Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Silk  
#1 Đã gửi : 31/08/2011 lúc 02:20:41(UTC)
Silk

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-08-2011(UTC)
Bài viết: 177

Cảm ơn: 12 lần
Được cảm ơn: 38 lần trong 27 bài viết

Chia sẻ yêu thương với trẻ nhiễm HIV/AIDS

08:21 | 30/08/2011
(Daibieunhandan.vn) - Ngay
từ khi sinh ra, những thiên thần nhỏ không biết rằng, căn bệnh thế kỷ
quái ác đã nhăm nhe cướp trắng cuộc đời của các em. Nhiều em nhỏ mắc HIV
được gia đình yêu thương, chăm sóc. Bên cạnh đó, một số em bị cha mẹ bỏ
rơi hay cha mẹ chết, phải sống giữa tình thương yêu bao bọc của cộng đồng.



Trăm nỗi đau chung niềm hạnh phúc

Chúng
tôi có mặt tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Thái Nguyên khi các bé vừa
tỉnh giấc ngủ trưa. Nơi đây hiện đang chăm sóc điều trị cho 5 trẻ bị
nhiễm HIV, trong đó có 1 bé đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Mỗi bé một
hoàn cảnh, đều được những vòng tay yêu thương của các mẹ trong trung tâm
ngày đêm cho ăn, cho ngủ, tắm giặt và yêu thương. Nhìn những em nhỏ mới
một tuổi, hai tuổi vui vẻ cười đùa, chẳng ai có thể cầm lòng nổi với mỗi hoàn cảnh và căn bệnh mà các em đang phải gánh chịu!


Thanh, năm nay được hơn 2 tuổi, bị mẹ bỏ rơi tại Khoa sản, Bệnh viện Đa
khoa trung ương Thái Nguyên ngay sau khi sinh. Các bác sỹ đã làm thủ
tục gửi bé lên với các mẹ tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Trường hợp
bé Lâm, năm nay được 2 tuổi rưỡi, cả bố mẹ bé đều chết bởi căn bệnh thế
kỷ, gia đình mới gửi bé lên trung tâm được 6 tháng. Bé Hiếu lại được bảo
vệ phát hiện vào một buổi sáng ngay trước cửa trung tâm với mảnh giấy
đề tên tuổi và địa chỉ cũng như tình trạng sức khỏe của bé. Ban giám đốc
trung tâm quyết định đưa Hiếu về chăm sóc sau khi đưa bé đi khám và cho kết quả dương tính với virut HIV…

Những
em nhỏ, mỗi em một hoàn cảnh, một nỗi đau, khi đến trung tâm đều được
những vòng tay yêu thương chăm sóc vỗ về. Phó giám đốc Trung tâm bảo trợ
xã hội tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thúy Hường chia sẻ, bên cạnh sự hỗ trợ
tiền ăn của nhà nước, các bé ở trung tâm còn được sự hỗ trợ của rất
nhiều tấm lòng hảo tâm ở các nơi, các bữa chính, bữa phụ, bữa sữa của
các bé đều được cung cấp đầy đủ. Tại trung tâm có riêng một bác sỹ
chuyên theo dõi sức khỏe của các bé mắc HIV/AIDS. Hàng tháng, các bé
được đưa ra Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên thăm khám và cấp thuốc kháng virut ARV theo định lượng.

Trung
tâm bảo trợ trở thành bến đỗ yêu thương nơi cho những trẻ em mắc
HIV/AIDS những giây phút hạnh phúc và ấm áp giữa trần đời trước khi tiễn
đưa các em về với thế giới bên kia. Ở nơi đây, những cuộc đời tưởng như khép lại, vẫn tươi nguyên nụ cười hạnh phúc, trong veo.



Đẩy mạnh công tác dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Theo
số liệu từ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên, tính đến
thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã phát hiện 234 trẻ bị nhiễm HIV. Trong
đó có 92 trẻ đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Tại phòng khám ngoại trú
nhi, Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên, hiện đang theo dõi điều
trị bằng thuốc kháng virut ARV cho 80 bé. Chỉ trong năm 2010, tại đây đã
phát hiện 27 bé bị nhiễm HIV mới. Từ đầu năm đến nay, đã có 2 bé bị tử vong do AIDS.

Phó giám đốc Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên Lê Ái Kim Anh cho biết, các bé
được phát hiện nhiễm HIV chủ yếu qua chương trình dự phòng lây nhiễm HIV
từ mẹ sang con. Bên cạnh đó, một số trường hợp sau khi bố mẹ phát hiện
bị nhiễm HIV, đưa con đi xét nghiệm cho kết quả dương tính. Một số khác
được phát hiện trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT).

Cũng
theo bà Kim Anh, bên cạnh việc được thăm khám và điều trị bằng thuốc
kháng virut ARV tại phòng khám ngoại trú nhi, cha mẹ và người thân của
các bé cũng được trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu về cách thức
chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV/AIDS. Hiện nay, trung tâm kết hợp với dự án
Life-Gap triển khai Dự án chăm sóc trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS (OVC) tại 3 huyện có nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV nhiều nhất của Thái Nguyên là Đại Từ, Phổ Yên và Phú Bình.

Tuy
nhiên, việc theo dõi, chăm sóc điều trị cho trẻ nhiễm HIV/AIDS tại Thái
Nguyên vẫn vấp phải một số khó khăn. Bên cạnh việc thiếu kinh phí, gia
đình của một số trẻ bị nhiễm HIV còn nghèo khó. Đau lòng, có trường hợp
người hỗ trợ chăm sóc các em cũng bị lây nhiễm HIV. Mặt khác, gia đình
nhiều trẻ cách xa phòng khám ngoại trú nhi nên điều kiện đưa trẻ đi thăm
khám điều trị định kỳ còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, theo bà Kim Anh,
một số thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội không có trong danh mục của bảo hiểm y tế nên không được hỗ trợ miễn phí.

Việc
đẩy mạnh tuyên truyền dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con cũng như chăm
sóc điều trị cho trẻ nhiễm HIV/AIDS sẽ giúp các em nhỏ không may mắc HIV
có được cuộc sống vui vẻ, đượm tình yêu thương. Hơn nữa, trong thời
gian tới, cần tiếp tục có những chính sách đặc thù để có thể hòa nhập
các em với cộng đồng, đưa các em đến trường học tập như những trẻ em
khác. Hội thảo mang tên "Con đường đến trường cho trẻ nhiễm và ảnh hưởng
bởi HIV: Cơ hội và thách thức" do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam và Ủy
ban châu Âu tổ chức đầu tháng này đã chỉ ra thực tế nhiều trẻ mắc HIV ở
Việt Nam không được đến trường hoặc bị gây khó khăn trong khi tiếp cận giáo dục.

Tuy luật đã quy định quyền
được đến trường của trẻ em mắc HIV song sự kỳ thị và lo sợ từ cộng đồng
phụ huynh của các học sinh bình thường khác là rào cản chính ngăn chặn
các em mắc HIV đến trường. Phó cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em,
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng An cho rằng, cần đấu
tranh mạnh mẽ với những phụ huynh cố tình cản trở các em có HIV đến lớp
học, bên cạnh việc tuyên truyền sâu rộng để giảm sự kỳ thị và tăng sự
yêu thương từ cộng đồng. Một xã hội hiểu rõ, bao dung và yêu thương các
em nhỏ mắc HIV/AIDS là xã hội mà chúng ta cần phải hướng đến và nhanh
chóng hướng đến, để mang lại niềm vui cho những mảnh đời nhỏ bé yếm thế, bất hạnh trong xã hội.

Tự Cường
Tàu tốc hành Phương Đông

http://mp3.zing.vn/bai-h...-Dieu-Xanh/IW60EII9.html

Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.