Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Anhtu4791  
#1 Đã gửi : 03/04/2011 lúc 08:10:21(UTC)
anhtu4791

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-11-2007(UTC)
Bài viết: 1.063
Đến từ: Earth

Cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 121 lần trong 85 bài viết



"Cuộc chiến chưa phải là đã kết thúc khi những người lính cuối cùng rời khỏi chiến trường... Nay là thời điểm để mọi người hòa chung những nỗ lực nhân đạo nhằm giúp người dân Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả của chất độc da cam".







Tặng quà cho gia đình cựu quân nhân Lại Văn Biên, ở xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư (Thái Bình) có ba con bị di chứng chất độc da cam/dioxin. (Ảnh Dương Ngọc/TTXVN)

Ông Bob Edgar, một Hạ nghị sỹ vào thời điểm cuộc chiến tranh tại Việt Nam kết thúc năm 1975 và hiện là Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận "Sự nghiệp Chung" (Common Cause) của Mỹ, đã khẳng định như vậy tại một buổi thảo luận tổ chức tại Trường Đại học San Francisco, thuộc bang California cuối tuần trước.

Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn lời ông Edgar cho biết ông đã từng trình Quốc hội Mỹ một dự luật nhằm giúp cựu chiến binh Mỹ bị ảnh hưởng của chất độc da cam và đang tập trung vào nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam. 

Ông Edgar cho hay năm ngoái, trong một nỗ lực nhân đạo, ông đã tới Việt Nam và tận mắt nhìn thấy những nạn nhân chất độc da cam/dioxin bị mắc dị tật bẩm sinh, như nứt đốt sống, sứt môi, hở hàm ếch... 

Ông thông báo trong tháng Ba này, ông sẽ đưa một số người Mỹ tới Việt Nam để họ chứng kiến những số phận khổ đau này, đồng thời tận mắt thấy vẻ đẹp của con người và đất nước Việt Nam, một đất nước đang phải đấu tranh để hồi phục sau sự tàn phá của chiến tranh, để từ đó họ có quyết định hành động nào đó.

Hòa chung lời kêu gọi của cựu Hạ nghị sỹ Edgar, báo The Old Gold & Black của Trường đại học Wake Forest thuộc bang Carolina, trong số ra ngày 28/2 đăng bài "Hậu quả của chất độc da cam vẫn tồn tại tại Việt Nam," trong đó khẳng định 35 năm sau chiến tranh, hậu quả của chất độc da cam/dioxin vẫn hiện rõ tại Việt Nam với nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật. 

Bài báo nhấn mạnh cuộc chiến có thể đã kết thúc nhưng cuộc đối thoại chưa thể đi đến đoạn kết vì chiến tranh còn để lại những hậu quả không thể lường trước được. 

Báo trên kêu gọi thế giới đoàn kết bên cạnh người dân Việt Nam trong cuộc chiến đòi công lý cho các nạn nhân của loại chất độc hóa học này, để hậu quả của quá khứ có thể khắc phục và Việt Nam có thể bắt đầu tiến lên trong thế kỷ 21.

Bài báo cho rằng người dân Việt Nam kiên cường sẽ chiến đấu để chống lại bất cứ cản trở nào mà họ có thể phải đương đầu và các gia đình Việt Nam đang đoàn kết với nhau để khắc phục hậu quả của chất độc da cam. 

Một số tổ chức ở Mỹ như Quỹ Ford, "Sự nghiệp Chung" và "Trẻ em Việt Nam"- một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại thành phố Winston-Salem thuộc bang Carolina - đã nhận ra những hậu quả của chất độc da cam đang tiếp diễn trong cộng đồng Việt Nam. Thành viên của các tổ chức này đang tham gia vào Sáng kiến Đặc biệt về chất độc da cam/dioxin do Quỹ Ford phát động nhằm quyên góp 300 triệu USD trong vòng 10 năm để giúp Việt Nam tẩy sạch các điểm bị nhiễm chất độc da cam và cung cấp dịch vụ y tế cho các gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc da cam. 

Theo báo trên, mặc dù chính phủ Mỹ đã cam kết hỗ trợ 24 triệu USD để tẩy sạch các điểm bị nhiễm chất độc da cam tại Việt Nam nhưng các tổ chức phi lợi nhuận không thể giúp loại bỏ hoàn toàn những khó khăn do những hành động của nước Mỹ từ hơn ba thập kỷ trước để lại cho Việt Nam. 

Báo khẳng định cần phải có hành động toàn cầu nếu muốn có một Việt Nam trong tương lai không còn chịu ảnh hưởng của hậu quả chất độc da cam. 

Trong khuôn khổ Sáng kiến Đặc biệt về chất độc da cam/dioxin, nhiều hoạt động đã được tổ chức tại Mỹ trong nửa cuối tháng Hai vừa qua xung quanh chủ đề hậu quả của chất độc da cam tại Việt Nam. 

Tại các hoạt động này, ông Charles Bailey, Giám đốc phụ trách Sáng kiến Đặc biệt về chất độc da cam/dioxin, luôn khẳng định giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của chất độc da cam "là một vấn đề nhân đạo và chúng ta (Mỹ) cần làm một việc gì đó về vấn đề này"./.

Theo TTXVN/Vietnam+

22 năm đi tìm công lý cùng nạn nhân da cam

Hình ảnh trẻ em nhiễm dioxin ở làng Hòa Bình

Ảnh trẻ em làng Thiên Phước - Thành phố Hồ Chí Minh

Hình ảnh vùng nhiễm chất độc ở Đà Nẵng

Sửa bởi người viết 29/06/2012 lúc 09:11:10(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Mưa Thuận Gió Hòa - Quốc Thái Dân An. Với tôi, gia đình quan trọng nhất trên đời!
Quảng cáo
Offline Anhtu4791  
#2 Đã gửi : 29/06/2012 lúc 09:10:43(UTC)
anhtu4791

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-11-2007(UTC)
Bài viết: 1.063
Đến từ: Earth

Cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 121 lần trong 85 bài viết


Hội Luật gia dân chủ thế giới kêu gọi bảo vệ nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam


09:41
|
29/06/2012



 

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh (bên trái) và
bà Giăng Mairơ (Jeanne Mirer) tham dự phiên họp.
 winkingNguồn: QĐND)

Ngày 28/6, Hội Luật gia dân chủ
thế giới (IADL) đã đưa vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin
Việt Nam ra khóa họp lần thứ 20 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở
thành phố Giơnevơ (Geneve), Thụy Sĩ, kêu gọi tổ chức này bảo vệ quyền
lợi của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam. Đây là sáng kiến của IADL trong hành trình đòi công lý cho các nạn nhân Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/điôxin do quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam cách đây 51 năm.

Đoàn đại biểu Việt Nam
do Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da
cam/điôxin Việt Nam (VAVA), đại diện cho hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam, làm trưởng đoàn đã tham dự sự kiện này cùng hàng trăm đại biểu đến từ các nước thành viên LHQ...

Phát
biểu tại cuộc họp, Chủ tịch IADL Giăng Mairơ (Jeanne Mirer) cho biết,
trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít
chất độc da cam/điôxin trong suốt 10 năm từ 1961-1971. Đây là cuộc chiến
tranh hóa học dài nhất trong lịch sử nhân loại, khiến hàng trăm nghìn
người thiệt mạng, hơn 3 triệu nạn nhân đang phải sống trong đau khổ vì
bệnh tật vô phương cứu chữa, biết bao trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba sinh
ra đã mang trên mình đầy dị tật. Bà Mairơ nhấn mạnh, trong khi công
nhận và đền bù thiệt hại cho các nạn nhân chất độc da cam/điôxin là cựu
chiến binh Mỹ, thì Chính phủ Mỹ lại lờ đi trách nhiệm của họ trước yêu cầu của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam.


Bà Mairơ kêu gọi Hội đồng nhân quyền LHQ cần hành động ngay vì những nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam.
Bà cho rằng, trong suốt thập kỷ qua, tổ chức nhân quyền của LHQ bàn
nhiều về quyền con người, nhưng hầu như không nhắc đến quyền sống nói
chung và đặc biệt là quyền sống của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam nói riêng. Ngay tại phiên họp, các nhà báo đã xin gặp đoàn đại biểu Việt Nam để phỏng vấn và tìm hiểu về các nạn nhân và môi trường hiện tại ở Việt Nam.


Trả
lời phỏng vấn phóng viên về những hoạt động tiếp theo của IADL, bà
Giăng Mairơ cho biết, sau phán quyết của Tòa án lương tâm nhân dân quốc
tế được tổ chức ở Pari (Paris, Pháp) hồi tháng 5/2009, IADL sẽ tiếp tục
yêu cầu Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất nước này phải giải quyết
những khó khăn mà các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam đang phải
gánh chịu và cải tạo môi trường tại các vùng nhiễm độc ở Việt Nam.
Trước mắt, IADL sẽ tập trung hoạt động vào Ngày vì nạn nhân chất độc da
cam/điôxin Việt Nam (10/8 - ngày đầu tiên quân đội Mỹ rải chất độc da
cam/điôxin xuống chiến trường miền Nam Việt Nam) nhằm giúp nhân dân thế
giới hiểu rõ hơn về cuộc chiến này, qua đó ủng hộ và giúp đỡ các nạn
nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam và đòi Mỹ phải đền bù thiệt hại cho họ.

Trước đó, ngày 26/6, IADL đã cùng với VAVA tổ chức sự kiện mang tên "Di chứng da cam Việt Nam" bên lề khóa họp Hội đồng nhân quyền LHQ, với sự có mặt của nhiều thành viên IADL, các nhà khoa học và nhà báo quốc tế.


Theo
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, thông điệp chính tại sự kiện này là nhằm
kêu gọi các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân quyền LHQ quan tâm đến
quyền sống của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam, kêu gọi
Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất Mỹ thấy rõ trách nhiệm của mình đối
với nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam. Ông cũng khẩn thiết kêu
gọi thế giới hãy nói không với chất độc hóa học. Những người tham dự
phiên họp đã đặc biệt xúc động khi được xem một số hình ảnh và con số
thống kê về những người đang từng ngày phải chung sống với hậu quả của chất độc da cam/ điôxin, dù chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm qua.


Tối
cùng ngày, tại thành phố Giơnevơ đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa IADL và
VAVA với hơn 30 đại biểu đại diện cho các cá nhân và tổ chức quốc tế và
địa phương, nhà nghiên cứu và sinh viên. Những người tham dự đã đặt
nhiều câu hỏi thể hiện sự quan tâm tới tình hình sức khỏe hiện tại của
các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam
và môi trường nơi họ đang sống. Nhiều người đã chân thành bày tỏ mong muốn được giúp đỡ và ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam./.

(Theo TTXVN)
Mưa Thuận Gió Hòa - Quốc Thái Dân An. Với tôi, gia đình quan trọng nhất trên đời!
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.