 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Xin lỗi vì kỳ thị với bệnh nhân có HIV |
Cập nhật lúc 09h27, ngày 24/11/2010
|
KTĐT - Chiều qua 23/11, lần đầu tiên có một buổi đối thoại giữa bệnh nhân có HIV với nhân viên y tế Bệnh viện Phụ sản Hà Nội do Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tổ chức. Những bức xúc dồn nén nén lâu ngày, như vỡ òa cùng những giọt nước mắt tủi phận của những người có HIV khi đề cập đến thái độ của nhân viên y tế. Đã có lúc họ cảm thấy nhục nhã, muốn tìm đến cái chết chỉ vì những y tá, hộ lý, bác sĩ tắc trách, vô lương tâm đến không ngờ.
Sợ BV Phụ sản Hà Nội đến… chết!
"Có đến chết, tôi cũng không bao giờ quên được những ám ảnh khi đến BV này", lời mở đầu của chị H. (Câu lạc bộ Bồ Câu Trắng Hà Nội) làm cho không khí buổi đối thoại im phăng phắc. Có những y tá, bác sĩ cúi mặt xuống bàn, không dám nhìn bệnh nhân. Chị H. kể về những gì mình chứng kiến thái độ của nhân viên y tế đối với những người có HIV khi đến sinh đẻ tại đây: “Hôm đó, vào một ngày cuối tháng 12/2009, tôi đưa một thành viên cùng nhóm đến cấp cứu vì chửa ngoài dạ con. Bác sĩ khám cho bạn tôi rất sơ sài, khi chuyển lên khoa sản 2, ở đây họ bảo hết giường, và kê cho bạn tôi một giường ngay cửa nhà vệ sinh (trong khi tôi quan sát vẫn còn rất nhiều giường trống). Tại khoa này, không ai muốn nhìn chúng tôi, họ cáu gắt, lảng tránh và bỏ mặc chúng tôi tự xoay xở. Chỉ đến khi tôi nhờ người từ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và Văn phòng Luật xuống can thiệp thì bạn tôi mới được mổ cấp cứu”.
Còn chị T.N (nhóm Sức trẻ) bức xúc không kém: “Cho đến giờ, tôi vẫn còn ám ảnh khi hình dung những ánh mắt, thái độ của nhân viên y tế nhìn chúng tôi. Khi tôi lên phòng đẻ, thấy kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, cô y tá đưa cho cả phòng xem, mọi người xì xào, không ai muốn lại gần tôi. Có người xỉ vả tôi: "Đã nhiễm HIV còn chửa đẻ làm gì", rồi họ xoáy vào những câu hỏi: "Làm nghề gì", "Nhiễm HIV từ đâu"… Đến chết, tôi cũng không dám quay lại nơi đó". Tương tự, một chị ở nhóm "Vì ngày mai tươi sáng" cũng cho biết: “Khi đến sinh tại BV này, bác sĩ, y tá, hộ lý đùn đẩy nhau từ khoa này sang khoa khác. Khi nằm ở khoa C3, một hộ lý xếp chăn màn rồi mở hé cửa, quẳng vào phòng... .Có bác sĩ còn nói vọng vào: "Sao chúng mày không thương chúng em, cứ chửa đẻ làm gì". Sau đó, họ để tôi nằm một mình, mãi đến khi tôi bị đờ tử cung, họ mới mổ cắt tử cung cho tôi. Tôi bị cắt tử cung, lỗi là do sự tắc trách của bác sĩ”.
Lãnh đạo bệnh việnchỉ biết xin lỗi bệnh nhân
Bác sĩ Đặng Thị Nghĩa (Phòng Chỉ đạo tuyến của BV) thừa nhận: Những chuyện ấy xảy ra ở BV Phụ sản Hà Nội là hoàn toàn có thật. Ngay cả bây giờ, trừ khoa C2, C3 và khoa xét nghiệm đã tương đối thân thiện hơn với bệnh nhân, còn các khoa khác, họ vẫn kỳ thị ghê lắm. "Nhất là phòng khám, khi biết các bạn bị nhiễm HIV, nói thật là không ai muốn khám cho các bạn đâu", bác sĩ Nghĩa cho biết. Trước đây, chính tôi đã phải đích thân "có lời" với từng bác sĩ để bệnh nhân nhiễm HIV là người nhà của mình mới được khám, được mổ. Nếu không có những khóa tuyên truyền cho nhân viên y tế về HIV/AIDS thì chắc chắn không xóa bỏ được sự kỳ thị".
Bác sĩ Ánh thừa nhận, sựkỳ thị với bệnh nhân có HIV tại BV là có thật. "Thay mặt toàn thể cán bộ, nhân viên BV, tôi muốn nói lời xin lỗi tới tất cả những sản phụ đã trải qua cảm giác bị đối xử bất công, bị kỳ thị tại BV chúng tôi". Bác sĩ Ánh cũng cho rằng, mảng tuyên truyền về HIV tại BV còn rất kém và mong muốn được sự giúp đỡ của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của TP hỗ trợ để công tác phòng, chống HIV ngày một tốt hơn, và sự kỳ thị với bệnh nhân có HIV được cải thiện.
Hải Lý
http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/www.ktdt.com.vn/Xin-loi-vi-ky-thi-voi-benh-nhan-co-HIV/5254577.epi Sửa bởi người viết 01/12/2010 lúc 04:40:39(UTC)
| Lý do: Chưa rõ
|
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2007(UTC) Bài viết: 52
Cảm ơn: 310 lần Được cảm ơn: 254 lần trong 102 bài viết
|
Chắc họ không thuộc câu " Lương y như từ mẫu" rồi. | Sống là động nhưng lòng luôn bất động Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 17-10-2010(UTC) Bài viết: 111
Cảm ơn: 59 lần Được cảm ơn: 27 lần trong 24 bài viết
|
bọn bác sĩ bây giờ 100 thằng thì hết 98 thằng là làm vì tiền rồi, còn gì đâu là lương y nữa. nhắc mà nản.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-01-2010(UTC) Bài viết: 672  Đến từ: Chuồng heo có wifi Thanks: 270 times Được cảm ơn: 128 lần trong 97 bài viết
|
mã bố chúng nó
kiến thức y khoa của nó dùng để lau chùi nhà vệ sinh à
| Nói ích mà xúc tích ! nói nhiều nhưng đừng nói liều. |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Gia nhập: 05-04-2010(UTC) Bài viết: 19
Cảm ơn: 2 lần
|
cần đọc cho họ xem luật chống kỳ thị với những người có H
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 27-06-2009(UTC) Bài viết: 265   Đến từ: Nhà chứ đâu Thanks: 15 times Được cảm ơn: 25 lần trong 16 bài viết
|
sophan_t đã viết:Chắc họ không thuộc câu " Lương y như từ mẫu" rồi.
Lương Y Sao Bằng Lương Tháng  | |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 10-10-2010(UTC) Bài viết: 1.055 Đến từ: Nơi Không có QHTD không an toàn... Đến Từ nơi không có Hút Chích ...Đến Từ nơi không có Ma Túy và Gái Mại Dâm
Cảm ơn: 142 lần Được cảm ơn: 149 lần trong 130 bài viết
|
TATTOO đã viết:sophan_t đã viết:Chắc họ không thuộc câu " Lương y như từ mẫu" rồi.
Lương Y Sao Bằng Lương Tháng 
câu của anh TATTOO rất hêy và 9 xác . nãy em đi xét nghiệm mà chỉ là đi xét nghiệm Hiv thôi chứ chưa biết có nhiễm hay không mà người lấy máu cho em nhìn với 1 thái độ lạ lẫm , lúc đầu họ lấy máu cho những người khác họ cười nói , không đeo găng nhưng khi xem tờ phiếu test Hiv của em mặt họ biến sắc rùi lấy găng đeo vào gọi tên em lên chíc máu xong chẳng thèm quẳng cho em cái bông để cầm máu . May sao em vẫn Âm Tính . | Có những lúc chuyện nhõ tưởng như là khó Có những lúc thấy lo nhưng mọi chuyện là chẵng nhằm nhò Bạn vẫn đang lo lắng về nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của mình ư? Nguy cơ của bạn có hay là không ? Hôm nay bạn đã làm xét nghiệm HIV chưa? Hãy can đảm đi xét nghiệm để biết tình trạng SK của bạn. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên danh dựMedals:  Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-06-2007(UTC) Bài viết: 6.076  Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh Thanks: 175 times Được cảm ơn: 407 lần trong 310 bài viết
|
“Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”
Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện
tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.
Bill Gates
| - Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là một trong những hành trang bạn cần đem theo, trong cuộc đời mình. - Với tình dục hãy sử dụng bao cao su đúng cách, đúng mục đích để phòng tránh nhiều hệ lụy. Trong số đó có những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. - Sử dụng ma túy không chỉ hủy hoại riêng bản thân mà là cả gia đình và xã hội của bạn. - Biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng. |
 1 người cảm ơn na74 cho bài viết.
|
Kate trên 30-11-2010(UTC) ngày
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Càng kỳ thị số người nhiễm HIV càng cao
Thứ Tư, 1.12.2010 | 12:50 (GMT + 7)
(LĐO) – Các chuyên gia y tế thế giới cho rằng, một trong những nguyên nhân làm gia tăng số lượng người nhiễm HIV chính là rào cản kỳ thị.
 |
Xóa bỏ rào cản kỳ thị với người có H. |
Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, việc đảm bảo nhân quyền cho người có H phải là một trong những việc làm được ưu tiên.
“Tiếp cận phổ cập và quyền con người”- chủ đề trong ngày Thế giới phòng chống AIDS (1.12) năm nay chính là lời kêu gọi tất cả các quốc gia xóa bỏ rào cản phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, nhất là với phụ nữ và những nhóm người dễ bị tổn thương (nam quan hệ tình dục đồng giới, phụ nữ bán dâm....)
Bảo vệ quyền con người chính là cơ sở để đối phó với đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu. Việc vi phạm quyền con người sẽ làm cho dịch bệnh tiếp tục lây lan nhanh và đẩy nhóm người nghiện tiêm chích ma túy, mại dâm vào nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.
Ông Stave Kraus- quan chức cao cấp của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh: “Ở nơi nào có kỳ thị thì nơi đó HIV phát triển nhanh, ít sự kỳ thị tỉ lệ này sẽ giảm. Thay vì đẩy những người có HIV ra xa, chúng ta hãy kéo họ lại gần để họ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình và có những biện pháp phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng. Từ đó tiến tới xóa bỏ rào cản kỳ thị phân biệt đối xử với họ”.
Đông Bích
http://laodong.com.vn/tin-tuc/cang-ky-thi-so-nguoi-nhiem-hiv-cang-cao/23239
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Nhân ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS
Bao giờ cho hết kỳ thị?
QĐND - Thứ Ba, 30/11/2010, 21:47 (GMT+7)
QĐND - 30 năm sau khi con người phát hiện ra chủng vi-rút HIV, 20 năm ở Việt Nam có người nhiễm căn bệnh này, chúng ta cùng với thế giới đã nỗ lực không ngừng để ngăn chặn sự lây lan của HIV và tìm cách điều trị nó. Vẫn chưa có vắc-xin đặc trị nhưng con người đã khống chế được phần nào sức tàn phá của vi-rút và kéo dài tuổi thọ, sức khỏe cho người nhiễm. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sự nguy hiểm nhất của vi-rút HIV giờ đây chính là thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử của chính con người. Tháng hành động phòng chống HIV năm nay được phát động với chủ đề: “Tiếp cận, phổ cập và quyền con người”.
 |
Hiến máu tình nguyện là hoạt động góp phần phát hiện người nhiễm HIV
|
Phân biệt đối xử là bội nhiễm nguy hiểm nhất
Trong 30 năm qua, nhân loại đã có những tiến bộ y học đáng kể trong việc can thiệp giảm tác hại, điều trị hạn chế vi-rút HIV cùng với việc tuyên truyền phổ biến khắp thế giới về chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV. Những câu từ từng được sử dụng nhiều năm trước đối với căn bệnh này như: Đại dịch thế kỷ; án tử hình; bệnh xã hội… hay những pa-nô, áp phích cổ động với những hình ảnh ghê sợ, đánh đồng HIV với tệ nạn xã hội… đã dần được thay thế. Liên hợp quốc cùng tất cả các quốc gia đã bắt tay nhau chung sức để ngăn chặn, đẩy lùi HIV đồng thời cố gắng tìm phương thức điều trị căn bệnh này. Y học hiện đại đã khuyến cáo, thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh không lây và HIV không phải là căn bệnh nguy hiểm nhất nữa. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, những căn bệnh không lây như ung thư, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, tim mạch, huyết áp… còn nguy hiểm hơn cả HIV và số người chết vì những căn bệnh này còn cao hơn nhiều. Bản thân vi-rút HIV không trực tiếp khiến con người chết mà chúng làm suy giảm hệ thống miễn dịch và khiến người mắc bội nhiễm các bệnh khác dẫn đến suy yếu. Với các phương pháp điều trị hiện nay, thuốc kháng vi-rút ARV và các phương pháp điều trị khác giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hạn chế sự gia tăng vi-rút và chống lại các bệnh nhiễm trùng cơ hội sẽ giúp cho người bệnh có thể sống khỏe tới 10-20 năm hoặc lâu hơn. Ở Việt Nam cũng đã có Luật Phòng chống HIV/AIDS với việc chấp nhận các quyền được học hành, làm việc, sinh sống, đi lại, lập gia đình, sinh con cái… là một sự tiến bộ đáng kể của nhận thức. Nhưng trên thực tế, phần đông xã hội vẫn thực sự e ngại, phân biệt đối xử, thậm chí xa lánh, dèm pha, hắt hủi người nhiễm HIV. Đây chính là rào cản lớn nhất đẩy người nhiễm HIV vào chỗ cô lập, bế tắc và tuyệt vọng… còn nguy hiểm hơn cả cái chết.
Hãy nghĩ rằng nếu không may... là mình thì sao!
Một đồng đẳng viên của một câu lạc bộ người có HIV đã nói như vậy. Không ai mong muốn mình nhiễm HIV nhưng nếu không may vì một lý do nào đó mà bị nhiễm, điều người ta sợ nhất chính là thái độ đối xử của người thân và xã hội.
Chị Thúy N., thành viên nhóm tự nguyện Sức Trẻ (Hà Nội) bật khóc nghẹn ngào khi nghĩ lại câu chuyện cách đây vài năm. Hồi đó, lúc mang thai lần đầu, chị còn chưa hề biết mình bị nhiễm HIV. Đến khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sau khi được khám và lấy máu xét nghiệm là giây phút hồi hộp chị chờ đợi kết quả tốt lành về đứa con chị đang mang. Nhưng tất cả sụp đổ khi cán bộ y tế lạnh lùng nói với chị: “Cô làm nghề gì mà bị HIV?”. Choáng váng trước tin mình bị HIV, lại càng sốc hơn trước thái độ đầy khinh miệt của người bác sĩ vì họ nghĩ mình làm gì… nên bị HIV trong khi chính chị cũng không biết vì sao…
Mục tiêu của tháng hành động Phòng chống HIV/AIDS năm nay là nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân về tiếp cận phổ cập trong chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV cho mọi người, đặc biệt những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người. Đồng thời mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết bảo đảm quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV của tất cả mọi người dân có nhu cầu. Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm với gia đình, xã hội…
Thay đổi tận gốc sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là điều thật quá khó nhưng không phải vì thế mà chúng ta không tiếp tục với sự vào cuộc của tất cả cộng đồng. Có thể một tương lai không xa, con người sẽ tìm ra thuốc đặc trị HIV, đến lúc đó xã hội sẽ thay đổi thực sự cách nhìn sai lầm như đã từng có với những căn bệnh của những thế kỷ trước như: Hủi, tả, thương hàn, dịch hạch…
Tính đến tháng 10-2010, cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS. Tổng số người chết do AIDS đã được báo cáo là 48.368 người. Đã có hơn 74% số xã, phường và 97,8% số quận/huyện trong toàn quốc có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả nước. Tỷ lệ người nhiễm HIV là nam giới chiếm 70,8% và nữ chiếm 29,2%. Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế)
Bài, ảnh: Hoàng Trường Giang
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/7/21/21/131230/Default.aspx
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Nỗi khổ vượt cạn của bà bầu nhiễm HIV
Thứ tư, 1/12/2010, 08:45 GMT+7
Sau sinh, chị Nhung (Hà Nội) bị chảy máu nhiều, tử cung bị đờ không co bóp như bình thường nhưng bác sĩ không hề có biện pháp cầm máu. Khi đó, nếu không có người phát hiện kịp thời thì có lẽ chị đã không qua khỏi. Tất cả sự chậm trễ đó chỉ vì chị là người có HIV.

Nỗi niềm thai phụ nhiễm HIV. Ảnh minh họa: Superstock
Sự việc xảy ra vào cuối năm ngoái nhưng đến giờ chị Nhung vẫn không khỏi đau xót khi nhớ lại. Chị đã suýt mất mạng chỉ vì sự kỳ thị của y bác sĩ.
Biết mình mang căn bệnh thế kỷ, chị quyết định đến khám, theo dõi thai tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Dù đã rất cẩn thận trong quá trình mang thai nhưng không may chưa đến ngày sinh thì vỡ ối. Người nhà vội đưa chị vào bệnh viện.
“Ở khoa Khám bệnh, dù trên sổ khám bệnh có đóng dấu quy định người nhiễm HIV nhưng bác sĩ vẫn hỏi tôi có bị bệnh gì không. Lúc đó ở giữa chỗ đông người, sợ mọi người biết nên tôi không dám nói rõ bệnh của mình mà chỉ nói muốn được mổ”, chị Nhung kể lại.
Tuy nhiên, bác sĩ không đồng ý và chuyển chị lên khoa đợi đẻ thường. Lên đến nơi thì chị lại được chuyển về phòng khám vì một y tế phát hiện ra dấu trên sổ y bạ. Đến đây chị bị vị bác sĩ lúc đầu mắng “Tại sao không nói bị HIV ngay từ đầu!” rồi chuyển chị lên khu C3 (nơi có phòng dành cho bệnh nhân HIV).
Lúc đó đã là 2-3 giờ sáng, bác sĩ đưa chị lên phòng, vứt cho bộ quần áo bệnh nhân, rồi nói “Ngồi đây chờ, khi nào đau thì gọi”. Trong lúc đó, chồng chị vẫn chạy đi gặp bác sĩ khẩn thiết yêu mổ đẻ cho vợ nhưng không được.
“Đến khi lên bàn đẻ thường, vị bác sĩ ấy vẫn mắng té tát ‘Chúng mày không biết thương chúng em, mổ dễ bị phơi nhiễm. Mày làm nghề gì? Lây khi nào? Ở đâu?’. Những lời của bác sĩ khi ấy như nhát dao cứa vào lòng mà cho đến nay tôi vẫn không thể nào quên được”, chị Nhung buồn bã nói.
Câu chuyện được chị Nhung chia sẻ tại buổi đối thoại giữa cán bộ y tế với người nhiễm HIV gần đây tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Những phụ nữ bình thường sinh con đã khổ thì những chị em mang trong mình căn bệnh HIV còn khổ hơn gấp bội, họ bị chính những nhân viên y tế kỳ thị.
Cũng từng sinh con tại một bệnh viện ở Hà Nội cách đây 6 năm nhưng cho đến giờ chị Thanh vẫn không thể quên được ánh mắt của bác sĩ khám cho chị lúc ấy.
Như bao thai phụ khác gần đến ngày sinh, chị cũng đi làm một loạt các xét nghiệm trong đó có HIV. Đến khi cầm trên tay tờ kết quả, chị vẫn không thể tin nổi mình mắc căn bệnh này. Chưa hết bàng hoàng, vị bác sĩ xem kết quả đã ném cho chị cái nhìn khinh miệt, hỏi “Chị làm nghề gì? Đã nhiễm HIV còn chửa đẻ… ”.
“Hóa ra, bác sĩ nghĩ tôi là gái đứng đường. Tại sao lại cứ nhìn những phụ nữ bất hạnh như chúng tôi với cái nhìn thiếu tiện cảm như thế. Chúng tôi có làm gì nên tội đâu, chúng tôi cũng là nạn nhân”, chị Thanh nghẹn ngào nói.
Bà Đặng Thị Nghĩa, Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng thừa nhận, hiện tượng kỳ thị của nhân viên y tế bệnh viện với những thai phụ có HIV từng xảy ra. Nếu không giải quyết từ gốc rễ thì câu chuyện tương tự vẫn còn tiếp diễn.
“Tiếc là đến nay, vẫn còn một số bác sĩ vẫn nhìn bệnh nhân có HIV với ánh nhìn hình viên đạn. Vấn đề gốc rễ ở đây là do y, bác sĩ còn chưa hiểu biết nhiều về căn bệnh này nên tránh. Vì thế, cần có những khóa đào tạo HIV/AIDS một cách cụ thể, dành cho y tá, nữ hộ sinh, bác sĩ… ”, bà Nghĩa cho biết.
Ông Nguyễn Duy Ánh, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng thừa nhận: “Hiện tại, bệnh viện mới chỉ làm công tác tiếp nhận xử lý bệnh nhân sản phụ khoa nhiễm HIV, còn tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ y, bác sỹ rất hạn chế. Tôi xin lỗi những ai đã trải qua cảm giác bị nhân viên y tế đối xử không đúng, có thái độ kỳ thị”.
Thạc sĩ Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/ AIDS Hà Nội cho biết, hiện cả thành phố có hơn 3.000 phụ nữ nhiễm HIV đang sống với 86% người nhiễm HIV từ 15 đến 39 tuổi (độ tuổi sinh đẻ). Vì thế, công tác dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là rất cần thiết.
“Nếu các bệnh viện, y bác sĩ sản phụ khoa không nỗ lực chung tay, còn kỳ thị thì sẽ có rất nhiều trẻ bị nhiễm HIV ra đời. Đó sẽ là gánh nặng cho xã hội”, thạc sĩ Lan chia sẻ.
Trong buổi họp báo nhân ngày phòng chống HIV toàn cầu, diễn ra hôm qua tại Hà Nội, ông Steve Kraus, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS, cũng nhấn mạnh: “Sự kỳ thị của cộng đồng, của nhân viên y tế không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Điều cần lưu ý là quốc gia nào vẫn còn kỳ thị với người bị HIV thì số lượng người mang trong mình căn bệnh này sẽ còn tăng cao. Thay vì đẩy họ ra xa, tại sao chúng ta không kéo lại, giúp rõ hiểu hơn về căn bệnh, để bảo vệ chính những người xung quanh”.
Cũng theo ông, trong 20 năm qua Việt Nam đã được được những thành tựu tích cực trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ. Tỷ lệ nhiễm HIV đã chững lại và có ít người tử vong do căn bệnh này hơn. Tuy nhiên để duy trì sự bền vững thì cần phải xác định rõ phòng bệnh hơn chữa bệnh, giảm phân biệt, kỳ thị với những người mang HIV.
“Nếu cứ chữa cho một người mà có hai người mắc bệnh thì chi phí sẽ rất lớn. Trong khi đó, ngân sách dành cho hoạt động này ngày càng bị cắt giảm”, ông Steve nói.
Phương Trang
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/12/3BA23A47/
|
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Gia nhập: 24-08-2010(UTC) Bài viết: 62 Đến từ: CanTho
Cảm ơn: 11 lần Được cảm ơn: 5 lần trong 3 bài viết
|
Vái trời cho những thằng "Lương Y như từ mẩu" có con cháu bi H chết mẹ nó. Người thường ko nói vì họ ko biết, nhưng đả có học y là sẻ dc tuyên truyền thông tin về H, đông nghĩa với việc " ko ki thi" thế mà vẫn " ki thi " vậy làm luơng y làm lolz gì nhỉ
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Kỳ thị làm dịch HIV phát triển nhanh hơn
Thứ tư, 15/6/2011, 8:24 (GMT+7)
Không dám tiết lộ thông tin mình bị nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh... chỉ vì sợ bị người thân và cộng đồng kỳ thị. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HIV ngấm ngầm gia tăng trong cộng đồng.
Đốt chậu rửa mặt của con vì sợ...
Khi biết mình nhiễm HIV, L. ở Mường Thanh (Điện Biên) đã không khỏi bàng hoàng. Anh chìm trong sự đau khổ đến tuyệt vọng. Nhưng điều sợ nhất đối với anh lại là những chuỗi ngày sau đó anh phải đối mặt với sự soi mói, ghẻ lạnh của những người xung quanh. L. cho biết: “Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, thờ ơ và có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống trong sự cô đơn, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng”.
Thiệt thòi hơn là trường hợp của Th. gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử ngay chính trong gia đình, ở những người ruột thịt của mình. Th. bị nhiễm HIV từ chồng (chồng Th. là người nghiện chích ma túy). Một lần về thăm bố mẹ đẻ, khi Th. lấy chậu rửa mặt, cô cũng không thể ngờ vừa rửa xong thì bố đẻ cô lập tức lấy ngay dầu hỏa đốt chậu mà cô vừa sử dụng vì sợ lây nhiễm HIV sang người khác.
Cũng chính vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên N. một giáo viên tại Điện Biên được xác định nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS phải từ chối điều trị bằng thuốc ARV tại cơ sở y tế gần nhà. Còn T. ở thị trấn Mường Ảng khi đến trung tâm để tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện được cung cấp sách hướng dẫn phòng chống HIV/AIDS nhưng không dám nhận. Thậm chí, ngay cả việc một người đột nhiên quan tâm đến các kiến thức về phòng, chống HIV cũng khiến những người xung quanh để ý và đặt câu hỏi “tại sao nghiên cứu kỹ về vấn đề này thế nhỉ? Hay người này đã bị nhiễm HIV?”.
Do bị kỳ thị phân biệt đối xử nên người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã không dám tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình. Những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác vì sợ bị phát hiện. Và cũng chính do bị kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS đôi khi có những phản ứng tiêu cực, như cố tình làm lây lan HIV cho người khác... Tất cả những điều này đã làm cho dịch HIV/AIDS ngấm ngầm lan ra trong cộng đồng.
Bác sĩ Thảo đang tư vấn cho người nhiễm HIV. Ảnh: PV
|
Xóa bỏ cách nào?
BS. Trịnh Thị Thảo, khoa Truyền thông - Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết nguồn gốc và nguyên nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, nhất là việc cho rằng HIV có thể lây qua những tiếp xúc thông thường như: ăn cùng mâm, đi chung xe, dùng chung nhà vệ sinh... Do việc truyền thông không đúng đắn trong thời gian dài trước đây, khi nói đến HIV/AIDS người ta luôn đưa ra những hình ảnh đầu lâu, lưỡi hái tử thần... khiến người dân sợ bệnh AIDS và sợ luôn cả người mắc AIDS.
Hơn nữa, người nghiện ma túy và mại dâm lại chiếm tỷ lệ cao trong số những người bị nhiễm HIV. Điều này đã làm cho cộng đồng gắn HIV với các tệ nạn xã hội càng làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người sống cùng HIV/AIDS.
Chống kỳ thị và phân biệt đối xử là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Nhưng theo BS. Trịnh Thị Thảo, trước hết phải xóa bỏ những quan niệm không đúng về HIV/AIDS trong mỗi người dân. Vì AIDS là một bệnh và không được gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội. HIV không lây qua những tiếp xúc thông thường.
Những người nhiễm HIV/AIDS cũng là những người con, người anh, người em trong mỗi gia đình. Bởi vậy việc khơi dậy tấm lòng tương thân tương ái, sự cưu mang, đùm bọc của mỗi cá nhân, gia đình và của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS là rất quan trọng. Cộng đồng những người nhiễm HIV rất cần được hòa nhập, được chung sống và cùng lao động. Họ cần được biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS của bản thân, được trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sống, cũng như cần sự tư vấn hỗ trợ của xã hội về cách làm việc, cách sống có ích.
Bác sĩ Thảo cho biết, nếu xóa bỏ được kỳ thị, người nhiễm HIV/AIDS sẽ chủ động công khai danh tính. Họ sẽ được tư vấn các biện pháp phòng ngừa và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị. Nếu họ được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt vẫn có thể sống và làm việc lâu dài có ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực và có hiệu quả nhất trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Gia nhập: 16-06-2011(UTC) Bài viết: 2 Đến từ: truong THPT Bao Loc
|
buồn wá!!!bệnh nhân nhiễm H họ đã khổ lắm rùi sao mọi người còn kì thị họ như vậy chứ??? buồn hơn khi đó lại là những người thân,họ hàng va còn có cả những bác sĩ nữa chứ!những bác sĩ,y tá họ học hành cho nhìu,hiểu biết cho nhìu rui ăn mất 2 chữ "lương Y" lun hay sao??
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 23-08-2011(UTC) Bài viết: 485  Đến từ: The Heaven Thanks: 139 times Được cảm ơn: 279 lần trong 212 bài viết
|
Không biết đến bao giờ người không may mắn nhiễm H mới hết bị kỳ thị đây! Thật buồn quá! | Cám Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy - Ta Có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương! (Kalil Gibran) |
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Gia nhập: 25-09-2011(UTC) Bài viết: 69 Đến từ: vĩnh long
Cảm ơn: 29 lần Được cảm ơn: 76 lần trong 34 bài viết
|
Cuộc đời chưa kết thúc nên chưa ai biết là mình không có H. Họ sinh ra học cao, hiểu rộng mang 2 chữ y tá, bác sĩ ...... nhưng họ đã quên cách học phải làm người như thế nào. Ôi, tiết thật.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-12-2010(UTC) Bài viết: 345
Cảm ơn: 26 lần Được cảm ơn: 77 lần trong 52 bài viết
|
Originally Posted by: chitchit_luoi  Cuộc đời chưa kết thúc nên chưa ai biết là mình không có H. Họ sinh ra học cao, hiểu rộng mang 2 chữ y tá, bác sĩ ...... nhưng họ đã quên cách học phải làm người như thế nào. Ôi, tiết thật. Bạn à, cũng khôn nên "vơ đũa cả nắm" như thế. Mỗi người mỗi nhận thức, suy nghĩ, hành động là khác nhau, đó là Xã hội.
Nhận xét thì cần lắm khách quan, chớ có nên chủ quan bạn nhé. Thân. | Hãy luôn "tỉnh thức" để sống trong "chánh niệm" mới có cuộc sống chân chính, an lành, thanh thản và hạnh phúc.
Không sát sinh - Không trộm cắp - Không tà dâm.
Không nói dối - Không nói thêu dệt - Không nói lật lọng - Không nói lời hung dữ.
Không tham lam - Không sân hận - Không si mê.
|
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|