Tại sao chúng ta cảm thấy stress?
Phản ứng stress của cơ thể hoạt động giống
như thiết bị báo động. Nó được thiết kế để ứng phó với sự xuất
hiện đột ngột của một nguy hiểm nào đó. Thay vì dùng tiếng động, hệ thống cảnh báo nội bộ thông báo bằng cách tạo ra những phản ứng sinh
hóa trong cơ thể. Hệ thống thần kinh giao cảm sẽ tăng tiết cortisol và
adrenaline vào tim, tuần hoàn máu và ôxy tăng lên ở chân và tay, tạo ra
phản ứng “sẵn sàng chiến đấu” cho phép chúng ta đối đầu hay thoát
khỏi sự nguy hiểm. Phản ứng tự nhiên này vô cùng cần thiết, nhưng nếu quá mức
hoặc vô hiệu thì thật nguy hiểm.
Kiểm soát phản ứng stress như thế
nào?
Yếu tố gây stress có thể xuất hiện vào
bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể là tắc đường, một cuộc
tranh luận không có hồi kết, nhưng hệ thần kinh thường không phân biệt
được một sự đe dọa về thể lực hay tinh thần hay cảm xúc.
Điều quan trọng là thay đổi nhận thức và
làm sáng tỏ nguyên nhân gây stress. Khi đó, phản ứng cũng sẽ thay đổi
theo. Thư giãn là một biện pháp tốt để giảm stress.
“Nghiện” stress ?
Bạn đang vắt kiệt mình cho công việc? Bạn
chỉ tìm thấy chính mình trong guồng quay công việc với cảm giác làm
để duy trì và luôn trong tình trạng bận rộn.
Hệ thống năng lượng trong cơ thể chúng ta
chỉ hoạt động tốt nhất khi chúng ta bật-tắt nó chủ động.
“Cuộc sống không phải là một cuộc chạy
đua đường trường mà nó là một loạt các quãng chạy nước rút”.
Đây là nguyên lý tiêu hao năng lượng tối đa
theo chu kỳ dựa trên sự hồi phục. Điều này có nghĩa, nếu biết dành
thời gian nghỉ ngơi, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn ở công việc
tiếp sau đó.
Rối loạn giấc ngủ được hiểu thế
nào?
Rối loạn giấc ngủ là chứng bệnh thường gặp ở mọi
lứa tuổi, mọi giới do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh biểu hiện dưới ba hình
thái chủ yếu là mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ.
Mất ngủ:
Ở những người này, việc đi vào giấc ngủ và duy
trì nó trở nên khó khăn, làm cho thời gian ngủ ít đi và chập chờn không sâu.
Chứng mất ngủ đa phần liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và
các bệnh rối loạn tâm thần khác, đôi khi là triệu chứng của một bệnh thực
thể.
Tuy nhiên, nếu chỉ mất ngủ thoảng qua một vài hôm
thì không thể coi là rối loạn giấc ngủ, chỉ khẳng định bệnh khi mất ngủ xảy ra
ít nhất 3 lần/tuần, trong thời gian ít nhất là một tháng.
Tình trạng mất ngủ kéo dài làm bệnh nhân lo lắng,
sợ hãi thậm chí trầm cảm và hậu quả là càng mất ngủ hơn.
Chứng rối loạn cảm xúc?
Nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày sẽ dẫn
tới các thay đổi về cảm xúc và hành vi. Điều quan trọng là cần phải phân biệt
được giữa các thay đổi về hành vi thông thường do tâm trạng căng thẳng hàng ngày
gây ra với các dấu hiệu cho thấy các vấn đề nghiêm trọng hơn. Các vấn đề trở nên
đáng quan tâm hơn khi những vấn đề đó có tính chất nghiêm trọng, dai dẳng và ảnh
hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của một cá nhân.
Giải pháp khoa học nào cho
bạn?
Bạn chú ý cuộc sống là cả một con đường dài, hãy
biết cân bằng cuộc sống mỗi ngày.
Nếu bạn có những biểu hiện nghiêm trọng liên quan
tới, rối loạn giấc ngủ, stress hay rối loạn cảm xúc, cần đến các phòng khám
chuyên khoa để có phương pháp chẩn bệnh và trị bệnh hệ thống