Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline TLA  
#1 Đã gửi : 08/05/2011 lúc 08:33:32(UTC)
TLA

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 29-04-2011(UTC)
Bài viết: 631
Đến từ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Tiệt nhiên định phận tại thiên thư - Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? - Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Cảm ơn: 99 lần
Được cảm ơn: 104 lần trong 72 bài viết
Những biến chứng khi điều trị lao muộn

Sức khỏe & Đời sống

Nhiều
bậc cha mẹ lầm tưởng những biểu hiện bệnh lý ban đầu của lao với các
bệnh về đường hô hấp khác nên đã không đưa trẻ đi khám ngay. Đến khi trẻ
có triệu chứng thở khò khè, ho ra máu hoặc xuất hiện nổi hạch tại một vị trí nào đó thì bệnh đã nặng.

Dễ nhầm lao phổi với viêm phế quản

Người
bệnh bị lao phổi thường ho khạc đờm kéo dài (trên hai tuần), ho nhiều
về buổi sáng. 30-40% số bệnh nhân có ho ra máu, một số có tràn dịch,
tràn khí màng phổi. Hầu hết các bệnh nhân thường nhập viện trong tình
trạng bệnh đã nặng do ngộ nhận lao phổi với các bệnh thông thường như viêm phế quản, viêm phổi...

Bệnh lao phổi lây nhiễm chủ yếu qua
đường không khí. Người lành khi tiếp xúc với người bị lao phổi dễ bị lây. Khoảng 5% số người hít phải vi khuẩn lao chuyển thành lao bệnh.

Trẻ
mắc bệnh lao nguy hiểm gấp nhiều lần người lớn do hệ thống đề kháng của
cơ thể trẻ em còn yếu. Phát hiện một trẻ bị mắc lao thường chậm hơn so
với người lớn, nên khi phát hiện được thì thường bệnh đã ở giai đoạn
nặng. Việc điều trị cho trẻ cũng khó khăn hơn vì trẻ phải được uống một lượng thuốc khá lớn, liên tục, kéo dài.



 Điều trị cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Phổi trung ương. Ảnh: T.D

Nguy hiểm khi phát hiện muộn

Khi
mắc bệnh lao mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn tới
nhiều biến chứng nguy hiểm, có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể tử vong.

Với lao phổi, tổn thương phổi rộng dẫn đến suy hô hấp, tâm phế mạn, điều trị ít hiệu quả thường dẫn đến tử vong.

Bị
lao màng não phát hiện điều trị muộn tỷ lệ tử vong khoảng 90%, 100% có di chứng như: Liệt, thiểu năng trí tuệ, bại não,tàn phế…

Với lao
hạch: Hạch sẽ dò ra ngoài da, lâu liền, sẹo rất xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lao từ tổ chức hạch có thể di căn đi các bộ phận khác gây bệnh.

Lao xương khớp: Để lại di chứng dính, cứng khớp, dò xương khớp, gãy xương… Lao thận thì có biểu hiện đái buốt, đái rắt, đái máu.

Cách ly với nguồn lây

Không
phải ai nhiễm vi khuẩn lao cũng mắc bệnh. Những người nhiễm vi khuẩn
lao nhưng khỏe mạnh, có sức đề kháng cao sẽ không bộc phát bệnh. Lây
truyền chỉ xảy ra ở người mắc bệnh lao hoạt động, còn bệnh lao tiềm ẩn thì khó có thể lây truyền.

Sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào
mức độ nhiễm khuẩn của người mắc lao, môi trường phơi nhiễm, thời gian
phơi nhiễm và độc lực của vi khuẩn. Những người nguy cơ cao mắc lao là
thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, phụ nữ sau khi phẫu thuật, người
có bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV, tiêm chích ma túy... khi nhiễm vi
khuẩn lao dễ tiến triển thành bệnh do trước đó cơ thể đã bị suy giảm
miễn dịch. Khoảng 10% số người nhiễm lao trở thành lao bệnh. Ở những người nhiễm HIV/AIDS, tỷ lệ này lên tới 30%.

Để phòng tránh lây
lan, khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang. Ánh sáng mặt trời
chiếu trực tiếp sẽ giết chết vi khuẩn lao do đó cần phơi nắng các vật
dụng như màn, chiếu gối, quần áo... Nên khạc đờm vào ống nhổ có nắp đậy
và đun sôi từ 5 - 10 phút là cách diệt vi trùng lao tốt nhất.                 

 Nam Khánh

http://www.quansuvn.net/
Nơi sinh: Việt Nam
Quảng cáo
Offline Ròm  
#2 Đã gửi : 16/05/2011 lúc 06:24:46(UTC)
Ròm

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-05-2011(UTC)
Bài viết: 180

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 27 bài viết

Tui có thằng em quê Sóc Trăng. Nó lên Thành phố HCM lao động, bị mắc lao hạch cho nên tui đã hướng dẫn cho nó làm hồ sơ để được điều trị tại TP, cho thuận tiện...

Do công việc của hắn khá nặng nhọc, tui khuyên hắn nên về quê tĩnh dưỡng một thời gian đầu cho đến khi sức khỏe ổn định hơn hãy lên TP tiếp tục làm việc.

Hắn nghe và tuần đầu vẫn lên lãnh TP thuốc tại TTYT Quận nơi hắn đăng ký.

Hôm nay, sang tuần thứ 3 bỗng nhiên đùng một cái hắn điện thoại cho tui và bảo: " Em nghỉ uống thuốc tây rồi anh. Em đi thầy bùa dưới này (Sóc Trăng), thầy phán cái hạch lao bể rồi anh, nhẹ hẳn rồi anh..."

Tui bảo rằng: Thôi thì tùy mày em ạ, khỏe đâu không biết nhưng anh nói mày đ.. có nghe thì... chịu thôi.

Tui chỉ có thắc mắc mỗi điều: Thầy lang vườn liệu có trị dứt được bệnh lao không bà con nhỉ? Bà con nào ai biết xin cho tui lời thỉnh giáo với nghen.


Xin chân thành cảm ơn bà con.
Hãy học cách quan hệ tình dục an toàn, điều đó sẽ rất tốt cho bạn, gia đình và toàn xã hội.


http://vov.vn
Offline Cửu Long  
#3 Đã gửi : 30/12/2011 lúc 12:09:17(UTC)
Cửu Long

Danh hiệu: Member

Nhóm: Guests
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 80

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 13 lần trong 10 bài viết

Cập nhật lúc
23:00, Thứ tư, 28/12/2011 (GMT+7)




Bệnh nhân được bác sĩ điều trị lao.  
( Ảnh: VOVnews )

 

NDĐT- TS Phạm Quang Tuệ - Chương trình Phòng chống lao quốc gia
cho biết, hiện nay ở Việt Nam mới chỉ phát hiện được khoảng 60% số bệnh
nhân mắc bệnh lao xuất hiện hàng năm. So với con số trên thực tế, có 40% người nhiễm bệnh vẫn chưa phát hiện được.

Trả lời phỏng vấn ngày 27-12, TS Tuệ cho biết,
40% người mắc bệnh lao chưa được phát hiện đang trở thành nguồn lây
nhiễm cho bất kể ai. Lao do vi khuẩn gây ra, lây lan chủ yếu qua đường
không khí khi người mắc lao ho, khạc, nói chuyện hay hắt hơi. Vì vậy, bệnh lao đang trở thành nỗi lo khi việc phòng ngừa rất khó kiểm soát.

Hiện
nay thuốc chống lao cấp phát miễn phí theo phác đồ điều trị cho tất cả
đối tượng mắc bệnh lao do chương trình Phòng chống lao quốc gia phát
hiện ra. Thuốc cấp phát miễn phí tại các cơ sở chống lao ở các tỉnh, huyện, xã.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý phải điều trị theo
phác đồ, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa lao. Trên thực tế, có nhiều
người bệnh tự ý bỏ dở việc điều trị do khi uống thuốc gây ra những triệu
chứng khó chịu hoặc do người bệnh chủ quan, tự cảm thấy bệnh thuyên giảm nên dừng thuốc.

TS Phạm Quang Tuệ cũng cho biết, việc người
bệnh dở việc điều trị, tự ý ngừng thuốc sẽ khiến cho bệnh không khỏi,
dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Lao kháng thuốc rất nguy hiểm.
Kỹ thuật cho việc phát hiện, các loại thuốc chữa trị lao kháng thuốc có chi phí tốn kém. Hơn nữa, tỷ lệ khỏi bệnh không quá 70% đến 80%.

LÊ HẠNH NGUYÊN
Hãy cố gắng để không hiểu
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.