Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline tuphuong  
#1 Đã gửi : 04/03/2013 lúc 07:16:17(UTC)
tuphuong

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm:
Gia nhập: 09-05-2012(UTC)
Bài viết: 237
Man
Đến từ: Nơi Mẹ sinh tôi ra

Thanks: 116 times
Được cảm ơn: 103 lần trong 76 bài viết

             Nữ hộ lý 17 năm chăm người nhiễm HIV giai đoạn cuối

  Vừa dọn xong mớ quần áo vấy đầy phân cho bệnh nhân đầy ghẻ lở, một người bệnh khác lại tè ra quần, chị Diệp Thị Lệ Thu, hộ lý khoa Nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM cứ bận rộn như vậy suốt ngày đêm.

  Cũng như bao đêm, gần 0h ngày 26/2, khi bệnh nhân tại các khoa phòng khác bắt đầu ngủ nghỉ, thì tại khu nội trú của khoa Nhiễm E, nơi chị Thu làm việc vẫn không ngớt tiếng ho, tiếng kêu la rên rỉ không chịu uống thuốc, bệnh nhân khác chửi đổng đòi chết cho xong. Và cũng như bao đêm, người nữ hộ lý lại nhanh nhẹn rời chiếc ghế bố nhỏ đi đến tận giường bệnh ngồi cạnh người bệnh để động viên an ủi. 

  Nhận việc từ năm 1996, chị Thu hiện là một trong những hộ lý trụ lại lâu năm nhất tại khoa Nhiễm E, nơi có khả năng lây nhiễm bệnh cao nhất của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Bệnh nhân tại đây phần lớn là những người nhiễm HIV giai đoạn cuối. Chị vừa được bệnh viện đề cử là tấm gương "Thầy thuốc như mẹ hiền".



Một lần bị kim dính máu bệnh nhân đâm phải uống thuốc phòng bệnh, chị Thu vẫn kiên trì với công việc chăm sóc người nhiễm HIV giai đoạn cuối.
Một lần bị kim dính máu bệnh nhân đâm, phải uống thuốc phòng bệnh, chị Thu vẫn kiên trì với công việc chăm sóc người nhiễm HIV giai đoạn cuối. Ảnh: Phương Nghi.

  Mỗi ngày cứ từ 7h30 sáng, vừa thay xong đồng phục, chưa kịp ăn sáng, công việc đầu tiên của chị Thu là dọn dẹp ngay "bãi chiến trường hôi hám" bởi các bệnh nhân đồng loạt tè hoặc ị luôn trên giường bệnh. Mặt bịt khẩu trang, tay mang găng, chị Thu bất chấp các cơn ho dài của bệnh nhân bị biến chứng lao phổi, những cơ thể gầy gò đầy mụn nhọt, ghẻ lở. Chiếc khăn nhỏ trên tay chị cứ thế đưa đến khắp cơ thể của người bệnh, cẩn thận lau chùi từng chỗ bẩn rồi thay tã, mặc quần áo vào cho họ.

"Lúc đầu tôi sợ lắm, vì vừa bẩn vừa sợ lây nhiễm bệnh nhưng làm riết thành quen. Nhìn bệnh nhân sạch sẽ mình cũng thấy vui. Muốn làm được công việc này, phải thực sự coi bệnh nhân như người thân của mình. Ở khoa này, nơi mà người bệnh đã gần đất xa trời, mọi nhân viên y tế chúng tôi đều có cùng suy nghĩ như vậy", chị Thu nói.

  Khoa Nhiễm E có 60 giường nội trú chia ra làm 2 khu. Khu cấp cứu kê 12 giường dành cho những bệnh nhân nặng. Khu khác trên tầng 1 với 48 giường dành cho những bệnh nhân khác có tình trạng sức khỏe khá hơn nhưng cũng đều yếu ớt. Mỗi sáng, chỉ riêng việc vệ sinh cá nhân cho người bệnh thôi cũng đã khiến chị Thu cùng đồng nghiệp loay hoay hơn một giờ đồng hồ.

 Việc dọn phân thay quần, đeo bỉm cho bệnh nhân của chị Thu không chỉ dừng lại ở đó, bởi hầu hết người bệnh đều trong tình trạng không kiểm soát được bản thân. Một số bệnh nhân mắc chứng tiêu chảy, cứ vài phút lại có một người có nhu cầu cần hộ lý giúp đỡ. "Vất vả nhất là những bệnh nhân bị người thân bỏ lại. Chúng tôi phải lo cho họ tất cả từ chuyện ăn uống, tắm giặt thay đồ. Lắm lúc còn phải động viên an ủi và tâm sự nhỏ to. Công việc liền tay không có lúc nghỉ ngơi", chị Thu nói.



thay-thuoc-nhu-me-hien-jpg_1361940486[12
Chị Thu (người phụ nữa bên phải) tại buổi giao lưu Thầy thuốc như mẹ hiền của công đoàn ngành y tế TP HCM tổi chức. Ảnh: Phương Nghi

 Tại khoa Nhiễm E, ngoài những vất vả có thể nhìn thấy như dọn vũng máu to bệnh nhân vừa đi cầu vừa nôn ói, chị Thu cùng các đồng nghiệp còn phải đối diện với áp lực khác không nhỏ. Đó chính là thái độ phản kháng do tâm lý chán đời của không ít bệnh nhân. "Không ít lần tôi bị bệnh nhân là con nghiện đòi đánh hoặc lên cơn đập bể cửa kính rồi cào người máu me đe dọa sẽ tấn công. Nhiều người nổi cáu đòi cào cấu chỉ vì thay tấm trải giường chậm. Những lúc ấy mình cảm thấy rất sợ và chỉ muốn xin chuyển việc làm, nhưng đến ngày hôm sau, khi chứng kiến cảnh người bệnh hôm qua hung hăng nay vào cơn hấp hối, sự sợ hãi của tôi dần mất đi", nữ hộ lý tâm sự.

Công việc thầm lặng không to tát, nhưng với thái độ phục vụ tận tâm tận tình với người bệnh, chuyên cần trong công việc, chị Thu được ban giám đốc bệnh viện đánh giá là một trong những hộ lý giỏi, lao động tiên tiến nhiều năm liền.

Tại buổi vinh danh "Thầy thuốc như mẹ hiền" do Công đoàn Sở Y tế TP HCM vừa tổ chức, dù phải cùng chồng cũng là nhân viên bệnh viện làm việc nuôi mẹ già bị ung thư, anh chồng bại liệt và hai con nhỏ; khi được hỏi về những ước mơ hiện tại, chị Thu không nói về mình mà lại dành cho bệnh nhân.

"Điều mong ước của tôi là gia đình và xã hội hãy quan tâm nhiều hơn đến căn bệnh HIV/AIDS. Tôi luôn xót xa khi thấy bệnh nhân mắc HIV ngày càng trẻ. Một điều nữa, tôi mong sao toàn bộ bệnh nhân HIV sẽ được điều trị miễn phí", chị Thu nói.

Phương Nghi

thanks 3 người cảm ơn tuphuong cho bài viết.
chot.buon trên 05-03-2013(UTC) ngày, yeucuocsongnay trên 06-03-2013(UTC) ngày, le vy trên 04-03-2014(UTC) ngày
Quảng cáo
phù thủy áo đen  
#2 Đã gửi : 06/03/2013 lúc 10:00:45(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
 Nghĩa cử cao đẹp với những người sống chung với H .
Offline hasinh  
#3 Đã gửi : 07/03/2013 lúc 11:55:55(UTC)
hasinh

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm:
Gia nhập: 07-03-2013(UTC)
Bài viết: 1
Đến từ: haiphong

Chị là một người phụ nữ đáng khâm phục
http://www.seoitc.com - seo joomla
http://www.xapxinh.com - tai nhac mien phi
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.