Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


2 Trang<12
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#21 Đã gửi : 19/04/2009 lúc 06:08:24(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Cuộc tình ngang trái (Nói không với AIDS- bài 17)
Tôi đã không thể hiểu tại sao tình yêu của tôi và Khánh luôn bị bố mẹ cô ấy ngăn cản? Dù rằng trước kia 2 gia đình đã từng rất thân thiết, dù rằng tôi ‘rất được’, tình yêu tôi dành cho Khánh rất chân thành...
   

Kỳ thi Đại học, tôi vượt qua một cách dễ dàng, còn Khánh trượt. Khánh đã cố gắng ôn thi, nhưng năm sai cũng chỉ đỗ vào trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh.

Sau bốn năm, bảo vệ xong luận án rồi tốt nghiệp, thành tích học xuất sắc nên tôi được giữ lại trường làm giảng viên. Khánh cũng đã xin được dạy văn ở ngay trường làng, nhưng tôi dự định chuyển công tác cho Khánh lên thành phố, và quyết tâm làm đám cưới.
 

Tôi không biết làm như thế nào...


Tuy nhiên, bố mẹ Khánh kiên quyết bắt cô ấy chấm dứt mối quan hệ với tôi, lấy một người chồng khác. Anh này là đồng nghiệp với bố Khánh. Ngày cưới của Khánh và anh chàng nọ đã được hai bên gia đình ấn định. Nghe tin xấu, tôi liền xin nghỉ dạy, vội vàng về quê để xem rõ tình hình..

Vừa nhìn thấy tôi, bố Khánh đã dùng những lời lẽ rất khó nghe để sỉ nhục tôi và gia đình vừa ra sức đẩy tôi ra khỏi cửa. Theo quán tính, tôi cũng cố gắng chống cự và đẩy ông trở lại. Trong lúc hai bên xô xát quá đà, tôi đã đẩy ông ngã về phía sau, đập đầu vào cánh tủ, ông bị thương nặng và phải nhập viện khẩn cấp.
 

... để bố cô ấy nhìn nhận tôi khác hơn...


Bác sĩ thông báo, bố Khánh phải truyền máu nên cần xét nghiệm máu để tìm nhóm máu thích hợp. Tôi tình nguyện hiến máu vì bản thân có cùng nhóm máu B như ông. Bất ngờ, bố Khánh gạt tay tôi, ghẻ lạnh: “Tôi không cần máu của đứa con một tên nghiện…”.

Khi tôi hỏi, mẹ thừa nhận rằng bố tôi đã chết vì nghiện khi tôi còn đang học cấp II. Mẹ giấu biệt tin này với họ hàng, người thân vì lo ảnh hưởng đến tương lai của tôi. Hồi ấy, khi mẹ nói “bố mất vì bệnh”, tôi còn quá nhỏ để hiểu mọi chuyện.
 
… Vì thân thiết với nhà tôi nên bố Khánh là người hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình tôi nhất. Bố Khánh nói bố tôi chết vì HIV, nên ông ra sức cản ngăn tình yêu của chúng tôi. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm hôm qua, đã chứng minh tôi hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh tật gì…
 

...  quá khứ của bố tôi, không thể quyết định được tương lai của tôi...


Ngày cưới của Khánh đang đến gần. Bố Khánh đã sẵn ghét tôi, nay lại càng không thể chấp nhận tôi. Tôi có nên cố theo đuổi tình yêu của mình. Tôi phải làm thế nào để gia đình cô ấy không kì thị mẹ con tôi nữa…???
 
Mộc Lan
(Ảnh minh hoạ, nguồn Images)

Tu-an  
#22 Đã gửi : 19/04/2009 lúc 07:23:33(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
 
 
Để sống chung tốt nhất với người nhiễm HIV (Nói không với AIDS - bài 18)

Với người nhiễm HIV phải tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu trong việc bảo vệ sức khoẻ, luyện tập và sinh hoạt thì mới mong sống chung với bệnh tật một cách khoẻ mạnh
  

Ưu tiên việc sinh hoạt tình dục điều độ, khoa học...

 
 
Hỏi: Khi tôi phát hiện ra anh ấy trốn tránh việc cưới hỏi với tôi là do nhiễm HIV, thực  sự tôi đã rất sốc. Nhưng vì rất yêu anh, tôi vẫn quyết định làm đám cưói với anh và chúng tôi đã thoả thuận giấu hai bên gia đình. Tôi xin hỏi có cách nào để chung  sống với HIV một cách tốt nhất, mà không bị lây nhiễm?
 
 
Trả lời:

Khoa học đã chứng minh, qúa trình phát triển từ HIV đến AIDS có thể kéo dài đến 15-20 năm, thậm chí là dài hơn tuỳ vào sự duy trì sức khoẻ, tuân thủ các quy tắc dinh dưỡng, sinh hoạt  tình dục của bệnh nhân nhiễm HIV.

Bạn đã có quyết định đúng đắn, nhân danh tình y êu. Tuy nhiên khó khăn với 2 bạn là không ít, cần chuẩn bị cho mình  thật tốt về tâm, sinh lý. Với người nhiễm HIV phải tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu trong việc bảo vệ sức khoẻ, luyện tập và sinh hoạt thì mới mong  sống chung với bệnh tật  một cách khoẻ mạnh:
 

...Cần thiết phải giữ vệ sinh, tiệt trùng thường xuyên đồ đạc, khăn, gối...

 
Ðể phòng lây nhiễm HIV khi sống chung với người nhiễm HIV cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh.

- Băng kín các vết thương khi chảy máu

- Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất liệu tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa vết máu cần phải mang găng tay (có thể là găng tay dùng trong sinh hoạt hàng ngày), nếu không có găng tay phải dùng giấy hoặc túi nilon. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay sạch bằng xà phòng.

- Mang găng hoặc lót bằng giấy, túi nilon khi mang các đồ bẩn. Giữ giường, chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.

- Khi giặt quần áo hoặc ga giường có dính máu hoặc các dịch tiết khác của cơ thể cần chú ý:
 

Người có bệnh không nên có tư tưởng hận thù cố tình lây nhiễm H cho cộng đồng,
không cho máu, cho mô...

+ Ngâm bằng nước javel trong thời gian 20 phút rồi đi găng để giặt.

+ Giặt riêng rẽ với các quần áo của người khác trong gia đình.

+ Giặt bằng xà phòng, vắt khô, gấp và là như bình thường.

+ Không dùng chung các vật đâm qua da, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm răng và tất cả các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu.

- Đặc biệt khi sinh hoạt tình dục cần mang BCS (nếu bạn không muốn có con). Nếu muốn có con thì xác suất con bạn không bị nhiễm HIV là rất nhỏ. Có thể giải quyết chuyện con cái bằng cách xin con nuôi…

Và rất nhiều khó khăn nữa, về kinh tế, tinh thần đều phải xác định đúng  và chuẩn bị tốt… Chỉ nên giấu gia đình ở một mức độ, nếu có điều kiện nên giải thích với mọi người để anh ấy có cuộc sống hoà nhập cùng cộng đồng…

Chúc bạn hạnh phúc với quyết định của mình!
 

                                                                                                               Minh Ngọc_97
(Ảnh minh hoạ, nguồn Images)
Tu-an  
#23 Đã gửi : 19/04/2009 lúc 07:25:25(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Kéo dài cuộc sống sau AIDS (Nói không với AIDS 19)

Sau khi bệnh tiến triển thành AIDS, nếu được chăm sóc tốt, đủ thuốc men, bệnh nhân có thể sống thêm từ 1- 5 năm...

Hỏi: Người thân của tôi nhiễm HIV đã 7 năm, thời điểm này anh ấy bệnh tật, người lở loét, phải nằm một chỗ. Bác sĩ nói đã chuyển thành AIDS. Xin hỏi, sau khi tiến triển thành AIDS, bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống bao lâu nữa?
(L.Lam- Hà Nam)
 
 
 

Thuốc chỉ làm chậm qúa trình phát triển của virus...

 
Trả lời:
 
- Khi đã diễn biến thành AIDS tuỳ điều kiện thuốc men và chăm sóc bệnh nhân vẫn có thể sống thêm 1- 5 năm nữa.

- Các thuốc điều trị hiện nay chỉ nhằm chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm chậm lại quá trình phát triển của virus. Bệnh nhân phải chủ động:
 
+ Ăn càng nhiều càng tốt.
 
+ Nghỉ ngơi khi mệt mỏi và đảm bảo ngủ đủ thời gian.
 
- Thực hiện tình dục an toàn (Sử dụng bao cao su quan hệ tình dục)

- Không cho máu và mô.

ngoài thuốc, bệnh nhân phải có một tinh thần tốt, được chăm sóc tốt...

 
- Hãy chú ý đến những vấn đề sức khỏe, nghe theo lời khuyên của thầy thuốc để phòng những bệnh nhiễm trùng cơ hội.

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: đánh răng hàng ngày, tắm rửa thay quần áo. Ðặc biệt quan trọng đối với phụ nữ phải vệ sinh sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt.

- Giảm các sang chấn, lo âu.

- Tránh uống rượu và hút thuốc lá.

- Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc.

- Không sống biệt lập. Hãy gặp gỡ thường xuyên với bạn bè và gia đình.
 
Khi HIV đã tiến triển thành AIDS, cơ thể mất hoàn toàn khả năng miễn dịch, sẽ kéo theo nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội. Nếu không thật sự có một tinh thần tốt, dùng thuốc đúng chỉ định, giữ vệ sinh tuyệt đối, bệnh nhân rất dễ chết vì các bệnh nhiễm trùng, lao, phổi... Vì vậy, người thân của bệnh nhân phải chủ động bên cạnh bệnh nhân và giúp bệnh nhân vượt qua một cách tốt nhất giai đoạn này!

Minh Ngọc_97
(Ảnh minh họa, nguồn Images)
Tu-an  
#24 Đã gửi : 19/04/2009 lúc 07:36:47(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Hội chứng ỉa chảy ở người nhiễm HIV (Nói không với AIDS- bài 20)
Mất nước và thiếu hụt điện giải, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong...

 
Hỏi: Người nhiễm HIV thường bị ỉa chảy? Có nguy hiểm lắm không? Phải điều trị và phòng tránh như thế nào?
 
 
Trả lời: Ỉa cháy là đi ngoài quá nhiều lần trong ngày, kèm theo nước ở phân, có thể kèm máu. Nguyên nhân gây ỉa chảy ở người nhiễm HIV là do:
 
- Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, kí sinh trùng, virus.

- Nhiễm trùng cơ hội liên quan đến AIDS.

- Do tác dụng phụ khi bệnh nhân HIV sử dụng một số loại thuốc.

Hai hậu quả chính của ỉa chảy là mất nước, thiếu hụt điện giải và suy dinh dưỡng. Mất nước- điện giải nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
 

Cần thận trọng khi trẻ  đại tiện lỏng quá nhiều lần trong ngày...


Cách xử trí:

Phải xác định ngay xem bệnh nhân có bị mất nước và điện giải hay không, thông qua cách xác định những dấu hiệu sau:

+ Khát nước

+ Da nhăn nheo lâu sau khi véo da (dấu hiệu Casper), môi se, mặt hốc hác.

+ Ở trẻ em nếu còn thóp, thì thóp lõm xuống, trẻ quấy khóc, vật vã (Trẻ còn bú, đi ngoài tử 2-4 lần/ngày, nếu vượt gấp rưỡi hoặc hơn là trẻ bị ỉa chảy).

+ Sụt cân, nhiều trường họp mất nước nặng có thể sút từ 5-10% trọng lượng cơ thể.

+ Mạch nhanh, có thể bị tụt huyết áp.

Uống nhiều nước ngay sau khi bị ỉa chảy là cách tốt nhất ngăn ngừa mất nước và điện giải.
 

...Khi bệnh nhân có mạch đập nhanh,
có dấu hiệu mất nước, ỉa chảy kéo dài không cầm...
 
Cần uống loại nước gì?

- Uống Oresol (gói bột điện giải), pha một gói với một lít nước nguội, nếu pha không đúng quy định sẽ không phát huy hết tác dụng của thuốc. Khuấy kỹ và đều dung dịch cho tan hết trong nước, uống thay nước, từ 1-3 gói/ngày.

Không kiêng ăn: Đối với bệnh nhân ỉa chảy cần ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để giữ sức khoẻ và chống sụt cân. Nên ăn thức ăn đủ dinh dưỡng như hỗn hợp gạo và đậu, hoặc hỗn hợp của gạo với thịt hoặc cá. Bổ sung dầu ăn vào thức ăn để tăng năng lượng. Những sản phẩm từ sữa, chuối, trứng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho bệnh nhân.

Nên khuyến khích bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt. Với trẻ nên chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn nhiều lần trong một ngày để dễ tiêu hoá.

Nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện, trong các trường hợp sau:

- Cảm thấy rất khát.

- Bị kích thích vật vã, sốt nhiều, hoặc thờ ơ với ngoại cảnh.

- Không ăn uống được bình thường.

- Thấy tình trạng sức khoẻ chung bị giảm sút.

- Đi ngoài trên 10 lần/ngày.

- Có máu trong phân.

- Ỉa chảy kéo dài.

- Bị nôn mửa nhiều lần.
 

... Cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện gấp, để tránh tử vong...


Để phòng ỉa chảy, có thể chủ động làm tốt những bước giữ vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống như sau:

Cần ăn những thức ăn được rửa sạch, nấu chín, chế biến đúng quy cách, không ăn đồ sống, tái, thức ăn để lâu. Thức ăn chế biến sẵn cần nấu chín lại.

Luôn uống nước đã đun sôi. Nguồn nước phải đảm bảo, nếu dùng nước chứa thì phải có nắp đậy. Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ, sau khi tắm rửa cho người ốm, sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn.

Giặt riêng quần áo của người bệnh, gột sạch dưới vòi nước phần phân, giặt nhiều lần bằng xà phòng có độ tẩy tốt, phơi đồ riêng, dưới nắng mạnh. Tấy trùng nhà vệ sinh sau khi cho bệnh nhân sử dụng và sau khi tắm giặt cho bệnh nhân.
 
H_NGUYỄN
(Ảnh mang tính minh hoạ, Internet)
Tu-an  
#25 Đã gửi : 20/04/2009 lúc 05:19:54(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Tòng phạm (Nói không với AIDS - bài 21)

'Giữ bí mật cho em nhé. Nếu không, em sẽ chết mất', Hoài nhìn tôi, ánh mắt van xin khẩn khoản. Tôi miễn cưỡng gật đầu mà cả đêm không tài nào chợp mắt nổi...

Tôi với Hoài là bạn học. Từ xưa, Hoài đã rất năng động, phóng khoáng trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong tình yêu. Hoài thích anh nào là “chơi” luôn, chẳng bận tâm điều gì cả. Tôi nhiều lần khuyên nhủ nhưng Hoài bảo: “ anh khéo lo, rồi em sẽ lấy chồng và sống hạnh phúc như anh thôi!”.

 

Tôi đã đồng ý với Hoài là giấu Thắng,

 

Tình yêu của Hoài giờ chính là Thắng, một Việt kiều mà cô ấy quen trong lớp học anh văn buổi tối. Thắng si mê Hoài đến mức gần như điên dại. Hoài luôn “bòn rút” tiền của người yêu và dối rằng, cô ấy cần tiền chữa bệnh cho bố ở quê. Là bạn, tôi biết mọi chuyện về Hoài nhưng luôn giấu Thắng. Hoài là người tốt, tôi tin một ngày nào đó cô ấy sẽ biết cách quay đầu lại.

 

Mấy hôm trước, đang ở cơ quan thì tôi nhận được điện thoại của Hoài, thông báo: “em và Thắng sắp cưới”,  tôi mừng cho bạn mình lắm. Tôi đã tiếp xúc với Thắng nhiều lần. Anh chững chạc, nghiêm túc, chân thành. Chỉ thế thôi nhưng tôi tin Thắng sẽ cảm hóa được thói la cà, thích chơi rông của Hoài.
 

không cho anh biết sự thật Hoài đã nhiễm HIV

 

Nhưng 'niềm vui ngắn chẳng tày gang'. Ngay hôm sau, Hoài chạy đến nhà tôi với tâm trạng hoảng hốt: “em chết mất!”. Hoài kể, bữa trước Hoài có giấu Thắng “đi đêm” mà quên “phòng bị” với một anh già, lắm của. Xong việc, nhân lúc gã nhân tình không để ý, Hoài định “thó” ít tiền trong ví của gã ta. Chẳng ngờ, nằm lẫn trong những tờ bạc xanh đỏ ấy là bản xét nghiệm HIV. Hoài khóc lóc, gã nhân tình chua chát “ Ừ, cũng được hơn năm rồi. Ủa, anh tưởng em cũng giống anh chứ!”…

 

Hoài đi lang thang và quyết định đến tìm gặp tôi. Tôi lặng người, ôm Hoài vào lòng cùng khóc. Hoài quyết định chưa nói sự thật cho Thắng biết. Cô ấy đánh bài liều: “em không thể mất Thắng được. anh phải im lặng đấy. Nếu em dính H thật, em nhất định sẽ sang Mỹ cùng Thắng. em sẽ tìm mọi cách để chữa trị…”.
 

Nhưng làm như thế có quá với Thắng không...???

 

Tôi có nên lặng im, để mặc Hoài tiến hành hôn lễ với Thắng. Hay tôi sẽ bí mật trao đổi với Thắng về tình trạng của Hoài để anh ấy biết cách phòng tránh? Tôi thương Hoài nhưng cũng không muốn Thắng bị vạ lây. Tôi phải làm sao để không làm tổn thương và ảnh hưởng đến hạnh phúc trăm năm của bạn mình?
 
Mộc Lan
(Ảnh minh hoạ)
Tu-an  
#26 Đã gửi : 20/04/2009 lúc 01:48:36(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Nếu nhiễm HIV, có nên sinh con? (Nói không với AIDS - bài 22)
Chúng tôi không dám chắc, con bạn có nằm trong số 20% trẻ không nhiễm HIV từ mẹ không? Chưa kể sức khỏe và tính mạng của cả hai mẹ con bạn luôn bị đe doạ...

Hỏi: Chồng tôi bị nhiễm HIV. Chúng tôi vẫn quyết tâm lấy nhau? Xin hỏi tôi có thể sinh con được không? Con tôi có bị nhiễm HIV không?
 
(L.T.P - Thái Bình)
 

Con cái là niềm hạnh phúc tuyệt vời của bố mẹ...


Trả lời:
 
HIV có nồng độ cao trong máu, trong dich tiết của cơ quan sinh dục, trong sữa mẹ, nên nhìn chung, HIV chủ yếu lây qua 3 đường:

- Qua QHTD không sử dụng BCS (âm đạo, đường miệng, hậu môn).

- Qua đường máu: Dùng chung bơm kim tiêm, bị dính máu qua vết thương hở, đánh chung bàn chải có dính máu chân răng…

- Mẹ bị nhiễm HIV có khả năng truyền cho con trong quá trình mang thai, khi đẻ và cho con bú.

Xác suất mẹ nhiễm HIV, con không bị lây nhiễm chiếm khoảng 20%, tuy nhiên không thể chắc chắn, con bạn có may mắn nằm trong số 20% đó không.

Để có con, bạn và chồng đều nhiễm H, nếu không có chế độ ăn uống, chăm sóc tốt, bạn có thể nguy kịch về tính mạng khi mang thai, con bạn có thể bị nhiễm H, bị chết sau khi bạn sinh…

… Đó là những khó khăn, những sự thật vô cùng nghiệt ngã, bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối diện. Nếu bạn thật sự muốn có con với anh ấy, chúng tôi không dám chắc con bạn có may mắn không? Tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai!

Nếu muốn có tiếng trẻ, tốt nhất có thể bàn với anh ấy nhận con nuôi. Học cách chăm sóc trẻ thật kỹ, tránh lây nhiễm cho trẻ, đến khi trẻ đủ lớn để có thể tự vệ sinh, không cần đến sự chăm sóc của bạn…

Mong bạn có những suy nghĩ thật thấu đáo. Chúc các bạn hạnh phúc!
 

... Nhưng nếu bạn nhiễm HIV, con bạn có thể bị lây nhiễm và nguy hiểm đến tính mạng

 
Hạnh Ngọc Nguyên
(Ảnh minh hoạ, Images

Tu-an  
#27 Đã gửi : 21/04/2009 lúc 01:28:12(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
HIV có lây qua đường răng miệng? (Nói không với AIDS - bài 23)

Khi phát hiện chảy máu chân răng, có các biểu hiện bệnh về răng miệng, nên đến ngay bác sĩ nha khoa và bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định dùng thuốc tốt!

Hỏi: Tôi nghe nói HIV cũng lây qua đường răng miệng? Xin hỏi cách phòng chống lây nhiễm?
 

Cần tuyệt đối tuân thủ việc giữ vệ sinh răng miệng...

 
Trả lời:
 
HIV có lây qua đường răng miệng, do chảy máu chân răng, dịch tiết ở các vết loét...

Bệnh răng miệng của bệnh nhân HIV phát sinh do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, loét do Herpes, ung thư.

Cách chăm sóc bệnh răng miệng:

- Đánh răng bằng bàn chải mềm ít nhất 3-4 lần/ngày. Sau đó súc miệng bằng nước muối hoặc nước chanh (chất acid trong chanh sẽ làm chậm phát triển các nốt sùi).

- Súc miệng bằng thuốc tím 3-4 lần/ngày (1/2 lít nước pha cùng một thìa cà phê thuốc tím).

- Ăn tỏi hoặc sữa chua

- Dùng thuốc chống nấm 3- 4 lần/ngày
 

Khi bị chảy máu chân răng, các biểu hiện về bệnh răng miệng,
 cần đến bệnh viện để được chỉ định dùng thuốc tốt nhất...

Để đề phòng, cần thiết phải thực hiện tốt các bước sau:

- Đánh răng thường xuyên (sau bữa ăn hoặc súc nước muối).

- Định kỳ khám nha khoa để phát hiện các bệnh về răng miệng.

- Dùng các thức ăn giầu vitamin như trứng, sữa, thịt, các loại đậu, rau xanh và hoa quả.

- Tránh ăn thức ăn ngọt, dính và nhiều xơ sau khi đã đánh răng…

Như vậy, người nhiễm HIV nên tuyệt đối tuân thủ việc giữ vệ sinh răng miệng. Khi phát hiện chảy máu chân răng, có các biểu hiện bệnh về răng miệng, nên đến ngay bác sĩ nha khoa và bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định dùng thuốc tốt!
 
Hạnh Ngọc Nguyên
(Ảnh minh hoạ, Images)
Tu-an  
#28 Đã gửi : 21/04/2009 lúc 01:47:22(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Tai nạn nghề nghiệp (Nói không với AIDS - bài 24)

Vợ tôi hớn hở khoe kết quả siêu âm cậu con trai, mà đâu biết rằng, lòng tôi đang như muối xát…

Tôi thơm lên bụng bầu của vợ mà nước mắt giàn giụa. Cô ấy nghĩ tôi đang xúc động vì sắp lên chức bố nên còn cười, trêu chọc tôi. Đâu có ngờ, lòng tôi đang héo hon vì kết quả xét nghiệm máu ngày hôm nay: tôi đã dương tính với HIV…

Sự cố xảy ra với tôi trong vòng vài tháng trước. Tối ấy, tôi chuẩn bị hết ca trực thì cô y tá hốt hoảng thông báo: “Bác sĩ, có một bệnh nhân nam bị tai nạn giao thông cần cấp cứu gấp”.  Nhận được tin, tôi vội vã lao đến phòng cấp cứu. Trước mắt tôi là một thanh niên, khắp người bê  bết máu, trên đầu anh ta còn bị những mảnh kính (tôi đoán là từ mũ bảo hiểm) ghim lại.
 

Chỉ một phút sơ sẩy, tôi đã bị nhiễm HIV...

Anh ta giãy giụa khiến tôi rất vất vả mới sơ cứu được. Trong lúc vật lộn với bệnh nhân, anh ta, có lẽ vì đau đớn, đã cắn tôi một nhát vào tay. Mất máu quá nhiều, anh ta đã không qua khỏi.

Tôi chủ quan chỉ sát trùng và cầm máu vết thương trên tay bình thường. Tuy nhiên, lúc cầm phiếu xét nghiệm máu của bệnh nhân, tôi mới rụng rời, anh ta nhiễm HIV, bị tai nạn giao thông trong cơn đói thuốc

Chuyện tôi bị vết cắn từ bệnh nhân nhiễm H nọ, tôi giấu kín không cho các đồng nghiệp biết, tôi chỉ tâm sự với cậu bạn giám đốc một bệnh viện tư nhân. Đã chuẩn bị tinh thần vậy mà tôi cũng ngất xỉu khi cậu bạn đưa cho tờ xét nghiệm máu, kết luận tôi dương tính với HIV… Anh bạn hết lời an ủi, rằng vẫn cần một lần xét nghiệm nữa mới khẳng định kết quả này là chính xác… Tôi đã giấu kín mọi người, luôn tỏ ra vui vẻ để vợ không lo lắng.
 

Rất đau đớn, nhưng hơn hết, tôi vẫn muốn con tôi được sinh ra khoẻ mạnh,
vợ tôi vượt qua kì sinh nở thật an toàn...

Cơ quan đang có đợt kêu gọi bác sĩ trẻ lên miền núi công tác. Tôi ghi tên tham gia đợt công tác này, vì muốn trì hoãn thời gian, cho vợ tôi sinh nở an toàn. Nhưng tôi lại lo sợ, để lại vợ trong lúc bụng mang dạ chửi thế này, cô ấy sẽ nghĩ chồng không yêu thương mình mà sinh ra quẫn chí thì cũng nguy hiểm.

Ở lại chăm vợ, tôi lại sợ mình không giấu được cô ấy bí mật mang HIV. Tôi thực sự bối rối quá…
 
 Mộc Lan
(Ảnh minh hoạ, Getty Images)
Tu-an  
#29 Đã gửi : 21/04/2009 lúc 01:49:32(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Hội chứng sốt ở người nhiễm HIV (Nói không với AIDS - bài 25)

Đôi khi bệnh nhân HIV bị sốt do bệnh lý, cũng có khi sốt là một phản ứng của cơ thể, tăng nhiệt để chống chọi lại những tấn công của virus, bệnh tật…

Hỏi: Xin cho biết những hội chứng thường gặp của người nhiễm HIV, và cách xử trí?
 
 

Đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời nếu có những biểu hiện sốt kéo dài, sốt cao...

 
Trả lời:
 
Người nhiễm HIV có nhiều hội chứng bệnh, nhưng chủ yếu vẫn có những hội chứng chung như sốt, ỉa chảy, loét da, viêm đường sinh dục, đau mình mẩy…
 
Trước hết, xin giới thiệu hội chứng sốt:

Sốt là một phản ứng của cơ thể, tăng nhiệt để chống chọi lại những tấn công của virus, bệnh tật… Sốt của người nhiễm HIV/AIDS  có  thể do các nguyên nhân khác nhau:

- Do nhiễm trùng cơ hội liên quan tới AIDS như lao.

- Do lây từ những bệnh lưu hành ở địa phương như sốt rét, lao và các bệnh truyền nhiễm khác.

- Sốt là biểu hiện của nhiễm HIV.

Cách xử trí

- Phát hiện sốt: Dùng nhiệt kế cặp vào nách và đo từ hậu môn, hoặc dùng mu bàn tay đo nhiệt ở trán mình và trán bệnh nhân, nếu nóng hơn trán mình là biểu hiện sốt.

- Cởi bỏ quần áo, chăn màn không cần thiết, nằm ở chỗ thoáng mát để cơ thể hạ nhiệt.

- Tắm nước ấm để hạ nhiệt hoặc đắp khăn đã ngâm trong nước lạnh lên các phần ngực, trán, nách, bẹn, lau người bằng khăn ướt, để nước tụ bay hơi. Chỉ quạt nhẹ, không cho gió thốc vào người.

- Cho uống nhiều nước sôi để nguội, nước chè loãng, nước súp hoặc nước hoa quả.

- Nếu sốt từ 390C trở lên, sử dụng các loại thuốc giảm sốt như Paracetamol, cách mỗi 4-8 tiếng/lần.

- Cần giữ sạch và khô cơ thể.

- Dùng các loại nước thơm và bọt tan để phòng các bệnh về da như phát ban, mụn nhọt, lở loét.
 

Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc bừa bãi!


Cần đưa người bệnh đến bệnh viện, trong các trường hợp sau:

- Trẻ sơ sinh bị sốt.

- Sốt cao trên 390C kèm theo rét run.

- Sốt kéo dài.

- Sốt kèm theo ho và sút cân

- Sốt kèm theo các triệu chứng khác như cứng gáy, đau đầu dữ dội, lú lẫn, bất tỉnh, mắt vàng, đột ngột ỉa chảy nặng hay co giật.

- Đang có mang hoặc vừa sinh con.

- Sống trong vùng có dịch sốt rét, uống thuốc không khỏi. Không dùng thuốc lặp đi lặp lại.

Như vậy, với những người HIV, sốt là biểu hiện của bệnh lý, đó là cách tăng nhiệt để kháng lại sự tấn công của virus. Không nên chủ quan với sốt, bởi nếu để kéo dài sẽ gây biến chứng đáng tiếc, nhất là với những người nhiễm HIV, cơ thể kháng bệnh rất kém. Cần làm đúng những điều chúng tôi đã hướng dẫn ở trên một cách khoa học.
 
Không tự ý cho bệnh nhân có H dùng thuốc bừa bãi. Khi lau người cho bệnh nhân, nhất thiết phải cẩn thận tránh gây trầy xước, lở loét, tiết dịch. Cần tẩy trùng chăn, màn, khăn, quần áo cho người bệnh định kỳ, phơi ở những nơi có nắng mạnh.
 
H_NGUYỄN
(Ảnh minh hoạ Images)
Tu-an  
#30 Đã gửi : 21/04/2009 lúc 01:51:26(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Người nhiễm HIV cần được tôn trọng! (Nói không với AIDS- bài 26)

Đã có thuốc giúp người nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, nhưng chính những kỳ thị và thiếu hiểu biết của cộng đồng về căn bệnh, đã đẩy những người nhiễm HIV tới sự tự ti, mặc cảm, chán sống...

Trước đây, khi khoa học và y tế thế giới chưa tìm ra thuốc và những phương pháp để khống chế sự phát tác của virus HIV, người ta sợ, lảng tránh, kỳ thị những người nhiễm HIV là một lẽ, nhưng đến nay, khi khoa học đã chứng minh, HIV thực ra không dễ lây nhiễm như người ta tưởng, người nhiễm HIV có thể có cuộc sống bình thường khoẻ mạnh trong mấy chục năm, nhưng dường như sự kỳ thị với căn bệnh này không thuyên giảm. Người ta cho mình cái quyền phán xét cuộc sống riêng tư, và những bất hạnh của người khác hơn là bắt tay vào tìm hiểu xem căn nguyên của bệnh, cách chữa trị và phòng tránh lây nhiễm...
 

Người nhiễm HIV vẫn có quyền được lao động


 Thực tế đã có rất nhiều người nhiễm HIV do bị kỳ thị đã có những hành vi phản kháng tiêu cực, ví dụ như tự sát, như cố tình trả thù, lây nhiễm cho cộng đồng.
 
Cũng có những người do bị kỳ thị, họ đã có cuộc sống khép mình, không giao lưu với cộng đồng, sinh chán đời, không chăm lo cho bản thân, suy sụp tinh thần, sức khỏe dẫn đến tử vong sớm.
 
Sự kỳ thị bắt đầu từ đâu? Từ những hiểu biết chưa chuẩn về căn bệnh này. Thông thường người ta cứ nghĩ nhiễm HIV là "dấu chấm hết cuộc đời", cho nên người trong cuộc không có ý chí phần đấu, không thiết tha làm việc, không có định hướng cuộc sống, hoặc hằn học trả thù đời. Những hình ảnh không đẹp đẽ của chính nạn nhân, những người tự tạo ra số phận của họ, đã không lấy được sự thương cảm, sẻ chia của chính người thân, cộng đồng xã hội...
 

... được sống trong một môi trường được tôn trọng...

 
Bên cạnh đó những người thân của những người nhiễm HIV, do không hiểu biết, sợ lây nhiễm, nên họ rời xa, phân biệt đối xử với chính người thân của mình...
 
Người nhiễm HIV cần được sống trong sự yêu thương, có quyền con người bình đẳng như tất cả những công dân khác, nghĩa là họ cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền lao động và quyền được tôn trọng...
 
Đã đến lúc chúng ta cần tuyên truyền sâu, rộng và thực tế hơn nữa về HIV/AIDS. Người nhiễm HIV và  cộng đồng cần được nâng cao hiểu biết hơn nữa về HIV/AIDS, để sống chung một cách tốt nhất với căn bệnh này!
 

... và được mưu cầu hạnh phúc. Muốn thế, cả người nhiễm HIV và cộng đồng cần nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS, để có cách sống chung tốt nhất với HIV/AIDS

 
Mời các bạn theo dõi trả lời phỏng vấn của bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, Trưởng phòng sức khỏe Viện Nghiên cứu phát triển xã hội ISDS.
 
Người có HIV bị "tước" nhiều quyền làm người
 
Với người nhiễm HIV, trường học và cơ sở y tế phải là nơi quan tâm, giúp đỡ họ nhiều nhất, thì ở Việt Nam lại tỏ ra “ghẻ lạnh” với họ nhất. Không phải vi rút HIV “giết” người bị nhiễm, mà sự kỳ thị của cộng đồng mới là thủ phạm chính…

Danh hiệu Nhà lãnh đạo trẻ thế giới trao tặng cho chị Hải Oanh để ghi nhận những đóng góp thầm lặng trong lĩnh vực ít người làm: tìm kiếm cơ hội cho người có HIV sinh con, có quyền quan hệ tình dục (QHTD) như những người lành mạnh.

Theo chị Hải Oanh, người có HIV đang bị “tước đoạt” nhiều quyền làm người, trong đó quyền quan trọng nhất là được làm cha, làm mẹ. Những luật lệ thành văn cũng như bất thành văn trong xã hội người Việt đang đẩy người bị nhiễm HIV vào một ngõ cụt không lối thoát. Và gần chục năm nay, chị Hải Oanh đi tìm lời giải đáp với chương trình “Nghiên cứu về nhu cầu, quyền sức khỏe tình dục, sinh sản của người có HIV ở Việt Nam”.

Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh
 
Đôi “cọc cạch” thường mong muốn có con nhất
 
Người ta vẫn thường nghĩ, đã dính HIV thì chỉ chờ chết, còn tâm tưởng đâu mà đòi quyền lợi về tình dục, sinh sản?

Những năm 2000 về trước có thể nghĩ vậy. Nhưng sau này, nhất là từ năm 2005 đến nay, khi có các chương trình điều trị dự phòng HIV, có thuốc kháng HIV giúp người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh, bình thường trở lại thì quan niệm cũng đổi khác.

Tình dục là cái cơ bản, thiết yếu của con người. Dù là người tàn tật, người già thì nhu cầu tình dục vẫn có. Người có HIV cũng có nhu cầu về tình dục, bởi tình dục thuộc về tâm sinh lý, cũng cần thiết như cần được ăn cơm, uống nước hàng ngày vậy. Chúng tôi nghiên cứu trên 2.600 người có HIV, trong khoảng 800 người được phân tích thì có 30% có bạn tình, bạn đời không bị nhiễm, mà chúng tôi vẫn thường gọi vui là đôi “cọc cạch”.

Không chỉ có nhu cầu về tình dục, người có HIV cũng có nhu cầu được làm cha, làm mẹ, tức là quyền sinh sản. Trong những đôi “cọc cạch”, bản thân người bị nhiễm HIV còn muốn có con cái, huống hồ là người không nhiễm còn khát khao có con cái như thế nào.

Ở trung tâm của chúng tôi có dịch vụ tư vấn cho người có HIV, rất nhiều người hỏi làm thế nào để quan hệ tình dục mà không lây nhiễm cho bạn tình, bạn đời? Làm thế nào để sinh con mà con không bị nhiễm từ cha hoặc mẹ? Các biện pháp cần thiết để bảo vệ cho bạn tình, bạn đời, hoặc con cái không bị nhiễm HIV trong sinh hoạt hàng ngày?
 
Chính sách làm khó người có “có H”
 
Nhưng người ta vẫn e ngại, người có HIV nếu QHTD bừa bãi sẽ gây nguy cơ lây nhiễm cao cho cộng đồng?

Mọi người đang nhầm và lo lắng quá mức. Trong các loại vi rút gây bệnh như HIV, lao, viêm gan B, viêm gan C, thì vi rút HIV được xem là vi rút dễ chết nhất, cũng khó lây nhất. Chỉ khác nhau ở chỗ, người ta nghĩ mắc HIV là chờ chết từng ngày, trong khi mắc viêm gan B, lao… cũng đáng sợ không kém nhưng không chết ngay nên không đáng lo. Tuy nhiên, trên thực tế, HIV đã có chương trình điều trị dự phòng, có thuốc kháng nên nhiều người vẫn có thể sống khỏe mạnh, kéo dài cuộc sống hơn chục năm.

Theo chị thì người nhiễm HIV rất muốn sinh con, nhưng làm thế nào để con không bị nhiễm?
Có hai phương pháp kỹ thuật là lọc rửa tinh trùng và thụ tinh nhân tạo. Hai phương pháp này giúp người có HIV sinh con sẽ không bị nhiễm, an toàn tuyệt đối. Trường hợp lọc rửa tinh trùng là đối với người nam bị nhiễm HIV. HIV chỉ có trong tinh dịch, nên khi lọc rửa bỏ tinh dịch và lấy tinh trùng thì sẽ tránh được nhiễm. Phương pháp thụ tinh nhân tạo dành cho người nữ bị nhiễm HIV cũng cực kỳ an toàn. Cả hai phương pháp trên đều không có hoạt động quan hệ tình dục giữa nam với nữ nên nhiễm HIV là khó xảy ra.

Tuy nhiên, về kỹ thuật thì không khó, nhưng cái khó là ở chính sách, quy định của pháp luật. Chính phủ ta có nghị định nghiêm cấm dùng các biện pháp khoa học kỹ thuật cho người có HIV, thế nên các cơ sở y tế đều không dám thực hiện giúp người HIV có con. Có lần tôi trao đổi với anh Phạm Việt Thanh (Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TPHCM) để hỏi thì anh bảo kỹ thuật giúp người có HIV đối với bệnh viên là… vô tư, chỉ có điều không thực hiện được vì quy định pháp luật đã nghiêm cấm.

Vậy người có HIV không được quyền làm cha, làm mẹ ?

Pháp luật nghiêm cấm thì người dân đành tự anh mò, tự vượt rào để “đánh bạc” với số phận bằng việc quan hệ tình dục không an toàn. Đó cũng là lý do làm gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Vì nhu cầu có con cái, nên có hai đối tượng rất dễ bị nhiễm mới là người nam hoặc người nữ trong QHTD và đứa con khi sinh ra.

Pháp luật Việt Nam cấm nên nhiều gia đình có điều kiện sang Singapore, Philippin… để thực hiện biện pháp kỹ thuật của y tế giúp họ có con. Nhưng ở Việt Nam thì có mấy ai có điều kiện ra nước ngoài ? Vì vậy những nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển xã hội mong muốn như là bằng chứng sinh động, rõ nét để Chính phủ nhìn nhận mà thay đổi, dỡ bỏ nghị định không phù hợp với thực tế.
 
Sự ghẻ lạnh “giết” người bệnh nhanh nhất
 
Chị nghĩ sao khi người ta bảo, vi rút HIV không giết chết người nhiễm mà chính là sự kỳ thị của cộng đồng?

Cái này hoàn toàn đúng. Nhưng sự kỳ thị của Việt Nam giờ đã giảm đi nhiều so với trước. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng qua trao đổi, nói chuyện với người bị nhiễm HIV thì họ cũng cảm thấy các rào cản, sự ngăn cách, chia rẽ mà xã hội đối với họ đã nhẹ nhàng hơn trước đây.

Có điều, một nghịch lý là, nếu như ở nước ngoài thì cơ sở y tế và cơ sở giáo dục là hai địa chỉ giúp đỡ người nhiễm HIV hòa nhập với cộng đồng tốt nhất thì Việt Nam lại ngược lại. Đến các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục sẽ thấy rõ sự “ghẻ lạnh” này cực kỳ rõ nét.
 
Có thể tìm ra nhiều nguyên nhân, như ở cơ sở y tế, người cán bộ y tế phải tiếp xúc gần nhất với cơ thể, với máu, dịch truyền của người bệnh. Ở cơ sở giáo dục, nhất là bậc tiểu học, mầm non, sự lo lắng của các phụ huynh như sợ con trẻ cắn nhau, đánh nhau dẫn đến lây nhiễm...

Nhưng, quan trọng nhất là chúng ta vẫn định kiến rằng những người nhiễm HIV là người xấu, là thành phần thuộc tệ nạn xã hội nên luôn coi thường. Sự ghẻ lạnh cũng từ đó mà ra.

...Và vì thế, chị chọn công việc giúp đỡ, chia sẻ với người nhiễm HIV?

Nếu không bắt đầu thì chẳng bao giờ có hiệu quả, thậm chí là chúng ta được xem khá muộn màng khi vẫn bỏ rơi người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV không phải ai cũng xấu, mà họ có xấu chăng nữa, để đoạn tuyệt với họ cũng không phải là điều nên làm.

Xin cảm ơn chị về buổi trò chuyện thú vị này!
 
(Dân trí)
 

H_NGUYỄN
(Ảnh minh hoạ, Images)
Tu-an  
#31 Đã gửi : 23/04/2009 lúc 06:30:57(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Hội chứng nôn ở người nhiễm HIV (Nói không với AIDS - bài 27)

Nôn là hội chứng thường gặp ở người nhiễm HIV, có thể tự khỏi, ở một số bệnh nhân, nôn trở thanh mãn tính...

Hỏi: Con trai tôi mới nhiễm HIV, chúng tôi chăm sóc cháu rất cẩn thận, nhưng cháu rất hay nôn. Tôi rất lo lắng. Xin chỉ cho tôi cách điều trị?
 
Trả lời:

Ở người nhiễm HIV, nôn là một trong những hội chứng thường gặp. Nôn thường do các nguyên nhân sau:

- Nôn do phản ứng với các loại thuốc.

- Nôn do nhiễm trùng đường ruột, hoặc từ ăn uống

- Do các bệnh ở đường ruột và dạ dày

- Do vi khuẩn Kaposi sarcoma ở ruột

- Do tác nhân là HIV
 

Hãy biết kết hợp chăm sóc toàn diện để người HIV có cuộc sống khoẻ mạnh nhất...


Với bệnh nhân HIV/AIDS, hội chứng nôn là biểu hiện bình thường, có thể tự khỏi, ở một số bệnh nhân nôn trở thành mãn tính, có thể gặp hàng ngày.
 
Khi điều trị bệnh nhân HIV có những triệu chứng nôn, nên chú ý:

- Không cho bệnh nhân tiếp xúc với những môi trường nấu nướng có nhiều mùi thức ăn, hoặc những mùi dễ gây dị ứng, ngộ độc.

- Nếu buồn nôn kết hợp với ỉa chảy kéo dài phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về bệnh tình của bệnh nhân để có thuốc điều trị phù hợp cho thể trạng của từng người.

- Cần lưu ý đến vấn đề ăn uống: nếu bệnh nhân bị nôn quá nặng thì nên ngừng ăn uống hoàn toàn trong vòng 1-2 giờ

- Cho bệnh nhân uống nước ấm, nước Oresol (nước pha với bột điện giải), hoặc uống nước chè pha loãng…
 
Điều quan trọng nhất, chúng ta phải biết xác định những nguyên nhân gây ra triệu chứng nôn ở bệnh nhân HIV. Nếu tìm ra nguyên nhân, sẽ tìm ra cách điều trị.
 
Bệnh nhân HIV/AIDS, cơ thể miễn dịch rất kém. Vì vậy chúng ta hết sức lưu ý khi chăm sóc. Cần có một sự kết hợp chăm sóc toàn diện từ vệ sinh, chế độ tập luyện, đến chế độ ăn uống, phải tuân thủ nghiêm túc những quy chuẩn an toàn, đúng mực, để người nhiễm HIV có được một cuộc sống tốt nhất, khoẻ mạnh nhất.
H_NGUYỄN
(Ảnh minh hoạ, Images)
Tu-an  
#32 Đã gửi : 27/04/2009 lúc 02:46:13(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Dùng BCS để 'tẩy chay' bệnh...(Nói không với AIDS-bài 28 )

Có những "đồn thổi" không hay về BCS, rằng nó là nguyên nhân của giảm khoái cảm tình dục, nào là dùng nó quá lằng nhằng... Nhưng các bạn trẻ không hề biết rằng BCS là vũ khí tối tân để chống lại những bệnh lây truyền qua đường tình dục...

 
Hỏi: Một lần cháu theo bạn bè đến nhà hàng, do bạn bè xui bẩy, cháu có ''quan hệ'' với một tiếp viên, cháu không sử dụng bao cao su, gần đây cháu thấy ''vùng kín" của cháu rất nhiều nốt đỏ, ngứa ngáy khó chịu, cháu rất lo mình bị "Si-đa", có phải cháu đã nhiễm "Si-đa"rồi không?
(Cháu L.T.A - Hà Nam)
 
 

Dùng BCS để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục...

 
Trả lời: Quan hệ tình dục (QHTD) với bạn tình, nhất là với những người làm nghề dịch vụ như tiếp viên, gái nhà hàng, gái điếm… không sử dụng bao cao su (BCS) thì rất nguy hiểm, có thể bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, ví dụ như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, hoặc nhiễm virus HIV…
 
Những biểu hiện ở "vùng kín" của cháu chứng tỏ "cậu bé" cháu đã bị viêm nhiễm những triệu chứng bệnh như giang mai, lậu… rồi đó, muốn xác định được đúng bệnh,  chính xác độ viêm nhiễm, cháu có thể đến bệnh viện khám để có câu trả lời chính xác.

Bệnh "Si-đa", hay còn gọi là AIDS, rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên nếu không xét nghiệm máu thì không thể kết luận chính xác được. Khi chưa phát triển thành bệnh AIDS, chỉ gọi là "bệnh nhân nhiễm HIV".
 

Nên bổ sung những kiến thức cơ bản về SKSS, SKTD để tự biết bảo vệ mình...

 
HIV có "giai đoạn cửa sổ", sau 3 tháng khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể người, xét nghiệm máu mới cho kết luận chính xác. Không thể kết luận được lần quan hệ đó cháu đã bị nhiễm HIV hay chưa. Nếu khoảng thời gian cháu QHTD đã được 3 tháng trở lên, cháu nên đến Trung tâm xét nghiệm HIV hoặc một bệnh viện gần nhất để được xét nghiệm và tư vấn.

QHTD, với bất cứ đối tượng nào, cách bảo vệ mình tốt nhất trước bệnh tật, nhất thiết phải sử dụng BCS.

Nên có một tinh thần tốt để nếu trường hợp xấu nhất cháu có nhiễm HIV, để có thể biết cách sống chung, khỏe mạnh với bệnh một cách tốt nhất. Người nhiễm HIV vẫn có thể sống, làm việc, cống hiến như một người bình thường, thời gian để bệnh phát triển thành AIDS, có thể lên tới 15- 20 năm.

Chúc cháu may mắn!
 
Minh Ngọc_97
(Ảnh minh họa, Images)
Tu-an  
#33 Đã gửi : 03/05/2009 lúc 10:03:18(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Bệnh nhân HIV và hội chứng bệnh đường tình dục ( nói không với AIDS-bài 29 )

Với các bệnh nhân HIV, nhiễm BĐTD có nguy cơ đẩy bệnh nhân tiến nhanh tới AIDS. Vì vậy, cần có ý thức phòng tránh bệnh, và chăm sóc sức khoẻ để cơ thể có thể đề kháng với bệnh tật

 
 
Hỏi: Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì? Cách phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục đối với người nhiễm HIV?
 
 

Đối với những bệnh nhân HIV/AIDS, quan hệ tình dục
cần tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc đảm bảo tránh được lây nhiễm...
 
Bệnh lây qua đường tình dục (gọi tắt là BĐTD), là những bệnh lây truyền  khi có quan hệ tình dục. Với người nhiễm HIV nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn vì cơ thể thiếu sức đề kháng. Khi lây nhiễm BĐTD, bộ phận sinh dục bị tổn thương, có vết loét, nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ cao hơn.

Khi nào bạn biết mình đã nhiễm các BĐTD?

- Có khí hư bất thường, nhiều hơn, ở dạng mủ, nhầy, có mùi

- Với nam giới cũng có hiện tượng ra mủ, khí hư, chất nhầy.
- Ở cả nam và nữ xuất hiện những vết loét, nứt, đỏ rát ở bộ phận sinh dục, bẹn, hậu môn…
- Có những mụn đỏ, dạng nước hoặc không ở vùng hậu môn, bẹn, bộ phận sinh dục.
- Nổi hạch ở vùng bẹn

Với phụ nữ, dịch âm đạo màu trắng hoặc hơi vàng, không có mùi hôi vào những ngày trước và sau khi có hành kinh, là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi, màu xanh hoặc đặc như mủ, đó là dấu hiệu cho thấy các eva đã bị nhiễm lậu, nhiễm nấm Chlammydia hoặc nấm Trichomonas.

Với nam giới, có dấu hiệu đái buốt, có mủ hoặc dịch nhầy tiết ra từ niệu đạo, đó là những triệu chứng của bệnh lậu, bệnh giang mai…

Khi thấy bất cứ những dấu hiệu kể trên nào, cần đến ngay những cơ sở y tế, bệnh viện để khám và có cách chữa trị kịp thời.
 

... quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe, có tinh thần tốt,
để làm chậm quá trình phát triển từ HIV đến AIDS, là điều nên làm...

Với các bệnh nhân HIV, nhiễm BĐTD có nguy cơ đẩy bệnh nhân tiến nhanh tới AIDS. Vì vậy, cần có ý thức phòng tránh bệnh, và chăm sóc sức khoẻ để cơ thể có thể đề kháng với bệnh tật:

- Luôn sử dụng BCS khi QHTD

- Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày bằng nước sạch, nước ấm pha muối loãng hoặc trà xanh…

- Không sử dụng cùng lúc nhiều hình thức sinh hoạt tình dục.

- Không dùng dụng cụ tình dục, không đưa vật lạ vào âm đạo, hậu môn

- Không tự tiện thăm khám bệnh hay đặt thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ..
 
Bệnh nhân HIV cần có kiến thức tổng hợp  về bệnh HIV/AIDS, ngoài ra còn cần biết chăm sóc sức khoẻ sinh sản và rèn luyện nâng cao thể chất của mình. Tâm lý tốt ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sự phát triển bệnh tật của người nhiễm HIV, vì vậy không nên có những kỳ thị, xa lánh với người bệnh. Nhưng chính người bệnh cũng nên xác định một tinh thần sẵn sàng đối diện với bệnh tật, ý thức nâng cao sức khoẻ để kháng bệnh, làm chậm quá trình phát triển đến AIDS, đặc biệt phải chăm lo đến cuộc sống tình dục, không hận thù hay cố tình lây nhiễm HIV cho cộng đồng.
 
Hạnh Ngọc Nguyên
(Ảnh minh hoạ, Images)
Tu-an  
#34 Đã gửi : 30/06/2009 lúc 04:08:01(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết



Đồng tính nữ có thể nhiễm HIV và AIDS không?( nói không với AIDS-bài 30)

Đồng tính nữ có lây nhiễm HIV?
Cái gì để có thể thật sự truyền vi rút HIV từ một người đàn bà qua một người đàn bà khác? Người đồng tính nữ thật sự phải lo lắng về an toàn tình dục sao?

Hãy bắt đầu với những điều cơ bản nhé. Bất cứ người nào sinh hoạt tình dục đều có nguy cơ nhiễm HIV. Vâng, sự chuyển giao HIV từ-một-người-nữ-qua-một-người-nữ có thể được và nó đã xảy ra. Đáng tiếc, cho đến tận ngày nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào được khảo sát về tác động tình dục đồng giới phụ nữ và sự chuyển giao vi rút HIV.

Trước tiên: Ai là những người đồng tính nữ?

Như thế nào là đồng tính nữ? Những người đồng tính nữ là những phụ nữ có quan hệ tình dục với những phụ nữ khác. Nhưng điều đó có nghĩa là họ không có quan hệ tình dục với phái nam sao? Hãy nhớ rằng, phụ nữ có thể nhận dạng mình là đồng tính và vẫn có thể có sự giao cấu với đàn ông, dùng ma túy, quan hệ tình dục vì tiền, là nạn nhân của sự cưỡng hiếp hoặc bị lạm dụng hoặc qua sự thụ tinh nhân tạo, những điều đó có thể đưa họ vào nguy cơ nhiễm HIV.

Điều gì là nguy cơ nhiễm HIV cho những người đồng tính nữ?

Theo như Trung tâm kiểm soát bệnh tật (Centers for Deasea Control = CDC), đưa ra dư liệu những trường hợp chuyển giao HIV từ-một-người-nữ-qua-một-người-nữ xem ra là một sự cố hiếm thấy.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tường trình rằng có những trường hợp thuật lại sự chuyển giao HIV từ-một-người-nữ-qua-một-người-nữ, nhưng không chi tiết là có bao nhiêu. Từ trang web của CDC: "Dự liệu những trường hợp chuyển giao HIV từ-một-người-nữ-qua-một-người-nam chỉ rõ rằng những chất nhờn tiết ra từ âm đạo và máu kinh nguyệt có thể chứa đựng vi trùng và màng nhầy (thí dụ như thuộc miệng, âm đạo) đưa đến những chất tiết này có khả năng dẫn tới lây nhiễm HIV."

Tại sao những trường hợp tường trình về những người đồng tính nữ với HIV hiếm có như thế

Để hiểu được tại sao có quá ít trường hợp tường trình về phụ-nữ-phụ-nữ HIV, bạn phải cần thông hiểu tài liệu sự chuyển giao của CDC. Nếu một người đàn bà giao hợp với một người đàn bà khác và có những nhân tố nguy cơ khác, như dùng ma túy, CDC sẽ theo đường lối xưa phân loại sự chuyển giao dưới một trong những nhân tố như "không xác minh được." Qua các hướng dẫn của CDC thì, giao hợp dị tính luyến ái không bị loại bỏ như một nhân tố nguy cơ trừ khi một người phụ nữ không có sự giao hợp với một người đàn ông từ năm 1978.

Thành kiến giới tính là một nhân tố

Có hơn cả 10 năm CDC mới làm lan rộng được định nghĩa của AIDS bao gồm cơ hội truyền nhiễm mà những người phụ nữ mắc phải. Một châm ngôn cuối thời 1980 là, "Phụ nữ không mắc phải AIDS, họ chỉ chết vì nó."

Từ trang web CDC: "Suốt từ tháng 12 năm 1998 có 109,311 phụ nữ đã được báo cáo bị AIDS. Trong số này, 2,200 cho biết đã có giao hợp tình dục với những người phụ nữ; tuy nhiên, phần lớn đa số mang những nguy cơ khác (như chích ma túy, giao hợp tình dục với những người đàn ông có nguy cơ truyền nhiễm cao (high-risk), hoặc được truyền máu hoặc từ các sản phẩm máu). 437 (trong số 2,220) phụ nữ được cho biết đã chỉ có giao tiếp tình dục với phụ nữ, 98% mang những nguy cơ khác-- nhiều nhất là vì sử dụng ma túy.

Ghi chú: thông tin về dù một phụ nữ đã có giao hợp tình dục với phụ nữ hay không đã bị thiếu một nửa trong 108,311 trường hợp bản tường trình, có thể bởi vì những người thầy thuốc đã không gợi ra, nhắc đến những thông tin hoặc những người phụ nữ đó đã không tình nguyện cho biết.

Những tư liệu trường hợp về truyền nhiễm

Theo tạp chí Selfhelp thì trường hợp khả nghi đầu tiên về sự truyền nhiễm từ một người phụ nữ qua một người khác là vào năm 1984. Những trường hợp khác tiếp nối trong những năm 1986, 1987 và 1993.

Trong năm 2003, một phụ nữ đồng tính 20 tuổi, người Mỹ phi châu ở Philadelphia tiêm nhiễm HIV từ người bạn đời nữ của cô ta. Có lẽ phần lớn là do đã sử dụng những dụng cụ đồ chơi tình dục, theo tờ báo Clinical infectious Diseases thì "đã sử dụng mạnh mẽ đủ để tạo ra một sự trao đổi giữa máu và chất nhờn cơ thể". Người phụ nữ trẻ này đã không mang những nguy vơ truyền nhiễm khác: cô không sử dụng loại thuốc hay ma túy nào, chưa bao giờ có sự giao hợp tình dục với đàn ông, chưa bao giờ có sự truyền máu, không xâm mình hay nhọc sắc và chỉ có giao tình với người bạn tình của cô đã từ hai nam trước.

Đồng tính nữ với HIV/AIDS

Trong năm 1992 dự án Đồng Tính nữ AIDS đã được khởi sự tại thành phố New York. Được bắt đầu với một lô trường hợp từ 30 người phụ nữ và đến cuối năm thứ hai con số đã trèo lên đến 400 phụ nữ đồng tính mang tính cực dương HIV trong mình. Hiện tại công cuộc ĐT nữ AIDS đang phục vụ cho hơn 1,000 đồng tính nữ mang tính cực dương HIV.

Đã có những trường hợp đồng tính nữ với HIV/AIDS được biết đến. Những nghiên cứu khác đã chỉ cho thấy rằng có nguyên do để tin rằng những người đồng tính nữ có thể có nguy cơ truyền nhiễm cao hơn con số CDC đã thừa nhận


Offline meovt2008  
#35 Đã gửi : 16/01/2010 lúc 08:22:08(UTC)
meovt2008

Danh hiệu: Member

Nhóm:
Gia nhập: 14-01-2010(UTC)
Bài viết: 27
Đến từ: 117A Luu Chi Hieu

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
 sao ông có thể pót đc những bai hay như vậy mà tôi ko có

ông giấu bí quyết gì phải ko
mau chia sẻ cho tôi với nào
Ai bảo nhậu lai rai là khổ? Tôi mơ màng, men rượu bốc lên cao. Có những ngày say xỉn, té ở cầu ao, Vợ bắt được, chưa mắng câu nào đã khóc... Cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích... "Chị giận anh rồi, tối….. sang ngủ với em.....
Tu-an  
#36 Đã gửi : 19/01/2010 lúc 01:35:24(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Tội lây truyền và cố ý truyền HIV cho người khác( nói không với AIDS-bài 31)

18/01/2010 14:18 (GMT +7)

Sau một trận sốt xuất huyết, Lê Mai Ng (Quảng Ninh) cảm thấy như đất trời sụp đổ khi được bác sỹ thông báo cô đã bị HIV (H). Đó là căn bệnh chết người, vô phương cứa chữa là thông tin duy nhất Ng biết được về H.

Từ trước đến nay, Ng chỉ nghĩ H chỉ có ở những người thường xuyên sử dụng ma túy hay tồn tại trong cơ thể các cô gái làm nghề mại dâm thường xuyên quan hệ tình dục bừa bãi. Còn Ng, bản thân chưa đi khỏi lũy tre làng, biết gì đến mấy thứ đó thì làm sao mà có H?

Nghĩ đi nghĩ lại, Ng vẫn không hiểu mình mắc bệnh từ đâu. Cô vốn là một thôn nữ sống hiền lành và khá nghiêm túc. Ngày bước vào yêu, Ng cũng chỉ yêu duy nhất có một người. Người yêu Ng cũng là một chàng trai hiền lành tử tế, quanh năm suốt tháng mải miết làm ăn không hề biết đến chơi bời là gì. Cách đây một năm, khi người yêu nói sẽ xin đi xuất khẩu lao động, trong phút chốc Ng đã mềm lòng trao cho người yêu sự trinh trắng như một lời hẹn ước thủy chung chờ đợi của mình. Sau đêm đó, người yêu Ng bảo lên thành phố làm các thủ tục cần thiết. Được một thời gian ngắn, Ng nhận được thư của người yêu báo là đã làm xong và sẽ đi xuất khẩu lao động sơm hơn dự định. Ng tin tưởng và nguyện lòng sẽ chờ đợi ngày người yêu kiếm tiền quay về làm đám cưới.

Thế nhưng mới chờ đợi được một năm thì sau đợt ốm Ng biết mình mắc bệnh. Đang hoang mang không biết vì sao mình lại "bỗng nhiên" có H trong người thì một tư vấn viên của nhóm đồng đẳng cho con biết có thể cô bị mắc bệnh trong lần quan hệ tình dục duy nhất với bạn trai. Ng bàng hoàng tự hỏi làm sao người yêu mình lại có thể mắc bệnh chết người kia được khi mà anh cũng như cô không hề biết đến các thứ có thể khiến người ta vướng vào căn bệnh chết người ấy. Cô tìm đến nhà người thì yêu thì được bà mẹ trao cho một bức thư anh đã nhờ bà chuyển cho cô cách đây không lâu. Trong thư, người yêu Ng thú nhận mình đã mắc HIV. Cũng như cô, khi biết mình có bệnh anh cũng không hiểu vì sao lại như thế.

Suy đi nghĩ lại, thì nguyên nhân lại chính là lần anh được bạn chiêu đãi "hoa tươi" (gái nhà hàng) trong một lần ra thành phố có việc. Lần đó, sau khi xong việc người bạn đó đã rủ thêm mấy người bạn nữa đến nhà hàng ăn uống và gọi "hoa tươi" chiêu đãi. Mặc dù từ chối nhưng do rượu say bí tỉ anh đã không thể làm chủ được bản thân. Sau lần đó trở về anh quên hết cả mà không hề biết rằng mình đã vô tình bị lây nhiễm căn bệnh chết người ấy. Để rồi trước ngày đi làm các thủ tục để đi xuất khẩu anh đã quan hệ với Ng và một lần nữa vô tình lây nhiễm cho cô. Sau đó anh đi khám sức khỏe để làm thủ tục đi lao động xuất khẩu thì mới biết mình bị nhiễm H. Trong cơn hoang mang tột độ, anh đã nói dối người thân là đi xuất khẩu và nhờ họ trao lại cho Ng bức thư tạ tội.



(Ảnh minh hoạ)

Ng đau đớn. Giờ cô cũng không thể nói cho người thân về căn bệnh chết người của mình. Làng quê còn lắm kỳ thị, liệu cô có còn sống nối trong định kiến. Không muốn làm liên lụy đến ai, Ng nói dối ra thành phố kiếm việc làm và biệt tích nhà từ đó,

Ra thành phố, Ng giấu thân phận là một người có H, cô vẫn đi kiếm việc làm với hi vọng sẽ quên đi tất cả. Nhưng rồi công việc vẫn không thể làm cho Ng quên đi cảm giác chết đang tiền đến với mình ngày một gần. Cô oán hận cuộc đời sao bất công với mình, sao lại cho cô mắc phải căn bệnh mà có chết cũng không dám nhìn mặt người thân lần cuối. Trong một lần chán nản uống rượu say, Ng gặp B (một gái bán hoa) ở một nhà hàng. B kể cho Ng về căn bệnh thế kỷ mình mắc phải từ một khách làng chơi. Thế là hai cô gái tìm được sự đồng cảm, họ bàn cách trả thù lại lũ đàn ông khốn nạn ấy. Ng trở thành gái đi khách từ đó. Một năm trôi qua, không biết bao nhiêu gã đàn ông qua đêm với Ng. Những lần lương tâm thức tỉnh, Ng cũng đã nhắc khéo khách dùng bao cao su. Nhưng hầu như không một vị khách nào chịu mang vật bảo vệ tính mạng ấy cả. Họ gạt phăng đi để tìm cảm giác thật của sự thăng hoa.

Thảm kích đến với gia đình chị Mai Th khi người chồng thông báo mình chị nhiễm H. May mắn là trong thời gian anh bị nhiễm bệnh đúng vào dịp chị đi công tác xa nhà nên vợ chồng không có điều kiện quan hệ. Anh cho biết thời gian vắng vợ, một lần bức xúc quá, anh đỡ lỡ dại với cô gái nhà thuê trọ trong khu. Anh nói cũng cẩn thân mang bao cao su nhưng sau đó thì phát hiện là bao đã bị hỏng. Thời gian gần đây, anh thấy trong người khang khác nên đã thử đi kiểm tra sức khỏe và phát hiện mình bị nhiễm H. Để đảm bảo an toàn cho vợ, không còn cách nào khác, anh đành thông báo khi chị trở về sau chuyến công tác.

Quá đau đớn nhưng trách chồng thì cũng đã muộn bởi một phút không làm chủ được mình anh đã phải trả một cái giá đắt đỏ. Tuy nhiên càng đau lòng bao nhiêu thì chị càng hận kẻ đã cố ý gieo rắc căn bệnh chết người cho chồng bấy nhiêu. Chị tìm gặp cô gái ấy và giận run người khi nghe cô ta nói rằng biết rõ mình mắc bệnh nhưng hận đời nên cố tình truyền bệnh cho người khác. Suy đi nghĩ mãi, cuối cùng chị Mai Th quyết định viết đơn kiện cô gái đã truyền H cho chồng. Đó chính là Ng, nạn nhân của thấm thảm kịch nói trên.

Tại văn phòng luật sư, chị Mai Th nói lý do quyết định khởi kiện của mình là do một phần giận kẻ đã cố tình gieo rắc cái chết cho chồng mình; một phần là không muốn những người khác là nạn nhân của Ng. Nhận được tin chị Mai Th kiện mình ra Tòa, Ng cho biết với một người biết chắc cái chết đang đến gần thì chuyện ở tù không còn quan trọng. Tuy nhiên, điều khiến cô lo lắng nếu bị khởi tố thì chuyện cô bị nhiễm H sẽ lộ ra ngoài và tai tiếng ấy sẽ ảnh hưởng đến gia đình ở quê. Bởi khi quyết định ra thành phố, cô đã nghĩ sẽ tránh được sự kỳ thị của dư luận cho đình mình.





Tội lây truyền HIV cho người khác

1. Người nào biết mình bị nhiêm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt từ từ 3 năm đến 7 năm: đối với nhiều người; đối với nhiều người chưa thành niên; đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình; đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

(Điều 117 - Bộ luật hình sự).

Tội cố ý truyền HIV cho người khác

1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: có tổ chức; đối với nhiều người; đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; lợi dụng nghề nghiệp.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

(Điều 188 - Bộ luật Hình sự)

Theo Hạ Thu


Offline hy_vong2010  
#37 Đã gửi : 10/05/2010 lúc 03:46:49(UTC)
hy_vong2010

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm:
Gia nhập: 30-04-2010(UTC)
Bài viết: 8

Tôi thật sự cảm phục các bạn,các bạn thật bản lĩnh...còn tôi đây thì sao đây không biết nữa,chỉ 1 thoáng mất tập trung ...tôi đã tự hủy hoại tương lai của mình,đời sao bất công với tôi vậy,kg cờ bạc ,kg ma túy,mại dâm...vậy mà có lúc tôi lại nhận bản án tử hình...
Offline Juno2013  
#38 Đã gửi : 11/03/2013 lúc 07:51:19(UTC)
Juno2013

Danh hiệu: Member

Nhóm:
Gia nhập: 20-01-2013(UTC)
Bài viết: 31

Cảm ơn: 66 lần
Được cảm ơn: 17 lần trong 13 bài viết
Hi vọng những mảnh đời không may mắn co 1 H như chúng ta sẽ nhận được sự cảm thông từ bè bạn,đồng nghiệp,gia đình và xã hội.Cố gắng thôi,đường đi không còn quá dài.
Hãy sống sao khi bạn mất đi, người khác khóc còn bạn mỉm cười!

Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
2 Trang<12
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.