Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#1 Đã gửi : 05/03/2013 lúc 04:29:34(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Cô gái vượt qua kỳ thị lấy chồng nhiễm HIV

05.03.2013 04:16 

Dũng cảm vượt qua mọi định kiến và cái nhìn kỳ thị của mọi người trong xã hội, sự ngăn cấm của gia đình … họ đã đến với nhau, sưởi ấm lại con tim tưởng chừng như đã khô héo của những con người mang trong mình căn bệnh thế kỷ, thắp lên những mầm xanh hi vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Chính họ, những con người không chịu đầu hàng số phận, đã dết nên những câu chuyện tình cảm động mà nhiều người vẫn gọi đó là “cổ tích thời nay”…

Nỗi buồn số phận

Chúng tôi tìm về xã Vũ Tây (Kiến Xương, Thái Bình) nơi đây cách đây khoảng 2 năm về trước còn được mệnh danh là “làng đại dịch HIV/AIDS” bởi xã này có số người nhiễm căn bệnh thế kỷ tính trên mật độ dân số thuộc vào hàng cao nhất cả nước những ngày đầu xuân. Chuyến đi lần này không phải là để soi mói xem Vũ Tây bây giờ ra sao sau khi bị cơn bão HIV/AIDS tàn phá, mà để chứng kiến một câu chuyện tình cảm động giữa nhân vật chính là một thanh niên trong xã đang ngày đêm chiến đấu với bệnh tật và một cô thôn nữ khỏe mạnh nhưng đã dũng cảm vuợt qua mọi định kiến, dư luận xã hội cũng như sự kì thị của mọi người để cùng nhau xây dụng mái ấm gia đình.

Trong căn nhà nhỏ khá khang trang, tiếp chúng tôi là một người đàn ông ngoài 30 tuổi mà thoạt nhìn không ai nghĩ anh đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Vừa trò chuyện với chúng tôi, Trần Kiêm Đoàn, tên người đàn ông ấy, vừa trông chừng một bé gái chừng hơn một tuổi đang chơi cùng mấy chú gấu bông. Xóa bỏ những mặc cảm ban đầu của một người mắc bệnh xã hội, anh bộc bạch chuyện đời mình.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông có 3 anh em trai. Đoàn là con út. Học hết cấp 3, anh theo đám thanh niên trai tráng trong làng ra Hà Nội làm thợ xây, rồi lặn lội về Quảng Ninh làm công nhân đội than thuê. Khi ấy anh nghĩ làm vài ba năm, tích cóp chút vốn rồi về quê lấy vợ, lập nghiệp. Cùng đi Quảng Ninh chuyến ấy có hơn chục thanh niên nữa, có hoàn cảnh giống như Đoàn. 

“Ra Quảng Ninh, công việc đội than tuy có vất vả nhưng tiền kiếm được cũng khá, có điều buồn và cô đơn vì phải sống xa gia đình. Khi đã quen thông thổ, rành chỗ ăn chơi, bạn bè lại lôi kéo rủ rê, khích bác nên tôi tặc lưỡi, nghĩ một vài lần cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Chị bảo, thanh niên trai tráng chưa vợ, lại sống xa gia đình … chịu làm sao thấu”, anh kể.

“Tưởng sẽ không sao vì nhiều người còn dính vào đủ thứ tệ nạn xã hội mà vẫn khỏe như vâm, với lại lúc ấy nào đã biết 'mặt mũi con HIV' tác nhân gây ra căn bệnh thế kỉ nó như thế nào, vì thiếu thông tin, nên tôi chẳng biết sợ là gì. Thỉnh thoảng, tuần đôi ba lần, mấy anh em vẫn rủ nhau đi tìm gái đứng đường về giải quyết nhu cầu sinh lý. Cuộc sống của những chàng trai vai u thịt bắp như tôi cứ thế trôi đi, công việc hàng ngày chỉ xoay quanh đội than, uống rượu cờ bạc. Mà hồi ấy đúng là điếc không sợ súng, nhưng nghĩ lại, trong hoàn cảnh ấy mình cũng chẳng được trang bị kiến thức xã hội, đơn giản nhất như cái bao cao su cũng chẳng biết, nếu có cũng không biết phải sử dụng như thế nào …”. 

Kể đến đây anh dừng lại dỗ dành bé gái đang đòi bé. “Con gái em đấy, cháu được hơn một tuổi rồi! Phúc nhà em còn dày nên cháu hoàn toàn khỏe mạnh, không bị lây bệnh”, anh Đoàn nhìn con âu yếm nói.

Sẽ không có chuyện để nói nếu như sau một lần lên cơn sốt dai dẳng, lại bị tiêu chảy kéo dàu, sút cân thấy rõ, anh tìm đến khám bệnh tại bệnh viện đa khoa Cẩm Phả. Sau khi làm đủ mọi thủ tục theo yêu cầu, anh choáng váng khi nghe vị bác sĩ khám cho mình gọi vào phòng riêng hỏi han và tư vấn trực tiếp. Bác sĩ bảo anh đã bị mắc căn bệnh thế kỷ. 

“Thoạt đầu tôi không tin, thậm chí còn muốn nổi khùng, vì tôi có nghiệp ngập gì đâu! Thế nhưng kết quả rành rành ra đấy, tôi không thể cãi được. Thú thật với chị, lúc ấy tôi cũng chỉ biết HIV/AIDS là bệnh xã hội không có thuốc chữa, những người mắc bệnh cầm chắc cái chết lơ lửng trên đầu ngoài ra không biết gì thê, Sau tháng sau tôi đi xét nghiệm lần hai kết quả vẫn như cũ. Lúc ấy, trời đất trên đầu, dưới chân tôi như sụp đổ …”, anh trầm ngâm.

Nghĩ mình mắc căn bệnh này sẽ chẳng còn sống được bao lâu, một thời gian sau anh thanh toán tiền công cũng được một khoản kha khá rồi tìm về quê, mục đích những năm tháng cuối đời sẽ được sống trong sự yêu thương đùm bọc của gia đình. Lúc này, gia đình anh vừa trải qua một cơn bão mạnh tàn phá. Đồ đạc trrong nhà không còn gì cả. Bố mẹ già yếu. Người anh cả và người anh thứ 2 bởi cũng tha phương đi làm thuê như anh nên đã từ giã cõi đời vì chính căn bệnh mà anh đang mắc phải. Anh kể, khi ấy, anh bị người làng xa lánh, kỳ thị, suốt một thời gian anh không dám ló mặt ra đường …

Lửa gần rơm

Khi chúng tôi đang dở dang câu chuyện thì chị Vũ Thị Mến đi chợ về. “Nhà em đấy, hàng ngày vẫn chạy chợ nhưng hôm nay cô ấy nghỉ vì nghe nói nhà có khách …”, dắt xe cho vợ, Đoàn giới thiệu. Người phụ nữ trạc 30 tuổi trông vẫn còn xuân sắc lắm, gật đầu chào chúng tôi. “Nghe nói ngày còn con gái có rất nhiều người theo đuổi chị không lấy mà lại chọn anh Đoàn?”, tôi hỏi. Đưa tay đón con, chị Mến mỉm cười: “Có lẽ là do duyên số”.

Trầm ngâm một lát, liếc nhìn chồng, chị thong tha kể: “Thú thật là tôi cũng không nghĩ đến việc một ngày nào đó lại lấy anh Đoàn, về Thái Bình làm dâu. Quê tôi vốn ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chúng tôi quen nhau từ ngày anh Đoàn lên Hà Nội làm phu hồ, còn tôi giúp việc cho một nhà gần nơi công trình các anh ấy đang xây dựng. Cùng cảnh xa nhà, thỉnh thoảng gặp nhau chuỵên trò qua lại, trêu đùa vài ba câu tếu táo rồi việc ai người nấy làm. Nhưng ngay từ lúc mới gặp nhau, tôi đã có cảm tình với anh ấy rồi vì ngày ấy anh Đoàn là người đàn ông hiền lành, ít nói, lại chăm chỉ làm ăn. Và tôi biết anh ấy cũng có cảm tình với tôi nhưng vì lý do nào đó mà không dám nói mặc dù mọi người cũng hay vun vào”. 

“Thích thì thích vậy thôi nhưung chẳng ai dám nói với nhau câu nào ngoài những lời hỏi han về công việc, sức khỏe …”, anh Đoàn quay sang đỡ lời vợ.

Chị Mến tiếp: “Sau đó anh Đoàn về quê rồi ra Quảng Ninh đội than, thỉnh thoảng cũng có gọi điện hỏi thăm, chỉ thế thôi”. Bẵng đi một thời gian, gần 3 năm sau, chị Mến liên lạc với anh Đoàn và biết lúc này anh đang mang trong người căn bệnh thế kỉ. Khi ấy, không hiểu sao chị vẫn chưa lấy chồng mặc dù đã thôi giúp việc ở Hà Nội trở về quê. “Khi biết tin anh Đoàn bị bệnh, tôi cũng suy nghĩ ghê lắm. Chút tình cảm thoáng qua ngày nào vẫn còn vương vấn nhưng không phải là tôi không sợ và có đủ dũng khí để chạy đến với anh ấy ngay”, chị Mến tiếp tục câu chuyện.

Theo người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu ấy thì sau rất nhiều đêm trăn trở, chị quyết định tìm về Thái Bình thăm anh. Lúc này, gia đình anh đã hoang tàn lạnh lẽo lắm. Anh thì nằm bẹp trong buồng, thậm chí nhìn thấy chị cũng không thèm nhỏm dậy. “Lúc đầu tôi chỉ nghĩ sẽ ở lại chăm sóc, động viên anh ấy qua cơn bĩ cực của cuộc đời như một người em gái đối với anh trai chứ không hề nghĩ đến chuyện gì khác. 

Tuy nhiên, một thời gian sau, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, tình cảm xưa trỗi dậy, mất một ngày suy nghĩ tôi quyết định … tỏ tình trước. Mới đầu anh ấy từ chối quyết liệt sợ sẽ làm khổ tôi, nhưng tính tôi đã quyết là làm cho bằng được. Tôi thưa chuyện với bố mẹ anh ấy và thuyết phục anh Đoàn cùng em về thăm gia đình”, chị Mến nhớ lại những ngày trái tim mình loạn nhịp vì yêu.

Nhờ chính quyền xin cưới

Khỏi phải nói những khó khăn mà hai anh chị đã trải qua để được gia đình chị chấp nhận. Chỉ mới nghe nói, mẹ chị đã khóc lên khóc xuống, bố thì quyết liệt từ con nếu chị lấy anh. Dùng lời lẽ tình cảm không được, chị cùng anh về quê quyết định nhờ đến câu lạc bộ vì ngày mai tươi sáng (nơi sinh hoạt của những người nhiễm HIV – PV) và … gõ cửa chính quyền xã Vũ Tây nhờ giúp đỡ. Mới đầu, tất cả những người nghe câu chuyện của chị đều cho là chị bị… thần kinh, “đường quang không đi lại đâm quàng bụi rậm”, họ khuyên chị nghĩ lại. Nhưng cuối cùng tình yêu của chị dành cho anh đã chiến thắng.

Tháng 10.2008, một chuyến xe chở lãnh đạo xã Vũ Tây và thành viên câu lạc bộ vì ngày mai tươi sáng từ Thái Bình lên Hà Nội quê chị. Sau đó một tháng, đám cưới giản dị nhưng ấm cúng đã diễn ra trước sự chứng kiến của hai bên gia đình, họ hàng, người quen và rất nhiều thành viên các câu lạc bộ của những người nhiễm HIV/AIDS tại Thái Bình và một số tỉnh lân cận.

Hiện nay, hàng ngày, chị Mến chạy chợ chăm lo cuộc sống gia đình, chồng con, ngoài ra chị còn nhận làm thêm hàng thủ công mỹ nghệ những lúc rảnh rỗi nhằm kiếm thêm thu nhập. Nhờ được uống thuốc điều trị HIV/AIDS miễn phí do các tổ chức nước ngoài hỗ trợ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hơn thế nữa là sự lạc quan yêu đời nên sức khỏe của anh đã khá hơn rất nhiều. Hàng tháng, chị vẫn cùng anh ra thành phố Thái Bình sinh hoạt trong câu lạc bộ Hương Lúa (câu lạc bộ hát chèo của những người nhiễm HIV – PV) và tích cực tham gia các hoạt động xã hội khác.

Gia đình và Cuộc sống

http://xzone.vn/Web/77/4...lay-chong-nhiem-HIV.html
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.