nước sạch. Sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiến
hành các thủ tục khám và xét nghiệm mức độ phơi nhiễm HIV, điều trị dự
phòng một số bệnh truyền nhiễm khác như uốn ván, viêm gan B, viêm gan
C..., đồng thời đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và
người bị phơi nhiễm. “Loại thuốc kháng virút HIV phải được dùng càng sớm
càng tốt, từ 2 – 6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho tất cả
trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm
HIV, các loại thuốc kháng virút hầu như không có hiệu quả. Với những
trường hợp bị kim tiêm đâm trúng, thường khó có thể xét nghiệm nguồn gây
phơi nhiễm, chỉ có thể tiến hành xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm”, bác sĩ Dũng cho biết.

BS Nguyễn Hữu Chí lưu ý bệnh nhân trước khi đến cơ sở y
tế cần bình tĩnh ghi nhận: vật gì gây thương tích, có máu hay không,
vật nằm ở vị trí nào... Những thông tin này sẽ giúp nhân viên y tế có
hướng điều trị đúng nhất. Thông thường, bệnh nhân được theo dõi và điều
trị ngoại trú, được kiểm tra, xét nghiệm từ những ngày đầu. “Tốt nhất
khi bị tai nạn, mọi người phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn
điều trị. Vấn đề còn lại là nên thận trọng trong mọi công việc thu gom
rác, nhổ cỏ, làm vệ sinh vườn và quan tâm đến khu vực chơi của trẻ em,
cảnh giác tội phạm... để tránh tiếp xúc với kim tiêm, vật bén nhọn có thể gây tổn thương”, BS Chí nói.

Hoàng Hưng

http://sgtt.vn/khoe-va-vui/176766/lam-gi-khi-bi-kim-tiem-dam.html

Offline giasuducminh  
#5 Đã gửi : 24/12/2013 lúc 03:22:52(UTC)
giasuducminh

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên mới
Gia nhập: 19-11-2013(UTC)
Bài viết: 37

Đến từ: Hà Nội

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
giờ ra đường nhiều khi sợ lắm. ngồi ghế cũng nguy cơ ngồi phải kim tiêm
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.