Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#1 Đã gửi : 13/05/2009 lúc 03:37:19(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thuốc kháng virus cho người sống chung HIV/AIDS







Sửa bởi quản trị viên 25/06/2009 lúc 04:02:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Quảng cáo
Offline hahaha2008  
#2 Đã gửi : 13/05/2009 lúc 03:47:39(UTC)
hahaha2008

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 10-02-2008(UTC)
Bài viết: 2.091
Đến từ: Ngày hôm qua.....

Cảm ơn: 349 lần
Được cảm ơn: 895 lần trong 468 bài viết

Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các bệnh nhân đã và đang điều trị thuốc kháng virus ARV .
Vào 14h ngày 14.05.2009 tại Trung tâm chăm sóc Ban ngày  địa chỉ :  48 Yên Phụ - Tây Hồ _ Hà Nội  có tổ chức một buổi tập huấn chủ đề là “ Tác dụng phụ của thuốc kháng ARV “ dành cho các bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm và những người quan tâm đến vấn đề tuân thủ điều trị. Những người tham gia buổi tập huấn có thể hỏi trực tiếp các bác sỹ điều trị về tất cả các vấn đề liên quan đến tác dụng phụ của thuốc, cũng như các biện pháp xử lý và khắc phục những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc kháng ARV.
              Rất mong có sự tham gia của các bạn quan tâm đến vấn đề này...

Lại một ngày nữa qua rồi....Em có hài lòng không ?


UserPostedImage
Offline hahaha2008  
#3 Đã gửi : 13/05/2009 lúc 04:16:04(UTC)
hahaha2008

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 10-02-2008(UTC)
Bài viết: 2.091
Đến từ: Ngày hôm qua.....

Cảm ơn: 349 lần
Được cảm ơn: 895 lần trong 468 bài viết
Lại một ngày nữa qua rồi....Em có hài lòng không ?


UserPostedImage
Offline hahaha2008  
#4 Đã gửi : 13/05/2009 lúc 04:23:45(UTC)
hahaha2008

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 10-02-2008(UTC)
Bài viết: 2.091
Đến từ: Ngày hôm qua.....

Cảm ơn: 349 lần
Được cảm ơn: 895 lần trong 468 bài viết
HIV và Lao kháng thuốc

Lại một ngày nữa qua rồi....Em có hài lòng không ?


UserPostedImage
Offline hahaha2008  
#5 Đã gửi : 13/05/2009 lúc 04:52:02(UTC)
hahaha2008

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 10-02-2008(UTC)
Bài viết: 2.091
Đến từ: Ngày hôm qua.....

Cảm ơn: 349 lần
Được cảm ơn: 895 lần trong 468 bài viết
Tỷ lệ thai phụ nhiễm HIV gia tăng...

Lại một ngày nữa qua rồi....Em có hài lòng không ?


UserPostedImage
Tu-an  
#6 Đã gửi : 07/07/2011 lúc 08:55:10(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Tác dụng phụ của thuốc kháng HIV
Thứ năm, 7/7/2011, 8:23 (GMT+7)

Mục đích của điều trị bằng các thuốc kháng HIV (thuốc điều trị ARV) là ức chế sự nhân lên của virut và kìm hãm lượng virut trong máu ở mức thấp nhất; phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng sống và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở người nhiễm HIV. Nhưng khi dùng các thuốc này người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Một số tác dụng phụ thường gặp là:

- Buồn nôn: Để hạn chế tác dụng phụ này, người bệnh có thể uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn hoặc có thể uống thuốc chống nôn trước khi uống ARV 30 phút.

- Tiêu chảy: Nếu uống thuốc người bệnh thấy bị tiêu chảy, cần đánh giá mức độ tiêu chảy và các triệu chứng kèm theo. Khi bị tiêu chảy cần uống oresol để bù nước, điện giải. Nếu nặng cần truyền dịch hoặc có thể phải dùng các thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tiêu chảy tạm thời.

- Đau đầu: Trường hợp người bệnh thấy đau đầu khi dùng thuốc có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol để giảm bớt đau đầu. Thuốc này có rất sẵn tại các hiệu thuốc.



 Cần chú ý các tác dụng phụ của thuốc ARV để thông báo cho bác sĩ điều trị.

- Đau bụng, khó chịu ở bụng: Đối với hiện tượng này người bệnh cần phải theo dõi kỹ. Trường hợp đau liên tục cần tới cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được xử lý, thậm chí là phải thay thế thuốc khác hoặc đổi phác đồ điều trị.

- Nổi ban đỏ, ngứa: Cũng giống như các thuốc điều trị khác, thuốc ARV cũng có thể gây dị ứng. Nhẹ thì có biểu hiện ban đỏ rải rác, ngứa… Khắc phục bằng cách: uống thêm thuốc kháng histamin. Tuy nhiên nếu dị ứng nặng có thể đe doạ tính mạng cần ngừng thuốc ngay và điều trị tích cực tại các trung tâm y tế có đủ điều kiện.

- Thiếu máu: Một số thuốc ARV có tác dụng ức chế tủy xương làm cho tủy xương giảm khả năng sinh ra hồng cầu gây thiếu máu với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt. Thường xuất hiện sau 4-6 tuần hoặc có thể xuất hiện sau vài tháng điều trị bằng thuốc ARV. Có thể bổ sung vitamin B12, viên sắt, folic... để khắc phục tình trạng này.

- Rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng khi ngủ: Đối với người bệnh gặp triệu chứng này nên dùng thuốc vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Các triệu chứng này thường không kéo dài. Có thể dùng các loại thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn.

- Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Người bệnh thường có biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở đầu chi, biểu hiện tê bì, rát bỏng hoặc đau. Nếu bị nặng khiến người bệnh đi lại khó khăn, mất cảm giác nhiều nơi. Thường xuất hiện vào tháng thứ 6 điều trị. Có thể dùng vitamin nhóm B liều cao, nếu nặng phải thay thế thuốc.

Ngoài ra thuốc có thể gây độc với gan, thận, rối loạn phân bố mỡ (với các biểu hiện tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng, gáy; teo mô mỡ ở cánh tay, cẳng chân, mông, má)...

Do các thuốc ARV có nhiều tác dụng phụ, vì thế trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy có biểu hiện bất thường nào, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để có cách xử trí phù hợp. 

 Dược sĩ  Hoàng Thu thủy
http://suckhoedoisong.vn/2011070610415697p0c14/tac-dung-phu-cua-thuoc-khang-hiv.htm

Offline Tứ phương  
#7 Đã gửi : 10/12/2011 lúc 12:29:55(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
Mình uống thuốc ARV được 5 ngày hiện nay các bác sỹ đang cho mình uống 3 loại gồm Lamivudine Tablets-Efavirenz_Tenofovir Disoproxil Fumarate. Buổi sáng uống 1 viên Lamivudine mình thấy bình thường nhưng buổi tối uống cả 3 loại mình rất mệt, đầu choáng váng các bạn có thể cho mình biết hiện tượng này có hay xảy ra ko? chừng bao lâu thì hết để mình lại có thể lao động sinh hoạt như bình thường.
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
Tu-an  
#8 Đã gửi : 10/12/2011 lúc 03:23:23(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Điều trị bằng thuốc ARV:
Cơ hội sống cho bệnh nhân AIDS
Thứ bảy, 10/12/2011, 8:23 (GMT+7)

Mục đích của điều trị ARV (thuốc kháng virus) là làm giảm tải lượng virus nhờ đó sẽ làm tăng số lượng tế bào T CD4, làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan tới AIDS, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS.

Một trong những thành công trong lĩnh vực chăm sóc người nhiễm HIV là điều trị bằng các thuốc kháng retrovirus (ARV). Vào năm 1996 phác đồ điều trị HIV/AIDS bằng 3 thuốc được áp dụng. Năm 2000 các thuốc ARV thuộc nhóm ức chế men protease được đưa vào sử dụng. Sau 1 thập kỉ áp dụng phác đồ điều trị, tiên lượng của người nhiễm HIV thay đổi cơ bản. Nhiễm trùng HIV không còn được coi là một căn bệnh chết người nữa mà là một bệnh mạn tính. Nhiều thuốc mới được áp dụng trong điều trị. Với tất cả những thành tựu hiện có, điều trị chống virus cho phép người ta nghĩ đến một khả năng kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống của người nhiễm tương tự với những người bị bệnh đái tháo đường.

Điều trị ARV cấp cứu được áp dụng trong các trường hợp phơi nhiễm, các nhiễm trùng sơ phát có nguy cơ tử vong. Khởi động từ nhanh chóng đến cấp cứu bằng ARV được áp dụng trong dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Ngoài những trường hợp trên, điều trị bằng ARV không phải là một điều trị cấp cứu. Người bệnh cần trải qua một quy trình bắt buộc theo quy định của từng quốc gia.



Khi nào bắt đầu điều trị bằng ARV?

Tuỳ theo khả năng cung cấp thuốc, khả năng phát hiện, điều trị các bệnh cơ hội và khả năng đánh giá tải lượng virus cũng như tình trạng miễn dịch của người bệnh mà mỗi quốc gia có hướng dẫn cụ thể cho việc khởi động điều trị ARV. Ở Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã có bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng HIV/AIDS. Bản hướng dẫn này đang được sửa đổi cho phù hợp với các tiến bộ của thế giới. Các hướng dẫn khác trên thế giới có xu hướng sẽ khởi động sớm việc điều trị bằng ARV cho người nhiễm HIV.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, điều trị bằng ARV được khởi động khi người bệnh ở giai đoạn lâm sàng  IV bất kể CD4 là bao nhiêu, hoặc giai đoạn lâm sàng III có CD4 < 350 tế bào/mm3, hoặc giai đoạn lâm sàng I, II có CD4 <250 tế bào/mm3.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, điều trị bằng ARV được khởi động khi CD4 < 350 tế bào/mm3 máu bất kể số lượng tế bào có triệu chứng lâm sàng hay không, hoặc khi có các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn III và IV với bất kể số lượng CD4. TCYTTG cũng khuyến cáo mạnh mẽ rằng những người bệnh có giai đoạn lâm sàng I và II cần được đếm tế bào CD4 để xác định xem đã cần khởi động điều trị hay chưa.

Theo các hướng dẫn của Hoa Kỳ và châu Âu thì việc khởi động điều trị được áp dụng cho các trường hợp sau: CD4<500, nhiễm HIV có triệu chứng, nhiễm trùng cơ hội cấp tính, phụ nữ có thai, người nhiễm trên 60 tuổi, tải lượng virus (HIV-1 RNA) > 100,000 copies/ml, giảm nhanh CD4 >100TB/năm, viêm gan B, C mạn tính thể hoạt động, bệnh tim mạch hoạt động hoặc có nguy cơ cao, sơ nhiễm HIV có triệu chứng, bệnh lý thận kết hợp với nhiễm HIV, một trong hai người trong cặp vợ chồng hoặc bạn tình có HIV+.

Hướng dẫn này cũng đề cập tới việc khởi động điều trị ngay cả khi CD4 >500. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu và các nhà lâm sàng đưa ra những ý kiến trái ngược nhau. Mới đây nhất một nghiên cứu châu Âu CASCADE (SeroConversion to AIDS and Death in Europe) đã đưa ra kết luận rằng điều trị bằng ARV cho người bệnh có CD4>500 không mang lại lợi ích.

Ðiều trị như thế nào?

Hiện nay trên thế giới đã có thêm nhiều thuốc mới. Các nhóm thuốc cũ có thêm 3 thuốc đó là C 125 (Etravirine) thuộc nhóm NNRTI và Tipranavir (Aptivus), Darunavir (Prezista) thuộc nhóm PI. Có 3 nhóm thuốc mới xuất hiện và được phép sử dụng đó là chất ức chế đồng thụ thể CCR5: Maraviroc (Selzentry), chất ức chế hoà màng T20: Enfuvirtide (Fuzéon), thuốc ức chế men integrase: Raltegravir (Isentress).

Phác đồ điều trị hiện nay là phác đồ đảm bảo nguyên tắc: luôn luôn có trong máu bệnh nhân nồng độ có hiệu quả của tối thiểu là 3 thuốc. Các thuốc đó bao gồm 2 thuốc thuộc nhóm NRTI + 1 thuốc thuộc nhóm NNRTI hoặc 2 NRTI + PI/r. Tuỳ thuộc vào sự sẵn có của thuốc, tình trạng của người bệnh, các nhà chuyên môn sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị tương thích theo công thức trên.

Điều trị ARV là điều trị bắt buộc bệnh nhân phải uống thuốc hàng ngày và suốt đời vào giờ nhất định do bệnh nhân và thầy thuốc lựa chọn. Các nhà lâm sàng cho rằng phác đồ phối hợp 3 thuốc có hiệu quả điều trị cao, nhưng quan trọng hơn lại là sự tuân thủ điều trị của người bệnh và kinh nghiệm của thầy thuốc, nhất là khi điều trị được khởi động với CD4 < 200.

Người bệnh cùng các nhà lâm sàng, các nhân viên y tế khác hoặc người hỗ trợ điều trị phải đánh giá thường xuyên mức độ tuân thủ cũng như những khó khăn trong tuân thủ điều trị nhằm đảm bảo người bệnh thực hiện được 5 đúng gồm: đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng giờ và đúng cách.

Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu người bệnh uống thuốc đúng 8/10 lần thì thất bại điều trị là 100%. Do vậy ở nhiều nước giáo dục điều trị trở thành một chuyên khoa mới trong chuyên ngành HIV/AIDS.

BS. Ngô Việt Hùng  Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng

http://suckhoedoisong.vn/20111207093511862p0c14/co-hoi-song-cho-benh-nhan-aids.htm

Offline pechip  
#9 Đã gửi : 05/04/2013 lúc 10:35:31(UTC)
pechip

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Guests
Gia nhập: 05-04-2013(UTC)
Bài viết: 2
Đến từ: Ha Noi

Theo như thông tin mới đây thì có phải hiện tại đã có thuốc chữa HIV phải không admin?
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.