Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Bằng lăng tím  
#1 Đã gửi : 17/08/2006 lúc 05:35:42(UTC)
Bằng lăng tím

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 14-08-2006(UTC)
Bài viết: 45



Đi lừa được... HIV!
Thứ tư, 16/8/2006, 09:34 GMT+7

Hiếm có làng nào xuất hiện nhiều người đi lừa như ở làng Xuân Tín, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Họ kết hội đi lừa khắp trong Nam, ngoài Bắc. Cú lừa nhẹ nhất cũng trúng vài chục triệu đồng.



Nghĩa địa AÍDS ở Xuân Tín
Có những chiêu lừa “thắng” đậm tới 300-400 triệu... Nhưng đổi lại, đa số trùm lừa không phải chỉ lần lượt vào nhà đá mà đau lòng gấp bội lần, họ còn mang căn bệnh thế kỷ về hoành hành ngôi làng bao đời lăn lộn với ruộng đồng này...

Cả làng bị mang tai tiếng

Ông Trần Danh Luận, chủ tịch xã, khẳng định ít nhất cũng có hơn 200 người làng chuyên nghề... đi lừa. Ông tỏ ra băn khoăn: “Gốc gác làng tôi là nghề nông chứ không phải nơi chế tác hàng đểu để đi làm ăn bậy bạ như thế đâu. Vậy mà...”.



Chủ tịch UBND xã Xuân Tín, ông Trần Danh Luận, khẳng định: “Họ lừa được đồng nào “xào” đồng ấy. Từ bấy đến nay không thấy ai đem tiền bạc về xây cái nhà cái cửa mà chỉ đưa dân nghiện, dân chích về làng.

Từ đó, làng bắt đầu xuất hiện những tụ điểm buôn bán ma túy. Công an xã ra tay dẹp bỏ, nhưng tụ điểm này bị xóa thì ổ buôn khác lại mọc lên...”

Chuyện không biết bắt đầu từ lúc nào, nhiều người chỉ nhớ rằng khoảng năm 1997 ở Xuân Tín rộ lên “phong trào” thanh niên bỏ ruộng vườn, nhập vào các hội “bác cò”. Đây là hội của những tay chuyên “giả tiếng nhà làng (giả tiếng người dân tộc) như thật”, tỏa về các thị xã, thành phố lừa bán những bộ xương khỉ, gấu, hổ “xịn” để nấu cao. “Hàng” của họ còn có dạ dày nhím, sừng tê giác, nhung hươu “thật 100%”...

Nói về những chuyện buồn này, cụ H. 72 tuổi, cựu chiến binh ở xóm Phủ Lịch, cho biết: “Trước năm 1997, làng bắt đầu xuất hiện một số tay đi lừa bán mật ong giả, cao giả, mật gấu giả, dầu gội đầu giả... Thấy đi đâu cũng lừa được nên họ chuyển sang nghề lừa bán những loại hàng “cao cấp”. Đồng tiền lừa được chỉ là “bụi phấn” mà họ gây nên những cảnh kẻ khóc người cười như một trò chơi đàng điếm, làm cả làng Xuân Tín này xấu mặt, mang bao tai tiếng”.

Mấy năm qua, tính theo số được phát hiện, đã có hàng trăm phi vụ lừa đảo khắp 34 tỉnh thành trong cả nước. Có năm, như năm 2002, ủy ban xã liên tục nhận những thông báo về 20 phi vụ lừa đảo với 36 đối tượng bị công an các tỉnh bắt giữ...

Về Xuân Tín, ghé vào bất cứ nhà dân lương thiện nào cũng nghe đủ chuyện về các hội “cò”. Có người cho biết khi “gặt hái” hàng trăm triệu đồng thì cả hội thuê khách sạn sang trọng nghỉ và thả sức ăn chơi, gái gú.

Theo chủ tịch Luận, trong hơn 200 người chuyên đi lừa đã có 150 người lâm cảnh nghiện hút. Chính “đội quân” nghiện này đã mang cái vòi ma túy và HIV về làng, biến làng Xuân Tín hiền hòa bao đời nay trở thành làng mang đầy thảm họa.



Nghĩa địa AIDS

Ở Xuân Tín có hẳn một nghĩa địa dành riêng cho những người chết bệnh AIDS. Đó là nghĩa địa Bái Tền, gần xóm Phủ Lịch. Tôi sững người khi thấy nghĩa địa Bái Tền hiện dưới những vòm cây xà cừ heo hút gió. 52 nấm mồ. Mỗi nấm mồ đều mang tên một người xấu số, có người mới qua tuổi 20.

Thấy khách lạ hỏi, mấy đứa trẻ mục đồng chạy lại, kháo chuyện: “Đây là mộ chú Dũng ở xóm Phủ Lịch...”. Còn kia? “Kia là mộ vợ và mộ đứa con gái mới sinh được ba tháng của chú ấy đấy”. Còn đây là hai ngôi mộ của hai người con trai con bà Nguyễn Thị Nho ở xóm 26. Hai con trai nằm ở nghĩa địa, còn con dâu của bà vừa ngã bệnh rất nặng... Nằm kế bên ấy là mộ con ông Đỗ Như Tròn ở xóm 3.

Ông Tròn còn hai người con nữa, nhưng cả hai cũng đang bị HIV tấn công... Nghĩa địa này có từ năm 1997, theo qui định của nơi này thì tất cả những người chết vì AIDS đều được chôn cất một lần, không được sang hốt như các ngôi mộ khác.

Tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Hưng, một bệnh nhân ở xóm 21. Trong căn nhà một gian hai chái rách nát, âm u, Hưng với thân hình chỉ còn da bọc xương nằm xệp trên giường. Đứa con của Hưng chưa đầy 5 tuổi cứ trố mắt nhìn khách.

Ông Bình (bố Hưng) ghé tai tôi, nói rõ to: “Tôi bị điếc đặc. Thằng Hưng thì vật vã một chỗ mấy tháng nay, chắc “đi” thôi. Không biết nó đi làm đi ăn cái kiểu chi mà mang đủ thứ tai họa về nhà. Vợ nó hả? Bỏ chồng, bỏ con ba năm nay rồi, nghe đâu vào tận Bình Dương làm ăn...”.

Từ trong chiếc màn loang lổ, cũ kỹ, tôi thấy Hưng cố xoay người, bò dậy đưa bàn tay khẳng khiu vịn vào cái nạng gỗ để sẵn bên giường... Hưng nói giọng yếu ớt: “Hơn 50 mạng người ra Bái Tền rồi, còn 58 mạng AIDS đang chờ ngày kết thúc như tôi, chưa kể một số người chết tha phương, chết trong tù...”.

“Vì ngày mai tươi sáng”



Nguyễn Thị Hiền mang mơ ước chung của bảy chị em: mỗi ngày mong kiếm được 4.000 - 5.000 đồng để gắng sống, nuôi con

Trong bóng đen của làng Xuân Tín, một ngọn đèn nhỏ đã được thắp lên. Dù chỉ mới tỏa được một chút ánh sáng nhưng nó đã làm cảm động lòng người. Đó là “ngọn đèn” ở xóm Phủ Lịch của bảy cô gái “mẹ góa, con côi”...

Cũng như hàng trăm cô gái bất hạnh khác trong làng, bảy chị em Hiền, Tín, Thường, Đậu, Hòa, Hà và Hân không thoát khỏi cảnh “chồng phát bệnh, cứ sốt vật vã rồi chết”. Nguyễn Thị Hiền, 28 tuổi, tâm sự trong nước mắt: “Bảy chị em cùng nỗi đau, cùng bị xa lánh, tủi nhục lắm. Người bình thường làm ruộng kiếm đủ ăn đã khó huống chi mang bệnh như chúng tôi. Buồn nhất là khi chúng tôi mang bó rau, mớ cà, củ khoai ra chợ bán mong kiếm thêm đồng tiền mua thuốc, nhưng không ai dám đến gần. Một lần ngã là vạn lần đau. Nay không cày cấy, không đi chợ búa, sống làm sao... Trước ngõ cụt, chúng tôi bàn nhau tạo dựng nghề may, gắng gượng sống để nuôi con qua ngày nào hay ngày đó...”.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa góp thêm nghị lực của các chị: giúp bốn chiếc máy khâu và 2 triệu đồng để bảy chị em thành lập tổ may mặc. Các chị đã đặt tên cho tổ ấm của mình là “Vì ngày mai tươi sáng”.

Tổ “Vì ngày mai tươi sáng” được thành lập giữa tháng 10-2005. Trần Thị Hà, 24 tuổi, ngậm ngùi kể: “Dần dà bà con trong làng hết nghi ngại, nhiều người đến chia sẻ giúp đỡ, đến may đồ đạc. Tiếc là chúng tôi không có vốn để mua thêm ít vải vóc...”. Hiền cho biết thêm: “Ngoài may vá, chúng tôi còn làm tư vấn viên giúp tổ chức Quĩ toàn cầu ngăn chặn sự lây nhiễm HIV tại xã nhà...”.

Theo Vũ Toàn

Sửa bởi quản trị viên 12/01/2012 lúc 02:14:31(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Cuối con đường tóc bay rối trang thơ
Dòng lưu bút chuyện ngày xưa ủ kín
Bằng lăng nở mênh mang chiều sắc tím
Tuổi học trò bịn rịn với vầng trăng
Quảng cáo
Offline cash  
#2 Đã gửi : 21/08/2006 lúc 01:18:19(UTC)
cash

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 14-08-2006(UTC)
Bài viết: 88

Nghĩa địa AIDS

Ở Xuân Tín có hẳn một nghĩa địa dành riêng cho những người chết bệnh AIDS. Đó là nghĩa địa Bái Tền, gần xóm Phủ Lịch. Tôi sững người khi thấy nghĩa địa Bái Tền hiện dưới những vòm cây xà cừ heo hút gió. 52 nấm mồ. Mỗi nấm mồ đều mang tên một người xấu số, có người mới qua tuổi 20.

Kỳ thị người có HIV quả là còn quá nặng lề trong xã hội chúng ta, đến lúc chết rồi vẫn bị kỳ thị sao?Mình cũng là người có H nhưng cũng chưa gặp phải sự kỳ thị nào đáng kể,không biết mình có phải là người may mắn không.Nhưng nhiều lúc ngồi nghĩ về những kỳ thị mà bạn bè mình,những người có HIV gặp phải mà thấy lòng quặn đau chua sót vậy chứ.

Luật phòng chống HIV cũng có đề cập đến chống phân biệt kỳ thị, ây vay ma khong ít người khi đi khám tại các bệnh viện hay nằm điều trị vẫn găp phải sự kỳ thị của những Y đức vậy nhỉ?mong sao các văn bản dưới luật sớm ra để người có H có tiếng nói chống phân biệt kỳ thị

Hạnh Phúc chỉ có mặt trong giờ phút hiện tại...
Offline dangbiphoinhiem  
#3 Đã gửi : 27/09/2006 lúc 07:27:59(UTC)
dangbiphoinhiem

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-09-2006(UTC)
Bài viết: 133
Đến từ: Tp. HCM

thật là đau xót vì hoàn cảnh này. trước kia coi thời sự những vấn đề này tôi không quan tâm lắm. bi giờ mình lại suy nghĩ khác hẳn.
Tình chỉ đẹp khi còn giang dở.
Chứ cưới em về anh chỉ biết...chết ngay.
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.