  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 29-09-2014(UTC) Bài viết: 1.137   Đến từ: Thủ Đức Thanks: 961 times Được cảm ơn: 583 lần trong 416 bài viết
|
 0
Xin dừng lại chỉ 1 phút thôi...
10h đêm, có những người đã lên giường đi ngủ, những người còn chạy xe trên đường cũng hối hả về nhà sau một ngày mệt mỏi, vậy mà ở một góc nhỏ trên đường Nguyễn Kiệm, một cụ già vẫn ngồi đó, trông chờ sự giúp đỡ của những tấm lòng.
Tôi không phải là một nhà báo, không phải một nhiếp ảnh gia, cũng không phải một nhà từ thiện nhưng tôi muốn dành một chút thời gian viết về cụ.
Cuộc đời cụ là chuỗi ngày dài bất hạnh, 13 tuổi trở thành trẻ mồ côi, đi lính ở cái tuổi 18 và cụ vĩnh viễn mất đi đôi chân 3 năm sau đó. Sống lay lắt qua ngày dựa vào những đồng tiền xin được. Vậy rồi vẫn có vợ và 1 cô con gái. Nhưng cái nghèo, cái khổ vẫn không buông tha. Không nhà cửa, tiền bạc, không được chăm sóc chu đáo, không được dạy dỗ, cô con gái lớn lên như bản năng sinh tồn. Rồi 3 đứa cháu ngoại lần lượt ra đời mà không ai biết cha chúng là ai.
Vậy mà ông trời nỡ cướp đi cô con gái duy nhất của ông bà vì căn bệnh ung thư gan. Đến lượt bà vào bệnh viện điều trị căn bệnh ung thư. Mọi gánh nặng đè oằn lưng cụ. Cứ hai đêm cụ ra đây ngồi thì lại phải ở nhà một ngày để vào viện với vợ, chăm sóc 3 đứa cháu nhỏ.
Ngày nào kiếm được năm bảy chục ngàn là cụ mừng lắm. Tiền thuốc cho vợ mỗi ngày đã tám chục ngàn rồi, còn phải lo tiền ăn cho cả nhà và tiền thuốc cho bản thân mình. Cụ nói, đã đi xin ở cầu Thị Nghè, cầu Ông Lãnh nhưng ở đâu cụ cũng bị giật đồ, trấn lột chỉ có ở đây là không. Có một người hàng xóm tốt bụng, làm nghề xe ôm, cứ 7h tối chở cụ xuống đây, 11h30 lại chở cụ về nhà. (Nhà cụ ở Hiệp bình Phước- Thủ Đức).
Nếu ai có đi ngang qua đường Nguyễn Kiệm, gần siêu thị Co.op Mart nằm bên tay phải chiều thuận, cụ ngồi gần cây cột điện bên cạnh Thiền Viện Vạn Hạnh. Nếu có thể, bạn hãy dành 1 phút dừng lại, cho cụ dăm ba ngàn, một chai nước, một hộp sữa, một chai dầu (dầu nâu là loại cụ hay dùng), một bịch cao dán Salonpas hay thậm chí chỉ một câu hỏi “Cụ có muốn ăn gì không?"
Cả đoạn đường mình cứ mãi suy nghĩ, những con người ấy họ sống bằng bao nhiêu mạnh mẽ? Bản thân mình chăn không đủ ấm là đã khóc giãy nãy giữa đêm với Mẹ, ngủ không đủ giấc là cáu gắt với tất cả mọi người... Còn người ta gắng cơn đói giữa đêm ngoài phố, ngồi gục cả đêm ở vệ đường chỉ mong kiếm vài đồng bạc về thuốc than cho vợ đau ốm, cho cháu cơ nhở.
Mình cứ tưởng bản thân mạnh mẽ cho những bất hạnh tưởng tượng của cuộc đời, vậy những con người ngoài kia sống bằng ý chí to lớn đến dường nào? Có những câu chuyện mình nghe xong mà chỉ muốn gục xuống, chỉ tưởng tượng thôi mình đã nghĩ đến lựa chọn bỏ cuộc. Những nụ cười, những tiếng cảm ơn, những ánh mắt sáng bừng đã làm ấm lòng mình đêm Sài Gòn vẫn lạnh. | Hãy để một ngày trôi qua thật ý nghĩa và hạnh phúc
Chú ý: Khi có hành vi nguy cơ cao cần uống PEP Hãy tới các trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Hoặc những bệnh viện lớn để Bác sỹ chuyên khoa về HIV tư vấn, xét nghiệm Máu và hướng dẫn dùng thuốc. Không nên tự mua thuốc ở ngoài, tránh tình trạng thuốc giả, tiền mất tật mang. Tư vấn trực tiếp : 0997353221 Nếu ai muốn xét nghiệm HIV mà không đủ tự tin, thì hãy đi chung với ku_beo nhé! Hoàn toàn miễn phí, chính xác và bảo mật tuyệt đối |
 8 người cảm ơn ku_beo cho bài viết.
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Quản trị box Cùng chia sẻ tâm sự, Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-10-2014(UTC) Bài viết: 58   Đến từ: Bình Tân Thanks: 155 times Được cảm ơn: 83 lần trong 38 bài viết
|
Sống trong đời cần có 1 tấm lòng
| SỐNG NHẸ NHÀNG CHO ĐỜI THANH THẢN |
 2 người cảm ơn Bồ Công Anh cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 27-06-2009(UTC) Bài viết: 265   Đến từ: Nhà chứ đâu Thanks: 15 times Được cảm ơn: 25 lần trong 16 bài viết
|
Để gió cuốn đi ......  | |
 1 người cảm ơn Bốn Số Tám cho bài viết.
|
ku_beo trên 06-01-2015(UTC) ngày
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 29-09-2014(UTC) Bài viết: 1.137   Đến từ: Thủ Đức Thanks: 961 times Được cảm ơn: 583 lần trong 416 bài viết
|
Cảm động cậu bé lên Hà Nội nhặt rác... nuôi bà
Theo Zing.vn | 22:00 PM Ngày 02/01/2015 89.548
www.yan.vn%2Fcam-dong-cau-be-len-ha-noi-nhat-rac-nuoi-ba-44534.html&layout=standard&locale=en_US&sdk=joey&share=true&show_faces=false" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; display: inline-block; position: relative;">
Cậu bé chia sẻ: "Em nói với bà đã tìm được việc làm trên Hà Nội cho bà yên tâm chứ giờ chưa kiếm được việc nên vẫn phải mưu sinh bằng việc nhặt rác".

Ảnh minh họa
Ngày 28/12/2014, trang fanpage Humans of Ha Noi (HOHN) chia sẻ hình ảnh một cậu bé rời quê lên Hà Nội nhặt rác, kiếm tiền chăm sóc bà. Bức ảnh thu hút gần 10.000 lượt like (thích) và hơn 200 chia sẻ của cộng đồng mạng.
Kèm theo hình ảnh cậu bé ngồi nghỉ ngơi trong đêm đông giá lạnh, quần áo mỏng manh là lời tâm sự cảm động:
"7 năm qua từ khi bố mẹ em li dị, bà là người nuôi em. Bà em bị mắc bệnh viêm tai giữa, chẳng có tiền nên tai nó cứ chảy mưng mủ suốt. Bà nay đã hơn 70 tuổi rồi, vừa già lại yếu nên em cũng bỏ học tự đi kiếm tiền nuôi thân.
Em nói với bà là đã tìm được việc làm trên Hà Nội cho bà yên tâm chứ giờ chưa kiếm được việc nên vẫn phải mưu sinh bằng việc nhặt rác. Nhặt đồng nát, sắt vụn thôi mà em vẫn dành dụm ra được 500.000 đồng gửi bà hàng tháng đấy!"
Hình ảnh cậu bé nhặt rác kiếm tiền nuôi bà. (Ảnh: Humans of Ha Noi).
Sau khi hình ảnh về cậu bé có tấm lòng hiếu thảo với bà được lan truyền trên mạng, đã có rất nhiều tấm lòng hảo tâm bày tỏ mong muốn giúp đỡ.
Thành viên Gà Ngố chia sẻ: "Nếu gặp lại em ấy, nhờ HOHN nhắn giúp mình có thể giúp em ấy công việc ổn định và thu nhập tốt, sinh hoạt trong môi trường lành mạnh tại một trung tâm thể thao".
Bạn Nguyễn Đình Hiển cũng có lời nhắn gửi tới admin của HOHN: "Mình có một công việc phù hợp lứa tuổi và sức khỏe, đảm bảo thu nhập cho em ấy. Nếu em ấy cần thì nhờ ad nhắn với mình".
Ngoài ra, cư dân mạng còn dành nhiều lời động viên, khâm phục đến cậu bé này.
| Hãy để một ngày trôi qua thật ý nghĩa và hạnh phúc
Chú ý: Khi có hành vi nguy cơ cao cần uống PEP Hãy tới các trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Hoặc những bệnh viện lớn để Bác sỹ chuyên khoa về HIV tư vấn, xét nghiệm Máu và hướng dẫn dùng thuốc. Không nên tự mua thuốc ở ngoài, tránh tình trạng thuốc giả, tiền mất tật mang. Tư vấn trực tiếp : 0997353221 Nếu ai muốn xét nghiệm HIV mà không đủ tự tin, thì hãy đi chung với ku_beo nhé! Hoàn toàn miễn phí, chính xác và bảo mật tuyệt đối |
 1 người cảm ơn ku_beo cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 29-09-2014(UTC) Bài viết: 1.137   Đến từ: Thủ Đức Thanks: 961 times Được cảm ơn: 583 lần trong 416 bài viết
|
Chuyện lạ giữa Sài Gòn: Suất cơm bằng cốc trà đá, no, sạch, ngon
Theo Infonet | 17:00 PM Ngày 01/07/2014 372.022
www.yan.vn%2Fchuyen-la-giua-sai-gon-suat-com-bang-coc-tra-da-no-sach-ngon-29670.html&layout=standard&locale=en_US&sdk=joey&share=true&show_faces=false" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; display: inline-block; position: relative;">
Mân mê trên tay 4 tờ 500 đồng cũ kĩ trên tay, bà cụ bán vé số đi đi lại lại trước cửa quán cơm xã hội Nụ Cười 1, rồi rụt rè hỏi những người xung quanh: “Có thật là chỉ 2.000 đồng cho một bữa cơm không cô?”.
Thấy vậy, một người khách quen của quán ”Cơm trưa 2.000 đồng”  số 6 Hồ Xuân Hương, Q.3, TP.HCM) vừa dắt tay cụ già vào bàn tiếp viên vừa nói: “Thật đấy cụ ạ, chỉ ngần ấy tiền, cụ có thể vừa ăn no, vừa thấy sạch lại ngon nữa. Cụ chỉ cần mua phiếu ở bàn này là vào ăn ngay thôi”.

Khách đến ăn ở quán cơm Nụ Cười 1 chủ yếu là khách nghèo
Mát lòng khách nghèo
Không riêng gì cụ già bán vé số, nhiều khách đi ngang đường nhìn thấy tấm biển “Cơm trưa 2.000 đồng – ngon, no, sạch” cũng tỏ vẻ lạ lùng. Nhiều người ngần ngại bước tiếp, nhiều người quyết định vào quán để nếm mùi vị của cơm 2.000 đồng xem có ngon như quán “quảng cáo” hay không. Đến khi được ngồi vào một chiếc bàn sạch sẽ với những món ăn gà kho gừng, canh mướp đắng nhồi thịt… thì không ai thắc mắc nữa mà nói: “Ở giữa Sài Gòn thời buổi này vẫn còn có quán cơm 2.000 đồng để ăn ư!?”.

Chỉ với 2.000 đồng...
Với chú Hồng, 53 tuổi ở Quảng Ngãi làm nghề bán vé số, được ăn bữa cơm 2.000 đồng giúp chú giảm nhẹ phần nào những lo toan mà chú đang mang vác trên đường đời. Chú tâm sự: “Ngày trước tiền ít nên chỉ dám ăn bậy ăn bạ cho qua ngày nên sức khỏe không đảm bảo, đi bộ được một chặp là hoa mắt chóng mặt. Từ ngày biết quán cơm này, giá vừa rẻ vừa no cái bụng lại còn dư thêm mấy đồng thêm vào tiền nuôi đứa con đang bị bệnh đao nữa. Tôi vui lắm!”.
Ngồi cạnh ông Hồng là một người đàn ông mặc chiếc áo cũ mèm. Ông tên Trần Văn Xuân, quê ở Tiền Giang lên đây bán vé số được 4 tháng nay. “Cứ tưởng lên đây lạ nước lạ cái ai ngờ gặp được quán cơm với giá bán như cho không thế này, lại còn được cơm bưng cho mình, đối xử như người nhà…”. Ông vui mừng cho biết thêm, mỗi ngày ông kiếm được chừng hơn một trăm ngàn, mỗi tháng cũng gửi được về dưới quê gần 1,5 triệu nuôi đứa cháu ngoại ăn học.

... nhưng vẫn khiến họ no cái bụng và giảm bớt gánh nặng mà họ đang phải gánh vác trên đường đời
Lẫn trong các thực khách là một cô gái chừng gần 30 tuổi ánh mắt đục mờ, đang ngồi ăn chậm rãi đĩa cơm của mình. Hỏi ra được biết, chị tên Chung, quê ở Củ Chi, TP.HCM. Chưa tròn 2 tuổi, mắt chị đã mù hẳn. Chị lớn lên trong thế giới của bóng tối và những ngày dài đói cơm rách áo. Đến năm 25 tuổi chị lập gia đình và sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Thế nhưng, khi con chưa tròn tháng, chồng chị đã lẳng lặng bỏ đi.
Cảnh nhà khó khăn, chị phải lên Sài Gòn ở trong khu nhà trọ tồi tàn và vào làm việc tại cơ sở mát xa do Hội Người mù ở Cống Quỳnh, Q.1 quản lý. Ngày ngày chị phải mò mẫm đi làm bằng xe bus, nuôi con bằng đồng lương ít ỏi của mình.“Cũng may ở gần chỗ làm có quán cơm 2 ngàn nên mấy chị em thường rủ nhau ra đây ăn để thêm đồng ra đồng vào, thêm sức để chèo lái con thuyền gia đình qua cơn bĩ cực”, chị Chung nói.
Những khách hàng đặc biệt
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn gặp ông chủ quán tốt bụng thì chị Kiều Vân, nhân viên của quán bảo rất khó lòng để gặp được người đàn ông này. Bởi cho đến nay, không chỉ có quán Nụ cười 1 mà còn có thêm 4 quán Nụ cười khác nằm rải rác ở các quận trên địa bàn TP.HCM nên ông chủ phải luân phiên chạy đi chạy lại các quán.

Quán cơm đã giúp cô gái mù này tiết kiệm một khoản chi phí để lo cho gia đình qua cơn bĩ cực
Kim Vân cho biết thêm, khách đến với quán không chỉ là những người bán vé số, thợ hồ, người mù… mà còn có cả những khách hàng “đặc biệt”. Đó là hai thanh niên ăn mặc khá lịch sự, ăn xong đứng dậy hỏi quán bán đến mấy giờ rồi đi. Một lúc sau, 2 thanh niên bất ngờ quay lại đưa cho quán 1 triệu đồng gọi là chút quà giúp người nghèo thêm ấm bụng.
Một anh chàng khác, chạc ngoài 30 ăn xong, chẳng nói chẳng rằng cho người chở thẳng bao gạo đến trước quán rồi đi, không chịu nói tên tuổi. Hay hai người phụ nữ đã ngoại tứ tuần, sau một lần đến ăn đã quay trở lại quán mua thêm phiếu nhưng không phải để ăn thêm mà góp cho quán…

Tình nguyện viên hầu hết là những sinh viên, nhân viên làm ở những công ty... tuổi đời còn rất trẻ
Cũng có những người vô tình đến quán ăn này và trở thành một tình nguyện viên gắn bó của quán. Đó là một cô gái người Pháp đến học 2 tháng ở Trường Đại học Hoa Sen. “Trong quá trình làm đề tài từ thiện, nhóm bạn người Việt có dẫn cô gái tới đây để ghi nhận. Sau khi đề tài hoàn tất, nhóm bạn cô không thấy đến nữa, chỉ có cô quay trở lại quán và quyết định làm tình nguyện viên để giúp đỡ những người nghèo khiến nhiều người cảm động. Mỗi tuần, bạn ấy đến giúp quán khoảng 2 ngày”, Vân kể.
Hầu hết các tình nguyện viên đều là sinh viên, nhân viên của các công ty thường tới quán làm các công việc từ nấu nướng, bưng bê rửa chén bát đến làm kế toán. Mỗi ngày quán mở cửa từ 11h15 – 12h30 và trung bình bán được 800 – 900 suất/ngày. Thỉnh thoảng vào một số ngày chẵn trong tháng, quán cơm Nụ Cười 1 còn đổi từ cơm thành bún bò Huế với giá chỉ 1.000 đồng, gọi là “Ngày Hạnh phúc”.
“Ăn cơm riết cũng ngán, có bún bò đổi món cho bà con thêm ấm cái bụng”, chúPhan Bình Ái, tình nguyện viên của nhóm nói.
| Hãy để một ngày trôi qua thật ý nghĩa và hạnh phúc
Chú ý: Khi có hành vi nguy cơ cao cần uống PEP Hãy tới các trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Hoặc những bệnh viện lớn để Bác sỹ chuyên khoa về HIV tư vấn, xét nghiệm Máu và hướng dẫn dùng thuốc. Không nên tự mua thuốc ở ngoài, tránh tình trạng thuốc giả, tiền mất tật mang. Tư vấn trực tiếp : 0997353221 Nếu ai muốn xét nghiệm HIV mà không đủ tự tin, thì hãy đi chung với ku_beo nhé! Hoàn toàn miễn phí, chính xác và bảo mật tuyệt đối |
 1 người cảm ơn ku_beo cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 29-09-2014(UTC) Bài viết: 1.137   Đến từ: Thủ Đức Thanks: 961 times Được cảm ơn: 583 lần trong 416 bài viết
|
Nhặt ve chai kiếm tiền tỷ làm từ thiện
Theo Tiền Phong | 08:00 AM Ngày 25/01/2014 15.397
www.yan.vn%2Fnhat-ve-chai-kiem-tien-ty-lam-tu-thien-21828.html&layout=standard&locale=en_US&sdk=joey&share=true&show_faces=false" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; display: inline-block; position: relative;">
Gần 8 năm qua, các thành viên của nhóm Ve chai nhân ái Hải Phòng lại tất bật đi thu gom những tờ giấy, nhựa, chiếc vỏ lon… để làm từ thiện.
Nhóm đã thu gom được hàng chục tấn phế liệu, bán được hơn 1,6 tỷ đồng làm thiện nguyện.
Trưởng nhóm ve chai Phạm Quang Huy cho biết: “Ở Hải Phòng có nhiều người bị HIV phải sống trong cảnh cô đơn, thiếu thốn và sự kỳ thị. Chúng tôi muốn chung tay cùng cộng đồng giúp đỡ xoa dịu những nỗi đau thể xác và tinh thần cho họ”.
Để có kinh phí làm từ thiện nhóm Ve chai nhân ái Hải Phòng đã đi vào hoạt động. Số thành viên hoạt động thường xuyên của nhóm có hơn 30 người, do Linh mục Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện phụ trách. Gần 8 năm nay, cứ đều đặn vào 7h ngày chủ nhật hàng tuần, mọi người lại tập trung về tòa giám mục số 46 Hoàng Văn Thụ, Hải Phòng.

Nụ cười trên khuôn mặt thành viên Nhóm Ve chai sau một buổi thu nhặt thành công
Tại nơi đây, các thành viên được phân công nhiệm vụ với những chiếc bao đựng đồ, những sợi dây buộc, xe đạp, xe máy... Họ tỏa đi mọi nẻo đường, con phố, nhà hàng thu gom những miếng bìa, tờ giấy, mảnh nhựa, chiếc vỏ chai, vỏ lon... mang về. Những công việc nhỏ bé, âm thầm đó đã được anh chị em duy trì đều đặn kể cả những ngày thời tiết mưa gió, lễ Tết.
Thấy việc làm có ý nghĩa, nhiều hộ gia đình hàng ngày đã thu gom ve chai quanh xóm để chủ nhật mang đến cho nhóm. Cụ Hoàng Thị Sửu, đã hơn 80 tuổi đi chơi Thủ đô, nhưng vẫn không quên mang theo ve chai về cho nhóm. Nhiều người bảo cụ lẩm cẩm. Tuy nhiên, cụ bảo: “Ở Hải Phòng thấy các cháu đi gom ve chai mãi mới kiếm được một ít. Ra Hà Nội tôi thấy nhiều lon bia, chai nước ngay trước mặt nên nhặt về cho nhóm làm việc thiện”.
Đoàn Bích Hà, thành viên của nhóm Ve chai tươi cười chia sẻ: “Tôi tham gia chương trình đã được hơn 3 năm. Công việc góp ve chai không chỉ bảo vệ môi trường mà còn giúp đỡ được nhiều người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống. Nhìn những người có HIV nở những nụ cười, tôi thấy vui vì đã làm được việc ý nghĩa cho cuộc sống”.
Anh Phạm Quang Huy trưởng nhóm tâm sự: “Nhiều hôm cảm thấy đuối sức, muốn để mặc tất cả. Nhưng nghĩ tới những nụ cười tươi trên khuôn mặt các em thơ vốn kém may mắn tôi lại quên hết mệt nhọc có thêm niềm vui, động lực cố gắng giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh”.
Anh Huy kể trong những bệnh nhân nhóm giúp đỡ có chị Đoàn Thị Khuyên (Kiến An, Hải Phòng) không may lây HIV từ chồng. Chị bị chính gia đình chồng bỏ rơi sau khi anh qua đời. Con nhỏ của chị cũng dương tính với HIV. Cánh cửa cuộc đời như đóng sập với chị. Nhờ sự thăm hỏi động viên giúp đỡ của nhóm Ve chai chị đã thoát khỏi mặc cảm để tiếp tục sống. Người phụ nữ này đã tình nguyện xin tham gia làm một thành viên của nhóm. Hiện tại chị đã mở tiệm may tạo công ăn việc làm cho mười chị em khác trong vùng.
Bên cạnh các hoạt động thu gom ve chai, nhóm còn tổ chức các chương trình nhằm gây quỹ như: ca nhạc làm từ thiện, làm hang đá (dịp Giáng sinh), làm các đồ lưu niệm từ ve chai…
| Hãy để một ngày trôi qua thật ý nghĩa và hạnh phúc
Chú ý: Khi có hành vi nguy cơ cao cần uống PEP Hãy tới các trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Hoặc những bệnh viện lớn để Bác sỹ chuyên khoa về HIV tư vấn, xét nghiệm Máu và hướng dẫn dùng thuốc. Không nên tự mua thuốc ở ngoài, tránh tình trạng thuốc giả, tiền mất tật mang. Tư vấn trực tiếp : 0997353221 Nếu ai muốn xét nghiệm HIV mà không đủ tự tin, thì hãy đi chung với ku_beo nhé! Hoàn toàn miễn phí, chính xác và bảo mật tuyệt đối |
 1 người cảm ơn ku_beo cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 29-09-2014(UTC) Bài viết: 1.137   Đến từ: Thủ Đức Thanks: 961 times Được cảm ơn: 583 lần trong 416 bài viết
|
Ông lão chạy xe ôm lấy tiền cho vợ làm từ thiện
Theo Vietnamnet.vn | 20:41 PM Ngày 02/03/2014 44.877
www.yan.vn%2Fong-lao-chay-xe-om-lay-tien-cho-vo-lam-tu-thien-23344.html&layout=standard&locale=en_US&sdk=joey&share=true&show_faces=false" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; display: inline-block; position: relative;">
Chuyện ông Năm 'tàu hủ' ăn chay trường, chạy xe ôm mỗi ngày kiếm tiền đưa cho vợ đi làm từ thiện đang khiến cánh xe ôm ở một góc bến xe TP.Cần Thơ lâu nay vẫn bàn tán, nể phục
Biệt danh Năm 'tàu hủ' là do những “đồng nghiệp” chạy xe ôm đặt cho. Còn ông tên thật Nguyễn Văn Năm (SN 1949, trú 51/F8, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ).
Ăn chay, chạy xe ôm…
Vợ ông Năm là bà Lâm Thị Nết (SN 1957), họ có với nhau 3 người con trai (trong đó có 2 người đã lập gia đình). 6 năm nay, vợ chồng ông bà và 2 người con trai đều ăn chay trường, chạy xe kiếm tiền giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Không phải là gia đình có cuộc sống khá giả, nghề nghiệp ổn định, nhưng ôngNăm luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng chút tiền còm cõi kiếm được hàng ngày.

Chân dung ông Năm "tàu hũ ".
Ông kể, 14 năm chạy ba gác, chở người, chờ hàng thuê trên các con hẻm, đường phố ở Cần Thơ ông đều thuộc hơn cả bàn tay của mình. Nghỉ chạy xe ba gác, Nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng, ông bù thêm thêm mua chiếc xe máy cũ hơn 6 triệu đồng chạy xe ôm.
Gần 5 năm nay, cánh xe ôm đặt cho ông biệt danh là Năm "tàu hủ" - bởi mỗi bữa ông chỉ ăn bánh mì, nước tương, đậu phộng, đậu hủ, rau cỏ, trái cây...
“Bệnh tật, mệt mỏi khiến cả 2 vợ chồng quyết định ăn chay. Mới đầu ăn chay trường rất khó chịu, mệt mỏi, thậm chí người suy sụp, giảm cân. Nhưng ăn lâu dần rồi quen, giờ thấy thoải mái, mọi thứ xung quanh cảm thấy nhẹ nhàng”, ông Năm tâm sự.

Bữa cơm trưa chỉ có cơm trắng và quả chuối của ông Năm.
Từ dạo đó, ông Năm 'tàu hủ' luôn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ. Đã có rất nhiều người không đủ tiền mua vé xe vì mất cắp, nhỡ đường đã được ông hỏi han rồi cho đủ số tiền mua vé về quê.
“Cũng có nhiều người lừa lại mình khi than khóc nhỡ đường, mất ví không có tiền mua vé xe về quê. Trước đưa tiền, giờ tui thì cầm tay đi vào phòng mua sẵn vé xe cho họ về nhà. Có người ở gần, không có tiền thì mình sẵn sàng chạy xe đưa họ đi miễn phí”, ông Năm chia sẻ.
Làm từ thiện
Ông kể, mỗi ngày chạy xe được từ 70.000 - 100.000 đồng đều đưa cho vợ đi giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn. 6 năm nay, ngày nào vợ ông cũng đi mua gạo, nấu cơm chay miễn phí cho người nhà, bệnh nhân ở các bệnh viện ĐK Trung ương Cần Thơ; Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ…
Ngày 26/2, chúng tôi đến bệnh viện Y học cổ truyền, có hơn 10 người làm tình nguyện viên nấu cơm phục vụ 3 bữa/ngày cho người nhà, bệnh nhân đang nằm điều trị tại đây.
Bà Lâm Thị Nết (mặc áo xanh ở giữa), vợ ông "Năm tàu hũ" đang phát cơm từ thiện cho bệnh nhân Bệnh viện Y học cổ truyền.
Bà Nết (vợ ông Năm) cho biết hôm nay tổ từ thiện nấu hơn 100kg gạo. Sáng nấu cháo trắng, trưa và tối nấu cơm; riêng nước sôi luôn có sẵn trên bếp lửa, phục vụ miễn phí toàn bộ người ở trong viện.
“Được nấu cơm cho nhiều người ăn mỗi ngày là một niềm vui. Đi làm từ thiện mỗi ngày thấy thoải mái tinh thần, không phải suy nghĩ nhiều. Cái đầu mình nhẹ nhàng và nhất là đêm về được ngủ ngon giấc. Chứ chết đi là hết ạ, có mang theo được gì đâu”, bà Nết chia sẻ.
Lý giải về những việc thiện mình làm, vợ chồng ông Năm tâm sự, giữa bộn bề cuộc sống, có rất nhiều người còn khổ sở, vất vả hơn mình nhiều. 'Ở đời sống được bao lâu, con cái đã lớn khôn, giúp đỡ ai được việc gì là vợ chồng tôi luôn hết lòng…", ông Năm giãi bày...
| Hãy để một ngày trôi qua thật ý nghĩa và hạnh phúc
Chú ý: Khi có hành vi nguy cơ cao cần uống PEP Hãy tới các trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Hoặc những bệnh viện lớn để Bác sỹ chuyên khoa về HIV tư vấn, xét nghiệm Máu và hướng dẫn dùng thuốc. Không nên tự mua thuốc ở ngoài, tránh tình trạng thuốc giả, tiền mất tật mang. Tư vấn trực tiếp : 0997353221 Nếu ai muốn xét nghiệm HIV mà không đủ tự tin, thì hãy đi chung với ku_beo nhé! Hoàn toàn miễn phí, chính xác và bảo mật tuyệt đối |
 1 người cảm ơn ku_beo cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 29-09-2014(UTC) Bài viết: 1.137   Đến từ: Thủ Đức Thanks: 961 times Được cảm ơn: 583 lần trong 416 bài viết
|
Chuyện lạ thường ở một quán cơm chay Sài Gòn
Theo Infonet | 10:35 AM Ngày 22/01/2014 75.195
www.yan.vn%2Fchuyen-la-thuong-o-mot-quan-com-chay-sai-gon-21588.html&layout=standard&locale=en_US&sdk=joey&share=true&show_faces=false" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; display: inline-block; position: relative;">
Những người bán ve chai già cả, quanh năm sống nhờ vào những món đồ cũ nát… nhưng họ sẵn sàng, tự nguyện góp thêm vài cân gạo, mớ rau… đùm bọc nhau lúc sớm trưa.
Xúc động tờ 5 ngàn của bà cụ bán ve chai
Một buổi trưa tháng Chạp, chúng tôi ghé thăm quán cơm chay Thiên Phướctrên đường Nguyễn Chí Thanh (phường 6, quận 11), nơi bán cơm chay với giá chỉ 5.000 đồng cho những người lao động nghèo.
Tiếp chúng tôi là anh chủ quán Trần Phước Hoà  38 tuổi) giản dị trong quần jean, áo phông tại quán café đối diện. Anh ngồi đây vừa thư giãn khi quán vãn khách, vừa xem hôm nay có vắng bóng một ai không. Rồi anh thở dài: “Vẫn không thấy bà cụ bán ve chai đâu cả”.

Bà cụ bán ve chai này nhất định không chịu ăn cơm miễn phí tại quán.
Bà cụ bán ve chai này nhất định không chịu ăn cơm miễn phí tại quán. Anh giải thích, đó là bà cụ đã 82 tuổi bán ve chai từng nhiều lần đến quán Thiên Phướcđể ăn cơm chay. Bà cụ già cả vẫn phải lang thang khắp các ngõ ngách Sài Gònmưu sinh, anh Hòa cảm thấy xót lòng nên quyết định sẽ không lấy tiền cơm. Thay vì vui mừng, bà cụ dúi vào tay anh đồng 5.000 phẳng phiu và nói: “Bà còn khỏe, mỗi ngày vẫn kiếm được đồng ra đồng vào. Con hãy cho bà góp những đồng tiền này cho những người nghèo hơn”. Anh Hòa nhất định không cầm. Từ đó đến nay cũng gần 2 tuần, bà cụ giận anh, không ghé quán ăn cơm, thậm chí cũng không đi ngang qua con đường này nữa. “Điều này khiến tôi khổ sở và buồn tủi vô cùng là đã phụ tấm lòng bà cụ”, anh Hòa rầu rĩ nói.
Đang dở câu chuyện, một người đàn ông dáng người nhỏ thó, da sạm đen, một tay cầm xấp vé số, đẩy một cậu bé bị bại liệt nằm trên xe ghé vào quán cơm. Vừa thấy mặt chủ quán, anh vừa tươi cười chạy lại vác bao gạo nặng chừng 50kg đem vào quán cùng những hộp xốp đựng cơm. Anh Hòa liền thảng thốt: “Trời ơi. Sáng giờ anh bán được nhiều không mà đem chi gạo vô đây dữ vậy?”. “Được 50.000 đó chú. Cho tôi góp cùng với mấy cô mấy chú trong này ít gạo để chung vui cùng mọi người. Sắp đến Tết rồi mà”, người đàn ông này nói.

Theo chủ quán, người đàn ông này tên Nguyễn Văn Hòa, 40 tuổi, là khách quen của quán. Hàng ngày, anh đi bán vé số cùng với đứa con bại liệt. Nhiều người thương tình đã góp tiền bạc đưa cho hai bố con nhưng anh một mực từ chối. Người đàn ông này chia sẻ: “Tôi vẫn có thể lao động nuôi sống mình và con thì không thể nhận tiền của người khác cho. Chỉ khi nào tôi không còn tiếp tục lao động được nữa mới nhận sự giúp đỡ của người khác”. Quán cơm chay tình người Theo anh Hòa chủ quán, đây không phải là lần đầu tiên quán nhận được sự giúp đỡ của những người cũng nghèo. Một bà cụ bán chuối 88 tuổi cũng thường xuyên đến quán ăn cơm nhưng nhất định không chịu ăn miễn phí. Một chị bán hàng rong thỉnh thoảng ghé quán đưa mớ rau, chai nước tương…
“Những món quà ấy đối với nhiều người chẳng đáng là bao nhưng đối với người nghèo thì là một khoản tiền lớn. Thế nhưng họ vẫn luôn sẻ chia. Tôi trân trọng họ vô cùng”, anh Hòa xúc động nói. Thấy những cảnh này, tôi không khỏi lạ lùng và tự hỏi vì sao quán ăn này lại chiếm được cảm tình của nhiều con người ấy đến vậy. Tôi cứ nghĩ “cơm chay 5.000” thì đơn sơ lắm vì tiền nào của nấy. Nhưng hóa ra lại không phải vậy. Để có được khoảng gần 300 suất cơm mỗi ngày, một nhóm hơn 6 người tình nguyện và 2 bếp chính, mọi người phải dậy từ khá sớm. Đặc biệt, chủ quán tự tay đi chợ lựa từng mớ rau để chế biến mấy món chay.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ chuẩn bị, cơm và thức ăn nấu chín được chia thành từng suất trên các khay nhựa đặt ngay ngắn trên các kệ sắt trông rất sạch sẽ, ngon miệng. Tầm 10h sáng là quán bắt đầu đông khách và các suất ăn sẽ hết tầm 12h trưa. Những người tình nguyện lại loay hoay dọn dẹp, thu xếp bàn ghế, vệ sinh quán. Công việc tuy nặng nhọc, vất vả nhưng ai cũng nhiệt tình, không một chút nề hà gì cả. Hôm nào khi quán đã vãn khách mà còn dư thức ăn thì mọi người sẽ cùng ngồi lại ăn cơm, còn hôm nào không còn gì thì ai về nhà ấy ăn cơm trưa.

Theo cậu sinh viên tình nguyện tại quán, hầu như ngày nào cũng hết sạch cơm nên họ cũng không ăn trưa luôn. Mặc dù quán mới khai trương vào tháng 9/2013 nhưng đến nay đã trở thành địa điểm không thể thiếu của người lao động nghèo. Có một đặc điểm là quán mở gần vựa ve chai Lò Siêu, quận 11 nên hàng ngày luôn tấp nập người đi lượm ve chai qua lại rồi thành quen lúc nào không hay. Cô Phạm Thị Kim, 62 tuổi, quê Quảng Ngãi vừa ăn tại quán cho biết, ngày đầu tiên mở quán cơm này, cô nghĩ chắc là đắt tiền lắm. Thế nhưng, đến ngày thứ 2, tấm biển “cơm chay 5.000 đồng” đập vào mắt khiến cô vào ăn thử và ăn miết đến tận bây giờ. Cô nói: “Cơm ở đây vừa rẻ vừa ngon, vừa no cái bụng. Ngày trước ăn bậy bạ, lúc thì bánh mì, hủ tiếu, khi cơm 10 ngàn nhưng cứ đi được một chặp lại đói hoa con mắt”. Anh Hòa tâm sự: “Tôi không giàu có gì chỉ nhưng cũng muốn góp một phần nhỏ để cuộc sống của những người lao động nghèo khổ đỡ vất vả nhọc nhằn. Ban đầu tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn cứ tích góp dần dần rồi bạn bè, người thân cũng ủng hộ thêm vào. Cũng may mắn, giờ có các tình nguyện viên nên cũng đỡ vất vả hơn. Sắp tới, tôi sẽ mở thêm máy lạnh cho bữa cơm của mọi người thêm tươm tất”.
| Hãy để một ngày trôi qua thật ý nghĩa và hạnh phúc
Chú ý: Khi có hành vi nguy cơ cao cần uống PEP Hãy tới các trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Hoặc những bệnh viện lớn để Bác sỹ chuyên khoa về HIV tư vấn, xét nghiệm Máu và hướng dẫn dùng thuốc. Không nên tự mua thuốc ở ngoài, tránh tình trạng thuốc giả, tiền mất tật mang. Tư vấn trực tiếp : 0997353221 Nếu ai muốn xét nghiệm HIV mà không đủ tự tin, thì hãy đi chung với ku_beo nhé! Hoàn toàn miễn phí, chính xác và bảo mật tuyệt đối |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên mới
Gia nhập: 21-05-2015(UTC) Bài viết: 23  Đến từ: Thanh Xuân, Hà Nội Được cảm ơn: 7 lần trong 4 bài viết
|
thương cụ quá Đời sao còn lắm kẻ ác vậy, đến cụ già nghèo khó cũng trấn lột không tha. Mấy kẻ này phải cho xuống địa ngục hết
|
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|