Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline If_I_Was_Born_Again  
#1 Đã gửi : 17/08/2004 lúc 12:05:08(UTC)
If_I_Was_Born_Again

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-06-2004(UTC)
Bài viết: 494

Được cảm ơn: 5 lần trong 4 bài viết

Ông Phạm Công On: “hiệp sĩ già”

Ông sinh năm 1950, có hơn 20 năm làm nghề sửa xe trên vỉa hè đường Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1. Từ năm 1978 đến nay ông đã ra tay bắt gần 300 vụ cướp giật và được mệnh danh là “khắc tinh của tội phạm”.



Ngoài sửa xe, ông On còn là dân phòng P. Đa Kao, là bảo vệ cho văn phòng Đoàn Luật sư TP.HCM. Ông On được mời đến giao lưu với biệt danh là “hiệp sĩ già”. Với ông, những vụ bắt cướp đã trở thành những vở hài kịch, khiến mọi người cười lắc lư từ đầu đến cuối.

Ông kể vụ bắt tên cướp xe đạp đầu tiên vào năm 1978: “Chắc thằng cướp đó bây giờ tuổi cũng bằng tôi. Tôi nhớ hồi đó là thanh niên nên tôi khỏe lắm. Ủa, mà bây giờ cũng khỏe như hồi đó chứ có thua gì đâu. Thằng cướp đó bị tôi chộp cổ sau khi nó cướp xe của mấy đứa học trò chạy hơn 200m”. Ông không sợ tụi cướp? “Tụi nó là kẻ gian, mình là người ngay, nó không sợ mình thì thôi, làm gì mình phải sợ nó. Có lần một mình tôi bắt được bốn thằng luôn. Tụi này thuộc băng đầu lâu (xăm hình đầu lâu) ở Bình Thạnh, nhưng tôi thộp hết giao công an”...

“Mà đâu phải ai cũng như mình. Có thằng con ông chủ quán phở có võ thiếu lâm đàng ho





 Phố phường yên - những con người bình dị

“Gương sáng phố phường” là chương trình giao lưu nhằm tôn vinh  những cá nhân tiêu biểu trong công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc được báo Công An TP.HCM và Cung văn hóa Lao động TP tổ chức sáng 14-8. Sáu “gương sáng” được mời giao lưu gồm ba chiến sĩ công an là đại úy Dương Văn Nam (trưởng Công an xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi), thiếu tá Nguyễn Thị Đến (đội cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy Công an quận Phú Nhuận), trung úy Nguyễn Phú Cường (cảnh sát điều tra Công an quận 2) và ba quần chúng là anh Dương Văn Hào (thương binh, ở quận 4), ông Phạm Công On (thợ sửa xe, ở quận 1), bà Lê Thị Sen (ở huyện Nhà Bè).

àng nhưng không dám bắt thằng cướp 300 tờ vé số của đứa nhóc. Tôi tức quá, bỏ tiệm sửa xe chạy theo thằng cướp cách đó cả trăm mét. Tôi vỗ vai thằng cướp, thằng cướp quay lại, tôi để một cái bum vào mặt, vặn tay nó ra sau, dắt về giao cho công an phường”.

“Rồi có bà già gần 60 tuổi bị tôi bắt quả tang hai lần ăn cắp xe đạp trong một buổi sáng. Lần đầu tôi cảnh cáo cho đi vì thấy bà lớn tuổi, nhưng lần sau thì tức quá phải giao cho công an xử lý. Bà chửi tôi sao bắt bả hoài”. Sao ông hăng bắt cướp quá vậy? “Mình sửa xe kiếm từng đồng khó khăn như vậy, còn tụi nó phè phỡn ăn cướp ăn giật, tiêu tiền phè phè, hổng tức sao được”. Ông có lo cho gia đình như lo cho xã hội? “Tôi bị vợ la hoài chứ gì...”.

Bà Lê Thị Sen: “người đàn bà không biết sợ”

Bà Sen ngụ tại ấp 5, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, đi giao liên từ khi lên 14 tuổi. Có lẽ từ công việc này giúp bà gan dạ không biết sợ là gì. Nhà bà ở gần đường, có điện thoại, từ lâu đã trở thành cơ sở của công an địa phương. Trong nhà bà Sen luôn có mấy khúc cây làm phương tiện bắt cướp.

Hôm đó là ngày 20-5-2004, bà nhận được cú điện thoại báo có hai tên cướp giật chạy xe gắn máy về hướng nhà bà. Do mới nằm viện về, sức khỏe còn yếu nên bà phải huy động người cháu hỗ trợ. Thằng cháu vồ hụt, bà phải lao thẳng vào hai tên cướp vật chúng xuống đường.



Chiếc xe của cướp ngã lăn, đồng thời quăng bà ra giữa đường và đã bị một chiếc xe gắn máy tông vào người. Bà con chạy ra bắt được một tên cướp, còn tên thứ hai nhảy xuống lòng cầu định tẩu thoát. Quên cả đớn đau, bà Sen lao theo rồi hét lớn: “Mày lên không, em bắn mày bây giờ”. Tưởng bà là cảnh sát hình sự, tên cướp ngoan ngoãn lên nộp mạng. Sau đó bà bị bất tỉnh phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Nhưng mười ngày sau khi xuất viện, trong lúc đang ở nhà dưỡng bệnh thị lại nghe báo “có cướp đang chạy về hướng nhà chị”. Nghe cướp là “nổi máu lên” nên bà Sen lại vác cây ra đường. Và hai tên cướp đang vác trên vai chiếc xe đạp vừa cướp chở nhau trên xe gắn máy đã bị bà Sen chặn đường tóm gọn.

Anh Dương Văn Hào: “Thiếu sức thì dùng mưu”



Năm 1986, từ chiến trường Campuchia trở về là thương binh 2/4, với hai mảnh đạn nơi chân trái, 1/3 chân phải đã mất. Gia đình nghèo, đông anh em, anh phải sống tạm bợ ở nhà sàn tre trên ao cá tra ở P.4, Q.4 và đã phải làm đủ mọi công việc từ bốc xếp, bán kem, bỏ báo... để nuôi sống mình và phụ giúp cha mẹ.

Với những nỗ lực đó, cùng với sự hỗ trợ của địa phương, anh Hào rồi cũng thoát ra khỏi cảnh cơ cực, đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Anh tham gia dân phòng địa phương từ tháng 2-1995, đã bắt hàng chục vụ trộm cướp, giải giao cho công an xử lý hơn 20 đối tượng, giúp công an phá trên 10 tụ điểm tệ nạn về cờ bạc, ma túy. Anh biết thiếu một chân thì khó chạy kịp mấy thằng cướp giật nên phải dùng “mưu trí”. Anh rất rành rẽ địa bàn, do đó phát hiện cướp chạy vào hẻm này, anh liền đón đầu ở hẻm khác...  

 

Họ đã đến với tội phạm như thế

Đại úy Dương Văn Nam sinh ra và lớn lên trên vùng “đất thép”, tham gia du kích xã khi tuổi còn rất trẻ. Với những thành tích hoạt động xuất sắc trong nhiệm vụ nắm tình hình hoạt động ở chiến lược, Nam được tặng huy chương kháng chiến.

Năm 1979, anh được phân công làm phó Công an xã Thái Mỹ, rồi được đề bạt giữ chức trưởng công an xã vào năm 1982 cho đến nay.  Nam cho biết Thái Mỹ nguyên là xã rất nóng bỏng về hoạt động buôn lậu và nạn trộm cắp vì địa bàn xã nằm giáp ranh với các địa phương thuộc Tây Ninh, Long An. “Trộm cắp dữ lắm. Gà vịt bắt lần cả bao chứ không phải một vài con đâu. Còn trâu  bò thì bị mất thường xuyên” - Nam kể.

Tuy nhiên, dưới cái nhìn của Nam: “Mỗi một đối tượng phạm tội đều có một hoàn cảnh, gia cảnh, nhận thức khác nhau. Nên nếu chúng ta không biết, không nắm được hoàn cảnh đó thì khó mà chuyển hóa được họ. Tôi đã vận động mọi người góp tiền xây nhà cho đối tượng chuyên trộm cắp, tạo công ăn việc làm cho họ rồi công bố với xóm làng là họ đã hoàn lương”. Thành tích của Nam thật đáng nể khi biết rằng anh đã góp tiền xây dựng hơn chục căn nhà tình thương, cảm hóa hàng loạt đối tượng, điều tra xã hội học về số người nghèo, mù chữ...

Buổi giao lưu sôi nổi hơn khi có rất nhiều câu hỏi gửi đến thiếu tá Nguyễn Thị Đến. Chị kể: “Vào một đêm tháng 9-1999, trong chiến dịch truy quét tội phạm ma túy chuyển hóa địa bàn chợ Phú Nhuận, tôi đã bị tên tội phạm chọc mũi kim tiêm vào người. Nhưng lúc đó tôi cứ xông lên bắt lấy chúng”. Câu hỏi đầy âu lo được đặt ra: “Rồi chị có bị sao không?”. “Chợ ma túy được dọn dẹp, tôi cũng được đưa đi xét nghiệm, chích ngừa. Nhưng chắc không có gì nên đến nay vẫn còn... khỏe ru”. “Chị có bị chùn tay sau tai nạn này?”. “Không những không sợ mà tôi còn kiên quyết với bọn chúng hơn”.

“Sống, làm việc với những dấu vân tay, với những tử thi ” - đó là nhiệm vụ của trung úy Nguyễn Phú Cường, một cán bộ kỹ thuật hình sự. Làm việc trong âm thầm, đi về trong lặng lẽ nhưng công việc của những chiến sĩ như anh đòi hỏi một sự hi sinh không nhỏ. “Có những xác chết trôi sông đã thối không chịu nổi... Không chỉ làm nghiệp vụ, không chỉ lo cho người sống, chúng tôi còn phải lo cho người chết. Với những tử thi vô danh, không có người thân, anh em chúng tôi còn phải lo việc an táng, vì dù sao họ cũng là con người, là đồng loại với chúng ta. Nghĩa tử là nghĩa tận mà...” - Cường nói.    

Sửa bởi quản trị viên 07/04/2012 lúc 03:23:37(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Công dụng vĩ đại của cuộc đời là dùng nó vào những việc sống lâu hơn nó
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.