Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Xuân  
#1 Đã gửi : 29/08/2012 lúc 09:21:52(UTC)
Xuân

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-07-2012(UTC)
Bài viết: 109
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 23 bài viết

Ma trận truyền thông - Kỳ 1: Choáng váng với báo “lá cải”

Ma trận truyền thông - Kỳ 2: Tràn lan cỏ dại 

Một số ấn phẩm đang tràn ngập thị trường

Ma trận truyền thông - Kỳ cuối: Đường đi của báo lá cải

Thảm họa “báo lá cải”


Xuất phát điểm của họ tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền đấy, nơi đào tạo chuyên nghiệp "sắc đẹp" tâm hồn cho Xã hội.
Tôi có tiếp xúc với ấn phẩm "loại" này, thấy đít nặng còn đầu thì nhẹ. Khúc (đoạn) giữa nơi có chứa cái hầu bao thì luôn gặp phải cảm giác cồn cào và ngứa ngáy.
XL do tôi ít chữ, nói năng không được khéo léo mấy, xin thông cảm cho.
Quảng cáo
Offline Xuân  
#2 Đã gửi : 29/08/2012 lúc 09:45:04(UTC)
Xuân

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-07-2012(UTC)
Bài viết: 109
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 23 bài viết

Cuộc chiến chống báo “lá cải” cam go, phức tạp 

PNO - Loạt bài MA TRẬN TRUYỀN THÔNG, đăng trên Báo
Phụ Nữ (từ 28/5 ) đã thu hút sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo đồng
nghiệp là nhà báo và bạn đọc về tình trạng biến tướng theo xu hướng "lá
cải hóa" của nhiều tờ báo, tạp chí, trang thông tin điện tử...Phụ Nữ online xin giới thiệu một số ý kiến, phản hồi sau loạt bài này.

>> MA TRẬN TRUYỀN THÔNG - KỲ 1:
CHOÁNG VÁNG VỚI BÁO “LÁ CẢI” >> MA TRẬN TRUYỀN THÔNG - KỲ 2: TRÀN
LAN CỎ DẠI  >> MA TRẬN TRUYỀN THÔNG - KỲ CUỐI: ĐƯỜNG ĐI CỦA BÁO LÁ CẢI >> NHÀ BÁO TRONG MA TRẬN >> CÙNG BẠN ĐỌC!

LỢI DỤNG "HỘI CHỨNG ĐÁM ĐÔNG" ĐỂ ĐẦU ĐỘC BẠN ĐỌC

Mới đây, tại cuộc hội thảo Nâng cao tính thẩm mỹ trong nghệ thuật
biểu diễn do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT và DL) tổ chức; chúng
tôi cũng đã có tham luận phản đối mạnh mẽ kiểu làm báo giật gân, câu
khách, lấy chuyện “lộ hàng”, “khoe hàng” của một số người mẫu, ca sĩ, diễn viên… làm đề tài.

Thay vì đi tìm những cái hay, cái đẹp trong đời sống nghệ thuật để
tuyên truyền, người ta lại đổ xô đi bới móc đời tư nghệ sĩ, sử dụng các
chiêu tạo scandal để đánh bóng tên tuổi. Kiểu làm báo này không chỉ tiếp
tay làm hỏng nhân cách của những người trẻ trong giới giải trí, mà còn
đảo lộn chuẩn giá trị “thần tượng” trong giới trẻ. Nhiều học sinh không
lo học mà chỉ đơn giản nghĩ rằng, chỉ cần “lộ hàng”, “khoe hàng”… là có thể trở thành người nổi tiếng. Điều này hết sức nguy hiểm.

Bất kỳ một ấn phẩm báo chí nào cũng đặt mục tiêu là được độc giả săn
đón, tìm đọc; nhưng chúng ta phải xem xét xem phía sau những gì chúng ta
trưng lên mặt báo, tác động xã hội của nó sẽ thế nào? Khi “tình – tiền –
tù – tội”, “cướp – giết – hiếp”, “khoe hàng”, “lộ hàng”… trở thành đề
tài chủ đạo, được viết theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa, thử hỏi độc giả sẽ
được giáo dục, định hướng lối sống, nhân cách kiểu gì? Có thể những ấn
phẩm “lá cải” đã và đang bán được báo với số lượng không nhỏ, nhưng cần
hiểu, việc độc giả tìm đến những ấn phẩm ấy là một kiểu của “hội chứng
đám đông”. Cũng giống như đi đường thấy chuyện lạ, chuyện giật gân thì
người ta xúm đen, xúm đỏ đứng xem. Đừng lợi dụng “hội chứng đám đông” ấy
để đầu độc bạn đọc, nhất là giới trẻ xu hướng sống gấp, sống thiếu lý
tưởng, “vẽ đường cho hươu chạy” theo những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Xu hướng “lá cải” đã hình thành và phát triển phức tạp trong đời sống
báo chí, nhưng trên thực tế, không một ấn phẩm, cơ quan báo chí nào tự
nhận mình là “lá cải”. Vì mục tiêu doanh thu, lợi nhuận, người ta có
nhiều cách “núp bóng”, “lách luật” để tung ra thị trường những ấn phẩm có nội dung nhảm nhí, phản giáo dục.

Cuộc chiến chống báo “lá cải” và xu hướng
“lá cải” hóa báo chí vì thế sẽ diễn biến hết sức cam go, phức tạp. Lộ
trình đi đến thành công, làm lành mạnh hóa đời sống báo chí không thể là ngày một ngày hai.

Nhà báo PHAN TÙNG SƠN (Báo QĐND)   

LẠNH LÙNG “TÉ NƯỚC THEO MƯA”!

Mấy tháng qua dư luận xôn xao về câu chuyện tình của cụ ông Hà Văn
Tới (Mười Út) và cụ bà Bùi Thị Vinh (Bảy Mụ), cùng 91 tuổi, ở xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Ngày 4/4/2012, TTXVN có mẩu tin với tiêu đề: “Hai cụ 91 tuổi muốn
được đăng kí kết hôn”. Các báo bắt đầu “tám chuyện”, có báo giật tít:
“Cụ bà 91 tuổi muốn… lấy chồng” (Phunutoday.net-ngày 4/4/2012), “Con cái
cản cụ 91 tuổi kết hôn vì sợ mất của" (Đời sống-ngày 4/4/2012), “Hai cụ
91 tuổi kết hôn: tiết lộ bất ngờ” (hcm.24h.com.vn- ngày 10/4/2012) ...
Các bài viết công khai ghi nguồn: TTXVN, PL TP.HCM, cho dù hai nguồn ấy
chỉ đưa tin ngắn gọn, nhưng những bài báo “tán hươu, tán vượn” như:
“Với lại bà nay đã già, đã lẫn lộn và không còn biết gì
hết. Ngày nào đi nhà thờ bà cũng thoa son, thoa phấn ăn diện
như một thiếu nữ, nay lại còn đòi lấy chồng nữa…”. Thực tế, bà
Bảy vô cùng minh mẫn, 91 tuổi vẫn tự đi chợ, nấu ăn, làm vườn. Da dẻ bà
vốn trắng trẻo, hồng hào, bà hay ăn trầu nên trên khoé môi lúc nào cũng đo đỏ màu bã trầu.

Hậu quả của những bài báo này đã làm cho cả hai ông bà cụ đã cô đơn,
càng thêm cô đơn. Tiếp xúc với phóng viên Báo Phụ Nữ, ông Mười Út nói:
“Báo chí viết ghê sợ quá, nói nhiều kiểu quá, trong khi chuyện của chúng
tôi thật đơn giản: Hai người lớn tuổi, cô đơn muốn bầu bạn cùng nhau.
Tội nghiệp bà Bảy, đã bị con cháu ngăn cản, nay còn bị dư luận dèm pha. Đang sống yêu đời, bà Bảy trở nên buồn chán”.

Người dân quanh vùng, ai cũng công nhận điều này. Tác động của báo
chí đã ảnh hưởng quá lớn đến sức khoẻ, tinh thần bà Bảy. Chị Bùi Thị Đơ
(Ba Đơ), sống cạnh nhà bà Bảy nói: “Mới tháng trước bà còn khỏe, đẹp
lão, gặp ai cũng hỏi han, vui cười là vậy; giờ phải chống gậy đi chợ, ít nói, ít cười, còn né tránh mọi người…”. 

Việt Long  

KÍCH THÍCH TRÍ TÒ MÒ - “TIÊU CHÍ” CỦA NHỮNG “VƯỜN CẢI”

Nếu không cần đếm xỉa đến tác động xã hội thì người người, nhà nhà
đều có thể làm báo được. “Quăng” ra mớ thông tin và tô đậm giậm đen
những chi tiết nhạy cảm, rẻ tiền là cách làm ưu tiên của các ấn phẩm “lá cải”.

Nếu không cố tình dựng lên cảnh tượng truy sát man rợ, rùng rợn thì
người viết chỉ cần đưa tin ngắn gọn, súc tích chứ không cần tán đến hơn
1.700 chữ như bài Nhân viên nhà hàng giết người bằng cây xiên thịt
(Nguoiduatin.vn - Báo điện tử của Báo Đời sống & Pháp luật - ngày
9/5/2012). Tương tự, trong bài có tựa dài dằng dặc 43 chữ Người vợ bị
bạo hành như thời trung cổ ở Thanh Xuân (Hà Nội) lại bị chồng đánh: Một
năm sau trận tra tấn bằng xích sắt, búa đinh… người vợ liều chết nhảy từ
tầng hai trốn đòn bạo hành của chồng (Tuổi trẻ và Đời sống - Ấn phẩm
phụ của Báo Tuổi trẻ Thủ đô - số 84, ngày 21/5/1012), độc giả vừa đọc
vừa… né khi bài viết tả tỉ mỉ cảnh chồng đập vỏ chai rượu vào đầu, vào
người vợ, xộc vào xé rách quần áo… Cảnh người vợ lao ra lan can, luồn
qua lỗ thoáng của lưới thép thế nào, tiếp đất, đổ máu ra sao… đều được khắc họa rõ nét không kém phim hành động Mỹ.

Ở bài Sau hơn 20 năm sống ly thân, người vợ đột ngột vác dao quay về
nhà chồng “rửa hận” (Hôn nhân & Pháp luật thứ 7 - Ấn phẩm phụ của
Báo Đời sống và Pháp luật - số 18, ra ngày 3/3/2012), ngoài chiêu nhấn
nhá nhiều tình tiết giật gân, hồi hộp về người phụ nữ cuồng sát như thú
hoang, bài báo còn có nguy cơ khơi gợi sự đồng cảm của người đọc trước
hành vi tội ác. Ở phần cuối bài, tác giả có vài dòng thể hiện sự tiếc rẻ
cho hung thủ nhưng với giọng điệu đối phó, chiếu lệ, kém thuyết phục
cộng với hai tít nhỏ của bài (Người đàn bà bị hắt hủi…, 20 năm trả thù
chưa muộn?), khác nào tác giả ngầm chia sẻ với thủ phạm rằng “không có lửa sao có khói, việc “rửa hận” là hợp lẽ”!

Điều 5 của Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 Quy định chi tiết
thi hành Luật Báo chí, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo
chí đã nêu cụ thể những gì không được thông tin trên báo, trong đó cấm
miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn, có tính chất
kích dâm, thiếu thẩm mỹ, truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan… Mặc, vì
tiền, các “chủ vườn cải” vẫn thản nhiên “cày xới”. Hay vì mải bận “soi
rọi và làm rõ những giá trị nhân văn, đạo đức” (như lời của Báo Đời sống
và Pháp luật tự “tôn vinh” mình trên nguoiduatin.vn vào ngày 29/5/2012), họ đã quên hành lang pháp lý?

Tờ Đang yêu (đặc san Báo Phụ nữ Thủ đô, số 17, ngày 28/2/2012) mạnh
dạn đặc tả vị trí, tư thế làm chuyện đồi bại tại phòng vệ sinh của giáo
viên thể dục với một trong hàng loạt học sinh tiểu học. Tương tự, ở số
41, ngày 22/5/2012, Đang yêu lại có một bài phơi bày trải nghiệm của một
người đàn bà yêu chồng, thèm… đàn ông, ngoại tình cùng lúc ba người.
“Nhật ký ngoại tình” trần trụi, thô thiển đến mức đưa vào cả chi tiết
ông nhân tình nhét vội cái quần chíp đỏ chói của cô bồ vào túi quần khi
bị vợ phát hiện “vật chứng” ấy nằm lẫn trong va li của ông. Không biết ở
đây, chủ ý của các tác giả muốn định hướng, giáo dục điều gì? Hãy “chùi mép” cẩn thận sau khi ăn vụng chăng?

Quả là nhiều giá trị bị đảo lộn, thật giả khó phân khi các ấn phẩm
“lá cải” này đăng tải nhiều chuyện ly kỳ, huyền bí, hết “rắn thần” báo
thù (“vệt bài” đăng từ ngày 8/11/2011 trên Pháp luật và Thời đại - ấn
phẩm phụ của Báo Pháp luật Việt Nam) đến cây si linh thiêng, hễ ai động
đến sẽ bị tai nạn, bệnh tật (mục “Khó tin nhưng có thật” của Báo Gia
đình & Cuộc sống - Ấn phẩm phụ của Báo Gia đình Việt Nam - số 3,
ngày 22/5/2012). Và, rất đỗi “hồn nhiên” là tờ Hôn nhân & Pháp luật
thứ 7 (cũng ở số 18) có bài viết về diễn viên Bằng Lăng, khi cô nói rằng
trước đây thầy bói phán “năm sau em sẽ lấy chồng” và thực tế diễn ra y như vậy!

Những người làm báo đích thực và có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp
chưa bao giờ xem các bài viết “lá cải” như thế là báo (vì báo chí không
thể có mỗi chức năng là kích thích và thỏa mãn trí tò mò). Nhưng không
ít bạn đọc vẫn cho đó là báo, mà báo nói thì sao lại không tin? Thế mới nguy!

 “… Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các cơ quan báo chí
vi phạm nhiều lần chậm khắc phục, không đủ điều kiện hoạt động, không
thực hiện đúng giấy phép hoạt động. Có thời hạn để cơ quan báo chí, cơ
quan chủ quản báo chí thực hiện. Nếu không có sự chuyển biến thì các cơ
quan quản lý sẽ tạm đình chỉ hoạt động của cơ quan báo chí để chấn
chỉnh” (Trích Báo cáo đánh giá về công tác báo chí năm 2011 và một số
nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc ngày 30/3/2012 tại Quảng Ninh).

Hằng Ngôn

Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.