HIỆP HÔN ĐỊNH CUỘC
-
Thiên Việt
Trong bảng “Ngũ Hành hiệp hôn” sau
đây (hình 1) tính độ cát hung cho các cung mệnh Ngũ Hành nam nữ khi
cưới vợ lấy chồng. Để biết sự Sinh Khắc của Ngũ Hành, xin xem bài “Ngũ Hành
và Ngũ mệnh đặc quái”.

Ngoài những cách sinh khắc nói
trong biện chứng, Ngũ hành còn có thuyết tuy cùng một hành nhưng có
sinh (tương hợp) có khắc (xung, hình, khắc), tuổi nào hợp nhau và cân
được hành nào hô trợ để có cách hợp, hay hóa giải cách khắc, như sau
:
Tương Sinh
- LƯỠNG KIM thành khí (hợp thành
vật dụng)
- LƯỠNG THỔ thành sơn (hợp lại
thành núi)
- LƯỠNG MỘC thành lâm (hợp lại
thành rừng cây)
- LƯỠNG HỎA thành viên (hợp thành
sức nóng)
- LƯỠNG THỦY thành xuyên (hợp lại
thành sông)
Tương Khắc
- Lưỡng KIM khuyết (bể mất
một)
- Lưỡng MỘC chiết (gảy mất
một)
- Lưỡng THỦY kiệt (khô cạn
hết)
- Lưỡng HỎA diệt (tắt tất
cả)
- Lưỡng THỔ liệt (nhảo nát không
dùng được)
Nên khi xét biện chứng của ngũ
hành, chúng ta nên xét đến yếu tố nạp âm, vì khắc chưa phải đã hung,
còn sinh chưa hẳn đã tốt.
Khi luận các cách sinh khắc trên,
người xưa đã lây biện chứng đê giải thích :
Nói về HÀNH KIM :
Muốn lưỡng Kim thành khí, mệnh
phải thuộc Hải Trung Kim, Sa Trung Kim hoặc Bạch Lạp Kim tức kim loại
chưa tinh chế, phải nhờ có Hỏa mới thành khí, nhưng phải là Lư Trung
Hỏa hay Phù Đăng Hỏa mới thích hợp.
Những Hỏa khác khắc kỵ với Kim
(Hỏa khắc Kim). Như Thoa Xuyến Kim, Kiếm Phong Kim, Kim Bạch Kim gặp Thiên
Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa trở thành Kim khuyết, ví như kim loại mà
gặp lửa sẽ bị nóng chảy hay sứt mẻ.
Nói về HÀNH MỘC :
Khi muốn lưỡng Mộc thành lâm, tức
phải có nhiều cây chụm lại mới thành rừng, gồm những cây như Tùng Bá
Mộc, Dương Liễu Mộc hay Bình Địa Mộc, nhưng phải nhờ Đại Trạch Thổ,
Sa Trung Thổ hay Lộ Bàng Thổ thuộc những vùng đất lớn, nên Tùng Bá
và Dương Liễu Mộc không khắc Thổ, trái lại phải nhờ Thổ. Còn Đại Lâm
Mộc khắc với ba hành Thổ trên (khắc xuất), nhưng gặp Kim sẽ thành Mộc
chiết (khắc nhập).
Nói về HÀNH THỦY :
Khi lưỡng Thủy thành xuyên phải là Tuyền
Trung Thủy phối hợp với Đại Khê Thủy hay Giang Hà Thủy phối hợp với
Trường Lưu Thủy, hoặc cả hai phối hợp với Đại Hải Thủy mới thành
sông to, biển lớn. Những hành Thủy này tạo dựng thành công bằng chính
bản thân không nhờ ai (như Kim, Mộc), chỉ có Thiên Hà Thủy không phối
hợp được với bất cứ mệnh Thủy nào khác.
Thổ chỉ khắc được Thủy làm Thủy kiệt,
với các hành như Tuyền Trung Thủy, Đại Khê Thủy, Trường Lưu Thủy, đất
bồi làm mất dòng chảy của nước; nhưng không chế ngự được với Giang
Hà Thủy, Đại Hải Thủy những sông to biển lớn hay Thiên Hà Thủy nước
trên trời.
Nói
về HÀNH HỎA :
Để được lưỡng Hỏa thành viên
phải có Lư Trung Hỏa phối hợp với Phù Đăng Hỏa, hay Sơn Đầu Hỏa với
Sơn Hạ Hỏa, hoặc Tích Lịch Hỏa với Thiên Thượng Hỏa. Về 4 mệnh Hỏa
đầu cần có thêm Mộc để đạt đến mục đích lửa to cháy lớn, được sinh
nhập (Mộc sinh Hỏa), còn hai hành Hỏa từ trên trời không cần đến Mộc
vẫn phát huy được tính cách lưỡng Hỏa thành viên của mình.
Còn Hỏa diệt khi Lư Trung, Phù
Đăng, Sơn Đầu, Sơn Hạ Hỏa gặp phải nước (Thủy khắc Hỏa) là khắc
nhập. Riêng Tích Lịch Hỏa, Thiên Thượng Hỏa chỉ khắc Thiên Hà
Thủy.
Nói về HÀNH THỔ :
Muốn lưỡng Thổ thành sơn, chỉ có
Lộ Bàng Thổ, Sa Trung Thổ hay Đại Trạch Thổ phối hợp nhau không cần
sự tiếp tay của những hành khác, 3 mệnh Thổ còn lại không thể thành
núi vì những Thổ này rời rạc và nhỏ bé, muốn thành núi phải nhờ
đến Hỏa tiếp tay diệt Mộc, tức lửa đốt cháy cây để thành đất. 3
mệnh Lộ Bàng, Sa Trung, Đại Trạch Thổ nếu có Hỏa sẽ thêm tốt, công
danh sự nghiệp sẽ phất càng cao thêm.
Tính đến Thổ liêt cả lục Thổ
đều kỵ Mộc, tức khắc nhập (Mộc khắc Thổ), cây có thể mọc khắp nơi
trên mọi loại đất, từ đất nóc nhà, đất bờ tường, đầu thành hay đất
đầm lầy, bãi cát, đường lộ; ngoài Mộc nhiêu mệnh Thổ còn đại kỵ khi
gặp phải các hành Thủy sau đây, dù là khắc xuất nhưng từ thứ hung
sang đại hung :
- Lộ Bàng Thổ và Đại Trạch Thổ
gặp Giang Hà Thủy và Trường Lưu Thủy, sẽ làm cho đất lỡ lún.
- Sa Trung Thổ gặp Đại Khê Thủy
hay Tuyền Trung Thủy làm cho sói mòn.
- Thành Đầu Thổ, Bích Thượng Thổ
và Ốc Thượng Thổ rất sợ Thiên Hà Thủy làm cho đất nhão nhoẹt đến
hủy diệt.
Biện pháp hóa giải xung
khắc
Để thành công qua các cách trên,
như lưỡng Kim thành khí phải nhờ có Hỏa, lưỡng Mộc thành lâm phải có
Thổ, lưỡng Hỏa thành viên phải có Mộc và lưỡng Thổ thành sơn phải
có Hỏa, còn lưỡng Thủy thành xuyên không cần mệnh nào gián tiếp hỗ
trợ.
Những hành gián tiếp hỗ trợ
được hiểu theo nghĩa đen như sau : trong công việc kinh doanh hai người
cùng hợp tác, nếu cùng một mệnh cần thêm người thứ ba phục vụ, hành
Kim tìm người mệnh Hỏa, hành Mộc tìm người mệnh Thổ, hành Hỏa tìm
người mệnh Mộc, hành Thổ tìm người mệnh Hỏa. Trong đó nên tránh
những mệnh tương khắc.
Còn trong hôn sự, cổ nhân thường
có câu “nhất gái lớn hai, nhì trai hơn một” qua những điển hình
sau.
Thí dụ : trai
Kỷ Sửu lấy gái Canh Dần (trai hơn một), hay gái Canh Dần lấy trai Nhâm
Thìn (gái lớn hai) sẽ hợp tốt theo câu phú trên.
Tính về sinh khắc : trai Kỷ Sửu
mang hành Hỏa (Tích Lịch Hỏa) lấy gái Canh Dần (Tùng Bá Mộc) là Mộc
sinh Hỏa, ở cách này người con gái sẽ trở thành nô lệ hơn là vợ
chồng hạnh phúc, do gặp cảnh chồng chúa vợ tôi. Hậu quả về sau gia
đạo thường bất hòa, trước tốt sau hung.
Còn gái Canh Dần lấy trai Nhâm
Thìn (Trường Lưu Thủy) là Thủy sinh Mộc, tức người chồng sẽ lo cho vợ
con, gia đình hòa thuận, cùng nhau “tát bể đông cũng cạn”, sẽ mang đến
giàu sang phú quý. Bởi lẽ thường người vợ lớn tuổi hơn chồng trước
sẽ biết tự lo cho bản thân, sau lo cho chồng con, không thụ động theo
cảnh thường thấy ở những đôi vợ chồng. Còn người chồng tuy nhỏ tuổi
nhưng lại là gia trưởng cũng biết lo lắng cho gia đình. Cả hai cùng
bươn trải xây dựng cơ ngơi, không ai thụ động, nên của cải càng thêm
lớn.
Còn vợ chồng đồng mệnh (không
theo tuổi tác chỉ tính theo Ngũ Hành nạp âm), nên xem diễn giải sinh
khắc đã nói, và sinh con theo tính tương hợp là tốt, còn sinh theo
tính tương khắc là xấu. Trong công việc còn có thể thay đổi người thứ
ba, với con cái chúng sẽ theo đuổi vận mệnh vợ chồng đến cuối
đời.
Trong hôn nhân phần xem tuổi vợ
chồng qua Ngũ Hành sinh khắc, nhiều người thường lo lắng như trai mệnh
Thổ lấy gái mệnh Mộc (Mộc khắc Thổ) sẽ yểu thọ, vì cây sẽ hút hết
chất màu mở của đất v.v…
Tuy nhiên, trong 5 hành đều có
tính chất riêng là phần nạp âm, như Thổ có Lộ bàng Thổ, Sa trung Thổ,
Đại trạch Thổ v.v… Nên khi gặp khắc mà tốt, còn thấy sinh lại xấu.
Sau đây là tính chất sinh khắc của nạp âm :
HÀNH KIM :
Kiếm, Sa
Kim phong lưỡng ban kim
Mộc mệnh nhược phòng tức khắc
hiềm
Ngoại hữu
tứ Kim giải kỵ Hỏa
Kiếm sa vô
Hỏa bất thành hình.
Giải thích : Đừng nghĩ Hỏa khắc Kim, nếu
mệnh là Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim mà hợp cùng người mệnh Hỏa
trong hôn nhân, lại tốt đẹp vô cùng.
Kiếm Phong Kim (vàng trong kiếm) và Sa
TrungKim (vàng trong cát), nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật
dụng. Nhưng cả hai khắc với Mộc (Kim khắc Mộc) vì hình kỵ, dù Mộc
hao Kim lợi (Kim được khắc xuất, mất phần khắc) nhưng vẫn chịu thế
tiền cát hậu hung (trước tốt sau xấu), do Kim chưa tinh chế nên không
hại được Mộc vượng, không chém được cây lại thêm tổn hại.
4 hành Kim còn lại là Hải Trung Kim (vàng
trong biển), Bạch Lạp Kim (vàng trong sáp), Thoa Xuyến Kim (vàng trang
sức) và Kim Bạch Kim (kim loại màu) đều kỵ hành Hỏa.
HÀNH
HỎA :
Phù Đăng, Lư
Trung dữ Sơn Đầu
Tam Hỏa nguyên lai phách Thủy lưu
Thiên Thượng, Tích , Sơn hạ Hỏa
Thủy trung nhất ngô cân vương hâu
Giải thích : Ba loại Phù Đăng Hỏa
(lửa đèn dầu), Lư Trung Hỏa (lửa bếp lò) và Sơn Đầu Hỏa (lửa trên
núi) gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước ba thứ lửa trên sẽ bị
dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần
phúc.
Còn Thiên Thượng Hỏa (lửa trên
trời) và Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét) lại cần phối hợp với hành
Thủy, bởi có nước thì càng phát huy được tính chất, khí âm (thủy)
gặp khí dương (hỏa) sẽ gây ra sấm sét.
HÀNH MỘC :
Bình Địa Mộc trung chỉ nhất sinh
Bất phùng Kim giả bất năng thành
Ngũ ban biệt Mộc kỵ Kim
loại
Nhược
ngộ đương nhiên bất đắc sinh
Giải thích : Trong Lục Mộc chỉ có Bình
Địa Mộc (cây trên đất) không sợ Kim (Kim khắc Mộc), mà còn cần hòa
hợp mới thành vật hữu dụng (cưa, búa đẻo gọt cây thành vật để dùng
như tủ, bàn, ghế).
Những loại Mộc còn lại như Tù̀ng Bá Mộc
(cây tùng già), Dương Liễu Mộc (cây dương liễu), Tang Đố Mộc (cây dâu
tằm), Thạch Lựu Mộc (cây mọc trên đá) và Đại Lâm Mộc (cây trong rừng
già) đều sợ Kim, nếu phối hợp sẽ tử biệt hay nghèo khổ suốt đời
(Hưu Tù Tử). Những loại cây trong rừng (Đại Lâm, Tùng Bá), những cây
sống chùm gửi (Thạch Lựu), cây còi (Dương Liễu) rất hay bị đốn chặt,
khai quang.
HÀNH
THỦY :
Đại Hải
Thủy, Thiên Hà Thủy lưu
Nhị ban
bất dữ Thổ vi cửu
Ngoại
giả đô lai toàn kỵ Thổ
Phùng
chi y lộc tất nan cầu.
Giải thích : Đại Hải Thủy (nước biển),
Thiên Hà Thủy (nước trên trời) không sợ gặp Thổ dù Thổ khắc Thủy
(Thủy hao Thổ lợi) vì đất không ở biển lớn hay trên trời, cả hai phối
hợp cùng Thổ càng mau thành công, nếu thành vợ chồng sẽ dễ hiển đạt
đường công danh phú quý.
Còn Trường Lưu Thủy (sông dài), Giang Hà
Thủy (sông cái), Tuyền Trung Thủy (nước suối) và Đại Khê Thủy (nước
khe) đều kỵ Thổ, nước chỉ làm lợi cho đất, số sẽ vất vả, nghèo
khó, vì nước mất mát cho đất thêm màu mở.
HÀNH
THỔ :
Lộ
Bàng, Đại Trạch, Sa Trung Thổ
Đắc Mộc
như đạt thanh vân lộ
Ngoại
hữu tam ban phách Mộc gia
Phùng
chi tất mệnh tu nhập mộ.
Giải thích : Lộ Bàng Thổ (đất đường lộ),
Đại Trạch Thổ (đất đầm lầy) và Sa Trung Thổ (đất bãi cát) không sợ
Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy.
Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không khắc dù Mộc khắc Thổ, Thổ hao
Mộc lợi, trái lại còn có đường công danh, tài lộc thăng tiến không
ngừng.
Thành Đầu Thổ (đất bờ thành), Bích Thượng
Thổ (đất trên tường) và Ốc Thượng Thổ (đất nóc nhà) đều sợ Mộc,
nhất là Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, như thân tự chôn xuống mộ. 3 hành
Thổ này tuy không sợ Bình Địa Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bá Mộc nhưng
không bền vững vì hình kỵ.
(Xem trong cuốn “Tướng mệnh và Hạnh
phúc lứa đôi” của Thiên Việt, do nhà sách Văn Chương tổng phát hành toàn quốc,
đầy đủ các bài xem về hôn nhân)
Thiên Việt