Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Miss Evers' Boys  
#1 Đã gửi : 06/09/2011 lúc 03:32:31(UTC)
Miss Evers' Boys

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-12-2010(UTC)
Bài viết: 345

Cảm ơn: 26 lần
Được cảm ơn: 77 lần trong 52 bài viết



Giác Ngộ - Bất
cứ ai đã xưng danh là Phật tử đều phải biết đến giới Không lấy của không cho,
một trong năm giới căn bản của Đức Phật dạy cho người cư sĩ Phật tử. Khi quy y,
chúng ta đã đảnh lễ cúi đầu trước Phật đài trang nghiêm để thầm lập lại giới
này trước thầy của mình, trước Đức Phật. Và hẳn là ai cũng nguyện giữ các giới này đến trọn đời.

Khi nói đến “lấy của không cho”, tôi thường liên tưởng những
hành động đánh cắp của cải vật chất, hiện vật, những thứ có thể sờ mó, xúc
chạm. Nhưng gần đây, đọc báo chí, tôi lại nghe đến những vụ đạo nhạc, đạo văn
tức là ăn cắp sức sáng tạo của người khác, những thứ không thể tính toán, cân đo bằng đồng tiền (một cách tuyệt đối, dĩ nhiên rồi).

Nhưng điều làm tôi sững
sốt, kinh sợ nhất là vụ việc đánh cắp sách của một vị thầy ở một tờ báo nổi
tiếng. Tôi cứ thầm hỏi tại sao một hành động như thế có thể xảy ra đối với một
văn phẩm Phật giáo. Chẳng phải trong lãnh vực đó phải tuyệt đối thanh khiết, trong
sạch. Điều mặc nhiên là như thế. Dầu gì tôi cũng không thể hình dung ra được cảm giác của người bị đánh cắp sức sáng tạo.

Có thể nói cho đến
bây giờ, tôi khá may mắn trong lãnh vực này, tôi ít bị mất cắp tài sản vật
chất. Anh chị em, bạn bè thân thiết vẫn thầm lo sợ cho tôi, khi phải di chuyển
nhiều trong thành phố, sẽ phải gặp kẻ cướp giật, móc túi v.v… Nhưng hình như có
chư Phật, thánh thần hỗ trợ cho tôi nên dầu có bị giật bóp trên đường, tôi vẫn lấy lại được.  Cho đến một ngày…

Tôi đến một tiệm
sách báo Phật giáo quen thuộc, cô bán hàng quen mặt khác, nhanh nhẩu giới thiệu
cho tôi một quyển sách mới ra. Cầm quyển sách, tôi ngạc nhiên thấy đó là một tác
giả quen thuộc mà mình đã dịch hầu hết các sách. Về nhà, mở sách ra, đọc lướt
vài trang đầu, sao thấy giọng văn quen thuộc quá. Mở máy ra đối chiếu với bản
dịch của mình, thì nhiều chỗ giống đến từng dấu chấm phẩy. Sách mình dịch
mà  tên người dịch trên sách không phải là mình!

Tôi bị sốc, gọi ngay cho nhà xuất bản chỗ đã mua bản quyền sách, chỗ
đã xuất bản quyển sách kia để than phiền. Sau đó nhiều lý do đã được người ta đưa
ra để biện minh cho hành động ‘cầm nhầm’ này. Cuối cùng rồi chúng tôi cũng để
cho qua, vì nghĩ cũng là bạn đạo, đem một chuyện như thế nói ra bàng quang
thiên hạ, chắc cũng chẳng tốt chi, theo kiểu “xấu thiếp, thì hỗ chàng”, vì cũng là trong cộng đồng Phật tử với nhau.

Tuần rồi, cũng thói
quen lang thang vào các kệ sách Phật giáo ở một nhà sách, bất chợp gặp một tên
sách cũng từa tựa với sách nhóm mình vừa xuất bản năm trước. Lần này, thì có vẻ
là kẻ cắp đã khôn ngoan hơn, đã biết xào nấu, thêm thắt, để chỉ nhìn lướt qua
thì không thể ‘bắt tận tay, day tận mặt’ họ rồi. Một chiếc áo đã được nhuộm
lại, thì người mất áo có dám nhận nhìn chăng? Lần này thì tôi bớt sốc, nhưng nỗi buồn hình như đậm đặc hơn, đắng hơn.

Em tôi an ủi bằng câu nói: “Chuyện gì
không thể xảy ra?  Tượng Phật người ta
còn dám ăn cắp nữa là…”. Tôi cũng có nghĩ đến chuyện này, nhưng khi ăn cắp
tượng Phật, hay lấy tiền trong thùng phước sương, hẳn là kẻ cắp cũng phải rình
mò, cũng phải rón rén trong hành động, cũng có vẻ sợ bị bắt gặp. Còn loại kẻ
cắp này thì đường hoàng trương mặt ra ở các hàng sách trang trọng, không hề sợ ai…  

Cô bạn nhỏ ở một nhà xuất bản đã lý
giải giùm tôi: “Bây giờ dễ quá mà cô, người ta chỉ cần lên các thư viện điện
tử, download toàn bộ sách, rồi tô điểm, sửa sang lại, thế là họ có ngay một quyển sách để đường hoàng đem in, làm của riêng mình…”.

Hình như các thư viện
điện tử cũng có tội trong việc giúp sức cho kẻ cắp chăng? Đúng là khi người ta
muốn làm xấu thì bất cứ phương tiện gì họ cũng có thể sử dụng. Ngay những
phương tiện được làm ra vì những mục đích cao quý như các thư viện sách Phật pháp
cũng có thể bị họ lợi dụng. Rút lại thủ phạm vẫn chính là lòng tham của con người. 

1111IMG_0124.JPG

Tác giả Diệu Liên Lý Thu Linh (áo đen) trong một chương trình từ thiện

Phản ứng đầu tiên
của tôi là sự chán nản. Tôi đã buột miệng “thề” không dịch sách nữa, để không
tiếp tay cho những con ký sinh trùng này. Nhưng bạn tôi đã chất vấn: “Không lẽ
vì một vài người xấu, chị bỏ không làm thiện nghiệp? Con tằm không thể nhả tơ
được chăng?...”. Đúng, nói vậy chứ rồi tôi vẫn đang tìm một quyển sách hay để dịch,
để giới thiệu với những độc giả thân thiết của tôi, để không phụ lòng trông đợi
của những người bạn của tôi, để làm trọn lời ước nguyện quyết làm công tác Pháp thí càng nhiều càng tốt trong cuộc đời còn lại của mình… 

Tìm được một quyển
sách hay để dịch cũng không dễ trong rừng sách Phật pháp trên thế giới. Rồi
phải viết thư xin phép được mua bản quyền, được dịch, được in với tác giả hay
nhà xuất bản hoặc cả hai. Được phép rồi, phải bỏ thì giờ dịch. Có những quyển
sách dài, chúng tôi gần như ngồi chặt bên máy tính từ sáng đến chiều, chỉ ngừng
lại khi chẳng đặng đừng, từ ngày này qua ngày khác. Không còn thì giờ để chăm sóc bản thân hay để lo cho người thân. Tất cả đều phải chờ đợi.

Lại có những
quyển sách khó dịch, thì chúng tôi phải vò đầu, bứt tóc, phải cầu đến sự gia hộ
của chư Phật, thần thánh, để có được những trang sách dễ đọc, dễ hiểu đến tay
bạn đọc. Sách xin được phép, cũng phải tuân theo một số yêu cầu của nhà xuất
bản, phải có tựa đề nguyên gốc, phải có số IBSN, phải có tên nhà xuất bản gốc, v.v và v.v....

Khi bạn đã trải qua tất cả công đoạn này, không thể nào bạn in
ra một quyển sách mà không có đôi lời của người dịch cùng độc giả. Sau một thời
gian “lăn lộn” với tác phẩm, bạn sẽ cảm thấy mình như “sống” trong đó, và bạn
thấy một nhu cầu phải chia sẻ với bạn đọc đôi điều, ít nhất là những khó khăn
hay thuận lợi khi bạn dịch quyển sách. Hẳn là các quyển sách được “copy” không
hề qua những công đoạn ấy, nên các bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu sót này.

Các quyển sách đó ít khi đề tên tựa gốc, càng ít đá động đến gốc của quyển
sách càng tốt, và nhất là hoàn toàn không có lời chia sẻ, tâm tình của người dịch với độc giả, vì… thật ra họ có dịch gì đâu! 

Dĩ nhiên là sẽ không
có chuyện kiện tụng gì cả, không có cả việc nêu danh, kê tánh, tất cả vì những
lý do đã nêu phía trên. Viết những điều này tôi chỉ muốn trình bày tâm sự của
một người bị đánh cắp, không phải của cải vật chất, mà sức lao động của mình. 

Hy vọng là “tai nạn” này chỉ xảy
ra cho tôi, và cầu mong là những ai đang làm những việc này, hãy nghĩ lại, hãy
nhớ đến nhân quả mà Đức Phật đã dạy, hãy nghĩ đến lẽ vô thường. Rồi tất cả chúng ta có ai mang được gì theo, ngoài cái nghiệp của mình.

Xin hãy buông đao kiếm để quay đầu vào bờ…

Diệu Liên Lý Thu Linh
Hãy luôn "tỉnh thức" để sống trong "chánh niệm" mới có cuộc sống chân chính, an lành, thanh thản và hạnh phúc.

Không sát sinh - Không trộm cắp - Không tà dâm.

Không nói dối - Không nói thêu dệt - Không nói lật lọng - Không nói lời hung dữ.

Không tham lam - Không sân hận - Không si mê.

Quảng cáo
Offline Silk  
#2 Đã gửi : 11/09/2011 lúc 07:07:27(UTC)
Silk

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-08-2011(UTC)
Bài viết: 177

Cảm ơn: 12 lần
Được cảm ơn: 38 lần trong 27 bài viết


| Trang Chính | Ðạo Ðức Làm Người…

Giáo Án Rèn Nhân Cách = Ngũ Giới

Tập sách giáo án rèn luyện nhân cách cho mọi
người, không chỉ dành riêng cho những người cư sĩ Phật Tử tu học mà còn
cho tất cả mọi người có tôn giáo hay không tôn giáo, vì nó là đạo đức nhân bản - nhân quả.

Xin bấm vào hàng dưới đây để đọc hoặc tải bài xuống.

Giáo Án Rèn Nhân Cách - Đức Hiếu Sinh Tập 1

Giáo Án Rèn Nhân Cách - Đức Hiếu Sinh Tập 2

Giáo Án Rèn Nhân Cách - Đức Hiếu Sinh Tập 3

Giáo Án Rèn Nhân Cách - Đức Ly Tham

Giáo Án Rèn Nhân Cách - Đạo Đức Gia Đình

Chú ý: Quí vị cần phải có phần mềm Acrobat Reader mới xem được những bộ sách trên đây. Nếu chưa có, quí vị có thể bấm vào đây để lấy nó về.

Tàu tốc hành Phương Đông

http://mp3.zing.vn/bai-h...-Dieu-Xanh/IW60EII9.html

Offline tpo  
#3 Đã gửi : 11/09/2011 lúc 10:08:40(UTC)
tpo

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 01-06-2011(UTC)
Bài viết: 1.670
Woman
Đến từ: Cao nguyên lộng gió...

Thanks: 900 times
Được cảm ơn: 1668 lần trong 1013 bài viết
Originally Posted by: Miss Evers' Boys Go to Quoted Post
Dĩ nhiên là
sẽ không có chuyện kiện tụng gì cả, không có cả việc nêu danh, kê tánh, tất cả
vì những lý do đã nêu phía trên. Viết những điều này tôi chỉ muốn trình bày tâm
sự của một người bị đánh cắp, không phải của cải vật chất, mà sức lao động của mình. 

Hy vọng là “tai nạn”
này chỉ xảy ra cho tôi, và cầu mong là những ai đang làm những việc này, hãy
nghĩ lại, hãy nhớ đến nhân quả mà Đức Phật đã dạy, hãy nghĩ đến lẽ vô thường.
Rồi tất cả chúng ta có ai mang được gì theo, ngoài cái nghiệp của mình.

Xin hãy buông đao kiếm để quay đầu vào bờ…

Diệu Liên Lý Thu Linh


Trong tất cả các
loại ăn cắp thi  ăn cắp sách là loại có thể tha thứ được . Hoặc ăn cắp của cải
của kẻ giàu có bất lương chia cho người nghèo còn đc nhiều sử sách ghi tên .


 Việc lưu truyền văn hóa , công nghệ , ý tưởng ... luôn gắn liền với 2
chữ ăn cắp . Ăn cắp văn hóa từ nền văn minh tiên tiến ( hay còn gọi là du nhập
) , Ăn cắp từ công nghệ mang lại lợi ích cho hàng trăm , hàng ngàn người
khác... đôi khi chúng ta cũng đang đc hưởng những lợi ích mà ai đó đã ăn cắp đc
và phát triển nó có lợi hơn cho chúng ta. Ví dụ khi chúng ta đang post bài ở đây
, chúng ta đang thừa hưởng sản phẩm trí tuệ của một ai đó , hay một nhóm nào đó
đã code diễn đàn này mà admin đã mang nó về cho chúng ta sử dụng . Thế thì cái từ ăn cắp ko phải lúc nào cũng có tội cả đâu .


Vậy tại sao chúng ta ko nghĩ
đến sự cống hiến, cho đi mà ko mong nhận lại (Phật cũng dạy thế thì phải) . Bao
Nhiêu % chúng ta sử dụng windows có bản quyền ạ? ngay cả người viết bài này liệu
có mua bản quyền windows chưa ? Thế thì vấn đề nó lại nằm trong cái vấn đề đấy ạ...


Mọi vấn đề đều có 2 mặt .Chúng ta nên nhìn nhận cả 2 mặt của nó . Tpo xin hết .
Mọi sao chép bài này mà có ích cho xã hội thì ko cần xin ý kiến tpo nhé!!!
Y!M : tienggioxonxaohh


Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu...


thanks 1 người cảm ơn tpo cho bài viết.
cohien trên 11-09-2011(UTC) ngày
Offline Ròm  
#4 Đã gửi : 11/09/2011 lúc 10:28:03(UTC)
Ròm

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-05-2011(UTC)
Bài viết: 180

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 27 bài viết
Mình cũng chỉ nói bấy nhiêu đó thôi tpo, ai biết được đến đâu thì hiểu, không quan trọng gì cả. Vui vẻ đi cả nhà nhé.

"Trời mưa bóng bóng nó bềnh bồng
 
Mẹ đi lấy chồng con sẽ ở với ai?"


Hì hì..., chúc cả nhà có tuần mới làm việc thuận lợi và nhiều hiệu quả!
Hãy học cách quan hệ tình dục an toàn, điều đó sẽ rất tốt cho bạn, gia đình và toàn xã hội.


http://vov.vn
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.