Originally Posted by: lostnick 
- Từ lúc tham gia diễn đàn mình đã ý thức được những hành vi lúc trước của mình rất nguy hiểm . Và may mắn khi kết quả xet nghiệm là Âm Tính . Tuy nhiên sau khoảng thời gian khủng hoảng lúc xét nghiệm (cái này nhiều người biết ) thì từ đó về sau mình luôn bị HIV ám ảnh . Đi hát karaoke chẳng may bị chảy máu tay cũng làm mình lo lắng mấy tháng cho đến khi đi xét nghiệm lần nữa , vợ mình đi cắt móng bị xước lại càng làm mình lo lắng hơn cho đến 6 tháng sau khi đi sinh nguoi ta xét nghiệm kq âm tính . Nói chung mình luôn lo lắng sợ sệt quá mức , tệ hại hơn lúc trước thời còn sinh viên mình thường xuyên đi đến các trại trẻ mồ côi nhiễm HIV để tham gia phát quà , chơi với các bé . Thì bây giờ mình lại rất sợ khi có bạn rủ tham gia .
Thật không biết làm sao để xóa được ám ảnh HIV .
|
[ Chú ý ] Vượt qua ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm HIV [+1]
, 26-12-2010 lúc 03:32:45 |
6 |
4,843 |
06-04-2011 lúc 09:21:15 |
Những biểu hiện cần lưu ý
Các triệu chứng về tâm lý, hành vi hoặc thần kinh tự trị như hoảng sợ, căng thẳng, bồn chồn, run… phải là những biểu hiện xuất hiện sau của một cơn lo âu. Lo âu, ám ảnh sợ phải khu trú hay chiếm ưu thế ở các hoàn cảnh xã hội đặc biệt, các đối tượng hay tình huống đặc biệt gây ám ảnh sợ. Ví dụ như ám ảnh sợ vật nhọn, súc vật, chỗ kín, sợ đến bác sĩ khám bệnh, ám ảnh sợ đặc hiệu, đám đông, quảng trường công cộng, chuyến đi xa khỏi nhà, và du lịch một mình. Những đối tượng này thường có sự sợ hãi dai dẳng và mãnh liệt trước những tác nhân gây sợ. Họ thường né tránh các tình huống gây ám ảnh. Bên cạnh đó người bệnh thường lo sợ một cách dai dẳng về tình trạng này mà không thể kiểm soát và không thể thoát ra khỏi nó được. Ví dụ, một người sợ bóng đêm thường không hiểu vì sao mình sợ, nhưng nỗi sợ đó cứ đeo bám họ suốt, không thoát ra được.
Nguyên nhân
Có nhiều quan điểm khác nhau lý giải vấn đề này. Tuy nhiên, khi xét các yếu tố nguyên nhân nảy sinh tình trạng lo âu ám ảnh sợ ở một bệnh nhân, các nhà tâm thần học thường xét trên cả ba góc độ sinh lý, tâm lý và xã hội. Lo âu ám ảnh sợ có liên quan đến các yếu tố giải phẫu thần kinh, các chất trung gian thần kinh, bên cạnh đó, di truyền cũng là một trong những yếu tố được xét khi nghiên cứu nguyên nhân của các rối loạn lo âu ám ảnh sợ. Nguyên nhân quan trọng nhất khi xem xét lo âu ám ảnh sợ đó chính là các yếu tố tâm lý, xã hội. Một bệnh nhân có lo âu ám ảnh sợ hoặc ám ảnh cưỡng bức thường trải qua một giai đoạn stress trầm trọng, hoặc một biến cố xã hội quan trọng nào đó trong cuộc đời. Bên cạnh đó, các bệnh nhân thường là những người có nhân cách yếu, ít trải qua những biến cố và khó tự mình giải quyết những nỗi sợ hãi. Đây chính là điều kiện thuận lợi khiến họ dễ rơi vào trạng thái rối loạn lo âu ám ảnh sợ.
Việc điều trị các rối loạn lo âu ám ảnh sợ cần phải phối hợp giữa các bác sĩ tâm thần và các chuyên gia tâm lý lâm sàng. Các nhà tâm lý lâm sàng thường triển khai các liệu pháp như hành vi nhận thức, thư giãn luyện tập, yoga, liệu pháp hệ thống… Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý thì việc phòng bệnh này mới là quan trọng. Do vậy việc tự giải quyết các yếu tố stress cần được ưu tiên, mỗi cá nhân cần tự xây dựng chế độ phòng vệ và ổn định về mặt tâm lý.
Căn bệnh ám ảnh? Cách điều trị căn bệnh này
Ám ảnh là một loại rối loạn tâm thần. Ám ánh đơn thuần hoặc ám ảnh có hành vi bó buộc kèm theo.
Ám ảnh là một loại bệnh có thể điều trị bằng thuốc và điều trị tâm lý.
Phải xác định chẩn đoán cụ thể mới có cách điều trị cụ thể. Nấu một bữa ăn có thể phục vụ cho nhiều ngưới. Còn điều trị không giống như việc nấu ăn, mỗi người phải nhận được một điều trị đặc thù cho riêng mình. Cho nên ở Mỹ, giá một lần điều trị tâm lý có thể rất cao.
Bạn ở Việt Nam, liên hệ với BS chuyên khoa tâm thần để được hướng dẫn điều trị. ở nước ngoài có thể gặp BS tâm lý.
chúc bạn ổn định lại tinh thần để còn nhìn đời tươi đẹp hơn và còn bước tiếp quãng đường còn lại của kiếp con người.