Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline lenhhuy  
#1 Đã gửi : 20/03/2007 lúc 07:57:00(UTC)
lenhhuy

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 08-01-2007(UTC)
Bài viết: 45

<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td><span class="sapeau_box"><p>Thằng bé đánh giày hồn nhiên kể về cuộc hành trình trên đường phố của nó. Kể về những lần nó đi xin ăn, đi đánh giày, bán kẹo… Thậm chí có lần mấy anh lớn tuổi hơn rủ đi "chích" và mấy cô tuổi "sồn sồn" rủ nó đi "tâm sự".</p> </span> <p align="justify"><span id="lbContinue" class="time_zone"></span><span id="lbBody" class="text_box"><p><font face="Times New Roman" size="3">Lẫn trong đám người lớn mưu sinh bằng đủ thứ nghề: đánh giày, bán báo, xin ăn, đeo bám khách du lịch…&nbsp; và bốc vác ở chợ đêm là trẻ em. Ở lứa tuổi đáng ra chỉ biết ăn, biết học thì các em lại phải lăn ra chợ đời để đem thân đổi lấy từng đồng mưu sinh. Sự hiểu biết non nớt của các em luôn thấy một phố phường đông đúc là nơi kiếm được tiền, chứ đâu biết được nơi đó có biết bao cạm bẫy đang rình rập bản thân mình. </font></p> <p><b><font face="Times New Roman" size="3">Đôi chân nhỏ vào đời</font></b></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Thằng bé nói nó tên Thanh ở Quảng Thái (Thanh Hóa), nó bảo đã 17 tuổi rồi. Tôi ngạc nhiên bởi trông nó như một đứa trẻ lên 10, gầy gò và hốc hác. Thanh nói, tại nhà nó nghèo, không có gì để ăn nên mới gầy ốm như vậy. Thanh hỏi tôi có đánh giày không? Tôi ngạc nhiên vì không thấy cháu mang theo đồ nghề. Nó cười rồi từ từ giở từ trong cái túi nó mang theo người, rút ra đồ nghề đánh giày. </font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Thấy tôi vẫn ngạc nhiên, nó kể: "Phải thay đổi cô ạ, chứ nếu cứ mang theo cái hộp thể nào cũng bị họ tóm rồi bắt về quê. Bây giờ bọn đánh giày như cháu toàn phải làm thế đấy". Tôi hỏi: "Về nhà không tốt sao? Ở đây cứ phải sống tạm bợ, chui lủi?". Nó cười rồi nói: "Biết là vậy cô ạ. Ở đây cũng bao nhiêu thứ sợ lắm, nhưng vẫn còn hơn ở quê cháu". </font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Rồi nó hồn nhiên kể cho tôi nghe về cuộc hành trình trên đường phố của nó. Kể về những lần nó đi xin ăn, đi đánh giày, bán kẹo… Thậm chí có lần mấy anh lớn tuổi hơn rủ đi "chích" và mấy cô tuổi "sồn sồn" rủ nó đi "tâm sự".</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Câu chuyện của thằng bé làm tôi cảm thấy tim mình đau nhức. Bởi nó có thể nói dối tên, tuổi, địa chỉ, nhưng những câu chuyện mà nó kể cho chúng tôi thì sẽ không thể bịa nếu như nó không được tận mắt nhập cuộc hay chứng kiến.</font></p> <p> <table style="width: 20px; height: 20px;" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td><img src="http://www.cand.com.vn/Uploaded_CAND/ThuyDT/13_tre641to.jpg" border="0" /></td></tr> <tr> <td><font color="#808080">Trẻ lang thang trên đường phố.</font></td></tr></tbody></table></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Thanh chỉ là một trong hàng ngàn, thậm chí hàng vạn đứa trẻ vẫn đang hàng ngày lang thang kiếm sống ở các thành phố lớn. Các lý do: hoàn cảnh gia đình, không chịu được sự gò bó, thấy một số bạn lên thành phố kiếm được tiền, có nhiều em với hy vọng đổi đời, có tiền trang trải cuộc sống của bản thân và tiết kiệm gửi về cho gia đình... đã bỏ nhà ra thành phố tìm kiếm vận may.</font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Tình trạng trẻ lang thang đường phố có nguy cơ nghiện ma tuý và có HIV/AIDS tại các thành phố lớn khá cao. Cuộc khảo sát chưa đầy đủ gần đây trong số gần 400 trẻ lang thang ở Hà Nội thì đã có gần 16,5% đã sử dụng ma tuý, trong đó có cả trẻ em trai và gái mà chủ yếu là bằng tiêm chích. </font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Ngày lang thang kiếm sống, đêm về các em trú tại các quán trọ nghèo nàn hay ở gầm cầu, xó chợ, tạm bợ và khó khăn. Nhiều em kiếm sống như bán vé số, nhặt ve chai, đánh giày… nên đã trộm cắp và cũng không ít em phải tham gia vào buôn bán, vận chuyển ma tuý để rồi phải vào tù, vào các trung tâm giáo dục, các cơ sở giáo dưỡng… Một số em gái thì bị cuốn vào con đường bán thân nuôi miệng. </font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Theo cơ quan chức năng, trong 5 năm qua, gần 9.000 trẻ em đã bị khoảng 10.000 người xâm hại tình dục. Năm 2005 - 2006, gần 1.900 vụ đã xảy ra với 3.000 thủ phạm bị phát hiện. Các cơ quan chức năng cũng cho biết, số người chưa đủ 18 tuổi phải đi bán thân xác kiếm sống chiếm khoảng 14% tổng số 40.000 gái mại dâm được phát hiện trong cả nước.</font></p> <p><b><font face="Times New Roman" size="3">Biện pháp nào để ngăn chặn trẻ tái lang thang?</font></b></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Nhiều em khi được hỏi, cũng chỉ biết ma tuý cũng như rượu, còn buôn bán ma tuý cũng chỉ đồng nhất như buôn bán các thứ hàng khác… Do không hiểu được tác hại của ma túy, HIV/AIDS nên các em càng dễ sa ngã vào tệ nạn này. </font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Hàng năm, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đều có các chương trình đưa trẻ em lang thang hồi gia nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm được. Những ngôi nhà tình nghĩa, những mái ấm tình thương của quận, huyện tại các thành phố lớn cũng không thể đủ chỗ để đón các em về sinh sống, dạy nghề… </font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Nhiều em sau khi hết thời gian học tập ở các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở giáo dưỡng… dù đã được thông báo, nhưng nhiều gia đình vẫn không lên để đón con về. Cần lồng ghép chương trình đưa trẻ lang thang về với gia đình với các chương trình xóa đói giảm nghèo, dạy nghề và giới thiệu việc làm nhằm giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị. Việc đưa trẻ em vào các trung tâm bảo trợ xã hội chỉ là biện pháp cuối cùng. </font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Chương trình "Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010" của Chính phủ cũng đặt mục tiêu ngăn chặn và giảm dần, tiến tới giảm cơ bản số trẻ em bị xâm phạm tình dục vào năm 1010. </font></p> <p><font face="Times New Roman" size="3">Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2010 giảm 10% số trẻ em lang thang kiếm sống, trong đó 70% trẻ em được trợ giúp tạo dựng cuộc sống hoà nhập với gia đình. Hy vọng chương trình cũng sẽ nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác bảo vệ, ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm nhằm giảm 90% số trẻ em trong diện này vào năm 2010</font><img src="http://www.cand.com.vn/Images/reddot.gif" /></p></span><br /> </p> </td> </tr> <tr> <td align="right">&nbsp; <span id="lbAuthor2" class="source">Hồng Hạnh</span></td></tr></tbody></table><span style="font-weight: bold; font-style: italic;">winkingtheo Công an nhân dân 19.02.2007)</span><br />
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.