Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Buonqua  
#1 Đã gửi : 17/08/2012 lúc 03:09:37(UTC)
Buonqua

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-04-2012(UTC)
Bài viết: 363

Cảm ơn: 52 lần
Được cảm ơn: 291 lần trong 156 bài viết
        (Nguồn: baomoi.com)- Không ai muốn tiếp xúc hay nói chuyện với họ, người nhiễm HIV/AIDS
luôn phải đối mặt với những áp lực vô hình rất lớn từ thái độ kỳ thị và
phân biệt đối xử của cộng đồng. Kỳ thị mang đến cho những người nhiễm H (HIV) những nỗi đau không thể nào tả xiết.

Nỗi đau vô hình

             Chị Nh ở Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội không
thể ngăn những dòng nước mắt khi kể lại câu chuyện đắng lòng của mình...
Cách đây không lâu, khi đến sinh tại một BV ở Hà Nội, bác sĩ, y tá, hộ
lý đùn đẩy nhau từ khoa này sang khoa khác. Khi nằm ở khoa C3, một hộ lý mang chăn màn rồi hé cửa, quẳng vào phòng...

Sau đó, họ để chị
nằm một mình, mãi đến khi chị bị đờ tử cung, họ mới mổ cắt tử cung cho
bệnh nhân, gia đình phải chạy đôn đáo trả chi phí hết hơn chục triệu
đồng. Đau lòng ở chỗ, chị bị cắt tử cung, lỗi là do sự tắc trách của bác
sĩ. Lúc tử cung bệnh nhân không co bóp như bình thường nhưng bác sĩ
không hề có biện pháp cầm máu. Nếu không có người phát hiện kịp thời thì
có lẽ chị đã không qua khỏi. Tất cả sự chậm trễ đó chỉ vì chị là người có H.

              Chị L (Nhóm Vì ngày mai tươi sáng) thì lại chịu cảnh né
tránh, đùn đẩy cùng thái độ lạnh lùng của cán bộ y tế. Đã nhiều năm, chị
bị căn bệnh viêm amiđan hành hạ, bao nhiêu kháng sinh mà bệnh tình
không thuyên giảm, nếu là người thường có lẽ các bác sĩ đã có chỉ định
mổ, nhưng với người có H như chị nài nỉ thế nào bác sĩ cũng từ chối khéo.

         Một người bạn cùng nhóm của chị bị nổi một cục khá to ở khớp
tay đã mấy năm nay, nhưng khi đi khám bị đẩy từ bệnh viện nọ sang bệnh viện kia. Lòng vòng loanh quanh, đến giờ vẫn chưa biết mình bị bệnh gì.

         Cách
đây 1 năm, chị H (Câu lạc bộ Bồ Câu, Hà Nội) đưa một thành viên trong
nhóm đến BV Phụ sản Hà Nội cấp cứu vì chửa ngoài dạ con. Chị H đã chủ
động nói về tình trạng bệnh của bạn mình để tránh lây nhiễm cho các BS. Sau khi thăm khám qua loa, BS chuyển bệnh nhân lên Khoa sản 2.

Với
lý do hết giường, các hộ lý kê một giường ngay đối diện với nhà vệ sinh
của phòng rồi để chị nằm một mình với những cơn đau vật vã, (trong khi
đó, vẫn còn rất nhiều giường trống trong phòng cũng như các phòng kế bên).

         Không chỉ vậy, trong những ngày nằm tại đây, chị và bạn
mình phải chịu đựng sự cáu gắt, và những ánh mắt coi thường, kinh sợ của nhân viên tại khoa, họ lảng tránh, bỏ mặc bệnh nhân tự xoay xở...

         Chỉ
đến khi chị H nhờ người từ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành phố
gọi điện đến “can thiệp”, thì chiều hôm sau, người bạn đáng thương mới được mổ cấp cứu.

Kỳ thị sẽ dẫn đến nguy cơ lây lan rộng

         Ngoài
thái độ lạnh lùng, thờ ơ, có khi là xét nghiệm HIV không có sự đồng ý
của bệnh nhân, thông báo kết quả HIV cho người nhà, nhân viên y tế. Sự
kỳ thị cũng được biểu hiện bằng việc phân biệt quần áo, đồ dùng, trang
thiết bị của bệnh nhân HIV với các bệnh nhân khác, xếp bệnh nhân HIV vào
khoa phòng riêng, tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc tìm cách chuyển bệnh nhân đi...

           Có BV khi biết bệnh nhân nhiễm HIV đã lập
tức làm hồ sơ chuyển bệnh nhân sang các BV chuyên khoa. Cũng có không ít
trường hợp bác sĩ, nhân viên y tế khi tiếp nhận khám cho bệnh nhân thì
bình thường, nhưng khi biết bệnh nhân là người có H thì lập tức thay đổi thái độ.

       Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do khâu tập
huấn, phổ biến kiến thức phòng chống HIV/AIDS đến đội ngũ nhân viên y tế
chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức của nhiều cán bộ bác sĩ, nhân viên y tế về HIV/AIDS tại nhiều BV chưa cao.

       Cũng phải thừa nhận,
nhân viên y tế là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, nhất là các y,
bác sĩ phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch từ người bệnh. Nhưng nếu
được phòng ngừa tốt đây là căn bệnh không dễ lây lan. Kỳ thị khiến khó kiểm soát sự lây lan của HIV.

         Thạc sĩ Lã Thị Lan, Phó giám đốc
Trung tâm Phòng chống HIV/ AIDS Hà Nội cho biết, hiện cả thành phố có
hơn 3.000 phụ nữ nhiễm HIV với phần lớn người nhiễm HIV trong độ tuổi
sinh đẻ. Vì thế, công tác dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là rất cần thiết.

         Nếu các y bác sĩ còn kỳ thị thì sẽ có rất nhiều trẻ bị
nhiễm HIV ra đời. Đó sẽ là gánh nặng cho xã hội. Điều nguy hiểm hơn là
nó còn làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV trong BV ra cộng đồng càng lớn hơn,
vì người bệnh khi vào viện sẽ có tâm lý giấu không cho biết mình bị HIV, khiến bệnh lây âm thầm và lan rộng.

Hình thành “Góc thân thiện” tại các bệnh viện

       Với
mong muốn cải thiện tình trạng kỳ thị bệnh nhân có H, được sự hỗ trợ
của Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản, Trung tâm Phòng, chống
HIV/AIDS Hà Nội đã phối hợp với Tổ chức CARE tại Việt Nam triển khai Dự án “Đối thoại mô hình góc thân thiện tại BV” (2010-2011).

       Dự án
thực hiện tại 4 BV của Hà Nội là: Thanh Nhàn, Hòe Nhai, Đức Giang và Phụ
sản Hà Nội, với mục đích: Nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ y
tế trong việc bảo mật thông tin về tình trạng nhiễm HIV; nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV; thực hiện dự phòng phổ cập
và cung cấp các thông tin về: Tư vấn, xét nghiệm HIV; các dịch vụ chăm
sóc và điều trị cho người nhiễm... Dự án đã ít nhiều xóa bớt đi bức màn ngăn cách giữa hai đối tượng này.

      Ông Tô Văn Hải - Phó giám đốc BV
Thanh Nhàn cho biết: “Góc thân thiện” tại BV với đầy đủ trang thiết bị
và tài liệu truyền thông về HIV/AIDS đặt tại khoa Sản và phòng Khám nhi.
Nhờ đó, các sản phụ đến sinh con hoặc các bậc phụ huynh đưa trẻ đến
khám được tư vấn, đọc hoặc phát tài liệu truyền thông miễn phí về
HIV/AIDS. Đặc biệt, nhân viên y tế của BV đã được phổ biến nhiều hơn
kiến thức về HIV/AIDS, từ đó đã góp phần cải thiện rất lớn thái độ của y, bác sĩ trong BV với bệnh nhân.

        Mới đây, lần đầu tiên có một
buổi đối thoại giữa bệnh nhân có H với nhân viên y tế Bệnh viện Phụ sản
Hà Nội. Những tủi cực dồn nén lâu ngày đã vỡ òa cùng những giọt nước mắt
tủi phận của những người có HIV khi đề cập đến thái độ của nhân viên y
tế. "Có người xỉ vả tôi: Đã nhiễm HIV còn chửa đẻ làm gì. Đến chết, tôi
cũng không dám quay lại nơi đó”. Đây là một trong những lời thổ lộ đẫm
nước mắt của một bệnh nhân tại buổi đối thoại. Ông Nguyễn Duy Ánh, Phó
giám đốc BV Phụ sản Hà Nội đã phải thừa nhận, sự kỳ thị với bệnh nhân có
H tại BV là có thật. Hiện tại, bệnh viện mới chỉ làm công tác tiếp nhận
xử lý bệnh nhân sản phụ nhiễm HIV, còn tuyên truyền, giáo dục cho cán
bộ y, bác sĩ rất hạn chế. Thay mặt cán bộ BV, ông Ánh đã xin lỗi những sản phụ đã bị kỳ thị, bị đối xử không đúng.

Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.