Bảy bước chuyển phản ứng tiêu cực thành tích cực
Chương 3: Khẳng định ý nghĩ tích cực
Bảy
bước chuyển phản ứng tiêu cực thành tích cực
"Ly
nước đầy một nửa hay vơi một nửa là tùy vào thái độ của người quan sát nó."
Khuyết danh
coordsize="21600,21600" o:spt="75" oreferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f">
o:href="http://maxreading.com/data/books_images/9a29b2da6e1f79d3f03383bfca5da065.jpg"/>
|
TTO
- Bước 1: Chú ý tới những điều bạn nói và cách bạn phản ứng với người khác.
Kiểm tra và thay đổi chính bạn chứ không phải những người khác.
Bước 2:
Nếu
bạn đang có ý nghĩ chỉ trích và phản ứng lại những người khác, hãy thay thế
ngay bằng những ý nghĩ, phản ứng hữu ích và tích cực.
Bước 3:
Bất
cứ khi nào có những ý nghĩ tiêu cực về chính mình, về người khác hay về hoàn
cảnh, bạn hãy tập trung nhìn vào những khía cạnh tốt và tích cực của mình, của
người khác và của hoàn cảnh hiện tại.
Bước 4:
Khi
đối mặt với những thử thách, hãy chấp nhận những gì bạn không thể thay đổi và
tập trung vào việc tìm kiếm những giải pháp có lợi và hiệu quả.
Bước
5:
Ghi
lại những điểm tích cực của mọi người xung quanh và tập sống tốt giống như vậy.
Bước 6:
Xác
định rằng những sức mạnh, khả năng cùng với mục tiêu của cuộc đời bạn là thực
tế, không quan tâm tới những gì có thể khiến bạn nản lòng; sẽ không có tác động
nào có thể ảnh hưởng đến bạn trên con đường tự khẳng định hạnh phúc sẵn có của
mình.
Bước 7:
Ghi
nhớ rằng dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, bạn cũng hoàn toàn tự do lựa chọn thái độ
của mình và thái độ này sẽ quyết định cách bạn xử lý tình huống như thế nào.
"Chúng
ta phải là tấm gương của những điều ta mong nhìn thấy thay đổi ở thế giới này."
Gandhi
Bài
tập:
Nếu
coi tâm trí của mình như một người bạn tốt nhất, bạn sẽ đối xử với "bạn
ấy" như thế nào?
1.
Bạn có thể luôn có những suy nghĩ cũng như những hồi đáp tích cực không?
2.
Nêu ra 5 phẩm chất tốt đẹp của một người mà bạn đang có những vướng mắc với họ.
3.
Hãy luôn ghi nhớ "thủ thuật" SOS!
4.
Luôn ý thức bạn là một "diễn viên". Liệt kê những điểm tích cực mà
bạn thường áp dụng cho từng "vai diễn" trong cuộc sống của mình.
5.
Tạo ra những thói quen tích cực cho bạn. Ví dụ: "chỉ nhìn thấy điều tốt
đẹp ở người khác" hay "luôn luôn sử dụng ngôn ngữ tích cực".
Nhớ
dành cho bạn một sự lựa chọn! Hãy nhìn vào điều tốt đẹp nhất của mình và của
những người khác!
Nguồn:
Tư duy tích cực - First News và NXB Văn Hóa Sài Gòn